Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận cơ cấu chi ngân sách nhà nước ở việt nam hanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.82 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.......................3
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN.......................................3
1.2. Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN................................................4
1.3. Bội chi NSNN.............................................................................5
1.4. Vai trò của chi NSNN....................................................................6
Phần 2: THỰC TIỄN CHI NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.............................9
2.1. Bảng cân đối NSNN năm 2016........................................................9
2.2. Thực tiễn chi NSNN ở Việt Nam những năm qua...............................13
Phần 3: KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NSNN......................21
3.1. Xác định mục tiêu chiến lược quản lý chi tiêu công............................21
3.2. Quan điểm xây dựng chiến lược quản lí chi tiêu công..........................21
3.3. Các nội dung đổi mới quản lí chi tiêu công.......................................23
3.4. Một số chính sách cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn tới..................24
KẾT LUẬN.............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................29

1


MỞ ĐẦU
Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định
hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống
xã hội và là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển
sản xuất kinh doanh và chống độc quyền thông qua các chính sách Chi ngân sách
nhà nước (NSNN).
Chi ngân sách nhà nước có vai trò to lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc
biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi NSNN cung cấp nguồn tài chính
cho hoạt động của bộ máy nhà nước để cung cấp cho xã hội những hàng hoá dịch
vụ công cộng; Nhà nước sử dụng NSNN như công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,


thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hoá, giáo dục, xoá
đói giảm nghèo, phân phối lại thu nhập...
Để tìm hiểu việc chi đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đích đã đề ra
của Chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về cơ cấu chi
NSNN và phân tích, đánh giá tình hình thực trạng chi NSNN ở nước ta hiện nay để
từ đó đưa ra các khuyến nghị khắc phục yếu kém, sai lầm.
Xuất phát từ những nhận thức trên, em đã lựa chọn tiểu luận “Cơ cấu chi
ngân sách nhà nước: Lí thuyết, thực tiễn ở Việt Nam và khuyến nghị”. Bài tiểu
luận bao gồm 3 nội dung chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về chi NSNN.
Phần 2: Thực tiễn chi NSNN ở Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Khuyến nghị nâng cao hiệu quả chi NSNN.
Do kiến thức còn thiếu, trình độ còn hạn chế nên trong bài viết của em còn
nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý kiến của thầy, cô giáo để bài tiểu
luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

2


Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN
1.1.1. Khái niệm
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện
các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung
vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì thế, chi NSNN là những việc
cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu,
từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm
- Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị,

xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.
- Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền
lực cao nhất quyết định qui mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ vốn NSNN
cho các mục tiêu quan trọng nhất, bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết định các nhiệm
vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Chính phủ là cơ quan hành pháp, có
nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN.
- Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp,
nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc
phòng,… dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc
phòng,… mà các khoản chi NSNN đảm nhận.
- Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các khoản chi cấp
phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ
người nghèo. Không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp
phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng. Tuy nhiên, NSNN cũng có
những khoản chi cho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay
3


ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi (chi giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo…)
- Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liến
với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế,
tỉ giá hối đoái…
1.1.3. Nội dung
Do tính đa dạng và phức tạp nên chi NSNN có rất nhiều khoản mục khác
nhau bao gồm :
- Chi đầu tư phát triển: bao gồm các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng; chi cho các chương trình, mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; chi hỗ trợ các
doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết; chi bổ sung dự trữ nhà nước.
- Chi sự nghiệp kinh tế.

- Chi cho y tế.
- Chi cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Chi cho văn hóa thể dục thể thao.
- Chi về xã hội.
- Chi quản lí Nhà nước, Đảng, đoàn thể.
- Chi cho an ninh, quốc phòng.
- Chi khác như chi viện trợ, cho vay, trả nợ gốc và lãi.
1.2. Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN
Chi NSNN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tùy tiện, thiếu sự phân tích
hoàn cảnh cụ thể sẽ có một ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Do vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải đươc tổ chức theo
những nguyên tắc nhất định.
1.2.1. Gắn chặt khoản thu để bố trí các khoản chi
Chi NSNN dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi
4


mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của
đất nước. Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi NSNN, một
nguyên nhân dẫn đến bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định cho sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi
tiêu của NSNN
Các khoản chi NSNN nói chung có đặc điểm là bao cấp với khối lượng chi
tiêu lớn. Và lại, trong thực tế, trải qua một thời gian dài với quan điểm chi với bất
cứ giá nào đã gây ra tình trạng lãng phí, kếm hiệu quả trong việc sử dụng các khoản
chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Do vậy cần phải quán triệt
nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong các khoản chi NSNN.
1.2.3. Tập trung có trọng điểm
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vào

chương trình trọng điểm của nhà nước, vì việc thực hiện thành công các chương
trình này có tác động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển.
1.2.4. Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền
Phân biệt rõ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo luật định
để bố trí các khoản chi tránh chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát, nâng cao trách
nhiệm và tính chủ động của các cấp.
1.2.5. Tổ chức chi NSNN
Tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi
suất, tỉ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của
kinh tế vĩ mô.
1.3. Bội chi NSNN
Thăng bằng giữa thu và chi NSNN, cân đối NSNN, là nguyên tắc quản lý
NSNN xuất phát từ yêu cầu khách quan của ổn định tiền tệ, ổn định sản xuất, đời
sống và nó còn là điều kiện để tạo dựng môi trường tài chính vĩ mô ổn định. Vì vậy,
5


thăng bằng thu chi NSNN phải được coi trọng và giữ vững.
Tuy nhiên, số thu NSNN có hạn, trong khi đó, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
lại không ngừng tăng lên, dẫn đến sự mất cân bằng giữa thu và chi, bội chi NSNN
xảy ra. Bội chi NSNN là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Bội chi NSNN có thể
xảy ra do sự thay đổi chính sách thu – chi cua nhà nước, người ta gọi là bội chi cơ
cấu; hoặc có thể do sự biến động của chu kỳ kinh tế, người ta gọi là bội chi chu kỳ.
Ngày nay, bội chi NSNN trở thành phổ biến đối với hầu hết các quốc gia, tuy ở
những mức độ khác nhau. Bội chi NSNN trên quy mô lớn, tốc độ cao được coi là
một nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, tác hại đến sự phát triển
kinh tế, đến đời sống của dân cư.
1.4. Vai trò của chi NSNN
1.4.1. Điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,

kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính
phủ sẽ hướng hoạt động cuả các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính
phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ cung
cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc
các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra
đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ
nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một
trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi
vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn
kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của
các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển
6


sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
1.4.2. Giải quyết các vấn đề xã hội
Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách,
góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những
người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp,
an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải
đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước.
Nhà nước trợ giúp trực tiếp giành cho những người có thu nhập thấp hay có
hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ
giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số,
chính sách việc làm, chống mù chữ….
1.4.3. Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát
Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực

hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ,
các loại hàng hóa, vật tư chiến lược...) được hình thành từ nguồn thu của NSNN.
Một cách tổng quát,cơ chế điều tiết là khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó lên
cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường
để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng
loạt, gây lạm phát chung cho nền kinh tế. Và khi giá cả của hàng hóa đó giảm
mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển
vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để mua các hàng hóa đó theo một
giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất.
Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động,…hoạt
động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các
công cụ tài chính, tiền tệ giá cả…trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như
phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn
xã hội, đào tạo…
7


Còn khi có lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa tăng lên do cung mất cân đối
(cung nhỏ hơn cầu), Chính phủ có thể sử dụng biện pháp thuế như tăng thuế tiêu
dùng giảm thuế đối với đầu tư và thắt chặt chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản
chi cho tiêu dùng để nâng đỡ cung và giảm bớt cầu.
1.4.4. Tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn
an ninh
NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho
hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn
NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà
nước đến các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư
pháp. NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động,
tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm
bảo. Như vậy chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ

thống chính trị của nước ta.

8


Phần 2: THỰC TIỄN CHI NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Bảng cân đối NSNN năm 2016
ĐÁNH GIÁ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016
Đơn vị: tỷ đồng
STT

A
1

NỘI DUNG

DỰ TOÁN

Tổng thu cân đối NSNN
Thu nội địa
T.đó: Thu tiền sử dụng đất
Thu nội địa trừ thu tiền sử dụng đất

2

Thu từ dầu thô

3

Thu từ xuất, nhập khẩu


4

Thu viện trợ không hoàn lại
Thu chuyển nguồn NSĐP năm 2015 sang năm
2016

B
C

Tổng chi cân đối NSNN

KẾT QUẢ
THỰC HIỆN

1,014,500

1,101,377

785,000

879,360

50,000

98,753

735,000

780,607


54,500

40,186

172,000

173,312

3,000

8,519

4,700

4,700

1,273,200

1,360,077

Trong đó:
1

Chi đầu tư phát triển

254,950

268,181


2

Chi trả nợ và viện trợ

155,100

155,100

3

Chi thường xuyên

823,995

836,764

4

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

13,055

13,055

5

Dự phòng

26,000


D

Bội chi NSNN
Tỷ lệ bội chi so GDP

254,000

254,000

4.95%

4.95%

2.1.1. Thu NSNN
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN THU NSNN THEO LĨNH VỰC NĂM 2016

9


Đơn vị: tỷ đồng
STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN

Tổng thu cân đối NSNN

KẾT QUẢ
THỰC HIỆN


1,014,500

1,101,377

I

Thu nội địa

785,000

879,360

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

256,308

257,321

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN

159,010

163,535

3


Thu từ khu vực công thương nghiệp - NQD

143,488

157,034

4

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

31

60

5

Thuế thu nhập cá nhân

63,594

65,239

6

Lệ phí trước bạ

22,805

27,311


7

Thuế bảo vệ môi trường

38,472

43,632

8

Các loại phí, lệ phí

15,798

17,211

9

Các khoản thu về nhà, đất

62,664

122,603

1,398

1,419

Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước


10,859

20,297

Thu tiền sử dụng đất

50,000

98,753

407

2,134

21,521

23,696

1,308

1,718

54,500

40,186

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

10

Thu khác ngân sách

11

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã

II

Thu từ dầu thô

III

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

172,000

173,312

Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

270,000

271,312

Thuế XK, NK, TTĐB, BVMT hàng NK

91,000


96,247

179,000

175,065

1

Thuế GTGT hàng nhập khẩu (tổng số thu)
2
IV

Hoàn thuế giá trị gia tăng
Thu viện trợ

10

-98,000

-98,000

3,000

8,519


2.1.2. Chi NSNN
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHI NSNN NĂM 2016
Đơn vị: tỷ đồng
STT


NỘI DUNG

DỰ TOÁN

Tổng chi cân đối NSNN

KẾT QUẢ
THỰC HIỆN

1,273,200

1,360,077

Trong đó:
I

Chi đầu tư phát triển

254,950

268,181

1

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

252,333

265,023


2

Chi đầu tư phát triển khác

2,617

3,158

II

Chi trả nợ và viện trợ

155,100

155,100

1

Chi trả nợ

153,950

153,950

2

Chi viện trợ

1,150


1,150

Chi thường xuyên
Trong đó:

823,995

836,764

1

Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề

195,604

195,635

2

Chi y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình

75,607

76,217

3

Chi khoa học công nghệ


10,471

10,471

4

Chi văn hóa thông tin

6,270

6,330

5

Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

3,755

3,805

6

Chi thể dục thể thao

2,820

2,840

7


Chi lương hưu và bảo đảm xã hội

120,125

122,905

8

Chi sự nghiệp kinh tế

72,779

78,615

9

Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

12,290

12,930

10

Chi quản lý hành chính

117,984

118,169


IV

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

13,055

13,055

V

Dự phòng

26,000

III

11


2.1.3. Phân tích đánh giá chi NSNN 2016
Công tác điều hành chi NSNN năm 2016 chặt chẽ, theo đúng dự toán được
duyệt, bảo đảm sử dụng ngân sách triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ quy
định, lồng ghép các chính sách; không ban hành các chính sách, chế độ mới làm
tăng chi NSNN khi chưa có nguồn đảm bảo. Các bộ, ngành, địa phương đã chủ
động thực hiện rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi, cắt giảm tối đa các khoản chi tổ
chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát
nước ngoài; mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả và trong phạm vi dự toán được duyệt. Tập trung triển khai
những nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch
vốn đầu tư công năm 2016. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,

kiểm toán. Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước tăng cường công tác quản lý,
kiểm soát chi NSNN, đảm bảo chặt chẽ, đúng chế độ. Nhờ đó, kỷ luật tài chính
được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ.
Dự toán chi NSNN là 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Thực hiện chi NSNN năm 2016
đạt 1.360 nghìn tỷ đồng, bằng 106,8% so dự toán. Kết quả thực hiện chi tại một số
lĩnh vực chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển : Dự toán chi 254,95 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực
hiện ước đạt 268,18 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so dự toán.
b) Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 155,1 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện
155,1 nghìn tỷ đồng, bằng dự toán; đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ
nợ đến hạn theo cam kết.
c) Chi thường xuyên: Dự toán chi 824 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện đạt
836,76 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so dự toán; đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán
đã được Quốc hội quyết định và xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh.
Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp trên 155 nghìn tấn gạo để cứu trợ, cứu đói cho
nhân dân và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn.
12


Dự toán bội chi NSNN năm 2016 Quốc hội quyết định là 254 nghìn tỷ đồng,
bằng 4,95%GDP. Với kết quả thu, chi NSNN năm 2016 nêu trên, bội chi NSNN
năm 2016 giữ ở mức dự toán là 254 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95%GDP kế hoạch.
2.2. Thực tiễn chi NSNN ở Việt Nam những năm qua
2.2.1. Quy mô chi tiêu ngân sách
Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong ổn định và tăng trưởng kinh
tế, tuy nhiên luôn tồn tại những mâu thuẫn giữa nhu cầu chi tiêu và nguồn lực ngân
sách. Trong khi khả năng thu NSNN luôn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác nhau
và rất khó để tăng thu thì việc đảm bảo cân đối ngân sách ngày càng trở thành một
thách thức lớn đối với Chính phủ Việt Nam.
Hình 1. Quy mô thu chi cân đối ngân sách so với GDP ở Việt Nam, 2005 - 2015

Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán từ số liệu Bộ Tài chính, năm 2016 là ước thực hiện lần 2
Lưu ý: Trong số liệu chi cân đối tính toán ở trên không bao gồm chi trả nợ
gốc. Hơn nữa, theo Luật NSNN năm 2002 có một số khoản chi thuộc NSNN nhưng
chưa được đưa vào trong cân đối. Vì vậy, nếu tính tổng chi NSNN thì mức chênh
lệnh giữa thu và chi sẽ lớn hơn nhiều.
13


Hình 2. Tốc độ tăng thu cân đối và chi cân đối NSNN, 2007 - 2016
Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán từ số liệu Bộ Tài chính, năm 2016 là ước thực hiện lần 2
Trong giai đoạn vừa qua, áp lực về chi đã dẫn tới áp lực về tăng thu để đảm
bảo tính ổn định của NSNN. Tốc độ tăng thêm của chi cân đối NSNN trung bình
giai đoạn 2007 - 2016 là 17,4% và chi thường xuyên là 18,3%; tốc độ tăng thêm
của thu cân đối NSNN trung bình là 15%. Mặc dù thu thường xuyên có tốc độ tăng
khá cao (trung bình 14,5%) nhưng vẫn thấp hơn so với chi thường xuyên, đe dọa
tính bền vững của NSNN trong dài hạn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động tới tăng
trưởng kinh tế và tình hình tài chính công ở Việt Nam. Tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ
trên GDP vẫn tương đối cao so với khu vực. Năm 2013, tỷ lệ chi NSNN của Việt
Nam so với GDP là 28,8%, thấp hơn so với mức bình quân của các nước thuộc Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (46%), Brazil (39%), Nhật Bản (37%),
Nam Phi (32%), Hàn Quốc (30%), nhưng cao hơn so với Ấn Độ (27%), Chile
(25%), Mexico (24%) và Trung Quốc (23%).

14



Các lý thuyết kinh tế vĩ mô đều thống nhất rằng khi chi tiêu chính phủ vượt
qua một ngưỡng nào đó thì sẽ trở nên kém hiệu quả. Nghiên cứu của Tanzi và
Schknecht (1997) cho thấy, nếu quy mô chi tiêu công trong các nước đang phát
triển vượt quá 30% GDP thì tác động của nó tới phát triển kinh tế và hiệu quả cung
cấp hàng hóa công giảm đi rõ rệt, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh
tế. So sánh với các nước trên thế giới cho thấy, Việt Nam đang chi tiêu từ NSNN
cao hơn trung bình các nước đang phát triển có cùng trình độ.
Hình 3. Quy mô chi NSNN so sánh với các quốc gia đang phát triển
Đơn vị: %

Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 2017
2.2.2. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước
Xét về mặt cơ cấu, sau giai đoạn tăng mạnh, cơ cấu chi đầu tư từ NSNN
đang theo xu hướng giảm dần. Tỷ trọng chi đầu tư (gồm tất cả các nguồn) trong
tổng chi tiêu công cao nhất là 42% (năm 2009) đã giảm còn 32,4% (năm 2012) và
khoảng hơn 20% (năm 2016).
Số liệu của bảng 1 cho thấy, khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSNN giai
đoạn vừa qua là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước. Với mức tăng lên
15


không ngừng của GDP, thu nhập của dân cư cũng tăng theo, do vậy khu vực hành
chính, sự nghiệp liên tục mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp các dịch vụ công
cộng, đồng nghĩa với việc chi tiêu sẽ tăng. Ngoài ra, trong giai đoạn này, Chính phủ
cũng đang triển khai thực hiện chương trình cải cách tiền lương trong các đơn vị
hành chính, sự nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn nên chi thường xuyên
luôn giữ tỷ trọng lớn trong chi tiêu NSNN hằng năm (tỷ trọng chi thường xuyên đã
tăng hơn 10 điểm phần trăm trong cả giai đoạn), làm cho việc giảm thâm hụt ngân
sách giai đoạn tới khó khăn hơn vì chi thường xuyên khó cắt giảm hơn chi đầu tư

phát triển.
Bảng 1. Cơ cấu các khoản chi trong tổng chi cân đối NSNN
Chỉ tiêu

2005

2009

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng chi cân đối NSNN

100

100

100

100

100


100

100

I Chi thường xuyên

65,4

64,3

70,6

73,7

76,1

73,9

77,8

1 Chi quản lý hành chính

8,2

8,0

9,8

10,6


11,8

11,2

9,8

2 Chi sự nghiệp kinh tế

5,2

5,4

6,2

6,4

6,7

6,7

7,6

3 Chi sự nghiệp xã hội

26,8

29,3

29,5


31,2

33,9

30,2

34,7

Chi giáo dục và đào tạo

12,5

13,6

13,9

15,1

16,8

15,0

16,2

Chi y tế

3,3

3,8


0,6

4,4

4,8

4,2

6,3

Chi khoa học công nghệ

1,1

0,8

0,6

0,6

0,7

0,8

0,9

Chi lương hưu và đảm bảo xã hội

7,7


9,9

9,4

9,7

10,3

8,9

10,2

4 Chi trả nợ lãi

2,9

4,0

4,4

5,2

6,4

6,9

7,2

5 Chi cải cách tiền lương


5,7

3,7

0,0

1,5

0,0

0,8

1,1

II Chi đầu tư phát triển

34,6

35,7

29,4

26,3

23,9

26,1

22,2


Nguồn: Tổng hợp từ quyết toán NSNN, năm 2016 là số ước tính lần 2

16


Mặc dù chưa thực hiện tái đầu tư công song tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển từ
NSNN đang giảm dần. Tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2012 2016 chỉ đạt 6,5%/năm, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 17 - 18%/năm (giai đoạn 2007 2011) và thấp hơn tốc độ tăng cho chi thường xuyên (đạt trung bình 14%/năm giai
đoạn 2012 - 2016). Tổng chi đầu tư công giảm xuống chủ yếu do công trình xây
dựng mới giảm khoảng 8,1%/năm trong giai đoạn 2009 - 2012 và giảm mạnh hơn
trong giai đoạn 2013 - 2015. Ngược lại, trong chi đầu tư, phần chi mua sắm tài sản
tăng 24,6%/năm, nhưng với xuất phát điểm rất thấp.
Tái cơ cấu đầu tư công qua việc giảm dần tỷ lệ đầu tư từ NSNN trong tổng
đầu tư toàn xã hội là cần thiết, song giảm mạnh và đột ngột khoản đầu tư này chưa
hẳn đã tốt, do hiện nay chưa có nguồn lực thay thế và vấn đề của Việt Nam là cải
thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư nói chung, trong đó có đầu tư của NSNN, chứ
không phải chỉ là giảm về số lượng.
Dù chi đầu tư của Việt Nam đã giảm xuống trong thời gian gần đây, nhưng
chưa phải là quá thấp so với các quốc gia trong khu vực. Tỷ lệ chi đầu tư của Chính
phủ trên GDP là 9%1, thấp hơn so với Mông Cổ (13%) nhưng cao hơn đáng kể so
với mức chi của Indonesia (3,3%), Hàn Quốc (4,2%) và Singapore (6,1%). Tỷ lệ
chi đầu tư của Việt Nam trên tổng chi tiêu cũng cao hơn so với hầu hết các quốc gia
so sánh. Tuy nhiên, trong bối cảnh của một quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư
cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn, thì việc giảm mạnh chi đầu tư công mà không có nguồn
thay thế cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực về dài hạn.
Một vấn đề đã tồn tại từ lâu song chưa được giải quyết ở Việt Nam liên quan
đến hiệu quả đầu tư là tình trạng thiếu gắn kết giữa chi đầu tư xây dựng mới và chi
hoạt động, duy tu, bảo dưỡng ở hầu hết các ngành, đặc biệt nghiêm trọng ở ngành
giao thông. Điển hình là, trong lĩnh vực giao thông, chi tiêu quá nhiều cho đầu tư
và quá ít cho duy tu, bảo dưỡng, ảnh hưởng đến vòng đời của hạ tầng, do đó làm


17


tăng chi phí theo vòng đời của tài sản. Các ước tính cho thấy, chi phí duy tu, bảo
dưỡng tăng 8 lần sau 3 năm và 15 lần sau 5 năm nếu không được bảo dưỡng.
Trong cơ cấu chi thường xuyên có thể thấy chi cho giáo dục và đào tạo, y tế
tăng lên rất nhanh, nhất quán với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với công bằng
xã hội của Việt Nam. Mức chi cho phát triển con người của Việt Nam cũng tương
đương với các quốc gia khác trong khu vực. Tính theo tỷ lệ so với GDP, mức chi
cho y tế và giáo dục ở Việt Nam năm 2012 đạt lần lượt là 2,9% và 5,9%, thấp hơn
so với Mông Cổ (3,1% và 6,9%), nhưng cao hơn tất cả các nước khác có dữ liệu so
sánh, bao gồm Indonesia (0,8% và 3,3%), Trung Quốc (0,9% và 3,6%), Hàn Quốc
(0,4% và 3,7%) và Singapore (1,3% và 2,8%).
Chi tiêu cho quản lý hành chính liên tục tăng cho thấy Việt Nam không đạt
được kết quả tốt trong việc cải cách bộ máy hành chính để giảm chi tiêu công. Tốc
độ tăng cho chi hành chính trong giai đoạn 2010 - 2016 là 19%/năm, trong khi con
số này trong giai đoạn 2001 - 2005 chỉ là 17%. Riêng số chi quản lý hành chính
trong các cơ quan trung ương đã tăng hơn 12 lần từ 3.000 tỷ (năm 2004) lên 37.395
tỷ (năm 2015), do lương và biên chế đều tăng.
Chi lương tăng với tốc độ 11,7%/năm theo giá cố định. Tuy nhiên, lương cơ
bản chỉ tăng 2,3%/năm (Bộ Nội vụ), cho thấy tăng thu nhập và phụ cấp ngoài lương
cơ bản có thể là những nguyên nhân chính khiến cho chi lương tăng lên. Tăng
lương diễn ra với tốc độ như nhau ở cấp Trung ương và địa phương. Lương và phụ
cấp tăng bình quân 11,2%/năm ở cấp Trung ương trong giai đoạn 2009 - 2012 và
11,9%/năm ở cấp địa phương.
Biên chế trong khu vực công cũng tăng khá nhanh trong giai đoạn vừa
qua. Số lượng công chức và viên chức ở cấp Trung ương tăng lần lượt là 2,8% và
3,9% mỗi năm trong giai đoạn 2009 - 2012, còn số lượng công chức ở địa phương
tăng 5,1% mỗi năm từ năm 2009 đến năm 2013 (Bộ Nội vụ). Tốc độ tăng biên chế
cao hơn tốc độ tăng dân số (1,1%), cho thấy số lao động ở khu vực công tăng lên có

18


thể góp phần đáng kể đẩy nhanh tốc độ tăng lương và phụ cấp của Chính phủ. Như
vậy, mục tiêu cải cách lương công chức nhằm tăng lương cho cán bộ nhà nước
thông qua hợp lý hóa về biên chế còn chưa được thực hiện. Tổng chi lương của
Chính phủ Việt Nam tương đối cao so với các quốc gia khác trong khu vực, nhưng
tương đương với các quốc gia thu nhập trung bình. Tuy nhiên, với xu hướng như
hiện nay, tỷ lệ chi lương của Việt Nam có thể vượt mức bình quân của các quốc gia
thu nhập trung bình trong thời gian ngắn, lên đến 11,1% vào năm 2020.
Hình 4. Chi lương, biên chế, so sánh Việt Nam và trung bình các nước
Đơn vị: %

Nguồn: Số liệu cho Việt Nam là số liệu năm 2012 được lấy từ các nguồn của Chính
phủ; số liệu còn lại từ IMF năm 2010
Chi tiêu về bảo đảm xã hội ở Việt Nam là 3% GDP, nằm ở khoảng giữa so
với các quốc gia; mức chi thấp hơn nhiều so với Mông Cổ (16,1%), Trung Quốc
(6,6%) và Hàn Quốc (5,4%) nhưng cao hơn so với mức chi của Indonesia (0,8%)
và Singapore (1,8%). Chi cho lương hưu và đảm bảo xã hội ngày càng chiếm tỷ lệ
lớn trong NSNN, với tốc độ tăng gần 18%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015, so với
mức tăng 11,1%/năm của giai đoạn 2001 - 2005 và sẽ còn tăng khi số người về hưu
19


tăng lên. Điều này cho thấy bất kỳ đợt cải cách nào về tiền lương cũng cần được
đánh giá một cách đầy đủ, do tăng lương không chỉ tác động đến tổng cầu của nền
kinh tế mà còn tác động mạnh đến sự bền vững của NSNN.
Xem xét các khoản chi cụ thể cho thấy, xu hướng chung là các khoản chi có
tỷ lệ cao trong NSNN thì có tốc độ tăng hằng năm cũng cao, trong khi những khoản
chi có tỷ lệ thấp thì lại tăng thấp, hệ quả là tỷ lệ các khoản chi này trong NSNN

giảm dần. Ví dụ, trường hợp chi cho khoa học và công nghệ - lĩnh vực cần ưu tiên,
tỷ lệ trong chi tiêu công giảm từ 1,1% (năm 2005) xuống còn trung bình 0,8% trong
giai đoạn 5 năm gần đây, cho thấy khoa học và công nghệ vẫn chưa nhận được sự
quan tâm đúng mức như trong chiến lược phát triển.
Một trong những khoản chi có vai trò ngày càng lớn trong tổng chi NSNN là
chi trả nợ (gồm cả lãi và gốc), số nợ phải trả hằng năm chiếm tỷ trọng khoảng 10 12% tổng chi NSNN. Về xu thế, số nợ này sẽ tăng dần lên trong những năm tới và
đây cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong
tương lai. Trong những năm gần đây (2013 - 2016), chi NSNN cho trả nợ đã vượt
qua khoản thu bằng dầu thô, mặc dù trong giai đoạn 2003 - 2008, chi trả nợ chỉ
chiếm khoảng 60% so với nguồn thu này.

20


Phần 3: KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NSNN
Từ những nhận xét trên, cần đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt
tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực để thực hiện chi ngân sách một cách có hiệu
quả hơn.
3.1. Xác định mục tiêu chiến lược quản lý chi tiêu công
- Giữ kỉ luật tài chính tổng thể. Đảm bảo qui mô chi NSNN vào khoảng 2425% GDP, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 25-25%, chi trả nợ 17-18% và chi
thường xuyên 57-58%. Theo đó, khống chế bội chi NSNN 4-5% GDP; bù đắp bội
chi ngân sách bằng nguồn vốn trong nước khoảng 3-5% GDP và vay nước ngoài 11,5% GDP.
- Phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với những ưu tiên chiến lược về
tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; đảm bảo công bằng phù hợp với thể chế kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN.
- Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch, dân chủ trong chi tiêu công; đảm
bảo tính hiệu quả và hiệu lực cảu những chương trình và cung cấp hàng hoá, dịch
vụ công cho xã hội; chi tiêu công thực sự trở thành thước đo năng lực, hiệu lực
quản lí kinh tế xã hội của nhà nước.
3.2. Quan điểm xây dựng chiến lược quản lí chi tiêu công

Cải cách quản lí chi tiêu công phải đặt trong bối cảnh hành chính công tổng
thể và nâng cao năng lực quản lí của Chính phủ. Với quan điểm này, yêu cầu nhà
nước phải làm cho năng lực quản lí của mình phù hợp với năng lực đáp ứng mục
tiêu phát triển kinh tế, cụ thể là phải xây dựng các thể chế nhằm tạo ra một khu vực
công năng động, bao gồm xây dựng về các thể chế về chính sách; chính quyền có
khả năng xây dựng và phối hợp chính sách trong việc lựa chọn mục tiêu chiến lược;
phân bổ nguồn lực gắn kết với kế hoạch và chính sách; thực hiện, kiểm soát và
đánh giá các kết quả các hoạt đông; công chức phải có động cơ và năng lực quản lí
21


tốt; ngăn chặn tham nhũng…. Quản lí chi tiêu công cần dựa trên những hệ thống
nguyên tắc lập ngân sách và quản lí tài chính tốt. Những nguyên tắc đó là:
- Tính tổng thể và tính kỉ luật: Tính tổng thể đòi hỏi một sự tiếp cận đối với
những vấn đề chi tiêu công đang tồn tại, hiểu biết tất cả những mối liên kết và đánh
giá những trở lực thuộc về định chế và sau đó tìm ra những điểm tiếp cận thích hợp
để đẩy mạnh quá trình cải cách chi tiêu công theo từng giai đoạn. Ngân sách phải
bao quát tất cả những hoạt động tài chính của Chính phủ. Trong ngân sách, những
quyết định tài chính mà chính phủ đưa ra cần phải dựa vào cơ sở giới hạn cứng của
ngân sách và có sự cạnh tranh, đánh đổi giữa các nhu cầu và mục tiêu. Tính kỉ luật,
đi đôi với nó là tính tiết kiệm, hàm ý rằng ngân sách chỉ nên tập trung những nguồn
lực vừa đủ ở mức cần thiết để thực hiện tốt những chính sách Chính phủ.
- Tính linh hoạt: Tính linh hoạt có liên quan đến vấn đề đưa những quyết
định đến tất cả các nơi mà thông tin hợp lí có thể có. Thuộc về hoạt động, Những
người quản lí cần có quyền lực đối với quyết định quản lí; thuộc về chương trình,
các cá nhân Bộ trưởng cần được trao thêm quyền lực đối với những quyết định
chương trình. Những vấn đề này phải được đi kèm tính minh bạch và tính trách
nhiệm, đông thời đòi hỏi phải một chiến lược chặt chẽ.
- Tính tiên liệu: Trong quản lí chi tiêu công, tính tiên liệu đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện chính sách và chương trình có hiệu quả và hiệu lực. Ở

những quốc gia mà có sự ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách chiến lược thì ở đó
khu vực công sẽ thực hiện tố hơn chức năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vấn đề
này đòi hỏi cần chú ý đến sự cân đối giữa ngắn hạn và dài hạn. Chính sách tài khoá
phải chú ý đến nhu cầu để làm chắc chắn dòng chảy của các quĩ tiền tệ đến các
chương trình, dự án đúng lúc. Điều này đòi hỏi phải cách tiếp cận trung hạn đối với
việc điều chỉnh những mất cân đối ngân sách và đánh giá chương trình.
- Tính trung thực: Tính trung thực yêu cầu ngân sách nên xuất phát từ những
dự toán không có sự thiên vị cả thu lẫn chi. Sự thiên vị này có thể bắt nguồn từ
22


những vấn đề thuộc về chính trị lẫn kĩ thuật. Những dự toán quá lạc quan sẽ làm
mềm đi giới hạn ngân sách và dẫn đến sự thất bại trong việc thực hiện những chiến
lược chính sách ưu tiên.
- Thông tin: Thông tin tốt sẽ làm vững chắc thêm tính trung thực và đưa ra
quyết định tốt. Thông tin chính xác và kịp thời về chi phí, đầu ra và kết quả là rất
cần thiết trong quản lí chi tiêu công.
- Tính minh bạch và tính trách nhiệm: Tính minh bạch và tính trách nhiệm
yêu cầu các quyết đinh, cùng với cơ sở và kết quả chi phí của nó có thể tiếp cận rõ
ràng và được thông tin rộng rãi cho công chúng. Tính minh bạch đòi hỏi những
người ra quyết định phải có tất cả những dữ liệu và thông tin thích hợp. Người ra
quyết định phải có trách nhiệm về thực thi quyền lực đã được trao.
3.3. Các nội dung đổi mới quản lí chi tiêu công
Xác lập lại vai trò và cấu trúc của Nhà nước. Nội dung chiến lược này là
nhằm hướng vào xác lập lại qui mô khu vực công và phạm vi can thiệp của Nhà
nước vào nền kinh tế cho phù hợp với năng lực quản lí, thông qua các chính sách
cổ phần hoá DNNN, tự do hóa kinh tế, xã hội hoá các dịch vụ công.
Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lí và đơn vị sử dụng ngân
sách. Cung cách quản lí tập trung, quan liêu là đặc tính của hệ thống lập ngân sách
theo truyền thống mà kết quả của nó là nguồn lực tài chính công sử dụng kém hiệu

quả và hiệu lực, các cơ quan Nhà nước không chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch
vụ công cung cấp cho xã hội. Những người quản lí và sử dụng ngân sách hoạt động
trong một môi trường kiểm soát hết sức cứng. Những công cụ truyền thống để thực
hiện kiểm soát là định mức và khoản mục hoá các khoản chi tiêu, mua sắm đầu
vào. Thế nhưng, chính sự kiểm soát đầu vào đã gây ra tính kém hiệu quả trong hoạt
động bởi vì nó không khuyến khích tiết kiệm, không tạo ra sự gắn kết giữa khối
lượng chi tiêu với khối lượng đầu ra. Từ những hạn chế đó, để nâng cao tính hiệu
quả trong hoạt động, quản lí chi tiêu đòi hỏi:
23


- Những người quản lí được trao quyền tự chủ trong việc điều hành hoạt
động của họ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của họ về kết quả. Những kết quả
cần được chi tiết hoá trong ngân sách và trong những kế hoạch tài chính có liên
quan, qua đó tạo điều kiện cho những người quản lí thấy trước kết quả thực hiện và
giúp cho chính phủ so sánh được kết quả mục tiêu và kết quả thực tế.
- Những người quản lí có năng lực đủ mạnh trong việc chủ động đề ra những
giải pháp để giảm bớt chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng hoặc chất lượng
đầu ra.
- Tạo ra những đòn bẩy kinh tế khuyến khích những người quản lí cải thiện
và nâng cao chất lượng hoạt động.
- Chuyển sang lập kế hoạch dài hạn với những giới hạn ngân sách bằng việc
xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhằm ràng buộc các cấp chính quyền từ TW
đến địa phương sử dụng các nguồn lực tài chính phải gắn liền với các ưu tiên tổng
thể của quốc gia. Trong năm 2002, dưới sự hỗ trợ của UNDP (dự án VIE/96/028)
Chính phủ đã bắt đầu thực hiện thí điểm xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn
trong ngành giáo dục- đào tạo. Trên cơ sở kinh nghiệm tích luỹ được từ việc thực
hiện thí điểm này, Chính phủ cần triển khai rộng rãi cho các ngành khác.
- Từng bước chuyển quản lí ngân sách theo đầu vào sang quản lí ngân sách
theo đầu ra. Một khi đã thay đổi qui trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu

trung hạn, thì phương thức quản lí ngân sách cũng phải có những thay đổi nhất định
cho tương hợp. Quản lí ngân sách theo kết quả đầu ra là một hoạt động quản lí dựa
vào cách tiếp cận thông tin đầu ra qua đó giúp cho chính phủ và các cơ quan sử
dụng ngân sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và hiệu lực hơn.
So với phương thức quản lí ngân sách theo đầu vào, quản lí ngân sách theo đầu ra
3.4. Một số chính sách cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn tới
(1) Cần giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư, đặc biệt ở cấp
Trung ương, cải thiện về lập ngân sách đầu tư bằng cách quan tâm nhiều hơn đến
24


các nhu cầu chi duy tu, bảo dưỡng liên quan đến đầu tư, qua đó hỗ trợ thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Như đã lý luận ở trên, kiểm soát và giảm mức chi đầu tư tràn
lan không hiệu quả là đúng, nhưng nếu xu hướng giảm hiện nay vẫn tiếp diễn trong
thời gian dài, khối lượng tài sản công sẽ không đủ để hỗ trợ đầy đủ cho việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chi đầu tư nhằm hình thành tài sản và chi duy tu,
bảo dưỡng tài sản nhằm kéo dài vòng đời kinh tế của tài sản phải song hành với
nhau. Do vậy, nếu cả hai nhu cầu chi được đảm bảo sẽ giúp tránh được những kết
quả tăng trưởng không tối ưu.
(2) Rà soát lại các mục tiêu chi tiêu công theo một khuôn khổ chính sách
nhất quán, nhằm tạo điều kiện để Việt Nam gắn kết tốt hơn giữa chi tiêu và mục
tiêu. Xét về chiến lược phát triển kinh tế và những hạn chế về nguồn lực tài chính
và ngân sách nói chung, việc tăng chi đầu tư về của cải vật chất và vốn con người
đúng theo dự kiến ở tất cả các ngành ưu tiên đã được xác định rõ ràng khó khả thi.
Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh một số mục tiêu về phát triển hạ tầng cho phù hợp
hơn với khả năng huy động nguồn lực đầu tư hiện nay.
(3) Chi tiêu cho các chương trình mục tiêu quốc gia cần gắn với mục tiêu ưu
tiên. Hơn nữa, cách thức phân bổ vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu giai đoạn vừa
qua chưa đảm bảo khả năng tiên liệu, tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho
công tác lập kế hoạch, ngân sách và chấp hành chi tiêu của chính quyền cấp tỉnh và

cấp huyện. Chính phủ đã nỗ lực hợp nhất các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm
tập trung cụ thể hơn cho những mục tiêu ưu tiên. Nhiệm vụ hiện nay của Chính phủ
là phải thiết kế lại các phương thức phân bổ để tập trung trực tiếp hơn vào kết quả
thực hiện thay vì các chỉ số phức tạp dựa trên đầu vào.
(4) Giảm tỷ lệ chi thường xuyên bằng việc giảm tốc độ tăng biên chế của
Chính phủ và quỹ lương cho cán bộ, công chức và viên chức, nhằm hỗ trợ phát
triển một bộ máy hành chính linh hoạt hơn và có khả năng đáp ứng cao hơn. Việc

25


×