Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

LÊ MẠNH DŨNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠ C SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

LÊ MẠNH DŨNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở
HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số:60850101
LUẬN VĂN THẠ C SĨ KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. ĐẶNG VĂN BÀO

PGS.TS. PHẠM QUANG TUẤN

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................. v
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ.................................................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................... 3
5. Cơ sở dữ liệu thực hiện............................................................................................................... 6
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ........................7
1.1. Khái niệm về đất và đất đai.................................................................................................. 7
1.2. Nghiên cứu về phân loại đất xây dựng bản đồ thổ nhưỡng.................................. 8
1.3. Nghiên cứu về đánh giá đất................................................................................................ 10
1.4. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững..................................................... 13
1.5. Quan điểm tiếp cận................................................................................................................. 14
1.5.1. Quan điểm lịch sử.................................................................................................................. 14
1.5.2. Quan điểm hệ thống.............................................................................................................. 15
1.5.3. Quan điểm phát triển bền vững......................................................................................... 15
1.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 17
1.6.1. Điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ thổ nhưỡng............................................................. 17
1.6.2. Lấy mẫu đất phân tích nông hóa...................................................................................... 17

1.6.3. Phương pháp phân tích chỉ tiêu lý hóa học đất........................................................... 17
1.6.4. Phương pháp đánh giá đất đai theo yếu tố hạn chế của FAO................................ 18
1.6.5. Phương pháp chuyên gia và kế thừa tài liệu................................................................ 19
1.6.6. Phương pháp bản đồ và GIS.............................................................................................. 19
1.7. Các bước thực hiện................................................................................................................. 19

ii


CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN
QUAN ĐẾN PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN CHI
LĂNG..................................................................................................................................................... 21
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................................................ 21
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................................ 21
2.1.2. Địa chất, địa mạo.................................................................................................................... 21
2.1.2.1. Đặc điểm địa chất........................................................................................... 21
2.1.2.2. Đặc điểm địa mạo........................................................................................... 23
2.1.3. Đặc điểm khí hậu................................................................................................................... 23
2.1.4. Đặc điểm thuỷ văn................................................................................................................. 26
2.1.5. Đặc điểm thảm thực vật....................................................................................................... 27
2.1.5. Đặc điểm quá trình hình thành đất chủ yếu.................................................................. 28
2.1.6. Tài nguyên thiên nhiên......................................................................................................... 30
2.1.6.1. Tài nguyên đất.................................................................................................. 30
2.1.6.2. Tài nguyên nước............................................................................................... 33
2.1.6.3. Tài nguyên rừng............................................................................................... 34
2.1.6.4. Tài nguyên khoáng sản.................................................................................. 34
2.2. Thực trạng kinh tế xã hội.................................................................................................... 34
2.2.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển nông thôn..................................................... 34
2.2.2. Sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ............................................................ 36
2.3. Hiện trạng môi trường năm 2014.................................................................................... 37

2.3.1. Môi trường đất......................................................................................................................... 37
2.3.2. Môi trường nước..................................................................................................................... 38
2.3.3. Môi trường không khí.......................................................................................................... 39
2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
tác động đến phát triển nông nghiệp...................................................................................... 39
2.4.1. Những thuận lợi...................................................................................................................... 39
2.4.2. Những khó khăn..................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ ĐÁNH GIÁ

iii


PHÂN HẠNG THÍCH HỢP CÁC ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHI LĂNG................................................................. 42
3.1. Đơn vị đất đai............................................................................................................................ 42
3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu tạo lập đơn vị đất đai................................................................ 42
3.1.2.Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về địa hình................................................................................ 43
3.1.3.Nhóm chỉ tiêu đặc trưng thổ nhưỡng............................................................................... 44
3.1.4.Nhóm chỉ tiêu đặc trưng chất lượng đất......................................................................... 48
3.1.5.Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về khí hậu................................................................................. 55
3.1.6.Chỉ tiêu tưới tiêu...................................................................................................................... 57
3.1.7. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................................................................ 57
3.2. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp và lựa chọn cây trồng đánh giá.............60
3.2.1. Đánh giá một số loại hình sử dụng đất chính.............................................................. 60
3.2.2. Lựa chọn các cây trồng cấu thành loại hình sử dụng đất phục vụ
đánh giá phát triển nông nghiệp.................................................................................................... 64
3.3. Đặc trưng sinh thái cây trồng........................................................................................... 64
3.4. Đánh giá phân hạng thích hợp.......................................................................................... 66
3.4.1. Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và đánh giá........................................................................ 66
3.4.2. Kết quả đánh giá phân hạng thích nghi sinh thái....................................................... 69

3.5. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Chi
Lăng........................................................................................................................................................ 78
3.5.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn và nguyên tắc đề xuất định hướng..............................78
3.5.1. Kết quả đề xuất định hướng............................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 86

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
DT

Diện tích

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc


KTXH

Kinh tế xã hội

KTTV

Khí tượng thủy văn

LUT

Loại hình sử dụng đất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

WRB

Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới

YCSDĐ

Yêu cầu sử dụng đất

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích đất........................................................... 18
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Chi Lăng đến ngày 31/12/2014.................................. 31
Bảng 3: Phân cấp chỉ tiêu địa hình trong vùng đánh giá.............................................................. 43
Bảng 4: Phân cấp chỉ tiêu các loại đất đánh giá trong vùng đánh giá....................................... 45
Bảng 5: Phân cấp chỉ tiêu theo thành phần cơ giới....................................................................... 46
Bảng 6: Phân cấp chỉ tiêu theo tầng dày đất................................................................................... 47
Bảng 7: Diện tích các loại đất chuyển đổi sang phân loại định lượng FAO-UNESCO từ
phân loại phát sinh trong vùng đánh giá.......................................................................................... 52
Bảng 8: Tổng hợp diện tích các loại đất theo phân loại định lượng FAO-UNESCO trong
vùng đánh giá......................................................................................................................................... 52
Bảng 9: Phân cấp chỉ tiêu độ chua thủy phân................................................................................. 53
Bảng 10: Phân cấp chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ...................................................................... 54
Bảng 11: Phân cấp nhóm chỉ tiêu khí hậu....................................................................................... 56
Bảng 12: Thuộc tính của một số đơn vị đất đai.............................................................................. 59
Bảng 13: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệpchủ yếu ở huyện Chi Lăng.........................60
Bảng 14: Phân cấp thích hợp cho các chỉ tiêu đánh giá............................................................... 67
Bảng 15: Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp đối với các loại cây trồng.......................... 70
Bảng 16: Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp đối với các loại cây trồng theo hiện trạng
sử dụng đất.............................................................................................................................................. 70
Bảng 17: Tổng hợp kết quả phân hạng mức độ thích hợp đối với các loại cây trồng theo
yếu tố hạn chế......................................................................................................................................... 72
Bảng 18: Kết quả đề xuất diện tích phát triển các loại hình sử dụng đất................................. 81
Bảng 19: Đề xuất định hướng sử dụng theo đơn vị đất đai huyện Chi Lăng..........................81

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Thứ tự các bước đánh giá đất đai....................................................................................... 19
Hình 2: Quy trình các bước nghiên cứu........................................................................................... 20
Hình 3: Bản đồ nhiệt độ trung bình năm huyện Chi Lăng........................................................... 25
Hình 4: Bản đồ lượng mưa trung bình năm huyện Chi Lăng..................................................... 25
Hình 5: Bản đồ mạng lưới thủy văn huyện Chi Lăng................................................................... 26
Hình 6: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Chi Lăng.....................33
Hình 7: Bản đồ độ dốc và địa hình tương đối trên đất sản xuất nông nghiệp huyện Chi
Lăng.......................................................................................................................................................... 44
Hình 8: Bản đồ Thổ nhưỡng theo phân loại phát sinh trên đất sản xuất nông nghiệp huyện
Chi Lăng.................................................................................................................................................. 45
Hình 9: Bản đồ phân bố thành phần cơ giới tầng mặt trên đất sản xuất nông nghiệp huyện
Chi Lăng.................................................................................................................................................. 46
Hình 10: Bản đồ phân bố tầng dày đất sản xuất nông nghiệp huyện Chi Lăng...................... 47
Hình 11: Bản đồ phân bố độ chua thủy phân tầng mặt trên đất sản xuất nông nghiệp huyện
Chi Lăng.................................................................................................................................................. 54
Hình 12: Bản đồ phân bố hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trên đất sản xuất nông nghiệp
huyện Chi Lăng...................................................................................................................................... 55
Hình 13: Bản đồ Đơn vị đất đai vùng sản xuất nông nghiệp huyện Chi Lăng.......................58
Hình 14: Quy trình các bước đánh giá phân hạng thích hợp đất Chi Lăng............................. 69
Hình 15: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với cây Lúa trên đất sản xuất nông nghiệp
huyện Chi Lăng...................................................................................................................................... 73
Hình 16: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với cây Ngô trên đất sản xuất nông nghiệp
huyện Chi Lăng...................................................................................................................................... 74
Hình 17: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với cây Thuốc lá trên đất sản xuất nông
nghiệp huyện Chi Lăng........................................................................................................................ 75
Hình 18: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với cây Khoai tây trên đất sản xuất nông
nghiệp huyện Chi Lăng........................................................................................................................ 76
Hình 19: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với cây Na trên đất sản xuất nông nghiệp
huyện Chi Lăng...................................................................................................................................... 77


vii


Hình 20: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai với cây Hồng trên đất sản xuất nông nghiệp
huyện Chi Lăng...................................................................................................................................... 78
Hình 21: Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở kết quả đánh giá
mức độ thích hợp đất đai huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.......................................................... 83

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đất là một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng, là tư liệu cơ bản
cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Điều đó cho chúng ta có đầy đủ căn cứ để
coi lớp đất phủ là tài sản quốc gia chủ yếu[12]. Hiến pháp nước CHXHCN Việt
Nam tại chương II điều 18 đã xác định "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà
nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".
Từ khi thống nhất hai miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
nông nghiệp nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sản xuất nông nghiệp không những đảm
bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với
việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Nông nghiệp đang từng bước cơ bản đã
chuyển sang sản xuất hàng hoá.
Tuy nhiên, về mặt tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang đang đối
mặt với hàng loạt các vấn đề như quy mô sản xuất nhỏ, ruộng đất manh mún, công
nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng hàng hóa thấp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất không
có tính bền vững, hợp tác liên kết cạnh tranh phục vụ xuất khẩu yếu... Trong đấy nổi

bật lên là việc sử dụng không hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp. Trong khi không
gian tài nguyên đất nông nghiệp thì có hạnmà dưới sức ép của quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu hàng đầu được đặt ra là sử dụng
đất nông nghiệp hiệu quả, khai thác hợp lý và mang tính bền vững.
Để thực hiện mục tiêu đó thì cơ sở yêu cầu là cần phải có những nghiên cứu,
đánh giáxác định được số lượng, chất lượng và phân bố của từng loại hình sử dụng
đất nông nghiệp theo từng mức độ thích hợp; dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản
về điều tra phân loại, lập bản đồ đất, yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến
sản xuất nông nghiệp.

1


Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn.
Những năm qua kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỉ
trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa
không còn, nhiều mô hình chuyển đổi được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của nhiều nơi, sản xuất nông nghiệp cấp
huyện cũng gặp nhiều khó khăn và diện tích đất nông nghiệp đã có những biến động
lớn,nhưng khai thác chưa được hiệu quả và không bền vững, chất lượng các quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông nghiệp chưa cao; đòi hỏi phải có cơ sở khoa
học vững chắc làm tiền đề định hướng quy hoạch. Do vậy, đây là cơ sở để học viên
thực hiện luận văn thạc sĩ khoa học:“Đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ
phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu:
Xác lập cơ sở khoa học phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững
huyện Chi Lăng trên cơ sở xác định tiềm năng đất đai và đánh giá phân hạng thích
hợp một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính.


2.2. Nhiệm vụ:
Nhằm đạt được những mục tiêu trên, luận văn cần phải giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Đánh giá được các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan đến
phân hạng thích hợp đất nông nghiệp của huyện Chi Lăng.
- Nghiên cứu và phân tích được yêu câu sinh thái của các cây trồng chính cấu
thành mỗi loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Chi Lăng.
- Lựa chọn được các đặc trưng về thổ nhưỡng, chất lượng đất và khí hậu
phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định được mức thích hợp các cây trồng bước đầu đề xuất định hướng
sử dụng đất nông nghiệp bền vững.

2


3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian: Điều tra đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với sản
xuất nông nghiệp ở huyện Chi Lăng được thực hiện trên phạm vi toàn bộ diện tích
đất sản xuất nông nghiệp theo không gian và số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 (đến
31/12/2014), theo đó tổng diện tích đánh giá là 13.855,84 ha, bao gồm Đất chuyên
trồng lúa nước (LUC); đất trồng lúa còn lại (LUK); đất bằng trồng cầy hàng năm
khác (BHK); đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK) và đất trồng cây lâu
năm (CLN).
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn:
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm các Đơn vị đất đai tương ứng với điều kiện
sinh thái ở Chi Lăng.
- Đánh giá phân hạng mức độ thích hợp đất đai đối với các loại cây trồng
chính có thế mạnh của huyện và có yếu tố đảm bảo an ninh lương thực bao gồm:
cây lúa, cây ngô, cây thuốc lá, cây khoai tây, cây na, cây hồng.

- Bước đầu đề xuất bố trí diện tích phát triển các nhóm cây trồng trên cơ sở
các mức thích hợp của từng đơn vị đất đai.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1.Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp Cập nhật số liệu phân tích.
- Xác định quy luật phân bố, mối tương quan giữa các yếu tố địa hình, địa
chất, thực vật, thuỷ văn…với đất và những thay đổi về sự phân bố không gian giữa
các loại đất, về độ dày tầng đất mịn, về số liệu phân tích thổ nhưỡng và nông hóa để
từ đó xây dựng khoá chuẩn phục vụ nội suy cho các khu vực khác.
- Mẫu đất lấy theo tầng phát sinh của phẫu diện đại diện cho các loại đất
chính. Mẫu thổ nhưỡng phân tích các chỉ tiêu: pHKCl, OM%, Dung tích hấp thu
(CEC: meq/100 g đất), Thành phần cơ giới.
Chỉnh lý một số nội dung của bản đồ đất:

3


- Tên đơn vị phân loại đất: chuyển đổi theo hệ thống phân loại và ký hiệu
được quy định ở quy phạm điều tra lập bản đồ đất năm 1984.
- Liên hệ chuyển đổi tên đất theo FAO-UNESCO/WRB.
- Ký hiệu về thành phần cơ giới lớp đất mặt; Độ dày tầng đất mịn.
- Các thông tin về tỷ lệ, mức độ kết von, đá lẫn trong đất, đá lộ đầu được xếp
tuần tự sau ký hiệu về độ dày tầng đất mịn theo đúng ký hiệu của quy phạm 1984.
4.2.Xây dựng các bản đồ thành phần
Tiến hành thành lập bản đồ mô hình số độ cao để xây dựng bản đồ độ dốc.
Thu thập, xây dựng các bản đồ thành phần: phân vùng khí hậu, tưới tiêu, độ dốc, địa
hình tương đối, và thành phần cấp hạt...
4.3.Đánh giá mức độ thích nghi đất đai
a). Xây dựng yêu cầu sử dụng đất, gồm các nội dung sau:
* Nghiên cứu căn cứ khoa học để xây dựng yêu cầu sử dụng đất (YCSDĐ), dựa

trên các tiêu chí:
-

Đặc điểm sinh lý, yêu cầu sinh thái của cây trồng/nhóm cây trồng thuộc các
loại hình sử dụng đất cần đánh giá

-

Đặc điểm và chất lượng đất đai

* Lựa chọn yếu tố hạn chế và xây dựng chỉ tiêu. Yếu tố hạn chế được đưa ra
xem xét cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:
-

Có sự phân biệt về mức độ thích hợp của đặc điểm đất đai đối với từng loại
sử dụng đất.

-

Ranh giới các lớp thích hợp trên có thể xác định được trên bản đồ.

* Xây dựng yêu cầu sử dụng đất và phân cấp chúng theo 4 mức: S1: rất thích
hợp; S2: thích hợp; S3: ít thích hợp; N: không thích hợp.
b). Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu tạo lập bản đồ đơn vị đất đai, xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai
* Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu tạo lập bản đồ đơn vị đất đai được căn cứ
vào:
-

Yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được lựa chọn đưa vào


4


đánh giá.
-

Mức chênh lệch, sự sai khác của các yếu tố về đặc điểm và chất lượng đất
đai trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu (huyện và tỉnh).

* Các yếu tố tham gia tạo lập bản đồ đơn vị đất đai có thể gồm một số trong những
đặc điểm dưới đây:
– Một số đặc trưng về thời tiết khí hậu (Chỉ sử dụng khi có sự khác biệt giữa các
vùng trong huyện)
– Đặc điểm về đất: Loại đất; độ dày tầng đất mịn ; địa hình (địa hình tương đối
áp dụng với đất bồi tụ và đất ruộng bậc thang; độ dốc áp dụng với đồi núi);
đặc tính lý hoá học của đất,,
– Điều kiện thuỷ lợi và thuỷ văn nước mặt, có thể gồm các yếu tố sau: Chế độ
ngập (độ sâu ngập và thời gian ngập, tần xuất ngập); Khô hạn (thời điểm hạn
và thời gian khô hạn); Điều kiện tưới (chủ động, bán chủ động, khó khăn và
không được tưới); Điều kiện tiêu thoát (chủ động, bán chủ động, khó khăn và
không tiêu thoát).
c). Chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề: đất, (khí hậu), thuỷ lợi, thuỷ văn nước
mặt... để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.Biên tập bản đồ đơn vị đất đai, kết nạp với
CSDL phục vụ các nội dung tiếp theo.
d). Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với các loại hình sử dụng đấtđược lựa
chọn theo trình tự sau:
-

Xây dựng cây quyết định từ yêu cầu sử dụng đất


-

Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai và tổng hợp kết quả:

-

Biên tập bản đồ kết quả đánh giá phân hạng đất đai

-

Chồng xếp bản đồ phân hạng với bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất
nông nghiêp cùng tỷ lệ,

-

Tổng hợp diện tích các mức độ thích hợp của đất đai với từng cây trồng theo
hiện trạng sử dụng và số lượng, mức độ các yếu tố hạn chế theo huyện, xã.

Kết quả đánh giá phân hạng đất đai này sẽ là một trong những căn cứ khoa học và
số liệu đầu vào quan trọng để đề xuất bố trí cây trồng

5


5. Cơ sở dữ liệu thực hiện
- Bản đồ thổ nhưỡng huyện Chi Lăng biên tập tỷ lệ 1/50.000, Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, thực hiện năm 2010;
- Bản đồ thổ nhưỡng theo phân loại định lượng FAO-UNESCO của tỉnh
Lạng Sơn, biên tập tỷ lệ 1/50.000, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp;

- Lớp thuộc tính thông tin và không gian về nhiệt độ trung bình năm và 12
tháng của tỉnh Lạng Sơn, Viện Khí Tượng thủy Văn;
- Lớp thuộc tính thông tin và không gian về lượng mưa trung bình năm và 12
tháng của tỉnh Lạng Sơn, Viện Khí Tượng Thủy Văn;
- Số liệu phân tích đất của 516 mẫu theo các chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng,
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, thực hiện năm 2010.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn được xây dựng theo cấu trúc chương mục, ngoài các phần lớn như
Mở Đầu; Kết Luận và Kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, thì nội dung của luận
văn được trình bày trong 3 chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan về đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát
triển nông nghiệp.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội liên quan đến đánh giá phân
hạng hợp đất đai của huyện Chi Lăng.
Chương 3: Thành lập bản đồ đất đai và đánh giá phân hạng thích hợp các đơn
vị đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Chi Lăng.

6


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm về đất và đất đai.
Năm 1897, nhà Thổ nhưỡng học người Nga V.V. Docutraev lần đầu đã xác
định: “Đất là tầng mặt hoặc tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới
tác dụng tổng hợp của nước, không khí, các sinh vật sống và chết khác nhau”. Sau
đó, ông đã bổ sung thêm cho khái niệm về đất của minh. Theo ông “đất trên bề mặt
lục địa được hình thành do sự tác động cực kỳ phức tạp của khí hậu địa phương,
thực vật và động vật, thành phần và cấu tạo của đá mẹ, địa hình địa phương và

cuối cùng là tuổi của một lãnh thổ nhất định”[10].
Quan điểm do Docutraev là luận điểm xuất phát cơ bản cho khái niệm về sự
phát sinh của đất theo đó Đất được coi một vật thể tự nhiên cấu tạo độc lập lâu đời
do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật,
đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian.
Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và sự tác động của
các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh. Do đó, sau này một số học giả
khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con
người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
Trên cơ sở đó, học giả người Anh V.R.Wiliam đã phát triển học thuyết về độ
phì của đất. Ông đã xác định độ phì nhiêu của đất là khả năng của nó thỏa mãn với
một mức độ nhất định yêu cầu của cây về các yếu tố thổ nhưỡng của sự sống. Trên
cơ sở đặc điểm quan trọng này của đất, Wiliam đã xác định khái niệm về đất: “Khi
chúng ta nói về đất, chúng ta phải hiểu đó là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả
năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”. Chính nhờ có độ phì nhiêu mà đất có khả
năng tạo ra sản sản phẩm của cây. Cũng chính cái đó làm cho đất trở thành vốn cơ
bản của sản xuất nông nghiệp, là “điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và
tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”[10].
Muốn tiếp tục phát triển sản xuất sau này vấn đề đặc biệt quan trọng là phải

7


nghiên cứu về độ phì nhiêu đất. Kinh nghiệm cho thấy năng suất cao chỉ có thể đạt
được khi mà dựa trên kỹ thuật canh tác đúng, và khi chúng ta năm được những yêu
cầu của cây trồng và đặc điểm của đất.Độ phì nhiêu của đất hiểu một cách vắn tắt là
khả năng của đất cung cấp cho cây, trong thời gian sinh trưởng, một số lượng nước
và chất dinh dưỡng cần thiết. Đất nghèo nhất cũng chứa một số lượng chất dinh
dưỡng cần cho cây đủ đạt một năng suất nhất định[1].
Từ kinh nghiệm và tri thức của thế giới, các nhà thổ nhưỡng Việt Nam đã

khái quát lại và cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có
thể mọc được” và từ đấy suy rộng ra thành những quan điểm về đất đai như sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành
của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời tiết,
thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt
cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để
lại”[7].Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và
ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp.
1.2. Nghiên cứu về phân loại đất xây dựng bản đồ thổ nhưỡng.
Theo[16], công tác điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng (bản đồ đất) ở Việt Nam
được tiến hành ngay từ trước những năm 60 của thế kỷ XX, cụ thể là từ năm 1960
đến 1975 các cơ quan chuyên môn trong đó có Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp đã xây dựng các Bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 - 1/50.000 cấp huyện, tỷ
lệ 1/50.000 -1/100.000 của hầu hết các tỉnh thành phía Bắc. Tại Lạng Sơn, từ những

8


năm 1967 – 1969 Vụ Quản lý ruộng đất - Bộ Nông nghiệp đã cùng với tỉnh điều tra
xây dựng bản đồ đất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000. Đến năm 1982- 1984, Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất
tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000. Đợt chỉnh lý này, bản đồ đã thể hiện được các loại

đất chính, chỉ tiêu độ dày tầng đất mịn 3 cấp (X-Y-Z) và độ dốc chia thành 5 cấp (I:
o

o

o

o

o

0-3 , II : 3-8 , III : 8-15 , IV : 15-25 , V : >25 ). Trong 3 năm 1992 – 1994, để phục
vụ phát triển vùng cây ăn quả và cà phê Lạng Sơn, Viện QH và TKNN – Bộ NN và
PTNT đã tiến hành khảo sát xây dựng bản đồ đất cho một số huyện như huyện Văn
Quan, Hữu Lũng, Bắc Sơn và Bình Gia song chủ yếu tập trung ở khu vực đất đồi
núi.
Tuy nhiên, do công nghệ thực hiện và tác động của thời gian trong quá trình
sử dụng, bảo quản, đa số bản đồ thổ nhưỡng đã không còn phản ánh đúng thực trạng
tài nguyên đất hiện nay, bởi những không cập nhật được những thay đổi đáng kể về
phân bố không gian, quy mô diện tích và thậm chí cả một số đặc tính vật lý hóa học
của khá nhiều loại đất. Vì thế, từ 2003 - 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã giao Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp điều tra bổ sung, chỉnh lý
bản đồ đất 64 tỉnh/thành thuộc phạm vi cả nước (trong đó có tỉnh Lạng Sơn) theo
một quy trình và khuôn dạng thống nhất. Mặc dù chất lượng bản đồ đất đã được cập
nhật và cải thiện đáng kể, nội dung thể hiện đã theo một khuôn dạng chung nhưng
vẫn còn nổi cộm vấn đề mà do nhiều nguyên nhân khách quan, chưa thể cập nhật
một cách đầy đủ và chi tiết được, đó là: thể hiện về đặc tính vật lý hoá học của đất,
chất lượng đất, cơ bản mới có ở một số khoanh đại diện cho từng loại đất, các
khoanh còn lại hầu như chỉ được nội suy từ khoanh đại diện này, vì thế hạn chế độ
chính xác của kết quả phân hạng đất đai khi cần đánh giá chi tiết cho quy mô cấp

huyện hay từng cây trồng, kéo theo sự thiếu tính thực tế và khách quan của kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất xây dựng từ kết quả đánh giá đất đai.
Bản đồ đất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000 cũng có chung thực trạng này. Còn
với bản đồ đất của 11 huyện /thị thì hầu như chưa được bổ sung chỉnh lý ngoại trừ
vùng chuyên canh dứa Lộc Bình và hồi Cao Lộc.Để khắc phục thực trạng này, từ

9


đầu những năm 90, phương pháp phân loại định lượng theo FAO -UNESCO đã
được ứng dụng vào công tác điều tra lập bản đồ đất ở nước ta và được coi là tiến bộ
kỹ thuật nên được áp dụng ở nhiều địa phương nhằm bước đầu quốc tế hoá các
thông tin về đất, góp phần vào việc trao đổi học thuật quốc tế cũng như khai thác có
hiệu quả đất đai cho phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn tỉnh.
Năm 2004, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành phúc tra,
chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000 theo quan điểm phân
loại định lượng FAO-UNESCO, nhưng nghiên cứu được giới hạn trên các loại đất
o

phân bố ở độ dốc dưới 25 thuộc phạm vi hành chính của 10 huyện và thành phố
Lạng Sơn.
1.3. Nghiên cứu về đánh giá đất.
Đứng trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng, từ
những năm 70, nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng phát triển hệ thống Đánh giá
đất đai của họ nhằm có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất trên phạm vi toàn
cầu. Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá và phân hạng đất, tổ chức
FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành thành lập Uỷ ban Quốc tế
nghiên cứu Đánh giá đất của tổ chức FAO tại Rome (Ý) và đã phác thảo đề cương
đánh giá đất đai lần đầu tiên vào năm 1972. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên
gia về đất đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự

thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của
ĐGĐĐ làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, FAO đã tổng hợp các kết
quả và tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, đề ra phương pháp ĐGĐĐ dựa trên
cơ sở Phân loại Thích hợp Đất đai (Land Suitability Classification). Cơ sở của
phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với
phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử
dụng đất tối ưu. Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm 1976[23].
Khung đánh giá cho đất đai (FAO 1976) cho rằng “Đánh giá đất đai là quá
trình so sánh, đổi chiếu những tính chất vốn có của vạt đẩt cần đánh giá với những
tính chất của đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có”[23].Khung nàylà

10


một trong những phương pháp của FAO được sử dụng lâu dài và rộng rãi trong lĩnh
vực tài nguyên đất đai và phát triển nông nghiệp. Hơn 1/4 thế kỷ qua, phương pháp
đánh giá đất theo FAO đã được triển khai thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới,
bao gồm Băng-la-đét (Brammer et al., 1988), Ha-mai-ca (FAO/UNEP 1994),
Malaysia (Biot et al., 1984), Kenya (Fischer và Antoine 1994), Nigeria (Hill, 1979,
Veldkamp 1979), Sri Lanka (Dent và Ridgway 1986) và Thái Lan (Shrestha et al.,
1995). Các nguyên tắc đặt ra trong khung đã được mở rộng trong các tài liệu hướng
dẫn đánh giá đất cho các đối tượng cụ thể được công bố như: đánh giá đất cho nông
nghiệp nhờ nước trời (1983); đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tưới (1985); đánh
giá đất cho mục tiêu phát triển (1990); đánh giá đất cho đồng cỏ (1991); đánh giá
đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (1992).
Như vậy, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và
trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy
hoạch sử dụng đất. Hiện nay có nhiều quan điểm, nhiều trường phái đánh giá đất
khác nhau được hình thành ở một số nước trên thế giới. Tuy nhiên phương pháp
đánh giá đất đai theo FAO được coi là phương pháp tiến bộ kết hợp được những

điểm mạnh của phương pháp ĐGĐ của Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ, đồng thời có sự bổ
sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng khác
nhau. Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế đã giúp cho các nhà
khoa học có tiếng nói chung, gạt bớt những trở ngại trên các phương diện trao đổi
thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất. Điểm nổi bật của phương
pháp đánh giá đất của FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy
trì và bảo vệ tài nguyên đất đai. Nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên
phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.


Việt Nam, quá trình nghiên cứu đánh giá sinh thái cảnh quan đã được

quan tâm và có mối liên hệ chặt chẽ với hệ sinh thái nông nghiệp. Do nhu cầu thực
tiễn ngày càng cao và đa dạng nên sinh thái cảnh quan không dừng lại ở việc nghiên
cứu các nhân tố sinh thái và cấu trúc cảnh quan lãnh thổ mà tiến tới phân tích chức
năng, đánh giá chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát

11


triển nông, lâm nghiệp nói riêng[11]. Vì vậy mà nằm trong đánh giá cảnh quan,
đánh giá đất cũng dần tiến tới hướng phục vụ phát triển nông nghiệp, gắn với nông
nghiệp.
Theo [16], Đánh giá đất ở Việt Nam được tiến hành từ những năm 1970,
khởi đầu là nghiên cứu về phân hạng đất tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình của
Bùi Quang Toản, tiếp theo là nghiên cứu đánh giá đất phục vụ tính thuế nông nghiệp
năm 1981-1983 do Bộ NN và PTNT kết hợp với Tổng cục Quản lý ruộng đất chỉ
đạo. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây còn nặng về chủ quan, thiếu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu đánh giá đất theo FAO được áp dụng vào Việt Nam từ cuối
những năm 1980. Đáng chú ý là nghiên cứu đánh giá đất cho một số cây trồng ở

Tây nguyên (Vũ Cao Thái, 1989), Trần An Phong, Nguyễn Văn Nhân (1991) sử
dụng phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất của FAO nghiên cứu vùng đất
phèn và vùng đất mặn Vĩnh Lợi ở đồng bằng sông Cửu Long; Phạm Quang Khánh
(1994) đã nghiên cứu đất và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp vùng Đông Nam
Bộ…
Từ năm 1995 đến nay, các chương trình đánh giá đất ở các vùng sinh thái
khác nhau từ các tỉnh đến các huyện trọng điểm của một số tỉnh đã được thực hiện
và là những tư liệu, thông tin có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng và chuyển
đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở. Đáng chú ý là nghiên cứu đánh giá đất lúa ở bốn
vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Bắc Trung Bộ
và Duyên hải Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đã xác định được diện tích đất lúa
kém hiệu quả phục vụ chuyển đổi sang các loại sử dụng đất khác hiệu quả hơn.
Nghiên cứu “Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ các loại
đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan Tây Nguyên” thực hiện 20042005 trong đó có nội dung đánh giá khả năng thích hợp của đất phát triển trên sản
phẩm phong hóa của đá bazan Tây Nguyên với một số loại cây trồng chủ lực của
vùng như cà phê, cao su, chè, ca cao, điều, ngô, đỗ tương, lúa làm căn cứ cho sử
dụng hợp lý và bảo vệ đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá Bazan.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay các đánh giá mức độ thích hợp đất đai

12


trên quy mô cấp Huyện tỏ rõ những ưu thế nhất đinh do thực hiện đánh giá thích
hợp ở cấp Huyện không đòi hỏi nguồn kinh phí, tài liệu lớn như cấp Tỉnh, cấp Vùng
và có ý nghĩa thực tiễn hơn; ngoài ra, so với cấp Xã thì nó phù hợp hơn do trình độ
cán bộ quản lý nhà nước ở cấp Huyện và cấp Xã vẫn còn một khoảng cách nhất
định. Thây được vấn đề trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá cấp huyện
được thực hiện và mang lại giá trị cao như:dự án “Đánh giá đất xây dựng vùng nông
thôn mới huyện Nam Đàn - Nghệ An”; dự án “Đánh giá đất huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh”; dự án “Đánh giá đất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”.Ở Lạng Sơn,

đề tài “Điều tra xây dựng bản đồ đất và bản đồ đề xuất sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn tỷ
lệ 1/100.000 theo hệ thống phân loại đất của FAO – UNESCO” năm 2003, có nội
dung nghiên cứu đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với một số cây trồng ở
Lạng Sơn. Tuy nhiên, vào thời điểm đó việc đánh giá chỉ được tiến hành với một số
ít cây trồng bằng việc áp dụng các công nghệ còn lạc hậu so với hiện nay[16].
1.4. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm về phát triển nông nghiệp đã
được đề cập đến trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển
nông nghiệp nói riêng. Vậy phát triển nông nghiệp bền vững là như thế nào? Đã có
nhiều chuyên gia của các tổ chức định nghĩa như sau:
Theo định nghĩa của TAC/CGIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm
chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên hợp quốc): Nông nghiệp
bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ
được tài nguyên thiên nhiên.[7]
Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lương thực thuộc Ủy ban Hợp tác của
các tổ chức phát triển Phi chính phủ (NGDOs) ở Cộng đồng châu Âu thống nhất đưa
ra định nghĩa như sau: Nông nghiệp bền vững được thiết lập nhằm đáp ứng cả nhu
cầu của người dân cũng như các mặt hạn chế về tự nhiên và điều kiện sinh thái ở
một vùng xác định.[7]
Theo Tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WOED) đã định nghĩa nông

13


nghiệp bền vững như sau: Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn
được các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các
thế hệ mai sau.
Từ những khái niệm trên, có thể thấy mục đích của nó là đưa năng suất cây
trồng lên mức cao trên cơ sở bền vững và lâu dài mà không hủy hoại môi trường

sống.
Đặc trưng của nông nghiệp bền vững được rút ra như sau:
- Đảm bảo tăng trưởng ổn định và hiệu quả
- Thỏa mãn các vấn đề xã hội – môi trường
- Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái (khai thác sử dụng hợp lý; bảo vệ
gìn giữ chất lượng; ngăn chặn ô nhiễm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên)
Ở Việt Nam, trước những bài học về sự phát triển “nóng” kinh tế ở các nước
đang phát triển, nghiên cứu về phát triển bền vững bắt đầu được quan tâm ngày
càng rõ nét. Thể hiện cụ thể nhất là quyết định số 153/2004/QĐ- TTg ngày
17.8.2004 của Thủ tướng chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong đó đã đề cập đến
các nội dung về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Theo đó, Phát triển
nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với
bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con
người trong điều kiện hiện tại, tương lai và được xã hội chấp nhận.
1.5. Quan điểm tiếp cận
1.5.1. Quan điểm lịch sử
Theo quan điểm lịch sử, tiến hành điều tra nghiên cứu các điều kiện phát
triển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và mô hình sản xuất từ quá khứ đến nay,
nhằm lựa chọn các loại hình đánh giá có tính bền vững, phù hợp với địa phương để
phát triển.

14


1.5.2. Quan điểm hệ thống
Vận dụng sự hiểu biết về quy luật cấu trúc hệ thống, xem xét các nhân tố, chỉ
tiêu đánh giá và mối quan hệ giữa chúng nhằm tạo ra mối sự liên hệ chặt chẽ giữa
các chỉ tiêu đó với sự phát triển của đối tượng được đánh giá.

1.5.3. Quan điểm phát triển bền vững
* Quan điểm của địa phương trong sử dụng đất nông nghiệp và phát triển
nông nghiệp:
Trong Quy hoạch sử dụng đất của huyện Chi Lăng từ năm 2011đến năm
2020, cónêu quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chi Lăng với những nét
chính sau:
- Phát huy lợi thế so sánh v ề tài nguyên đất đai, khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên vốn có của huyện để phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.
- Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết hài hoà lợi ích trước
mắt và lâu dài, giữ lợi ích từng vùng, toàn huyện và lợi ích cộng đồng dân cư.
- Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở bảo đảm tính
hiệu quả, tính ổn định và bền vững.
- Ổn định từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh mức độ tăng
trưởng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến.
- Về đất cho lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng
của huyện vừa đảm bảo cảnh quan thiên nhiên và phát triển kinh tế ngành lâm
nghiệp. Do tầm quan trọng đó, quan điểm sử dụng đất lâm nghiệp là: duy trì diện
tích đất hiện có, khoanh nuôi và trồng mới từ đất đồi núi chưa sử dụng;tu bổ và bảo
vệ rừng;kết hợp nông - lâm nghiệp chặt chẽ.
Theo Quy hoạch phát triển nông nghiệp ở Lạng Sơn, trong đó có huyện Chi
Lăng thì Phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện; chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản

15


xuất hàng hoá; phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn với xây dựng nông thôn mới.
Với mục tiêu phát triển là Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, với sự đa dạng và cơ cấu hợp lý các sản phẩm có chất

lượng, phục vụ nhu cầu trong tỉnh và một phần cho nhu cầu trong nước cũng như
xuất khẩu. Trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm cho tỉnh, khai thác
hiệu quả tiềm năng của tỉnh và phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân.
Từ đó, quan điểm phát triển nông nghiệp ở huyện Chi Lăng là:
- Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên
cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công
nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
- Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết
để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Sử dụng đất nông
nghiệp theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”[21].
* Quan điểm đánh giá phân hạng thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông
nghiệp bền vững:
Từ những quan điểm trên đã cho thấy từ quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
đến quan điểm phát triển nông nghiệp mà được thể hiện qua các chính sách phát
triển của Chi Lăng (Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch phát triển nông nghiệp) đều
nhấn mạnh vào phát triển bền vững. Do vậy, công tác đánh giá phân hạng thích hợp
đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững là tất yếu và phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Theo đó quan điểm đánh giá phân
hạng mức độ thích hợp đất đai của Chi Lăng được thể hiện như sau:
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có tính bền vững, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, giải quyết các vấn đề xã hội, không gây tác động xấu đến môi trường.
- Đề xuất bố trí cây trồng theo quan điểm thích nghi sinh thái phù hợp với
các đặc điểm tự nhiên đất đai và yêu cầu sinh thái cây trồng.

16



×