Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những bí quyết giúp tạo tiếng nói trong công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.64 KB, 5 trang )

Những bí quyết giúp tạo tiếng
nói trong công ty
Mỗi một người trong chúng ta khi làm việc ở bất kỳ một lĩnh vực nào
đều muốn đóng một vai trò nhất định. Nhưng làm thế nào để có thể làm được
điều này? Sau đây là một số bí quyết giúp bạn tạo được tiếng nói của mình.

Đánh giá vai trò của bạn

Điều đầu tiên mà bạn nên làm là đánh giá “công lao” của bạn. Nếu bạn làm
ở bộ phận bán hàng hay dịch vụ khách hàng, có thể bạn sẽ không bị gây nhiều áp
lực cạnh tranh, nhưng bạn lại là người rất quan trọng giúp những khách hàng của
bạn được vừa lòng và công việc kinh doanh thuận lợi.

Sau đó, hãy đặt mình vào một hoàn cảnh lớn hơn. Nếu bạn chỉ thể hiện vai
trò của mình trong một phạm vi hẹp, người khác sẽ khó nhận thấy những giá trị
mà bạn tạo ra. Vì vậy hãy tự hào về công việc mà bạn đã làm được và hãy cố gắng
làm thêm việc khác. Nhờ đó, vai trò của bạn sẽ càng được nâng cao. Nhân viên
giỏi là những người tạo nên bước tiến triển tốt cho công ty.

Hãy đưa ra sáng kiến

Nếu bạn nhận thấy được cơ hội cho sự phát triển của công ty, bạn hãy
thuyết phục và chỉ ra cho Ban lãnh đạo biết được điều đó. Đặc biệt, bạn nên xác
định xem bạn có thể đảm nhận được công việc được trao hay không?

Nếu thấy tự tin, bạn hãy đề nghị với Ban lãnh đạo cho phép bạn đảm nhận
công việc này. Tất nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một chặng đường dài. Các
công ty với quy mô nhỏ hơn luôn khuyến khích nhân viên đưa ra sáng kiến để làm
việc vì những ý tưởng nhỏ nhất cũng có thể cải thiện được tình hình kinh doanh
một cách đáng kể.


Nhưng bạn nên lưu ý, những gợi ý qúa xa vời sẽ là rất rủi ro mặc dù rủi ro
là một lẽ đương nhiên trong cuộc sống. Có người đã từng nói: “Nếu bạn muốn học
bơi thì bạn phải xuống dưới nước”, nhưng một người khác lại nói “Khi bạn xuống
dưới nước, tức là bạn đã biết bơi”.

Nói cách khác, khi bạn đi sâu vào một công việc nào đó, bạn phải nắm lấy
thời cơ và tiếp tục theo đuổi nó. Hãy sải những bước vững chắc về phía trước và
không nên nhìn về phía sau. Hãy sẵn sàng chuẩn bị đón nhận khi những cơ hội
kinh doanh đến!

Công việc bạn làm có giá trị hay không?

Dù bạn có làm gì đi chăng nữa thì bạn cũng phải tự hỏi mình xem liệu
những sáng kiến, ý tưởng, hay những nỗ lực nói chung có giúp bạn cải thiện được
vị trí của bạn trong công ty hay không? Một người có thể giảng dạy trong trường
đại học và không kiếm được nhiều tiền từ công việc này nhưng nó lại tăng thêm
giá trị cho họ bởi họ đang góp phần đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai. Nghe
có vẻ khuôn sáo nhưng đó là sự thực.

Hơn nữa, một vài người viết sách không phải vì kiếm được nhiều tiền từ
những quyển sách này mà vì họ muốn đem lại cho nhân loại thông tin từ những
quyển sách của họ. Trong xã hội, mỗi người làm một công việc khác nhau, nhưng
nên xác định xem công việc mình đang làm có đáng giá với thời gian mình bỏ ra
hay không.

Sử dụng kinh nghiệm của bạn

Kinh nghiệm là một trong những yếu tố đầu tiên giúp bạn có những thay
đổi quan trọng trong nghề nghiệp. Nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà
Công ty cần, thì chắc chắn bạn sẽ được Công ty trọng dụng và vị trí của bạn lúc đó

sẽ rất có giá trị.

Hãy tạo cho bạn một nền tảng kiến thức

Ở đây không có nghĩa là kinh nghiệm được đánh giá thấp nhưng kinh
nghiệm có thể sẽ là vô dụng nếu bạn không có nền tảng kiến thức. Nền tảng cho
phép bạn có được những ý tưởng hay. Nó có thể là một quyển sách, một buổi phát
thanh, một bài giảng, một bài báo trên tạp chí mà từ đó, bạn có được những sáng
kiến, những ý tưởng...

×