Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.64 KB, 8 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯNG GẠO
XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
3.1. Giải pháp thu mua nguyên vật liệu đầu vào.
Tổng Công Ty nên ký kết hợp đồng bao tiêu với người nông dân mà không
cần qua hàng xáo hay các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo khác. Điều này thực sự là
khó khăn, nhưng nếu như Tổng Công Ty xây dựng được vùng chuyên canh chuyên
cư thì sẽ có một nguồn cung nguyên liệu chất lượng cao. Giải quyết được bài toán
nguồn cung cấp là Tổng Công Ty coi như đảm bảo về nguyên liệu lúa chất lượng
cao.
Tổng Công Ty nên thường xuyên kết hợp với các nhà khoa học, các trường đại
học để họ nghiên cứu ra giống lúa mới, có khả năng chòu hạn, chòu ngập mặn
nhưng vẫn cho hạt lúa chất lượng và năng suất.
Tổng Công Ty cần làm tốt hơn công tác dự báo giá thò trường lúa gạo bằng cách
thuê mướn nhiều chuyên gia nước ngoài phân tích kinh tế vi mô chỉ riêng về mặt
hàng này. Công tác này đòi hỏi sự đầu tư rất lớn nhưng nếu là được Tổng Công Ty
sẽ có lợi rất nhiều khi biết năm nay nên sản xuất lúa gạo nào để ký hợp đồng bao
tiêu với người nông dân, tồn kho bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu. Điều đó tiết kiệm
được rất nhiều chi phí sản xuất và tồn trữ.
3.2. Giải pháp về sản xuất ở nhà máy:
Nhà máy xay xát đánh bóng gạo nên từng bước hiện đại hoá dây chuyền tiến
sang tự động hoá hoàn toàn.
Các cán bộ quản đốc và người lao động, công nhân kỹ thuật trong nhà máy phải
xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên cơ sở hợp tác với nhau. Thực hiện chế độ
thưởng phạt công bằng.
Các chương trình chất lượng như ISO 9000 mới được xây dựng ở Công Ty
Lương Thực Tiền Giang một đơn vò thuộc khối mẹ. Trong tương lai các chương
trình chất lượng ISO 900 và GMP phải được xây dựng ở nhiều đơn vò khác. Các đơn
vò phải thiết lập phòng chất lượng trở thành một phòng có khả năng thực hiện các
quyết đònh về chiến lược, làm cho nhận thức về chất lượng ăn sâu vào mỗi nhân
viên. Hiện nay, chúng ta không nên trồng cây nhiều vào KCS vì họ chỉ là một phần
cuối cùng của khâu chất lượng đó chính là kiểm tra chất lượng thành phẩm. Chúng


ta phải đi sâu hơn vào vấn đề này là chất lượng được hình thành trng từng giai đoạn
từ thiết kết sản phẩm đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cụ thể như, chất
lượng của gạo mới trở nên hoàn hảo.
Các xưởng sản xuất nên thực hiện Kaizen; mang ý nghóa là đổi mới. Ở từng
phân xưởng, quản đốc nên thiết lập những phần thưởng khác nhau từ 50.000 đồng
đến 500.000 đồng cho những bất cứ cải tiến nào cảu bất cứ ai làm việc, để kích
thích họ có tinh thần đổi mới, hăng say làm việc.
Cho công nhân nghỉ ngơi sau mỗi giai đoạn, thực hiện phân công cụ thể.
Thiết bò được bảo trì, phải có người tìm kiếm các sai hỏng mới xuất hiện trong
quá trình vận hành.
Thực hiện kiểm tra chất lượng ở đầu vào và đầu ra của mỗi quá trình thật
nghiệm ngặc. Đề xuất phương án lấy mẫu kiểm tra ở từng công đoạn sao cho chính
xác.
Lựa chọn, đánh giá thật kỷ lưỡng nguyên liệu đầu vào.
Bồi dưỡng kiến thức kinh nghiệm cho công nhân.
Nhà máy nên tổ chức nhóm chất lượng và mỗi buổi cuối tuần cho công nhân kỹ
thuật ngồi lại với nhau bàn bạc, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau
tìm ra nguyên nhân vấn đề.
Vệ sinh chỗ làm, phương tiện máy móc vào mỗi giờ đầu của khâu gia công.
Thực hiện cải tiến qui trình sản xuất để giảm sai lệch về các chi tiêu.
Tiến tới xây dựng chuẩn TQM tại các nhà máy chưa có chương trình chất lượng.
Thực hiện sản xuất tinh gọn, cải tiến các qui trình cũng là một bước tiến mới để
nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.3. Giải pháp đối với nguồn cung:
Xác đònh được các doanh nghiệp sản xuất gạo có chất lượng, để ký hợp đồng
dài hạn trong việc thực hiện mua nguyên liệu đầu vào.
Đánh giá thường xuyên về chất lượng đối với các doanh nghiệp giao khoán sản
phẩm của họ cho Tổng Công Ty thực hiện xuất khẩu.
Nên hạn chế việc tìm đến các hàng xáo thu mua lúa, vì họ thường xuyên trộn
gạo từ nhiều nơi khác nhau, nhiều loại khác nhau.

Hợp tác với các hợp tác xã để sản xuất trên qui mô lớn các loại gạo đặc sản của
Miền Nam.
Có chính sách khuyến khích hỗ trợ người nông dân thực hiện sản xuất gạo theo
qui trình cụ thể do các kỹ sư đưa ra. Ký hợp đồng với những nhà nông đáp ứng
được các yêu cầu về sản xuất và thực hiện thu mua trực tiếp của người nông dân.
Xây dựng kho tại các tỉnh để thực hiện tồn trữ gạo vừa thu hoạch trên qui mô
lớn, vừa đảm bảo chất lượng không bò biến đổi và tránh được những tổn thất khi giá
xuống chúng ta nên đem cất trữ, đồng thời giảm được chi phí thu mua qua nhiều
tầng lớp trung gian.
* Cách xử lý:
- Độ ẩm cao thì chúng ta xử lý bàng cách phơi và cho xuất trước thời hạn.
- Chất cây hàng thông thoáng trong quá trình bảo quản.
- Bảo quản gạo thành phẩm trong bồn chứa có quạt hút để trao đổi nhiệt.
- Thường xuyên kiểm tra và diệt côn trùng
- Ưu tiên xuất những cây hàng bảo quản trước, có độ ẩm không đều.
- Thường xuyên kiểm tra và đảo cây hàng tránh hiện tượng nóng lên trong bảo
quản.
3.4. Giải pháp đối với nhân viên :
Nhân viên văn phòng tuy không phải là người sản xuất ra lúa nhưng họ chính là
các bộ phận ký các hợp đồng gạo, tìm kiếm thò trường tiềm năng, tạo lập mối quan
hệ với các khách hàng lớn. Họ là bộ mặt của Tổng Công Ty, các chương trình chất
lượng như 5S, Problem Solving, Six thinking hat, Kaizen, Brainstorming nên được
áp dụng để nâng cao hoạt động tại văn phòng. Theo nhận xét của tôi, phòng chất
lượng của Tổng Công Ty không chỉ nên thực hiện kiểm tra lại và chuẩn bò mẫu hợp
đồng mà còn nên thực hiện các chương trình trên do đó, Văn Phòng Tổng Công Ty
nên đầu tư nhân lực có chất lượng cao vào phòng chất lượng, nơi tình trạng thiếu
nhân lực đang xảy ra. Thế kỷ 21, theo nhận đònh của các nhà kinh tế không phải là
thời đại cạnh tranh về giá và sản lượng mà chính là cạnh tranh về chất lượng. Do
đó, Tổng Công Ty nên nhận thức về chất lượng kinh doanh trong hoạt động của
mình để phù hợp với xu thế đổi mới đang diễn ra từng ngày.

3.5. Nhóm giải pháp đối với thò trường và khách hàng:
Tổng Công Ty đã tổ chức thành công Festival lúa gạo, đưa hình ảnh của lúa gạo
ra thế giới. Hiện nay, Tổng Công Ty nên thực hiện các chiến dòch PR và Marketing
cho sản phẩm này thông qua các buổi event về ẩm thực tại các khách sạn nước
ngoài, hoặc các hội chợ ở nước ngoài.
Phân vùng thò trường theo các thiêu chí nơi có nhu cầu dùng gạo nhiều, thu
nhập người dân, hệ thống thanh toán, tình hình chính trò, độ tuổi.
Thực hiện đánh giá theo từng năm, tháng, quý, độ thoả mãn hài lòng của khách
hàng về gạo của công ty tại các siêu thò ở ngoại quốc.
Đối với các thò trường khó tính, phải đáp ứng nhu cầu của họ về hệ thống phân
phối, bao bì, tính tiện dụng, độ an toàn khi sử dụng sản phẩm.
Đối với thò trường như Nhật Bản, Châu Mỹ hiện nay Tổng Công Ty phải xây
dựng chiến lược thâm nhập theo hướng đột phá để có thể cạnh tranh với họ. Tổng
công ty nên bắt đầu cố gắng không ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình để đạt
được lòng tin của khách hàng trong thò trường này. Bởi vì, lợi nhuận trên thò trường
này sẽ là rất lớn.

×