Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BTL CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học lý LUẬN về GIA ĐÌNH TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4 0 và TRÁCH NHIỆM của SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.2 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN

MÔN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN.

Họ và tên SV:
Lớp tín chỉ:
Mã SV:

HÀ NỘI, NĂM 2020

MỤC LỤC

PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................................... 03
1


PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................. 04


Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC.......................................................................... 04
1. Cơ sở lý luận............................................................................................................... 04
2. Cơ sở thực tế............................................................................................................... 06




Phần II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU............................................ 07



1. Ưu điểm...................................................................................................................... 07
2. Hạn chế....................................................................................................................... 08
Phần III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP............................................................................ 10

PHẦN C. KẾT LUẬN................................................................................................................ 12
PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 13

PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là một cộng đồng
người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại phát triển của xã hội. Mặt khác, đây cũng
được coi là mối quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử.
2


Có thể thấy gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt là trong bối cảnh
của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, khi công nghệ đang ngày càng chi phối một cách sâu sắc
vào các mối quan hệ trong xã hội, thì vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu
được mọi người quan tâm. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, toàn xã hội đều đang nằm
trong một cuộc chuyển mình vĩ đại với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đối mặt với điều
đó, chính là sự thay đổi về mọi mặt từ giá trị nhận thức cho đến các yếu tố đạo đức trong xã
hội. Sự tác động mạnh mẽ của công nghệ còn làm thay đổi một phần những giá trị cốt lõi của
gia đình vốn có. Mặc dù những biến chuyển xã hội mãnh mẽ đó có thể không tác động sâu sắc
đến gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song những thay đổi và khác biệt là điều
không thể ránh khỏi. Đặc biệt là khi ở Việt Năm nói riêng và châu Á nói chung, người ta còn

nói nhiều đến gia đình, văn hoá gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm lăng của văn
hoá phương Tây và lưu giữ những giá trị lâu đời vốn có. Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu
hỏi: Liệu cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có làm mai một đi những giá trị gia đình cốt lõi ấy
hay không và có những vấn đề gì đang đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay?
Để hiểu rõ hơn về thực tế này, tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về chủ đề: “Lý luận về
gia đình trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và trách nhiệm của sinh viên”. Với kiến
thức đang có cộng với tinh thần tìm tòi học hỏi, em hy vọng bài tiểu luận này sẽ đưa ra được
các ý trả lời xác đáng với vấn đề đã đặt ra.

PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH
Phần I
CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
3


1. Cơ sở lý luận:
a.

Khái niệm gia đình:
Với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ

rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần tụ thành các
nhóm cộng đồng. Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộng đồng ấy còn mang sắc
thái tự nhiên, sinh học. Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời
sống kinh tế, các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấy xuất
hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh
hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh "xã hội
thu nhỏ", nhưng không phải là sự thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội. Như vậy, gia
đình được coi là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất.

Nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra,
nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, thì gia đình không chỉ là một hình thức tổ
chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hoá xã
hội. Tính chất, bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm
thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên gia đình trong sự tương tác, gắn bó với văn hoá
cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân
tộc xác định.
Tóm lại, gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng
của con người, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên
cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các
thành viên.
b.

Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:

Sự tác động của gia đình đối với sự phát triển của xã hội:


Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cảu xã hội, là nhân tố
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình như một tế bào tự nhiên. Là đơn vị nhỏ
nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại



và phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.
4


Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên

ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình
thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân


sẽ học được cách cư xử với người xung quanhv à xã hội.
Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc
Gia đình là tổ ấm, mang lại các gí trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống mỗi thành
viên, mỗi công dân của xã hội. Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt
cho xã hội. Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề hình thành nên nhân cách tốt cho những
công dân của xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình.
Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, là bộ phận cấu thành trong chính thể các mục tiêu

phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ
xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Không
thể có con người bên ngoài xã hội. Gia đình đống vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan
hệ xã hội của mỗi cá nhân.
Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân. Mặc
khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Trình độ phát triển của xã hội quy định hình thức tổ chức, quy mô, kết cấu gia đình. Do đó
tất cả các bước tiến trong gia đình đều phụ thuộc vào những bước tiến trong xã hội, trong trình
độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi thời đại lịch sử.
Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng chi phối bởi những quan hệ xã hội. Vì vậy,
trong mỗi chế độ xã hội khác nhau có quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống.
Hơn thế nữa, mặc dù gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia
đình vẫn có tính độc lập tương đối của nó. Vì gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối bởi
các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật. Vì vậy, mặc dù xã hội có những thay đổi
nhưng gia đình vẫn lưu gia truyền thống gia đình.


2. Cơ sở thực tế:
Sự tồn tại của gia đình với các hoạt động phong phú qua các thời đại lịch sử là cơ sở thực
tiễn để xây dựng và phát triển gia đình. Việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình chính
là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành các chính sách, xây dựng những chuẩn mực và định hướng
5


giá trị tốt đẹp của gia đình. Gia đình phát triển sẽ không chỉ củng cố các mối quan hệ gia đình,
hình thành nhân cách con người mà còn kiến tạo một môi trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá
nhân được phát triển hài hoà và toàn diện. Về phương diện này, gia đình là cơ sở đầu tiên cho
việc tái sản xuất ra con người và xã hội.
Trước hết, chức năng kinh tế của gia đình khẳng định gia đình không chỉ tạo ra nguồn thu
nhập cho sự tồn tại của mình mà còn cung cấp lực lượng lao động, của cải cho xã hội và tham
gia vào các quá trình kinh tế của xã hội từ sản xuất, phân phối đến trao đổi và tiêu dùng. Mọi
nhân tài của đất nước, từ các anh hùng, vĩ nhân, cán bộ, những người lính cũng như các tầng lớp
công nhân, nông dân, lao động tự do, trí thức đều xuất thân từ gia đình. Bước qua ngưỡng cửa
của gia đình, họ có mặt trên tất cả các vị trí, điều tiết và vận hành bộ máy của xã hội.
Chức năng văn hóa của gia đình đã đóng góp vào việc xây dựng các chuẩn mực và giá trị
đạo đức, phong tục tập quán, lối sống văn hoá, giáo dục của xã hội. Gia đình là một mắt xích
quan trọng trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với làng xóm, cộng
đồng, đất nước. Đây chính là những nhân tố “phi kinh tế” không thể thiếu được để thúc đẩy và
dẫn đường cho những phát triển về kinh tế.
Chức năng tinh thần, tình cảm của gia đình là một chức năng đặc biệt. Từ tình thương yêu
đối với gia đình dẫn tới tình thương yêu đối với cộng đồng, xã hội, Tổ quốc. Chính tình thương
yêu đó là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại, phát triển của đất nước trước những biến động dữ
dội của lịch sử. Người Việt Nam giải quyết tất cả các mối quan hệ không chỉ theo luật pháp mà
còn trên cơ sở của tình nghĩa.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, “hiếu đễ” được coi là cái gốc của đạo lý. Ai bất
hiếu với cha mẹ, tàn nhẫn với anh, chị, em mình thì không thể là người tốt và đáng tin cậy trong
xã hội được. Bên cạnh đó, mối quan hệ trên dưới trong gia đình được quy định rất rõ ràng. Con

người, trước hết là một bộ phận của gia đình, là một mắt xích bắt nguồn từ tổ tiên đến con cháu
sau này. Ở những vị trí cụ thể của mình là cha, con, chồng, vợ đều phải ứng xử theo phận sự của
mình, cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, vợ chồng hoà thuận, thủy chung, anh chị nhường nhịn
em, em kính trọng anh chị. Nếu tất cả các thành viên đều giữ đúng lễ nghĩa của mình thì gia đình
mới ổn định, xã hội mới thái bình.
Sự biến đổi và phát triển của những giá trị và mối quan hệ trong gia đình qua các thời đại,
đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cơ sở thực tiễn để xây dựng
và phát triển gia đình. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nổ ra đã đem lại nhiều thay đổi, đánh
dấu một bước ngoặt lớn của xã hội loài người. Nhờ áp dụng những thành tựu công nghệ vào đời
6


sống, đã làm thay đổi bức tranh toàn cảnh xã hội theo hướng ngày càng tích cực hơn. Ngày nay,
với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ số đã ra đời và làm đổi thay mạnh mẽ mọi
mặt của cuộc sống. Internet cùng các thiết bị thông minh đã dần trở nên quen thuộc và không thể
thiếu trong đời sống thường ngày.

Phần II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ số đã ra đời và làm đổi thay
mạnh mẽ mọi mặt của cuộc sống. Internet cùng các thiết bị thông minh đã dần trở nên quen
thuộc và không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà nó mang
lại, vẫn còn đó không ít những tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới các chuẩn mực, giá trị
và mối quan hệ xã hội. Gia đình Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn bão công nghệ đó, và phải
chịu những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực. Các thiết bị số len lỏi vào từng gia đình đã làm
thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, hay nghiêm trọng hơn, còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến
mối quan hệ giữa các thành viên và tương lai con trẻ.

1. Ưu điểm
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ, kỹ thuật thông minh trở thành

cầu nối, kết nối đa dạng các nền văn hóa trên thế giới với nhau, cùng với đó là quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh. Sự giao lưu, mở cửa hội nhập
đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh
tế, giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước.
Những cuộc cách mạng công nghiệp lần lượt đánh dấu bước ngoặt lớn của xã hội loài
người. Nhờ áp dụng những thành tựu công nghệ vào đời sống, đã làm thay đổi bức tranh toàn
cảnh xã hội theo hướng ngày càng tích cực hơn, mang đến nhiều tiện ích, trải nghiệm mới mẻ
cho con người, từ thành thị cho tới những vùng quê. Việc kết nối internet, hay sở hữu một thiết bị
thông minh như smartphone, máy tính bảng... đã trở nên dễ dàng và phổ biến đối với mỗi gia
đình. Bên cạnh người lớn, trẻ em cũng được tiếp cận với những thiết bị này từ rất sớm và sử
dụng một cách thường xuyên, trong số đó có cả những bé dưới 3 tuổi. Và, tuy còn gặp phải
7


những rào cản nhất định, nhưng người cao tuổi cũng đã dần tiếp cận, sử dụng công nghệ số để
phục vụ cho cuộc sống của mình. Có thể nói, hiện nay, đây đã là một phần quan trọng, không thể
thiếu trong cuộc sống.
Thời kỳ này, dù văn hóa ứng xử đã có nhiều thay đổi so với ngày xưa, nhưng những khuôn
phép của mỗi gia đình vẫn là sự duy trì giá trị ứng xử gia đình truyền thống và áp dụng linh hoạt
cái mới trong thời kỳ mới. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định sự tôn trọng giá trị
ứng xử từ gia đình truyền thống: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình
(nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải
trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình”.
2. Hạn chế
Không thể phủ nhận những giá trị mà mỗi cuộc cách mạng công nghiệp mang lại, nó
làm thay đổi diện mạo cuộc sống, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho con người từ nơi đô thị
cho đến các vùng quê. Tuy nhiên, cũng như mọi vấn đề trong cuộc sống, luôn tồn tại hai mặt,
tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những tác động tích cực thì sự phát triển và sức lan tỏa mạnh
mẽ của công nghệ số cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới hạnh phúc gia đình.
Thời công nghệ lên ngôi, khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình càng xa hơn,

nhiều giá trị gia đình bị phá vỡ. Công nghệ đang trở thành tác nhân vô hình phá vỡ sự liên kết
trong gia đình, khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo hơn. Nếu công nghệ có
khả năng đưa con người tới gần nhau hơn, thì nó cũng có thể tạo nên sự xa cách giữa chính
các thành viên trong một gia đình. Đây cũng là thực trạng chung trong khá nhiều gia đình hiện
nay. Trước kia, giờ cơm tối là lúc gia đình quây quần bên nhau, bố mẹ hỏi han chuyện học
hành của con cái, hay kể cho nhau những chuyện buồn vui xảy ra trong ngày để cùng chia sẻ.
Còn bây giờ, sau thời gian làm việc, học tập mệt mỏi, họ vẫn quây quần bên bữa cơm, nhưng
lại vừa ăn vừa dán mắt vào màn hình, chiếc smartphone gần như trở thành vật bất ly thân. Và
sau khi dùng bữa xong, mỗi thành viên lại dùng những thiết bị đó để phục vụ cho những nhu
cầu giải trí riêng của mình. Con cái trở về phòng riêng để sử dụng, còn bố mẹ tuy có ngồi
cạnh nhau nhưng lại cũng mỗi người một máy. Những cuộc chuyện trò cứ vì vậy mà ít dần đi,
sự lắng nghe, chia sẻ để hiểu nhau hơn cũng không còn. Họ không còn tâm sự với nhau những
vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Gia đình không còn là mái ấm yêu thương mà lại trở thành
nơi để ứng dụng các thành tựu công nghệ. Mỗi thành viên chìm đắm trong không gian riêng
của mình, để kết nối với thế giới chứ không còn kết nối lẫn nhau, làm cho hạnh phúc gia đình
8


bị suy giảm đáng kể. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, nó khiến tình cảm dần lạnh nhạt, khô cứng,
con người cô đơn trong chính tổ ấm của mình, hoàn toàn có thể làm tan vỡ hạnh phúc gia
đình.
Việc quá phụ thuộc và lạm dụng các thiết bị công nghệ đã chi phối cuộc sống của mỗi
người, khiến thời gian họ dành cho gia đình ngày một ít đi. Điều này đồng nghĩa với việc giao
tiếp ít hơn, các thành viên sẽ dần ít hiểu nhau hơn, rồi có thể dẫn đến những mâu thuẫn không
đáng có. Trách nhiệm của họ với công việc chung của gia đình bị lơ là, sự không hiểu nhau
dẫn đến nghi ngờ, bất hòa, cãi vã... Đây cũng là lý do chính dẫn đến sự chia cách, phân lớp rõ
ràng giữa các thế hệ trong gia đình. Nhiều ông bố bà mẹ cũng vì công nghệ mà thờ ơ, ít gần
gũi với con cái mình hơn. Có những khi họ chỉ mở phim hoạt hình, ca nhạc hay trò chơi cho
các bé ngồi một mình, rồi sau đó lại quay trở về với thế giới riêng. Trẻ em vì vậy sẽ không
được trò chuyện, chia sẻ với bố mẹ nhiều, dẫn đến thiếu thốn tình cảm gia đình và sự quan

tâm chăm sóc. Những trẻ em ở độ tuổi lớn hơn cũng rơi vào tình trạng tương tự. Sự thiếu quản
lý của bố mẹ đã để mặc các em thỏa sức tự do với mọi thứ trên internet, vốn ẩn chứa nhiều
thông tin độc hại. Như vậy, trẻ em rất dễ dẫn tới hư hỏng hay phát triển lệch lạc về tư duy,
nhận thức, ảnh hưởng đến tương lai sau này.
Sự lạm dụng công nghệ cũng gây ảnh hưởng cả đến thể chất, tinh thần, lối sống và thói
quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Thời gian dành cho việc sử dụng các thiết bị
này đã chiếm hết thời gian dành cho các hoạt động vui chơi bạn bè, rèn luyện thể chất, giao
tiếp xã hội, thăm hỏi họ hàng... Chính vì vậy, nó làm suy giảm sức khỏe cả thể chất lẫn tinh
thần, cũng như ảnh hưởng cả tới những mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình của họ. Những
thiết bị này cũng khiến các thành viên gia đình có xu hướng thức khuya và ngủ muộn hơn. Có
những khi, họ thức thâu đêm chỉ để chơi game, xem phim hay giao tiếp với bạn bè qua mạng
xã hội. Thói quen sinh hoạt vì thế mà dần bị thay đổi. Đặc biệt hơn, chính những thay đổi
trong thói quen sinh hoạt như vậy lại dẫn đến những thay đổi trong chính giá trị văn hóa lâ đời
của gia đình. Thay vì dành nhiều thời gian cho gia đình, trò chuyện tâm sự cùng nhau như
trước kia, thì ngày nay ai ai cũng chỉ chăm chăm và cái TV hay điện thoại của mình, trò
chuyện với nhau thông qua tin nhắn.
Như vậy có thể thấy công nghệ đã vô tình mang lại những hạn chế, hình thành nên
những thay đổi lớn trong văn hóa cũng như giá trị cốt lõi của gia đình. Điều này thực sự quá

9


nguy hiểm. Và vấn đề đặt ra là làm sao để giá trị thiêng liêng của gia đình không bị phá vỡ
trước sức ảnh hưởng khó kiểm soát của công nghệ thời 4.0.

Phần III
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Công nghệ số cùng sự phát triển vũ bão của nó trong thời đại hiện nay đã mang tới nhiều
lợi ích cho cuộc sống của con người, và kèm theo đó là những tác hại khó lường. Nhưng xét cho

cùng, công nghệ số cũng chỉ là thứ công cụ để phục vụ cho cuộc sống con người. Việc nó gây
ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực là tùy vào cách sử dụng của mỗi người, mỗi gia đình. Do đó,
cần phải hiểu rõ về thực trạng, nhận thức đúng về lợi ích, nguy cơ, tác hại của công nghệ số,
trang bị sự chủ động và kiến thức phù hợp để có định hướng cũng như cách thức sử dụng hiệu
quả nhất.
Có rất nhiều cách để mọi người hiểu rằng, văn hóa gia đình vô cùng quan trọng trong thời
đại công nghệ phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, cơ sở để các cách đó thành công là sự tự nhận
thức của mỗi người. Trước hết, những người trưởng thành phải hiểu rằng, tránh lạm dụng công
nghệ trong sinh hoạt đời thường. Ví dụ, khi các thành viên trong gia đình ngồi với nhau xung
quanh bàn ăn thì không dùng điện thoại di động nữa.
Tiếp theo, phải làm cho mọi người hiểu rằng, nhìn thấy nhau trên mạng, nghe tiếng nhau
qua điện thoại không thể thay thế được những cuộc gặp trực tiếp, nhìn vào mắt nhau và nói
những lời yêu thương.
Thứ ba, dù hàng ngày chúng ta vẫn biết tình hình sức khỏe, công việc của nhau thông qua
điện thoại nhưng việc duy trì bữa cơm tối có tất cả các thành viên gia đình là rất đáng quý. Ở đây
ăn gì, uống gì không quan trọng, mà là nhìn thấy gương mặt, nụ cười, ánh mắt, âm thanh vui tươi
trong giọng nói mới có ý nghĩa lớn.
Đây mới là sự quan tâm tới nhau đích thực chứ không phải hình thức, màu mè. Từ cách
giao tiếp nồng ấm trong một gia đình, chúng ta nhân rộng ra cả cầu thang, tầng (đối với những
người sống ở chung cư), cả khu tập thể, khu phố… Còn ở nông thôn, sự kết nối với nhau đã “ăn”
vào máu người dân rồi.
10


Chung quy lại, cái gốc của văn hóa gia đình là sự yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, muốn
cho nhau được vui vẻ, hạnh phúc. Dùng cái “gốc” này để nhân rộng ra cộng đồng, chắc chắn
chúng ta sẽ có được những tác động tích cực.

PHẦN C: KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, điều này chứng tỏ gia đình và xã hội có sự tương tác, thống

nhất hữu cơ. Gia đình là sự sống của xã hội, là tế bào hạnh phúc góp phần phát triển hài hoà xã
hội, là cầu nối giữa con người thành viên của gia đình với xã hội nhiều thông tin ở ngoài. Gia
đình đem lại hạnh phúc cho mỗi con người trong gia đình, các cá nhân được đùm bọc về mặt vật
chất, về tâm hồn, về giáo dục, trẻ thơ có điều kiện an toàn và khôn lớn, người gia có chỗ nương
tựa, người lao động được phục hồi về sức khoẻ và thoải mái về tinh thần. Ở đó thường ngày diễn
11


ra mối quan hệ thiêng liêng và sâu đậm nghĩa vợ chồng, cha con, anh em, đó là những người
đồng tâm, đồng cảm và nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời.
Đối mặt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những giá trị cốt lõi của gia đình đang đứng
trước bước ngoặt thay đổi lớn. Công nghệ số cùng sự phát triển vũ bão của nó trong thời đại hiện
nay đã mang tới nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người, và kèm theo đó là những tác hại khó
lường. Để gìn giữ và phát huy những giá trị tốt của gia đình, mọi người cần phải hiểu rõ về thực
trạng, nhận thức đúng về lợi ích, nguy cơ, tác hại của công nghệ số, trang bị sự chủ động và kiến
thức phù hợp để có định hướng cũng như cách thức sử dụng hiệu quả nhất.
Gia đình đã tồn tại trước cách mạng 4.0 hàng ngàn năm và nó vẫn sẽ tồn tại, phát triển
trong và sau cách mạng 4.0. Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình sẽ giúp cho gia
đình điều chỉnh các mối quan hệ sao cho mỗi người cảm thấy thoải mái trong điều kiện mới.
Sự gắn kết của các thành viên trong gia đình dựa vào quan hệ huyết thống và tình yêu
thương mà mọi người dành cho nhau. Trong bất kỳ điều kiện xã hội nào, sự nhận thức của con
người về giá trị của tình yêu thương, sự tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, che chở cho nhau
là quan trọng nhất.
Hội nhập không có nghĩa hòa tan, là phải vứt bỏ hết những giá trị truyền thống, bởi như
vậy là đánh mất chính nguồn gốc của mình. Đôi khi người ta hay bỏ quên những giá trị truyền
thống vì cho rằng nó cổ hủ, rườm rà trong cuộc sống hiện đại gấp gáp. Nhưng là một con người
Việt Nam, em thấy thật sâu thẳm trong tâm khảm mỗi người luôn có một vị trí nhất định dành
cho gia đình - nơi êm ấm, bình yên nhất. Và những giá trị truyền thống chính là một trong những
yếu tố quan trọng để có thể nuôi dưỡng nơi êm ấm, bình yên đó!


PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ số với gia đình thời hiện đại: />2. Gắn kết tình cảm gia đình trong thời đại 4.0.
3. Tiểu luận: Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp.
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay:
/>
12


5. Gia đình thời 4.0 đừng quên yêu thương: />
quen-yeu-thuong-73415.html
6. Thời 4.0 nghĩ về gia đình thời 0.4: />7. Khái niệm gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.
8. Giáo trình môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.

–––––––– THE END ––––––––

13



×