Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cấu trúc bài bào chữa qua diễn biến thực tế tại phiên tòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52 KB, 3 trang )

CẤU TRÚC BÀI BÀO CHỮA QUA DIỄN BIẾN THỰC TẾ TẠI PHIÊN TÒA
Sau đây là những điểm cần chú ý trong việc chuẩn bị cấu trúc và nội dung bài bào
chữa trên cơ sở sự chuẩn bị luận cứ bào chữa và qua diễn biến thực tế tại phiên tòa:
1. Phần mở đầu:
Cách mở đầu bài bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình tranh
luận. Luật sư cần lưu ý đây là bài trình bày bằng miệng tại phiên tòa, nên phong thái,
khẩu khí, văn phong của Luật sư đóng vai trò rất quan trọng. Luật sư cần chú ý tới
“không gian” pháp đình để xác định cách mở bài phù hợp tại phiên tòa nhằm thu hút sự
chú ý của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác. Có một số cách mở
đầu bài phát biểu bào chữa phổ biến như sau:
 Giới thiệu bản thân với tư cách người bào chữa, tóm tắt những nội dung buộc tội của
Viện kiểm sát;
 Đánh giá trực diện về lời luận tội của Kiểm sát viên, nhận xét về những quan điểm,
căn cứ nêu trong phần kết luận, từ đó tập trung phân tích, đánh giá nhằm bác bỏ quan
điểm của Kiểm sát viên.
 Đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự chú ý của dư luận, phần mở
đầu có thể nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ của Luật sư khi nhận trách nhiệm bào
chữa cho bị cáo, phân tích những yếu tố, ảnh hưởng tác động đến quá trình điều tra,
truy tố, xét xử vụ án. Ngoài ra, Luật sư có thể phác họa bối cảnh xảy ra vụ án, những
quan điểm, tinh thần cần quán triệt để bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.
 Trong trường hợp vụ án liên quan đến tình hình trật tự xã hội, Luật sư cũng có thể sử
dụng cách tiếp cận bài bào chữa từ sự cảm thông, sự chia sẻ với những mất mát, đau
đớn của gia đình các nạn nhân.
Như vậy có thể nói, tùy theo bối cảnh của mỗi phiên tòa mà Luật sư có thể có những
cách mở đầu bài phát biểu bào chữa khác nhau để tạo ra những ấn tượng, cách tiếp cận
vấn đề khác nhau. Việc mở đầu bài bào chữa như thế nào không phải là một nội dung cố
định, rập khuôn, mà là một trong những phần thể hiện được tính thích ứng, óc phán đoán,
tư duy nhạy bén, sự cảm nhận tinh tế, với trách nhiệm và nhãn quan chính trị - pháp lý
đầy đủ của Luật sư.
2. Phần nội dung:


Đây là phần trọng tâm trong bài bào chữa, là sự kết tinh quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng hồ
sơ vụ án, quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa và là sự chuyển hóa linh hoạt nội
dung các bản kiến nghị của Luật sư qua các giai đoạn trước đây. Cấu trúc của phần nội
dung có thể được sắp xếp theo những cách khác nhau. Ví dụ:

1


Cách 1: Bám sát nội dung luận tội của Kiểm sát viên nhằm đáp lại những cáo buộc,
những lập luận thiếu chứng cứ. Luật sư cần lưu ý đây chưa phải là phần đối đáp khi tranh
luận, nhưng với việc bám sát nội dung buộc tội sẽ giúp Luật sư tập trung cao độ cho phần
bào chữa mà không bị Chủ tọa phiên tòa ngắt lời, có cơ hội nêu bật sự khác biệt giữa
quan điểm buộc tội và quan điểm bào chữa.
Cách 2: Luật sư chủ động xây dựng cấu trúc theo sự chuẩn bị của mình, trong đó chia ra
thành từng đề mục lần lượt theo các bước sau:
+ Tóm tắt những hành vi và tội danh mà đại diện Viện kiểm sát đã kết luận đối với bị cáo
thông qua lời luận tội;
+ Phân tích các chứng cứ có trong hồ sơ và kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa để
chứng minh việc kết tội bị cáo là không đầy đủ căn cứ pháp lý hoặc làm rõ các tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
+ Các tình tiết liên quan đến nhân thân, nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, v.v..
Cách 3: Nếu vụ án phức tạp, phiên tòa phải hoãn xử nhiều lần, trong đó có cả việc hoãn
xử để điều tra bổ sung, Luật sư cần tóm tắt lại những vấn đề đã đặt ra trong các phiên tòa
trước, những nội dung mà Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung, kết quả điều tra bổ sung và
đánh giá về những kết quả bổ sung đó.
Cách 4: Nếu đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần tranh luận với Kiểm sát viên, Luật sư có thể
không cần phải đưa ra hết nội dung đã chuẩn bị trong bài bào chữa mà chỉ “hé mở” một
số nội dung có khả năng sẽ sử dụng cho việc đối đáp trong phần tranh luận tại phiên tòa.
Trong thực tiễn tranh tụng, Luật sư thường giữ lại những chứng cứ, bút lục có ý nghĩa
quyết định để đưa vào nội dung trong phần đối đáp.

3. Phần kết luận, kiến nghị:
Nếu ở phần mở đầu bài bào chữa, Luật sư cần cố gắng tạo ra ấn tượng, thu hút sự chú ý
của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác thì ở phần kết luận, Luật sư
cần có được sự lắng đọng, đúc kết những kết luận, những căn cứ pháp lý mang tính
thuyết phục cao.
Sau đây là một số gợi ý kết thúc bài bào chữa mà Luật sư có thể tham khảo:
 Nhận xét và kết luận rõ ràng quan điểm bào chữa của Luật sư, từ đó nêu lên căn cứ
pháp lý nhằm đưa ra kiến nghị định hướng xử lý vụ án cụ thể, dứt khoát có tội hay
không có tội.
 Hệ thống lại những luận điểm chính đã nêu trong bài bào chữa, nhấn mạnh những
điểm kết luận, đề cập các vấn đề về nhân thân và điều kiện sức khỏe của khách hàng
để Hội đồng xét xử xem xét.
2


 Đối với những vụ án phức tạp, được dư luận quan tâm, ngoài việc hệ thống lại những
nội dung đã trình bày trong bài bào chữa, Luật sư cần nhấn mạnh đến những tác động
to lớn từ kết quả quá trình tiến hành tố tụng, từ đó đề xuất, thu hút sự chú ý của Hội
đồng xét xử trước khi bước vào phần nghị án.
 Ngoài ra, Luật sư cũng cần chuẩn bị cho trường hợp Hội đồng xét xử sau phần tranh
luận có thể quay trở lại phần xét hỏi. Để tránh lúng túng, Luật sư cần quan tâm đến
một số mối quan hệ ứng xử với những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
khác:
 Đối với Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên: Luật sư cần tôn trọng các quyết định của
Chủ tọa phiên tòa khi điều khiển quá trình tranh luận. Trong quá trình Kiểm sát viên
phát biểu luận tội, Luật sư không nên có những hành vi, cử chỉ thiếu sự chú ý và cần
thể hiện thái độ tôn trọng với những người tiến hành tố tụng.
 Nếu có hai Luật sư cùng tham gia bào chữa cho một bị cáo, cần trao đổi thống nhất
nội dung mà mỗi người sẽ trình bày và thứ tự phát biểu. Luật sư nên tìm nhiều cách
bổ sung, cách tiếp cận mới cho bài bào chữa của mình để làm sáng tỏ hơn những nhận

định của đồng nghiệp.
 Nếu vụ án vừa có sự tham gia của Luật sư bào chữa cho bị cáo, vừa có cả Luật sư bảo
vệ quyền lợi cho người bị hại hoặc các đương sự khác, thì theo thứ tự Luật sư bào
chữa cho bị cáo sẽ phát biểu trước. Lúc này, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho những người tham gia tố tụng khác cần tỏ thái độ tôn trọng đồng nghiệp, không
nên có những hành vi cư xử không đúng mực.

3



×