ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
BẰNG CÁC PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong giai đoạn hiện nay công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực
của đời sống con người, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường như một công cụ lao động trí tuệ giúp các
Thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT học
sinh sử dụng các thiết bị kĩ thuật số như một công cụ học tập, góp phần rèn luyện cho
học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đạt kết quả, việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy và học tập có một vai trò tích cực. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc
đổi mới phương pháp dạy học và hình thức học tập.
Việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một
trong những hướng tích cực nhất và hiệu quả nhất. Song để ứng dụng CNTT hiệu quả
trong giảng dạy thì công việc đầu tiên và quan trọng đối với người giáo viên là soạn giáo
án điện tử (GA ĐT).
Chính vì vậy mà từ đầu năm học 2009-2010 Ban Giám Hiệu Trường đã mạnh dạn
chỉ đạo cho tập thể Giáo Viên Trường sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy ít nhất là
3 tiết /1GV trong năm.
Nhưng soạn giảng bằng giáo án điện tư như thế nào cho có hiệu quả là một vấn đề
cầ được quan tâm đúng mức.
2/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã có định hướng cho phát triển giáo dục "Tập
trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực sự ngang tầm là
quốc sách hàng đầu". Nhà nước đã có Nghị định số 64/2007/NĐ- CP ngày 10 tháng 4
năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và
Chỉ thị số 55/2008 CT - BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo về
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 -
2012.
Để con người Việt Nam nhanh chóng tiếp cận nền khoa học hiện đại tiên tiến của thế
giới và để mỗi học sinh nắm bắt được kho tàng kiến thức của nhân loại thì cần phải thực
hiện đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp
dạy học trước đây nặng nề về truyền thụ kiến thức thì ngày nay phương pháp dạy học
phải được thay đổi cách thức, hình thành những năng lực hoạt động, tìm tòi, khám phá
cho học sinh.
Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến việc đổi mới phương pháp dạy học
bằng nhiều hình thức nhằm giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, có
ý chí tự lực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh
là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ “tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
1
Chính vì vậy việc ứng dụng CNTT vào soạn giáo án điện tử có vai trò tác dụng to lớn
trong việc giảng dạy học sinh
3/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
A/ THUẬN LỢI :
• ĐỘI NGŨ : Tập thể Tổ có 12 GV trong đó có 10 GV đạt trình độ đại học,1GV tin
học, 6 GV có kiến thức về tin học.
Đa số GV đã quen với việc soan giáo án bằng vi tính.
+ Bản thân mỗi giáo viên tự học và bồi dưỡng thêm kiến thức Tin học cho mình :
qua tài liệu tham khảo, sách báo, qua bạn đồng nghiệp…
+ Học sinh đã được tiếp xúc với các CNTT trong cuộc sống như ti vi, đài, máy
tính… trong gia đình và nhà trường.
• CƠ SỞ VẬT CHẤT :
Nhà trường có một phòng máy vi tính kết nối mang Lan và kết nối Internet.
Trường bố trí một phòng học có trang bị đủ các thiết bị để GV giảng dạy bằng GA
ĐT các máy tính của trường đều được kết nối Internet.
Trường đã luôn nhận được sự quan tâm của Phòng giáo dục đào tạo, các ban ngành
chức năng từ thị trấn đến Huyện. Đặc biệt là sự chỉ đạo của Phòng giáo dục - đào tạo về
chuyên môn và sự hỗ trợ tích cực của phụ huynh học sinh đầu tư kinh phí cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học.
B/ KHÓ KHĂN:
- Trình độ, năng lực giáo viên không đồng đều, một bộ phận giáo viên tuổi cao,
sức khoẻ yếu khi tiếp cận các phương tiện hiện đại và ứng dụng CNTT còn hạn chế.
- Việc ứng dụng CNTT vào soạn giáo án điện tử thường mất thời gian và mất công
tìm tòi khai thác nên nhiều giáo viên còn ngại làm. Một số giáo viên chưa nhận thức
đúng việc ứng dụng CNTT vào dạy học cho rằng đây là việc làm chưa thật cần thiết dẫn
đến ý thức tự học còn chưa cao.
- Khả năng thiết kế bài giảng của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa khai thác
được tiện ích của CNTT vào soạn giáo án điện tử mà phần nhiều còn phải nhờ kỹ thuật
viên tin học (GV dạy Tin học).
Để thiết kế GAĐT thực hiện được thành công phải cần rất nhiều phương tiện máy
móc hỗ trợ song CSVC của nhà trường chưa đủ đáp ứng trang bị phương tiện máy móc
điện tử tới từng lớp học để khai thác giảng dạy nên việc sử dụng GAĐT đại trà ở các lớp
chưa thực hiện được. Chủ yếu chỉ GAĐT vào Hội giảng, hội thi, chuyên đề
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Thế nào là giáo án điện tử?
- Giáo án điện tử khác với giáo án truyền thống là giáo án được xây dựng bằng CNTT
được kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ, có tạo hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hiệu
ứng sống động hấp dẫn hơn. Nhờ có CNTT giúp bài giảng được nhẹ nhàng, sinh động
hơn. Học sinh được kích thích trí tuệ, tiếp thu bài nhanh và cũng nhớ lâu hơn.
*GAĐT là phương tiện dạy học mang tính hiện đại và công nghệ cao, có vai trò
tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập và phát triển.
2. Nhữn kiến thức tin học giáo viên cần có để thực hiện soạn GA ĐT:
Muốn ứng dụng CNTT vào việc soạn giáo án điện tử đạt hiệu quả người giáo viên
cần phải :
2
- Có kiến thức cơ bản về trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính, soạn thảo
văn bản.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn Power point, Violet.
- Biết cách truy cập Internet và thu nhận các nguồn tư liệu trên mạng.
- Có khả năng sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm
thanh.
Có được như vậy thì khi làm việc, người giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng cần
phải có một giáo viên kĩ thuật viên tin học hỗ trợ.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng đồ dùng dạy học và giáo án điện tử
thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn
bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, Violet giáo viên cần phải có ý
tưởng và niềm say mê thật sự với công việc thiết kế. Công việc đó đòi hỏi người giáo
viên phải có sự sáng tạo nhạy bén và tính thẩm mĩ.
Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba
khâu: soạn GAĐT, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép.
Mỗi lớp học có trung bình từ 40-50 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy GAĐT
thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên
màn rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt
kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để
học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án
trên Power Point hay Violet cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:
Về màu sắc của nền hình:
Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh
đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì
chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.
Về font chữ:
Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI-Helve…) hạn chế dùng
các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
Về size chữ:
Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh
hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25
inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50
người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được.
Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy
nền hình từ trên xuống từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên
dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không
mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù
hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng
cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn.
Trình chiếu GAĐT
Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong
mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích
hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà
nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng,
sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
Hướng dẫn học sinh ghi chép
Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy định của Bộ GD&ĐT
3
và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn
học sinh cách ghi bài học vào vở như sau:
a- Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các
slide có ký hiệu riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy
đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên
kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.
b- Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong
các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội
dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
c- Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến
độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách
giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp).
Chú ý:
Nguyên tắc giáo dục chủ động là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên trong quá trình
giảng dạy là phải đảm bảo được việc học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, nhưng giáo
viên không phải là người bao tiêu mọi kiến thức cung cấp cho học sinh. Chính bản thân
học sinh, trong khi tham gia tích cực vào tiết học, sau khi tìm hiểu lại sách giáo khoa và
tìm tòi ở các phương tiện multimedia, sẽ chọn lọc đúc kết những kiến thức của tiết học
và ghi chép, lưu trữ cho riêng mình.
Với các hình thức trên một bài giảng điện tử cũng cần được đáng giá theo các tiêu
chuẩn nhất định
Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT&TT trong tiết dạy-học (dự thảo)
Tính dễ sử dụng:
Học sinh dễ dàng tiếp cận và tự di chuyển dễ dàng trong bài học
Nội dung bài học:
Bài học có đủ nội dung chủ yếu, được tổ chức hợp lý, thứ tự và trình bày rõ ràng, có
tính sư phạm, học sinh ghi chép được bài.
Sử dụng multimedia:
Xem xét hiệu quả của các phương tiện multimedia (text, graphic, audio, animation,
video,..) trong việc hỗ trợ học tập (minh họa, mô phỏng, so sánh,..).
Sự tương tác:
Ngoài việc xem nội dung, cần bảo đảm yêu cầu tương tác với bài học thông qua các
bài tập, bài thực hành nhỏ (kỹ năng kéo thả, điền vào chỗ trống, chọn câu trả lời,..),
đồng thời có phản hồi kết quả nhanh.
Tính hấp dẫn:
Việc trình bày và tương tác có hấp dẫn và kích thích việc học và luyện tập.
Đáp ứng mục đích yêuc ầu:
Các nội dung và hoạt động của bài giảng đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
Đánh giác chung:
Đánh giá chung về hiệu quả của bài giảng so với việc sử dụng phương tiện truyền thống.
Tuy nhiên việc giảng dạy một tiết bằng trình chiếu và dạy thông thường cũng cần
được đáng giá theo tiêu chuẩn của Bộ GD đã qui định. Vì vậy khi soạn giáo án điện tử
GV phải hiểu các tiêu chuẩn dược chuyển thể như thế nào.
3. ĐÁNH GIÁ MỘT TIẾT DẠY CÓ ỨNG DỤNG CNTT&TT
4
(Xem xét tổng thể tiết dạy-học vừa có ứng dụng CNTT&TT, vừa sử dụng các
phương tiện, thiết bị khác)
Trong thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về
đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học. Nhiều tiết học sử dụng công cụ
trình chiếu powerpoint rất hấp dẫn, nhưng hiệu quả sư phạm không cao. Học sinh chỉ
theo dõi các hình ảnh chiếu trên màn hình, chưa kết hợp ghi chép vở, và tất nhiên không
có các hoạt động học tập cá nhân.
Cần có những tiêu chí đánh giá tiết dạy-học có ứng dụng CNTT&TT để định hướng cho
việc sử dụng CNTT&TT trong dạy học ở phổ thông.
5 tiêu chuẩn (10 tiêu chí). Mỗi tiêu chí tối đa 2 điểm.
a. Tiêu chuẩn về nội dung (3 tiêu chí)
1. Chính xác về khoa học bộ môn, về quan điểm tư tưởng.
2. Đủ nội dung cơ bản và đáp ứng đầy đủ mục tiêu bài học; có tính hệ thống; nhấn
mạnh đúng trọng tâm.
3. Liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho bài
giảng điện tử (phương tiện multimedia: văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ
trợ…) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, đúng liều lượng.
Yêu cầu cụ thể:
Đánh giá việc lựa chọn chủ đề để ứng dụng CNTT&TT; có sử dụng phương tiện
multimedia minh họa.
- Trong toàn bộ chương trình, không phải bất cứ chủ đề nào, bài học nào cũng phải ứng
dụng CNTT&TT. Trong trường hợp chủ đề dạy học chỉ cần tới các thiết bị truyền thống
thì dứt khoát không sử dụng CNTT&TT. Việc sử dụng CNTT&TT sẽ không chỉ tốn kém
mà có khả năng làm giảm chất lượng tiết dạy-học. Tiết dạy-học được lựa chọn phải có
tình huống dạy học ứng dụng CNTT&TT hiệu quả.
- Ngoài các slides, có các phần mềm dạy học, các phương tiện multimedia như: video-
clips, hình ảnh, âm thanh, graphic… làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học,
dễ hiểu, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, giúp học sinh khám phá, hệ thống hóa và khắc
sâu kiến thức.
- Có thể có các siêu liên kết (hyperlinks) ghép nối giữa các slides, các phần mềm dạy
học, các video-clips,… khéo léo, phù hợp trình tự bố cục bày dạy, làm cho bài dạy dễ
hiểu, logic và không mất thời gian tìm kiếm.
- Tùy bài mà chọn dùng phần mềm dạy học và các slides chữ, hình (hình động hoặc hình
tĩnh), slides sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm bảo minh
họa, khắc sâu và chốt lại hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm
bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học.
Phương tiện multimedia, phần mềm ứng dụng sát nội dung bài học, không lạm dụng, đạt
hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt học sinh xây dựng bài học.
5
b. Tiêu chuẩn về phương pháp (2 tiêu chí)
4. Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài
lên lớp.
5. Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học; kết hợp tốt việc ứng
dụng CNTT với các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.
Xem xét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng phương pháp đặc thù của bộ môn;
tránh việc xem ứng dụng CNTT&TT là một phương pháp dạy học mới bởi vì ứng dụng
CNTT&TT chỉ giúp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy-học, ví dụ có nhiều trường hợp cần
tới tổ chức hoạt động học tập cá nhân và nhóm thì giáo viên lại trình chiếu powerpoint
theo kiểu dạy học đồng loạt.
c. Tiêu chuẩn về phương tiện và kỹ thuật (2 tiêu chí)
6. Kết hợp tốt việc sử dụng phương tiện cho bài giảng điện tử và các phương tiện,
thiết bị dạy học khác phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp (khi cần thiết).
7. Thiết kế các slide đẹp, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn; màu sắc hài hòa,
phối màu giữa phông nền và chữ hợp lý, phù hợp với nội dung; hình và cỡ chữ, kiểu
chữ rõ; các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh được sử dụng hợp lý, không lạm
dụng; bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng; học sinh ghi được
bài.
Xem xét việc kết hợp phương tiện dạy-học truyền thống với phương tiện CNTT&TT và kĩ
thuật thiết kế các slides.
- Xác định xem có phải tình huống dạy-học chỉ cần phương tiện truyền thống đơn giản rẻ
tiền, mà giáo viên vẫn dùng phương tiện CNTT&TT.
- Xác định việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện dạy-học truyền thống và phương
tiện CNTT&TT trong những tình huống cụ thể (khi cần thiết sử dụng các phương tiện
này) vì việc sử dụng phương tiện CNTT&TT (mỗi phương tiện multimedia và phần
mềm dạy học) phải có mục đích, ý đồ riêng.
- Xác định xem giáo viên có biết thao tác tốt các slides với các phương tiện multimedia
và phần mềm dạy học (PMDH) sử dụng; giáo viên có biết tổ chức cho học sinh ghi chép
khi trình chiếu các slides của powerpoint.
- Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh; không làm học sinh mất tập trung vào bài học bằng
những phương tiện multimedia không cần thiết, chỉ thuần trang trí.
Yêu cầu cụ thể:
+ Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slides với
lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trò với tiến trình bài dạy. Dù trên bài giảng điện tử
có bố trí những slides; hoặc trên những slides có bố trí những chỗ để trình bày nội dung
chính cho học sinh ghi, nhưng bảng cũng phải là nơi để giáo viên minh họa, mở rộng
thêm những điều không có trong sách giáo khoa hoặc giải thích những thắc mắc của học
sinh, là nơi để học sinh trình bày bài tập của mình
6