Tải bản đầy đủ (.docx) (197 trang)

Nghiên cứu tổng hợp, cấu tạo và tính chất của một số aza 14 crown 4 ether chứa dị vòng nitơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.88 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Tô Hải Tùng

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA
MỘT SỐ AZA-14-CROWN-4-ETHER CHỨA DỊ VÒNG NITƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Tô Hải Tùng

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA
MỘT SỐ AZA-14-CROWN-4-ETHER CHỨA DỊ VÒNG NITƠ

Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TUẤN ANH

Hà Nội – 2013




Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục bảng và hình vẽ
Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………...…………...…………….…2
1.1. Khái niệm chung……………………………………….………………………………………….………….. .2
1.2. Azacrao ete chứa các tiểu dị vòng nitơ khác nhau…………………………………..………5
1.2.1. Pirazoloazacrao ete………………………..….……………………………...........…………….…….……..5
1.2.2. Imiđazoloazacrao ete……………………………………………….….………...………..……...................7
1.2.3. Thiazoloazacrao ete ……..............……….…………………. .….……....……………….………….….....8
1.2.4. Triazoloazacrao ete……………………...……………………………..……….………………..……….…..9
1.2.5. Pyriđinoazacrown ether ……………………………….…….………………..………………………….11
1.2.6. Azacrao ete với các tiểu dị vòng khác …………..………………….……………………..……. . .15

1.3. Phương pháp mới tổng hợp azacrao ete ………………………………..….…………..……… 18
1.3.1. Nhược điểm của các phương pháp tổng hợp azacrao ete có chứa
dị vòng nitơ................................................................................................................................................. 19
1.3.2. Đề xuất phương pháp tổng hợp mới –
phản ứng ngưng tụ đa tác nhân ……………….……………………………………………………….....……..19

CHƢƠNG 2: THẢO LUẬN KẾT QUẢ ……………………………………….……..……….27
2.1. Tổng hợp 1,5-bis(2-formylphenoxy)-3-oxapentan ……………….……...…………..… 27

2.2. Tổng hợp các azacrao ete có chứa các kiểu dị vòng Nitơ …………..………....……..28
2.2.1.Tổng hợp đibenzo(pehyđrotriazino)aza-14-crao-4-ete-23-thion …………...…………..28

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

Tô Hải Tùng


Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

2.2.2. Tổng hợp 23-imino-đibenzo(pehyđrotriazino)aza-14-crao-4-ete ……………...……...33
2.2.3. Tổng hợp 23-oxo-đibenzo(pehyđrođiazino)aza-14-crao-4-ete …………………………37

2.2.4. Tổng hợp đibenzo(γ-piperiđono)aza-14-crao-4-ete …………………………………………38

2.3. Nghiên cứu tối ưu các phản ứng tổng hợp azacrao ete bằng phương pháp
chiếu xạ vi sóng

……………………………………………………….……………………………….……..………41

2.4. Nghiên cứu một số tính chất hóa học của các azacrao ete ……………....................42
2.4.1. Tổng hợp các dẫn xuất oxim của các azacrao ete chứa dị vòng piperiđon ….........42
2.4.2. Tổng hợp các dẫn xuất cacbazon của các azacrao ete chứa dị vòng piperiđon...44
2.4.3. Nghiên cứu phản ứng N-ankyl hóa với các azacrao ete chứa
các dị vòng pehydrotriazin………………..……….………………..45
2.4.4. Nghiên cứu phản ứng cộng Michael của các dẫn xuất azacrao ete chứa dị vòng
piperiđon bằng tác nhân Đimetyl đicacboxylat………………………………. ..……………………….50
2.4.5. Khảo sát khả năng tạo phức của các azacrao ete chứa

dị vòng pehyđrotriazin………………………………..………………………………………………………..……55

2.5. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật và hoạt tính gây độc tế bào của các
dẫn xuất azacrown ether ……………………………………………………………………………..………...59
2.3.1. Hoạt tính kháng Vi sinh vật kiểm đinh (antimicrobial assay) ……………. .……..…....59
2.3.2. Họat tính độc tế bào (cytotoxicity assay) ……………………. .…………..…………………....60

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM ……………………….……………….…….………………..……. 62
3.1. Tổng hợp 1,5-bis-(2-formyphenoxy)-3-oxapentan .………….…….…………………… 63
3.2. Tổng hợp azacrao ete chứa dị vòng pehyđrotriazin.....……………. . .….……………… 63
3.3. Tổng hợp azacrao ete có chứa dị vòng pehyđrođiazin. .………...….…..………..…....… 65
3.4. Tổng hợp azacrao ete có chứa dị vòng piperiđon ……………..…..……………..…..…… 66

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

Tô Hải Tùng


Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

3.5. Tổng hợp dẫn xuất các dẫn xuất oxim của các azacrao ete chứa dị vòng
piperiđon……………………………….…………………………………………………………...……….….…..….… 68
3.6. Tổng hợp dẫn xuất các dẫn xuất cacbazon của các azacrao ete chứa dị vòng
piperiđon……………………………….…………………………………………………………....……….….…..…… 69
3.7. Tổng hợp dẫn xuất N-ankyl hóa của azacrao ete chứa dị vòng
pehyđrotriazin……………………....………………………………………………………………....….….…..…… 70
3.8. Tổng hợp các dẫn xuất azacrao ete chứa dị vòng piperiđon với tác nhân
đimetyl đicacboxylat …………..…………………………………………………………...……….…...……..… 71

3.9. Tổng hợp các phức chất với các phối tử azacrao ete chứa dị vòng
pehyđrotriazin………..………….…………………………………………………………...……….……….……… 73
3.10. Thí nghiệm thử hoạt tính sinh học ……….….………………………………………...………... 74

KẾT LUẬN ……………………………………………………………..………………………………….………... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO …...….………………………………….……...……………..………..…...………78
PHỤ LỤC

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

Tô Hải Tùng


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Tuấn Anh đã giao đề
tài, tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành nghiên cứu này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Hóa Hữu cơ đã tạo
điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, các anh chị và các bạn
sinh viên phòng Hóa sinh-Công nghệ thực phẩm và phòng Hợp chất thiên nhiên đã
động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian qua, các anh chị cán bộ Viện Hợp
chất thiên nhiên-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Những nghiên cứu trong luận văn này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.01-2012.44.

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Học viên

Tô Hải Tùng




DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN

Bảng 1.1

Một

hoạt

Bảng 2.1
Bảng 2.2

Liên

Hằn

(IIaBảng 2.3

Độ c

ete (
Bảng 2.4

Hằn

Bảng 2.5

Phổ


Bảng 2.6

Độ
ete

Bảng 2.7

Hiệu

kiện
Bảng 2.8

Dữ
chất

Bảng 2.9

Liê

Bảng 2.10

Dữ l
hợp

Bảng 2.11

Liê

Bảng 2.12


Liê

Bảng 2.13

Kết

Bảng 2.14

Kết

Bảng 2.15

Giá


Hình 2.1

Cấu trúc

trong ph
Hình 2.2

Liên kế

Hinh 2.3

Cấu trú

Hình 2.4


Dạng li

Hình 2.5

Dạng li

Hình 2.6

Chuyển

Hình 2.7

Cấu tạo

Hình 2.8

Cấu tạo

Hình 2.9

Công th

Hình 2.10

Cấu trúc

[CoL2Br
Hình 2.11


Công th

Hình 2.12

Giả thi

Hình 2.13

Giả thi

Hình 2.14

Giả thi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IR (Infrared): Phổ hồng ngoại.
1

H-NMR (Nuclear magnetic resonance): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton.

MS (Mass Spectroscopy): Phổ khối lượng.
ESI-MS (Electrospray ionization Mass Spectroscopy): Phổ khối lượng ion hóa
bằng phun bụi điện tử.
EI-MS (Electro ionization Mass Spectroscopy): Phổ khối lượng ion hóa bằng điện tử.
TLC (Thin layer chromatography): Sắc ký lớp mỏng.
DMF: Đimetyl formamit
t


o
nc

: Nhiệt độ nóng chảy.

H: Hiệu suất


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

MỞ ĐẦU
Kể từ phát minh đầu tiên của Pedersen cách đây hơn 40 năm, hóa học crao ete
đã phát triển mạnh mẽ với nhiều ứng dụng hữu ích được ghi nhận trong kỹ thuật, công
nghệ, và đời sống. Pedersen đã tổng hợp được hơn 60 dẫn xuất crao ete với số lượng
oxy từ 4 tới 20 nguyên tử và kích thước của vòng crao từ 12 đến 60 cạnh. Những ứng
dụng rộng rãi của crao ete đã được áp dụng ngay tức thì trong các lĩnh vực nghiên cứu
phức chất, xúc tác chuyển pha, trong vai trò là chất “vận chuyển” ion … và ngày nay
vẫn thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Bên cạnh đó người ta đã tổng hợp được nhiều đại dị vòng crao ete, trong đó có
xuất hiện các dị tố khác ngoài nguyên tử oxy ví dụ như nitơ, lưu huỳnh … Với sự có
mặt của một hoặc vài nguyên tử nitơ chúng ta thu được azacrao ete với nhiều tính chất
đặc biệt như tăng khả năng tạo phức, độ bền và độ chọn lọc với các ion kim loại. Bên
cạnh đấy việc kết hợp đồng thời dị vòng sáu cạnh chứa nguyên tử nitơ và đại dị vòng
crao ete sẽ đem lại những tính chất hóa học và sinh hóa đặc biệt, đa dạng và hữu ích
với những hoạt tính sinh học đầy hứa hẹn [15]. Bên cạnh đấy, như chúng ta đã biết,
trong gần 2000 loại thuốc hóa dược đang được ứng dụng trong y học và thực tiễn điều
trị, có khoảng 20% các loại thuốc là dị vòng sáu cạnh chứa nitơ (như vòng pyriđin,
piperiđin, pyrimiđin, triazin, điazin ….)[2]. Các dẫn xuất này thể hiện hoạt tính sinh

học rất đa dạng và được ứng dụng trong điều trị các bệnh như an thần, gây mê, hạ
huyết áp, điều trị một số chủng ung thư và điều trị HIV-AIDS.
Chính vì vậy, việc tổng hợp các dẫn xuất mới có chứa đồng thời dị vòng nitơ và
vòng crao ete hiện đang là hướng nghiên cứu mới trên thế giới. Sản phẩm thu được hứa
hẹn có nhiều hoạt tính sinh học đặc biệt và là đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng tương
hỗ về mặt hóa học, sinh học, vật lý giữa vòng crao ete và dị vòng chứa nitơ. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành triển khai đề tài “Nghiên cứu tổng hợp, cấu tạo và tính chất của
một số aza-14-crown-4-ether chứa dị vòng Nitơ”.

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

1

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Các tài liệu tham khảo đã trình bày nhiều thông tin liên quan tới sự xuất hiện,
hình thành và phát triển của ngành hóa học crao ete và azacrao ete, những hợp chất hữu
cơ thể hiện các tính chất vật lý, hóa lý, hóa học và sinh học rất đặc trưng với nhiều ứng
dụng hữu ích. Trong phần tổng quan, chúng tôi sẽ tập trung đề cập đến những phương
pháp tổng hợp azacrao ete hiện đại với các sản phẩm có chứa đồng thời vòng crao ete
và các dị vòng chứa nitơ như imiđazol, pirazol, triazol, pyriđin, piperiđin…Trước tiên,
chúng ta làm quen với khái niệm crao ete và azacrao ete.

1.1. Khái niệm chung


Crao Ete [1,2]
Crao ete là những hợp chất vòng hữu cơ, chứa trong vòng một số nhóm ete. Hợp
chất này là sản phẩm oligome hoá của etylen glycol (-OCH 2CH2-)n, quan trọng nhất là
các hợp chất tetrame (n=4), pentame (n=5) và hexame (n=6).
Danh pháp: x-crao-y-(ete)
trong đó x: tổng số nguyên tử trong vòng (cỡ vòng).
y: tổng số nguyên tử oxi có trong vòng.

18-Crao-6-ete

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

Đibenzo-18-crao-6-ete

2

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

Sản phẩm đã có hơn 40 năm ứng dụng trong kỹ thuật, khoa học công nghệ và
đời sống với hàng nghìn dẫn xuất đã được tổng hợp và ứng dụng. Trên cơ sở hóa học
của crao ete – đã xuất hiện ngành hóa học mới là supermolecular chemistry (hóa học
đại phân tử) – với hàng chục nghìn bài báo, sách tham khảo và sáng chế về các phương
pháp tổng hợp, tính chất và ứng dụng của crao ete.
Kể từ phát minh của nhà hóa học Charles Pedersen, hóa học các hợp chất crao

ete đã phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trình bày các phương
pháp tổng hợp crao ete trong đó có chứa dị nguyên tố nitơ. Hai mươi năm sau phát
minh của mình, năm 1987, Pedersen là nhà nghiên cứu đầu tiên và duy nhất đến nay
đoạt giải thưởng Nobel nhưng chưa có bằng tiến sĩ - điều đó một phần nào nói lên ý
nghĩa và tầm quan trọng của những ứng dụng của crao ete trong thực tiễn.
Crao ete được ứng dụng rộng rãi trong phân tích, tách loại các ion kim loại
(kiềm và kiềm thổ) [6, 7, 53, 54].

Phức (Đibenzo-18-crao-6)(2-phenylamiđopyriđin) Rubiđi(I)
Crao ete có khả năng tạo phức với nhiều muối vô cơ. Nhiều muối như KF, KCN,
NaN3, RNH3… khi tạo phức với crao ete tạo ra các loại phức có khă năng hoà tan
trong các dung môi không phân cực và chính vì lý do này các crao ete được dùng

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

3

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

như những xúc tác chuyển pha. Phức chất của crao ete với amoni RNH 3 có ứng dụng
để chế tạo tinh thể lỏng [1].

Azacrao ete
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử oxi trong vòng crown bằng nguyên tử
nitơ ta thu được azacrao ete:


Aza-18-crao-6-ete

Điaza-18-crao-6-ete

Một số hợp chất ete vòng đã tìm thấy trong tự nhiên có chứa oxi hoặc nitơ trong
vòng có khả năng tạo phức với ion kim loại, đóng vai trò chuyển tải các ion qua màng
sinh hoá [1,2].
Trong những năm gần đây, hóa học crao ete nói chung và hóa học azacrao ete
nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học vì khả năng ứng dụng
rộng rãi của chúng trong thực tế. Trong vật lý kỹ thuật, crao ete được biết đến như là
các thiết bị cảm biến ở cấp độ phân tử (molecular switchers, optical molecular
sensors)
[8]. Ngoài ra, các hợp chất này còn được sử dụng làm chất xúc tác chuyển pha trong
các quá trình chuyển hóa hoặc trong các phản ứng dị thể với độ chọn lọc ion cao. Crao
ete – hệ siêu phân tử (macromolecule-macrocyclic) còn được biết đến như là một trong
những cơ chất quan trọng để tổng hợp các dẫn xuất, các chất mới với những tính năng
được ứng dụng rộng rãi trong ngành vật liệu nano, ngành công nghệ siêu phân tử
(nanoelectronic devices) [7, 9, 10].

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

4

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ


Trong hóa học phức chất, chúng được dùng như những phối tử hữu cơ (ligands).
Theo các tài liệu nghiên cứu [9, 10], khi trong vòng crao ete có xuất hiện một hoặc vài
nguyên tử nitơ sẽ đem lại cho đại phân tử những tính chất đặc biệt, cụ thể là làm tăng
khả năng tạo phức, tăng độ chọn lọc trong quá trình tạo phức với ion kim loại [11], và
tăng độ bền của phức chất tạo thành, những tính chất này đã được áp dụng trong lĩnh
vực công nghệ hạt nhân để tách các đồng vị kim loại, trong hóa học vật liệu để tạo các
polyme có khả năng tách lọc các ion kim loại [9]…

1.2. Azacrao ete chứa các tiểu dị vòng nitơ khác nhau
1.2.1. Pirazoloazacrao ete
Phản ứng ngưng tụ đóng vòng trên cơ sở phản ứng este hóa giữa hai phân tử
dẫn xuất của 3,5-pirazol cho sản phẩm azacrao ete (2) với hiệu suất không cao [11].

Cũng chính J.M. Bueno và các cộng sự đã xác định được rằng, trong phân tử
azacrao (2) có chứa nhóm NH tại vòng pirazol với nguyên tử hydro dễ dàng tham
gia phản ứng và tạo phức với các catecholamin, cụ thể azacrao (2) có khả năng tạo
phức bền với dẫn xuất dimetoxydofamin (3) [11].

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

5

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ


Các phản ứng ngưng tụ giữa nhóm amin và nhóm cacbonyl cũng thường được
sử dụng để tổng hợp azacrao ete, M. Kumar và V.J. Aran đã đề xuất tổng hợp đại dị
vòng (7) bằng phản ứng ngưng tụ giữa 2,4-(1H-pirazol)đicacbanđehit(5) với 1,5điamino-3-oxapentan (6). Sau khi tiến hành khử hóa 4 nhóm imin chúng ta thu được
dẫn xuất (8a), dễ dàng tách loại proton trong môi trường kiềm và tạo phức bền với Na
và Zn (8b, 8c).

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

6

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

1.2.2. Imiđazoloazacrao ete
Các dị vòng vòng imiđazol có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình
sinh hóa, là thành phần của nhiều phân tử protein, metallo-protein (protein tạo phức với
các ion kim loại Zn, Cu (II) nhờ dị vòng imiđazol) và enzym. Những dẫn xuất azacrao
ete có chứa tiểu dị vòng imiđazol hứa hẹn nhiều hoạt tính sinh học quan trọng, bên
cạnh đó các muối imiđazolium cũng được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về
dung dịch ion (ionic liquid). Y.Ishida và D.Sasaki đã cho thấy tính chất này cũng được
thể hiện bởi azacrao (10) [12]. Azacrao (10) được tổng hợp từ podand (9) bằng phản
ứng đóng vòng nội phân tử khi được đun hồi lưu trong axetonitril (20 ngày, hiệu xuất
81 – 89%).

Azacrao ete (13) cũng tìm được ứng dụng trong hóa học phức chất và trong điện
hóa – dễ dàng tạo phức với các ion Zn, Cu và các ion kim loại hóa trị 2 khác. WagnerWysiecka đã trình bày phương pháp tổng hợp azacraophan (13) với hiệu suất 30-35%

bằng phản ứng kết hợp giữa bis-điazonium (11) với imiđazol (12) [13, 14]. Trong công
bố [15], M.M.Htay và các đồng sự lần đầu tiên đề xuất phương án tổng hợp các dẫn
xuất azacrao ete dạng (16,17) với hai tiểu dị vòng benzimiđazolon. Những azacrao này
được tổng hợp từ benzimiđazolon (14) với hiệu xuất khoảng 14 – 15%.

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

7

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

Bên cạnh các ứng dụng trong vật lý kỹ thuật, khoa học công nghệ, các dẫn xuất
azacrao ete có khả năng thể hiện hoạt tính sinh học cao cũng đã được chú ý tổng hợp
và nghiên cứu:

Azacrao ete(20) được điều chế từ hợp chất phenytoin (18). Phenytoin hiện là
dược phẩm chống co giật được dùng trong điều trị chứng động kinh, vì vậy azacrao ete
(20) cũng hứa hẹn khả năng thể hiện hoạt tính sinh học cao [15].

1.2.3. Thiazoloazacrao ete
Azacrao (25) được tổng hợp từ điamin (21) qua nhiều giai đoạn trung gian, thể
hiện tính chất của hệ π-donor, có khả năng ứng dụng trong vật lý kỹ thuật – tạo các

muối hữu cơ có độ dẫn điện cao [16].


Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

8

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

1.2.4. Triazoloazacrao ete
Nghiên cứu các tài liệu tham khảo [17-21] của J.S.Bradshaw và các cộng sự cho
thấy có thể tổng hợp được các azacrao ete dạng (28,29), những dẫn xuất có chứa nhân
1H-1,3,4-triazoliđien. Sự có mặt của nhân triazol đem đến cho các azacrao các tính
chất hóa học mới như tính axit của nhóm NH. Phản ứng este hóa lại giữa đieste (26)
với glycol (27) khi có mặt xúc tác metoxylat cesi sẽ tạo thành crao ete (28) với hiệu
xuất 12 – 90%. Khử nhóm bảo vệ benzyl bằng phản ứng với hydro trên hệ xúc tác Pd/C
cho chúng ta azacrao (29) với hiệu xuất không cao 16 – 28%.

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

9

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ


A.V.Bordunov bằng phản ứng đóng vòng-ngưng tụ giữa dẫn xuất (30) và
triazole (31) đã thu được azacrao (32) với hiệu xuất chỉ 22% [21].

Thực hiện phản ứng ngưng tụ giữa 1,3-bis(2-fomylphenoxy)-2-propanol (33) với
bis(1-amino-1,3,4-triazolylsulphanyl)ankan (34), A.A.Abbas đã thu được các azacrao
ete (35) với hiệu xuất 40 – 50%. Khi cho azacrao (35) tương tác với 2-cloroaxetyl
clorua (DMFA, 20оС, 1h) và với lượng dư amin bậc 2 (36) chúng ta thu được azacrao
ete (37) với nhóm thế aminoaxit.

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

10

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

1.2.5. Pyriđinoazacrao ete
Nghiên cứu một số tài liệu tổng hợp azacrao ete có chứa dị vòng pyriđin, ví dụ
như tổng hợp azacrao ete (41) từ bis-cloroanhyđrit và polyglycol bằng cách đun trong
dung môi benzen. Phản ứng tổng hợp azacrao có chứa nhân pyriđin này diễn ra trong
48 tiếng và hiệu suất phản ứng trong khoảng từ 9 – 90%, phụ thuộc vào kích thước của
vòng crao ete.

Đã có những nghiên cứu giúp nâng cao hiệu suất và giảm thời gian phản ứng
bằng cách sử dụng dẫn xuất cacboxylat caesium trong phản ứng trùng ngưng với etylen

glycol để tạo sản phẩm azacrao ete (44) với hiệu suất tới 90% [23]. Azacrao ete này sau
khi tiến hành alkyl hóa và khử hóa có thể thu được các dẫn xuất N-alkyl-1,4đihydropyriđin với sự kết nối cầu ete tại vị trí 3,5 trên vòng pyriđin, có khả năng thể
hiện tính chất giống coenzym NAD-H.

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

11

Tô Hải Tùng


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

Dãy pyriđinođiazacrao ete (54 a-i), có chứa các nhóm thế có khả năng trợ giúp
tạo phức với các ion kim loại và các amin [24]. Khi ngưng tụ 3,9-đioxa-6azaunđecanđiol (45) với đithiozilat (50) chúng ta thu được điazacrao ete (51) với hiệu
suất 32%, tiếp tục thông qua các phản ứng tạo thành dẫn xuất (52) chúng ta thu được
azacrao ete (54 a-i) với sự đa dạng trong các nhóm thế: đẩy điện tử hoặc hút điện tử.

Cũng với mục tiêu tìm kiếm những hướng nghiên cứu mới, tổng hợp các hoạt
chất có tác dụng chống ung thư, các nhà khoa học của ĐH Odessa, Ucraina đã có

Chuyên ngành Hóa Hữu cơ

12

Tô Hải Tùng



Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn Thạc sỹ

những nghiên cứu mô phỏng mối liên hệ tương hộ giữa cấu trúc và hoạt tính sinh học
hệ siêu phân tử pyriđinophan (55) (phương pháp 3D-QSAR), các kết quả bước đầu đã
cho thấy các đại phân tử này có khả năng thể hiện hoạt tính chống ung thư (kết quả thử
nghiệm tốt đối với các chủng ung thư máu, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư da,
ung thư vú, ung thư tử cung …) [25].

N

R

N

X

55a

Nghiên cứu độ chọn lọc và khả năng tạo phức của các dẫn xuất pyriđino-18azacrao-6 (và 5) dạng (a, b, c, d) với các ion kim loại kiềm, kiềm thổ, bạc và amoni
theo các giá trị entanpi và entropi tương tác giữa các ligan này với các ion kim loại đã
chỉ ra rằng khi trong vòng macrocycle xuất hiện nguyên tử nitơ – có khả năng cho điện
tử - độ bền của phức chất sẽ tăng lên so với các benzocrao thông thường (c). Trong các
công trình [26-28] các tác giả có công bố các phương pháp tổng hợp và cơ sở dữ liệu
phổ 1Н-NMR của các phức chất (a-d) với các dẫn xuất hữu cơ của ion amoni.


Chuyên ngành Hóa Hữu cơ


13

Tô Hải Tùng


×