Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

LÊ văn lập PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN dược–vật tư y tế THANH hóa TRÊN NHÓM HÀNG CÔNG TY KHAI THÁC, năm 2017 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp 1 hà nội 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.79 KB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ VĂN LẬP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC–VẬT TƯ Y TẾ
THANH HĨA TRÊN NHĨM HÀNG CƠNG TY
KHAI THÁC, NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ VĂN LẬP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC–VẬT TƯ Y TẾ
THANH HĨA TRÊN NHĨM HÀNG CƠNG TY
KHAI THÁC, NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý Dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học:TS. Hà Văn Thúy
Ths. Lê Thu Thủy
Thời gian thực hiện: Từ 7/2018 đến 11/2018


HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu theo học lớp Dược sĩ Chuyên khoa
cấp I chuyên ngành Tổ chức quản lý dược do Trường Đại Học Dược Hà Nội
tổ chức đến nay bản thân tôi đã thu được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho
cơng việc hiện tại và tương lai.
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng
đào tạo Sau đại học, Bộ môn Quản lý và kinh tế dược, các phịng ban, bộ mơn
và q Thầy, Cơ đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tơi nhiều kiến thức
chun mơn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi chân thành cảm ơn
TS.Hà Văn Thúy và Ths. Lê Thu Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.Thầy và Cô không những đã chỉ, dạy cho tơi kiến
thức trong hoc tập mà cịn cho tơi những lời khun hữu ích trong cuộc sống
cũng như trong công việc.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh chị em Phịng Đảm bảo chất lượng nói
riêng và các Phịng ban của Cơng ty cổ phần Dược–Vật tư y tế Thanh Hóa đã
tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khoá học cũng như luận văn tốt nghiệp
này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 11 năm2018
Học Viên

Lê Văn Lập



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

3

1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, VAI TRỊ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 3
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh .................................. 3
1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh ......................................... 5
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ....................................... 5
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 6
1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng................................................... 6
1.2.2. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua ...................................................... 7
1.2.3. Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn .......................................................... 7
1.2.4. Doanh thu ................................................................................................ 8
1.2.5. Lợi nhuận ................................................................................................ 8
1.2.6. Tỷ suất lợi nhuận ................................................................................... 10
1.3. THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
DƯỢC VỆT NAM .......................................................................................... 10
1.3.1. Vài nét về thị trường thuốc tại Việt Nam .............................................. 10
1.3.2. Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua ........................................................ 11
1.3.3. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ ................................................ 11
1.3.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận .............................................................. 12
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY

CỔ PHẦN DƯỢC-VẬT TƯ Y TẾ THANH HĨA ........................................ 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 18
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 18
2.1.4. Thời gian thực hiện đề tài ..................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 18
2.2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .......................................................... 20
2.2.3. Phương pháp thu thập-xử lý và phân tích số liệu.................................. 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

24

3.1. Doanh thu hàng cơng ty khai thác ............................................................ 24
3.2. Doanh thu nhóm thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ...................................... 25
3.2.1. Doanh thu nhóm thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được thể hiện như bảng
sau.................................................................................................................... 25
3.2.2. Doanh thu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện như bảng
sau.................................................................................................................... 26
3.2.3. Doanh thu thuốc theo đường dùng được thể hiện như bảng sau .......... 27
3.3. Doanh thu thực phẩm chức năng phân theo dạng bào chế ...................... 28
3.4. Doanh thu vật tư y tế tiêu hao .................................................................. 29
3.5. Kết quả kinh doanh theo cơ cấu nhóm hàng khai thác ............................ 30
3.6. Lợi nhuận gộp nhóm hàng thuốc ............................................................. 31
3.6.1. Lợi nhuận gộp nhóm hàng thuốc phân theo nguồn gốc xuất xứ........... 31

3.6.2. Lợi nhuận gộp nhóm hàng thuốc phân theo nhóm tác dụng dược lý ... 32
3.6.3. Lợi nhuận gộp nhóm hàng thuốc phân theo đường dùng ..................... 33
3.7. Lợi nhuận gộp nhóm thực phẩm chức năng phân theo dạng bào chế...... 34
3.7. Lợi nhuận gộp nhóm hàng vật tư y tế tiêu hao theo nguồn gốc xuất xứ . 35
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
37
4.1. Về cơ cấu danh mục hàng khai thác của công ty năm 2017 ................... 37
4.2. Về kết quả kinh doanh theo cơ cấu nhóm hàng cơng ty khai thác........... 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45


KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPBH
CPQLDN
CTCP
CTSX
DTT
HĐKD
HĐTC
GVHB
KD
LN
LNT

NSNN
ROA
ROE
ROS
QLDN
UBND
Thephaco
TNDN
TSLN
USD
VTYT
VNĐ
WTO
GT

: Chi phí bán hàng
: Chi phí quản lý doanh nghiệp
: Công ty cổ phần
: Công ty sản xuất
: Doanh thu thuần
: Hoạt động kinh doanh
: Hoạt động tài chính
: Giá vốn hàng bán
: Kinh doanh
: Lợi nhuận
: Lợi nhuận thuần
: Ngân sách nhà nước
: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on
total assets)
: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on

common equity)
: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (Return
on net sales)
: Quản lý doanh nghiệp
: Ủy ban nhân dân
: Cơng ty Cổ phần Dược–Vật tư Y tế Thanh Hóa
: Thu nhập doanh nghiệp
: Tỷ suất lợi nhuân
: Đô la MỸ
: Vật tư Y Tế
: Việt Nam Đồng
: Tổ chức thương mại Thế giới
: Giá trị


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng cơ cấu nhân lực của Cơng ty cổ phần Dược - VTYT Thanh
Hóa .................................................................................................................. 16
Bảng 1.2. Doanh thu nhóm hàng của cơng ty khai thác ................................. 17
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu của mục tiêu 1 .......................................... 20
Bảng 3.5. Doanh thu hàng hóa cơng ty khai thác ........................................... 24
Bảng 3.6. Doanh thu nhóm thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được thuốc theo nguồn
gốc xuất xứ ...................................................................................................... 25
Bảng 3.7. Doanh thu theo nhóm tác dụng dược lý ......................................... 26
Bảng 3.8. Doanh thu thuốc theo đường dùng ................................................. 27
Bảng 3.9. Doanh thu thực phẩm chức năng theo dạng bào chế ...................... 28
Bảng 3.10. Doanh thu vật tư y tế tiêu hao theo nguồn gốc xuất xứ................ 29
Bảng 3.11. Giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp theo nhóm hàng cơng ty khai thác ....... 30
Bảng 3.12. Lơi nhuận gộp theo nhóm hàng thuốc phân theo nguồn gốc xuất
xứ ..................................................................................................................... 31

Bảng 3.13. Lợi nhuận gộp nhóm hàng thuốc phân theo nhóm tác dụng dược lý ....... 32
Bảng 3.14. Lợi nhuận gộp nhóm hàng thuốc phân theo đường dùng ............. 33
Bảng 3.15. Lợi nhuận gộp nhóm thực phẩm chức năng phân theo dạng bào
chế ................................................................................................................... 34
Bảng 3.16. Lợi nhuận gộp nhóm hàng vật tư y tế tiêu hao theo nguồn gốc
xuất xứ ............................................................................................................. 35


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức cơng ty cổ phần Dược–Vật tư y tế Thanh Hóa ........ 15
Hình 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 19


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây thị trường Dược phẩm có sự tăng trưởng
mạnh mẽ và trở nên sơi động với sự tham gia của các công ty hàng đầu thế
giới, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, và
các cơng ty Dược phẩm trong nước. Do vậy, khơng cịn tình trạng khan hiếm
thuốc như những năm trước đây; thuốc sản xuất ra với chất lượng ngày càng
cao, mẫu mã đa dạng, các dạng bào chế phong phú và đầy đủ các chủng loại.
Mạng lưới cung ứng thuốc phân bố rộng rãi đến tận các vùng sâu, vùng xa,
hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Trong số các Quốc gia tham gia ký
kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành dược phẩm Việt
Nam được dự báo sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt nhất. Nhu cầu
tăng trưởng nhanh, thuế nhập khẩu liên tục giảm và người tiêu dùng có xu
hướng chuộng thuốc ngoại là những yếu tố khiến TPP trở thành tin tốt lành
cho các hãng dược phẩm nước ngoài và đe dọa đến các nhà sản xuất địa
phương.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày
càng đa dạng và phong phú, cùng với những thành tựu đã đạt được các công

ty Dược phẩm trong nước cũng đang đứng trước một bài tốn khó tồn tại
trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đảm bảo lợi nhuận cho hoạt
động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng bền vững. Chính vì vậy, các cơng ty
phải có những chiến lược bài bản, lâu dài, tự ra quyết định kinh doanh của
mình, tự hạch tốn lỗ lãi và bảo tồn vốn cho hoạt động kinh doanh, thích ứng
nhanh với mơi trường luôn thay đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh. Để làm
được điều đó, trước hết các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kết quả kinh
doanh định kỳ, kiểm tra tình hình nội lực cơng ty, hiểu rõ những mặt mạnh
yếu, đánh giá được tiến trình hồn thành mục tiêu kinh doanh. Từ cơ sở đó,
các nhà quản trị sẽ xây dựng những phương án kinh doanh hợp lý, xác định
phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có
về các nguồn nhân tài, vật lực, phát huy ưu điểm và khắc phục kịp thời những
hạn chế trong q trình hoạt động.
Cơng ty cổ phần Dược–Vật tư y tế Thanh Hóa là doanh nghiệp nhà
1


nước được cổ phần hóa từ tháng 12/2002 theo QĐ số 3664/QĐ-CT, ngày
05/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Là doanh nghiệp lớn về
ngành dược của tỉnh, vừa sản xuất vừa kinh doanh thuốc tân dược cũng như
thuốc đông dược, đứng trước những thách thức của thị trường, Công ty đã và
đang từng bước khắc phục khó khăn, khơng ngừng nâng cao sức cạnh tranh,
mở rộng kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vươn lên khẳng
định vị trí trên thị trường.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần
Dược–Vật tư y tế Thanh Hóa, đánh giá hoạt động kinh doanh của cơng ty
trong năm 2017, nhìn nhận lại những điều đã đạt được và chưa làm được,
những thuận lợi và khó khăn, nhằm khai thác hết khả năng, tiềm năng của
công ty giúp công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh trong tương lai, tôi
thực hiện đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của Cơng ty cổ phần

Dược–Vật tư y tế Thanh Hóa trên nhóm hàng cơng ty khai thác, năm
2017”
Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau:
Phân tích một số kết quả kinh doanh theo cơ cấu nhóm hàng khai thác
của Cơng ty cổ phần Dược–Vật tư Y tế Thanh Hóa, năm2017.
Từ đó, đưa ra những kiến nghị hợp lý góp phần vào sự phát triển của
công ty cổ phần Dược –Vật tư Y tế Thanh Hóa

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm
Phân tích là chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận khác
nhau, trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành để hiểu các hiện
tượng đó. Mà hiện tượng đó được phân tích theo những phạm trù kinh tế và
theo những phương pháp đặc thù riêng [2].
Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứa đánh giá tồn
bộ q trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt
động kinh doanh và các tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra
phương án và áp dụng giải pháp nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp [1], [12].
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất chưa phát triển,
yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, cơng việc phân tích
chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triển,
những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu
quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh

doanh được hình thành ngày càng hồn thiện với hệ thống lý luận độc lập[1],
[12].
Do vậy "Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo
hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ
thể với qui luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn"
[1].
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích thực hiện một chức năng cơ bản là dự đốn và điều chỉnh các
hoạt động kinh doanh. Thơng qua phân tích kết quả của kỳ trước mà xác định
nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng, phát hiện quy luật phát triển và có giải pháp
cụ thể để tiến hành quản lí trong kinh doanh
3


Phân tích hoạt động kinh doanh là một cơng cụ quản lý kinh tế có hiệu
quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh
doanh, dù ở bất kì doanh nghiệp nào hình thức hoạt động nào cũng khơng thể
sử dụng hết tiềm năng sẵn có mà nó ẩn mình chưa phát hiện được. Nên chúng
ta phải " Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" mới giúp các nhà
quản lí phát hiện và khai thác những tiềm năng này mong đạt được hiệu quả
kinh tế cao hơn, qua đó tìm ra ngun nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát
sinh, từ đó có những giải pháp chiến lược kinh doanh thích hợp giúp nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp[2], [3].
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết
định kinh doanh. Thông qua các tài liệu phân tích, cho phép các doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp [7], [15].
Phân tích hoạt động kinh doanh cịn là phương pháp quan trọng để
phòng ngừa rủi ro. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và hạn chế xảy ra
rủi ro, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình,

đồng thời dự đốn các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra
chiến lượng kinh doanh cho phù hợp [12].
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ cần thiết cho các
nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên
ngồi khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua
phân tích họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay
với doanh nghiệp [12].
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trị rất
quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan
hệ mật thiết với nhau. Đó là cơng cụ hữu ích được dùng để xác định giá
trị kinh tế, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó phát hiện ra các nguyên nhân khách
quan, chủ quan giúp cho nhà quản trị lựa chọn và đưa ra các quyết định
phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do vậy, phân tích hoạt động kinh
doanh là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp đạt kết
quả và hiệu quả cao nhất [1].
4


1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào
sự đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ cho cơng tác phân tích. Đảm bảo tính
tốn tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng
phân tích [6].
Tính chính xác: Chất lượng của cơng tác phân tích phụ thuộc
nhiều vào tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn
phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích [6].
Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời
tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt
được, để nắm bắt được những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động

kinh doanh [6].
Thơng qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh
doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn. Mặt khác, quá trình kiểm
tra, đánh giá có được cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn ở các bước
sau nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm [8].
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động qua các chỉ tiêu kinh tế.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm nguyên nhân
gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố
gây nên, do đó phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân
gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại
yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích kết quả kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung
chung, mà phải từ cơ sở nhận thức đo phát hiện các tiềm năng cần phải
được khai thác và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy
thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào kết quả đạt được

5


Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết
tiến độ thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh
nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng
thời căn cứ vào các tác đọng ở bên ngồi để xác định vị trí và hướng đi
của doanh nghiệp, các phương án kinh doanh có cịn thích hợp nữa hay
khơng? Nếu khơng phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời.
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng
Phân tích cơ cấu nhóm hàng để tìm ra sản phẩm thuộc nhóm nào có số
lượng bán nhiều nhất trong năm, sản phẩm nào có số lượng bán ít nhất để đưa
ra giải phát nhằm thúc đẩy doanh số cho sản phẩm đó.
Phân tích danh mục nhóm hàng cơng ty khai thác có doanh thu lớn nhất
để từ đó có thể đưa vào sản xuất hoặc đi gia công về để bán ra thị trường từ
đó mang lại lợi nhuận cho cơng ty và cịn chủ động hơn nữa trong việc cung
ứng cho thị trường.
Cơ cấu danh mục nhóm hàng cơng ty khai thác hay đi mua về để bán
lại bao gồm:
- Danh mục thuốc bao gồm:
+ Danh mục thuốc theo nguồn gốc suất xứ: trong nước và nhập khẩu
+ Danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý được phân chia theo
Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuốc phạm
vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
+ Danh mục thuốc được phân theo đường dùng gồm: thuốc dùng đường
uống, thuốc dùng đường tiêm và đường dùng khác.
- Danh mục thực phẩm chức năng được phân theo chủng loại gồm có:
thực phẩm chức năng dạng viên, siro và dạng gói.
- Danh mục vật tư y tế tiêu hao được phân theo nguồn gốc gồm: vật tư
y tế tiêu hao sản xuất trong nước và vật y tế tư tiêu hao nhập khẩu.
6


1.2.2. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp. Cơ cấu nguồn mua là chỉ tiêu đánh giá nguồn hàng cho lợi nhuận cao
và thể hiện cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những người làm công tác kinh

doanh. Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu nguồn mua là một tiêu chỉ tiêu
phân tích trong hoạt động doanh nghiệp [12], [15].
Hệ số tiêu thụ mua hàng =

Doanh số bán hàng (giá bán)
Tổng doanh số mua (giá mua)

Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa mua vào và bán ra
- Chỉ tiêu này >1 và tăng lên thì đánh giá hàng trong kì tốt vì tồn kho
cuối kì giảm.
- Chỉ tiêu này <1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn
kho cuối kì tăng lên là không tốt.
+ Tổng doanh số mua của doanh nghiệp.
+ Các nguồn mua phải được đảm bảo được yêu cầu chất lượng.
+ Mua của các xí nghiệp sản xuất.
+ Mua nguồn khác: Thường là mua của các hãng, các công ty nhà
nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn khác.
+ Các quầy, cửa hàng của công ty tự mua.
+ Riêng với doanh nghiệp dược trung ương và một số doanh nghiệp
dược bn bán tại thành phố lớn có chức năng xuất nhập khẩu cịn có nguồn
nhập khẩu.
1.2.3. Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu
được thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra được một tỷ lệ tối ưu nhằm
khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao [3], [8].
Doanh số bán bao gồm:
+ Tổng doanh số bán của doanh nghiệp.
+ Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng.
+ Doanh số bán theo kênh phân phối.

+ Nhóm hàng có tỉ trọng tốt nhất.
+ Doanh số bán theo nơi sản xuất.
7


1.2.4. Doanh thu
Doang thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của
doanh nghiệp. Doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản
lượng hàng hóa hay dịch vụ.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ từ ngành nghề chính của
doanh nghiệp: Là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dich vụ mà doanh nghiệp
đã bán ra trong kỳ. Theo đó doanh thu từ ngành nghề chính của doanh nghiệp
dược là sản xuất, bán bn, xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ kiểm
nghiệm, dich vụ thử thuốc trên lâm sàng và dịch vụ bán lẻ.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh
thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá bán hàng,
chiết khấu, hàng bị trả lại.
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh
nghiệp.
Ý nghĩa: Doanh thu phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn
vị ở một thời điểm cần phân tích. Thơng qua nó ta có thể đánh giá được hiện
trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng [1], [15].
1.2.5. Lợi nhuận
Khái niệm
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi
trừ chi phí, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của
quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận bao gồm [19].

+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
+ Lợi nhuận trên doanh thu
+ Lợi nhuận gộp
+ Lợi nhuận khác
Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, vì trong điều kiện hạch tốn kinh doanh theo cơ chế thị
8


trường, doanh nghiệp có tồn tại hay khơng, đều quyết định là doanh nghiệp có
tạo ra lợi nhuận hay khơng [20].
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là số tiền lãi thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi
giá vốn hàng bán, trong đó giá vốn bán hàng là giá bạn phải bỏ tiền túi ra để
nhập hàng về bán.
Từ lợi nhuận gộp, chúng ta có khái niệm tỷ lệ lợi nhuận gộp là tỷ suất
giữa lợi nhuận gộp trên tổng doanh thu, thể hiện thành tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ
lợi nhuận gộp là một cách thức nhanh chóng nhưng hữu dụng để so sánh một
cách có ý nghĩa công ty bạn với đối thủ cạnh tranh hoặc các chỉ số trung bình
ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ
doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm sốt chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ
cạnh tranh của nó.
Cơng thức tính lợi nhuận gộp chính xác nhất
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) =Lợi nhuận gộp/Doanh thu.
Trong đó: Lợi nhuận =Doanh thu -Giá vốn hàng bán
Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỷ lệ
lợi nhuận gộp được tính bằng cơng thức
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) =Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Lãi gộp là yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá khả năng
sinh lợi của một doanh nghiệp. Với lãi gộp, bạn có thể thực hiện các thay đổi
tích cực cho doanh nghiệp của mình dựa trên lợi nhuận gộp của bạn. Nếu thấy
chi phí sản xuất gần bằng hoặc cao hơn doanh thu của mình, có thể giảm giá
vốn bằng cách tìm những cách ít tốn kém hơn để sản xuất hàng hóa hay tăng
doanh

thu

bằng

cách

mở

rộng

nỗ

lực

tiếp

thị

của

mình.

Lãi gộp cũng giúp bạn ghi lại chi phí cần thiết để tạo doanh thu. Khi giá vốn

hàng bán tăng, lãi gộp giảm, chi phí hoạt động giảm đi. Và, khi giá vốn hàng
9


bán giảm, lãi gộp tăng, có thể chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động kinh
doanh.
1.2.6. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: cho biết 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận.
Chỉ số này cho ta biết vai trò và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trị hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp càng tốt [1], [20].
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): Phản ánh cứ một đồng
tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng về lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doang càng lớn [11],
[18].
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Khả năng sinh lời
của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lời của vốn
chủ sở hữu càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao [7], [9].
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): phản ánh cứ một đồng
doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng về lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược
lại [1], [20].
1.3. THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
DƯỢC VỆT NAM
1.3.1. Vài nét về thị trường thuốc tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của IMS Health cho thấy Việt nam chưa tự sản
xuất được nguyên liệu mà phải đi nhập khẩu về để sản xuất thuốc. Quy mô
ngành Dược việt nam chiếm 77% về số lượng nhưng chỉ chiếm 30% về giá

trị, chỉ tập tru vào các dòng phổ thông bỏ ngỏ phân khúc đặc trị cho các
doanh nghiệp dược nước ngồi. Các chính sách mới về quản lý đã được điều
chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhành dược phát triển.
Ngành dược Việt Nam năm 2016 có sự tăng trưởng mạnh trong khu
vực các nước Đông Nam Á. Do thị trường dược phẩm là thị trường rất tiền
10


năng từ đó cho thấy ngành cơng nghiệp dược đang có cơ hội rất lớn. Thị
trường dược phẩm Việt Nam có giá trị 4,2 tỷ USD tính đến năm 2015, tốc độ
tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2015 là 17 - 20% và đến năm 2017, tốc độ
tăng trưởng sẽ cao hơn 17%. Tiêu thụ dược bình quân đầu người là 40 USD
[16].
Tính đến tháng 5 năm 2016 thì nước ta đã có trên 170 nhà máy sản xuất
dược phẩm đạt chuẩn WHO - GMP so với năm 2015 là khoảng 150 tăng lên
20 nhà máy đạt chuẩn WHO - GMP. Với tốc độ tăng trưởng của các nhà máy
sản xuất thuốc đạt chuẩn như vậy thì mục tiêu của ngành Dược đặt ra đến
năm 2020, đảm bảo được 100% nhu cầu thuốc cho chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Cơng nghiệp dược trong nước đáp ứng 80% nhu cầu thuốc thành phẩm
và 20% nguyên liệu làm thuốc. Chất lượng thuốc sẽ được nâng cao với 40%
thuốc generic đăng ký được thử sinh khả dụng (BA) và tương đương sinh học
(BE).
1.3.2. Doanh số mua, cơ cấu nguồn mua
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược –Vật tư y tế Thanh Hóa năm
2014, cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối bao gồm hàng công ty khai
thác từ các nguồn mua bên ngồi chiếm tỷ lệ cao (56,1%), hàng cơng ty tự sản
xuất: tân dược chiếm 9,6%, đông dược chiếm 38,8% [13].
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai
gia đoạn 2010 – 2014, doanh số mua của công ty tăng trưởng đều qua các
năm, phần trăm tăng trưởng so với năm 2010 đạt 163% vào năm 2014. Sự tăng

trưởng doanh số mua đều đặn đã thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa tốt
của Cơng ty [6].
1.3.3. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Năm 2016 hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm đều có kết quả kinh
doanh khả quan hơn so với năm 2015 với mức tăng trưởng doanh thu được
cải thiện, trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là Công ty OPC (19,2%) với doanh
thu 790 tỷ, Dược Bình Định (13,0%) với doanh thu 1.385 tỷ. Dược Hậu giang
với doanh thu 3.782 tỷ lệ tăng trưởng 4,8%, Traphaco với doanh thu 1.999 tỷ
lệ tăng trưởng chỉ có 1,3%, Domesco doanh thu 3.287 tỷ lệ tăng trưởng 4,3%.
Ngược lại Agimexpharm với doanh thu 339 tỷ có tỷ lệ tăng trưởng giảm (11


19,1%), SPM với doanh thu 461 tỷ có tỷ lệ tăng trưởng giảm (-23,5%) [10].
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai
gia đoạn 2010 – 2014, doanh số bán của công ty tăng trưởng đều qua các năm,
phần trăm doanh số bán so với năm 2010 đạt 159,4% vào năm 2014. Doanh số
bán trong 2 năm 2011 và 2012 có mức tăng trưởng so với năm trước là cao
nhất trong cả chu kỳ, còn tốc độ tăng trưởng doanh số bán trong 2 năm 2013,
2014 có dấu hiệu đi xuống. Tỷ trọng bán buôn cho kênh bệnh viện trên tổng
doanh số bán chiếm tỷ lệ rất lớn gần 80% và có xu hướng tăng nhẹ qua các
năm, ngược lại tỷ trọng bán buôn khác và tỷ trọng bán lẻ trên tổng doanh số
bán lại có sự đi xuống nhẹ.
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược–Vật tư y tế Thanh Hóa năm
2014, tổng doanh số bán hàng tồn công ty là 736.6 tỷ đồng, giảm so với năm
2013. Số lượng khách hàng bán buôn chiếm tỷ lệ thấp (8,6%), bán lẻ chiếm tỷ
lệ 91,4% (kênh bệnh viện chiếm 7,9% và kênh bán lẻ khác chiếm 83,5%)
[13].
1.3.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Năm 2016, đại diện một số các doanh nghiệp dược có lợi nhuận gộp
trên 40% là Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, OPC. Công ty CPDP

Trung Ương 3 có biên lãi gộp 37%, Domesco có biên lãi gộp 32%, Dược
Bình Định có biên lãi gộp 27%, SPM có biên lãi gộp 24%. Bình qn lợi
nhuận gộp của các doanh nghiệp dược giao động từ 24% – 48%
Công ty CPDP Dược liệu Pharmedic là doanh nghiệp có chỉ số ROE
cao nhất. Xét về tương quan chênh lệch giữa chỉ số ROE và ROA, Pharmedic,
Dược Hậu Giang, Traphaco, Domesco là 04 doanh nghiệp có cả hai chỉ số
này ở mức cao hơn so với doanh nghiệp khác, đều trên mức 20% đối với ROE
và 15% đối với ROA
Kết quả khảo sát tại Công ty Roussel Việt Nam từ năm 2012 – 2014, lợi
nhuận của công ty tăng qua các năm. Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)
giao động từ 15,4% – 14,0%. Tỷ số sinh lời của vốn chủ sỡ hữu (ROE) giao
động từ 18,6% - 17,7%. Tỷ số sinh lời của tổng tài sản (ROA) giao động từ
10,0% - 9,6%. Tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm đều ở mức cao, đặc
biệt là tỷ số ROE thể hiện từng đồng vốn chủ sở hữu đều có hiệu quả kinh
12


doanh cao.
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai
gia đoạn 2010 – 2014, lợi nhuận thuần của công ty sau 3 năm đầu chu kỳ tăng
dần từ năm 2010 – 2012 và có sự giảm trong 2 năm 2013, 2014. Tỷ suất lợi
nhuận rịng của cơng ty (ROS) có sự biến động thất thường trong giai đoạn
2010 – 2014. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) giai đoạn 20102014 có sự biến động thất thường: tăng trong 2010 - 2011từ 29,3% lên 34,4%,
sau đó giảm trong 2 năm tiếp theo (2012 – 2013) giảm từ 33,6% xuống
18,7%, năm 2014 lại tăng nhẹ lên 19,3% [6].
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC-VẬT TƯ Y TẾ THANH HĨA
Hình thức sở hữu vốn
Cơng ty Cổ phần Dược – Vật tư y Thanh Hóa là Công ty được thành
lập từ việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo

Quyết định số 3664/QĐ-UBTH do Uỷ ban nhân tỉnh Thanh Hóa cấp ngày
05/11/2002. Công ty hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số
2800231948 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp, trong q trình
hoạt động cơng ty có 11 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký kinh doanh
lần thứ 11 ngày 30/12/2016.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 11 Vốn
điều lệ của Công ty là 74.716.140.000 đồng tương ứng 7.471.614 cổ phần.
Trụ sở Theo đang ký kinh doanh: 232 Trần Phú-Thành Phố Thanh Hóa
[17].
Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất, thương mại
Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800231948 thay đổi lần
thứ 11 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 30/12/2016, lĩnh
vực hoạt động của Công ty là:
Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược. Kinh doanh thuốc
tân dược, cao đơn hoàn tán. Kinh doanh hóa chất dược dụng, hóa chất xét
13


nghiệm, mỹ phẩm. Kinh doanh và sửa chữa thiết bị y tế. Kinh doanh thuốc
nam, bắc. Kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật
tư y tế. Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phịng
phẩm, cơng nghệ phẩm. Đầu tư hoạt động phòng khám đa khoa-phòng mạch.
Kinh doanh sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, sản xuất dinh dưỡng [17].

14


Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VTYT THANH HĨA

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức cơng ty cổ phần Dược–Vật tư y tế Thanh Hóa

15


Bảng 1.1. Bảng cơ cấu nhân lực của Công ty cổ phần Dược - VTYT
Thanh Hóa
STT

Cơ cấu tổ chức

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Dược sỹ đại học và sau đại học

98

11,8

2

Đại học và sau đại học của các ngành
nghề khác


142

17,0

3

Trung cấp và cao đẳng ngành dược

464

55,6

4

Trung cấp và cao đẳng ngành nghề khác

32

3,8

5

Trình độ sơ cấp/CN kỹ thuật ngành dược

99

11,8

835


100

Tổng cộng

Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập ngày
càng sâu với nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh rất khốc liệt, chính vì thế
mà Ban lãnh đạo công ty đã nỗ lực trong công tác điều hành, tập trung sắp
xếp lại bộ máy tổ chức, cải cách hệ thống phân phối, áp dụng các biện pháp
quản lý mới quyết liệt hướng tới thị trường ngoại tỉnh nhằn tăng cường năng
lực cạnh tranh cùng với sự đồng lịng của tất cả các cổ đơng trong Công ty.
Những năm qua công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, đứng vững trên thị
trường dược phẩm, đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh vào tạo được niềm tin cho khách hàng.
Ngoài việc tự sản xuất thì Cơng ty cịn đi khai thác về để kinh doanh.
Danh mục nhóm hàng tự khai thác của cơng ty trên một nghìn sản phẩm gồm
có: nhóm hàng thuốc, nhóm hàng thực phẩm chức năng, nhóm hàng vật tư y
tế tiêu hao. Trong đó nhóm hàng thuốc được phân theo nguồn gốc thuốc sản
xuất trong nước và thuốc nhập khẩu, theo dạng bào chế, theo nhóm tác dụng
dược lý, nhóm hàng thực phẩm chức năng chỉ được phân theo chủng loại và
nhóm hàng vật tư y tế tiêu hao chỉ được phân theo nguồn gốc.
Với doanh thu của nhóm hàng Cơng ty tự khai thác trong năm 2017
được thể hiện như bảng sau:
16


×