Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch (qua khảo sát thực tế tại xã hải hòa – huyện tĩnh gia – tỉnh thanh hóa tháng 8 năm 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.01 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
&&
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN
SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT CHO KHU CÔNG NGHIỆP
KHU DỊCH VỤ DU LỊCH
(Qua khảo sát thực tế tại xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa
tháng 8 năm 2011)
Giáo viên hướng dẫn: Trần xuân Hồng
Sinh viên thực hiện : Lò Văn Biển
Lớp : K52-PN2

1
Hà Nội; Tháng 8 năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Báo cáo thực tập này có kết quả cao. Em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo TS. Trần Xuân Hồng -
Giảng viên Khoa xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV HN Thầy đã nhiệt tình
hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Qua đây em xin trân thành cảm ơn Cán bộ và nhân dân xã Hải Hòa – huyện
Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ xã Hải Hòa đã tạo
điều kiện cho Đoàn thực tập và giúp đỡ em có nhiều thông tin cụ thể để hoàn thành
Báo Cáo thực tập của mình.
Đồng thời Báo cáo thực tập này được hoàn thành là kết quả 5 năm học tại
Trường và sự dạy dỗ, bổ trợ những kiến thức quý báu của tập thể các thầy, cô giáo
viên trong Trường, trong khoa Xã hội học, Trường Đại Học KHXH&XV HN và sự
giúp đỡ về cơ sở, vật chất nơi ăn, chốn nghỉ của cán bộ, giáo viên Trường Cán bộ
Phụ nữ Trung ương. Qua đây, em xin được bày tỏ biết ơn sâu sắc, cảm ơn đến cán


bộ, giáo viên của cả 2 Trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các anh, chị, các bạn học viên
lớp K52- PN2 đã luôn đồng hành, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tâp và hoàn
thành Báo cáo thực tập này.
Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên báo cáo thực tập này chắc chắn
còn nhiều thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý của các
thầy cô và các bạn sinh viên./.

Em Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội: Ngày 06 tháng 10 năm 2011
Sinh Viên
2


Lò Văn Biển
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài
4.3. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi
5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
5.4. Phương pháp quan sát và tham dự
5.5. Phương pháp phân tích tài liệu
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
6.2. Khung lý thuyết
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2. Các lý thuyết áp dụng
3
1.1.2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng
1.1.2.2. lý thuyết hành động xã hội
1.1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý
1.1.2.4. Lý thuyết biến đổi xã hội
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.3. Những khái niệm công cụ
1.3.1. Cơ cấu nghề nghiệp
1.3.2. Khái niệm bàn giao
1.3.3. Khái niệm đất đai
1.3.4. Khái niệm khu công nghiệp
1.3.5. Khái niệm về Du lịch
1.3.6. Khái niệm về Dịch vụ
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Đặc điểm tình hình văn hóa – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu
1.Tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch của Huyện Tĩnh Gia
2. Tổng quan địa bàn xã Hải Hòa
II. Thực trạng của người dân xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia sau khi bàn giao
đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch.

2.1. Nghề nghiệp hiện tại của người dân và các yếu tố liên quan
2.2. Đánh giá thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho
khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và nguyên nhân của tình hình.
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.2. Các yếu tố cơ bản tác động tới cơ cấu lao động xã sau khi bàn gia đất cho khu
công nghiệp, khu dịch vụ du lịch.
2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản của tình hình
PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
1. Kết luận:
2. Giải pháp:
3. Khuyến nghị:
4
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta chuyển từ nền kinh tế
tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong những năm qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và nông
nghiệp nông thôn nói riêng nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến đáng kể, cơ cấu
kinh tế cơ cấu lao động đã chuyển đổi tích cực theo hướng: Giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đây là sự chuyển biến
đáng mừng, phù hợp với xu hướng vận động có tính quy luật của quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch
nghỉ mát là tình trạng thu hẹp lại đất đai, nhất là đất nông nghiệp, những mảnh đất
gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Việc chuyển đổi nghề, giải quyết việc
làm cho người lao động bị thu hồi, đất là một trong những vấn đề lớn và bức xúc
hiện nay. Việc thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tư liệu
sản xuất truyền thống, việc làm của người lao động nông nghiệp.
Cho đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông
nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra khá chậm. Điều này được thể hiện không chỉ ở quy

mô, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề , trình độ trang thiết bị, kỹ thuật , công
nghệ , chất lượng của người lao động …mà còn ở cả trình độ tổ chức sản xuất và tổ
chức lao động. Những yếu kém trên trong thực tế đã trở thành các lực cản làm chậm
đáng kể quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chính vì
vậy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghệp,
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đáp ứng được những yêu
cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành vấn đề bức xúc.
Với mục tiêu cuộc sống của người dân bị thu hồi đất phải được ổn định về đời sống
5
kinh tế và ngày càng được nâng cao, chính vì từ những mục tiêu đó đòi hỏi các
ngành, các cấp phải có sự nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết phù hợp. Xuất phát
từ thực tế đất đai, đồng ruộng luôn gắn liền với người nông dân bao đời nay khi
người dân mất đất vấn đề tìm kiếm việc làm mới đối với người nông dân là không dễ
dàng gì. Bởi vì ngoài sự chăm chỉ, cần cù chịu khó vốn có của người nông dân vấn
đề trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề đối với người nông dân là cả một vấn đề
để giải quyết. Mất đất, tức là mất đi nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình họ.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Thực tế việc làm của người nông dân sẽ ra sao khi họ
không còn đất đai để canh tác? Những thách thức nào đang đặt ra đố với cuộc sống
của họ?”.
Thực tế có thể thấy ngay rằng, tình trạng việc làm của người dân sau khi mất
đất là một vấn đề cấp bách cả lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp, các ngành
phải có sự phối kết hợp chặt chẽ để tìm ra cách giải quyết. Chính từ thực tế đó, tác
giả đã chọn đề tài “Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao
đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch” (Qua khảo sát tại xã Hải Hòa –
huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, tháng 8 năm 2011). Với tính chất là một nghiên
cứu thực nghiệm, em huy vọng báo cáo của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào việc cung
cấp một số thông tin thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nói trên ở
huyện Tĩnh Gia nói chung và xã Hải Hòa nói riêng trong cả nghiên cứu lý luận và
thực tiễn.
II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1. Ý nghĩa khoa học
August Comte nhà xã hội học lớn của Pháp đã cho rằng, tri thức xã hội học
không thể được tạo nên và phát triển nếu thiếu những thực tế xã hội. Nghiên cứu
thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu
du lịch, dịch vụ sẽ góp phần bổ sung tri thức cho sự phát triển tri thức xã hội. Nghiên
cứu này nhằm góp phần làm sáng tỏ một số lí thuyết xã hội học như: Thuyết cơ cấu
- chức năng, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã hội được sử dụng để
nghiên cứu tái tạo, khẳng định làm sáng tỏ thêm, nâng cao hơn các khái niệm, lý
6
thuyết xã hội học và một số lí thuyết khác thuộc chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã
hội học lao động. Nghiên cứu đã vận dụng các lí thuyết xã hội học và phương pháp
nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu lí giải một cách có khoa học của “Thực trạng
nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu
Dịch vụ du lịch” ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
Xét khía cạnh xã hội học, thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn
giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ, du lịch là một hiện tượng xã hội mang
tính đặc thù, hiện nay cần quan tâm đặc biệt nghiên cứu nó một cách bài bản trên cơ
sở vận dụng các tri thức xã hội học, các khái niệm, các lí thuyết xã hội học đại
cương, có điều kiện vận dụng vào thực tế rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực
tiễn cuộc sống. Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu những năng lực, tiềm ẩn của người
nông dân trong quá trình cơ cấu lao động nông nghiệp, quá trình tìm kiếm, lựa chọn
cho mình nghề nghiệp phù hợp sau khi bàn đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du
lịch. Từ đó đề ra những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của
các quy luật đó.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Năm 2007, Việt Nam ra nhập WTO, khẳng định vị thế của nước ta trên trường
Quốc tế, trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi nền kinh tế nước ta
phải được đẩy mạnh và bắt nhịp chung với nền kinh tế của thế giới. Nghiên cứu này
nhằm góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về vấn đề lao
động, việc làm của người dân sau khi bàn giao đất. Từ đó có những thay đổi trong

nhận thức và hành động, biện pháp tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Nghiên cứu còn giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành có
liên quan tìm ra phương hướng, giải pháp, có những chính sách nhằm nâng cao nhận
thức cũng như trình độ, kỹ năng cho người dân.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghề nghiệp và nguyên nhân, nhằm đắp ứng
những đòi hỏi rất bức thiết của thời đại, tìm ra chìa khóa nâng cao chất lượng lao
7
động, giải quyết vấn đề việc làm nhằm ổn định đời sống kinh tế của người dân sau
khi bàn giao đất.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua thực trạng về nghề nghiệp của người dân ở xã Hải Hòa – huyện
Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ
du lịch. Tác giả muốn tìm hiểu làm rõ, vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng nghề
nghiệp của người. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nguyên chủ quan và khách quan dẫn
tới sự chuyển dịch này, đồng thời đưa ra một số đánh giá kết luận, đề xuất, khuyến
nghị nhằm tìm ra các giải pháp cơ bản đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu lao
động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn của
địa phương trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu Công
nghiệp, khu Dịch vụ du lịch ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài.
Những lao động trong các hộ gia đình có đất bàn giao cho khu công nghiệp,
khu dịch vụ du lịch của xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian nghiên cứu: Cuộc khảo sát được tiến hành tại ở xã Hải
Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
* Về thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2011.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong báo cáo của mình, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi
Đoàn chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với dung lượng là
450 bảng hỏi tiến hành khảo sát nghiên cứu tại 3 thôn: Nhân Hưng: 141 bảng hỏi;
8
Đông Hải: 211 bảng hỏi; Giang sơn: 89 bảng hỏi, trong đó nam: 223 và nữ là: 225,
có 2 trường họp không trả lời.
* Đặc điểm mẫu:
- Tỷ lệ mẫu
+ Nam: 49,8 %
+ Nữ: 50,2 %
-Cơ cấu về tuổi:
+ Từ 35 tuổi trở xuống: 24,4 %
+ Từ 36 – 43 tuổi: 24,7 %
+ Từ 44 – 50 tuổi: 25,8 %
+ Từ 51 tuổi trở lên: 25,1 %
* Trình độ học vấn:
+ Dưới THPT: 23,9%
+ THPT: 59,3%
+ Trên THPT: 16,8%
* Cơ cấu Nghề nghiệp:
+ Ngư dân: 18%
+ Nuôi trồng, chế biến hải sản: 3,2%
+ Kinh doanh, buôn bán: 33,6%
+ Công nhân: 7,6%
+ Nông dân 11,2%
+ Dịch vụ du lịch 30%
+ Tiểu thủ công nghiệp: 0,8%
+ Nghề tự do, làm thuê: 7,6%

+ Nghề khác: 0,4%
+ Không nghề nghiệp: 4,8%
+ Không trả lời: 0,8%
5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
9
Đoàn chúng tôi tiến hành khảo sát bằng một loại phiếu chung là: 450 các hộ gia
đình trên địa bàn khảo sát được chọn đang sinh sống và làm việc tại xã Hải Hòa -
huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. Để thu thập thông tin về cuộc sống, môi trường,
việc làm, thu nhập của người dân ở đây.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Tổ chức phỏng vấn sâu 05 trường hợp, trong đó các đối tượng đều nằm trong
diện có đất bàn giao cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch và đang làm nhiều
ngành, nghề khác nhau. Để khai thác sâu thêm thông tin của các vấn đề liên quan
đến thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp,
khu du lịch, dịch vụ. Mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi không có điều kiện để
tìm hiểu, từ đó đánh giá sâu hơn và chính xác hơn trong nghiên cứu.
5.4. Phương pháp quan sát và tham dự
Chúng tôi tham dự vào sự quan sát khách quan các hoạt động sản xuất mà
người dân ở đây làm hàng ngày, để nắm bắt thực trạng nghề nghiệp của người dân
sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ như thế nào.
5.5. Phương pháp phân tích tài liệu
Trên cơ sở các thông tin thứ cấp thu được từ các nguồn tư liệu xuất phát từ: Các
đề tài nghiên cứu đã được công bố; các bài viết tham luận, hội thảo khoa học; thông
tin từ mạng Internet; thông tin từ tư liệu của địa phương, từ đó tổng hợp phân tích
các tư liệu, số liệu có liên quan đến chủ đề, mục đích nghiên cứu.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp một nửa, một lượng lớn
lao động nông nghiệp dôi ra, họ tập trung đầu tư vào chuyển đổi nghề sang các nghề
mang tính giản đơn, ít hoặc không đòi hỏi đến trình độ học vấn cao như buôn bán

nhỏ, lao động tự do, kinh doanh nhà trọ, công nhân…
Giả thuyết 2: Nguyên nhân chính là cơ cấu lao động còn nặng về thuần
nông, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp.
10
Giả thuyết 3: Rất nhiều người dân muốn củng cố và phát triển nghề truyền
thống nghĩ gì, tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp với nội dung trọng tâm là cơ
giới hóa nông nghiệp.
6.2. Khung lý thuyết
11
ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ
XÃ HỘI
CƠ CẤU
LAO ĐỘNG
Chính sách
pháp luật
Hộ
gia đình
Nông
nghiệp
Đánh
bắt
thủy
sản
CN,
tiểu
thủ
công
nghiệp
,

Công
nhân
viên
chức
Dịch
vụ du
lịch,
buôn
bán
Lao
đông
tự do
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã vận dụng một số nguyên lý về sự phát triển
của các sự vật hiện tượng, việc làm và sự di động của người nông dân trong quá
trình công nghiệp hóa, đó là tất yếu của thời kỳ đổi mới đất nước nói chung, tỉnh
Thanh Hóa nói riêng.
Người nông dân và đất canh tác của họ luôn là vấn đề bức xúc và gây nhiều
tranh cãi ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi của công nghiệp hóa – nông
nghiệp nông thôn, cho nên khi nghiên cứu đề tài này, nhất định phải phân tích “các
cá nhân hiện thực, hoạt động sản xuất của họ và những điều kiện sống vật chất của
họ”.
Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và việc phân tích các quá trình
lịch sử nhìn từ các góc độ: Hoạt động vật chất của con người, kinh tế của xã hội và
từ quan điểm của tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội ở đây chính
là những điều kiện sinh hoạt, vật chất của xã hội bao gồm: Phát triển sản xuất, hoàn
cảnh địa lý và mật độ dân số. Còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội bao gồm: Hệ

tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa và các thiết chế tương ứng. Ý thức xã
hội bị quyết định bởi tồn tại xã hội được hình thành trên cơ sở nền tảng của tồn tại
xã hội.
Chính vì vậy khi nghiên cứu “Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi
bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch”. Được khảo sát với người
dân xã Hải Hòa sẽ tìm hiểu các mối liên hệ hữu cơ giữa điều kiện kinh tế xã hội,
12
hoàn cảnh sống và lao động của họ với những nhận thức, tâm tư tình cảm của họ về
việc làm sau khi bàn giao đất.
Phương pháp luận triết học Mác Lênin cũng đã chỉ rằng: Vấn đề giải quyết việc
làm cho người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ
luôn phải mang tính khách quan, phải xuất phát từ thực tế điều kiện lịch sử cụ thể,
không thể áp đặt yếu tố chủ quan nóng vội cũng như nhìn nhận vấn đề một cách
phiến diện, mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, xem xét các yếu tố tác động ảnh
hưởng, nhận ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân thứ yếu.
1.1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.1.2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng:
Thuyết cơ cấu chức năng xem xét hệ thống xã hội như một cơ chế tự cân bằng
và các tiểu hệ thống luôn có một chức năng xác định trong xã hội. Các địa vị xã hội
luôn được phân chia phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Theo quan điểm lý
thuyết này thì các đặc điểm về gia đình, giới tính, trình độ học vấn và những cơ may
xã hội luôn có tác động đến công việc của từng cá nhân. Do đó, xã hội luôn cần thiết
có sự di động liên tục nhằm cơ cấu lại các vị trí công việc trong xã hội.
Phân tầng trong xã hội có liên quan tới sự di động của các cá nhân, các nhóm
xã hội. Nhà xã hội học M. Weber đã đưa ra tháp phân tầng nổi tiếng của mình, trong
đó không phân biệt các tầng lớp xã hội khác nhau dựa trên 3 tiêu trí chủ yếu: Thu
nhập, uy tín, quyền lực.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nông dân sau khi bàn giao đất, vì có
trình độ học vấn và chuyên môn thấp nên họ thường làm những công việc giản đơn
như đi xây, xách vữa, buôn bán nhỏ, kinh doanh nhà trọ. Nhiều công việc mang tính

thời vụ, hoặc sản xuất tại gia đình không ổn định. Để có được địa vị, công việc tốt
hơn họ phải tự nâng cao tay nghề và trình độ.
1.1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Hành động xã hội là hành động của mối quan hệ giữa con người và xã hội,
đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Xét trên phương diện Triết
13
học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách giải quyết các mâu thuẫn,
vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo bởi phong trào xã hội, các tổ chức, các
đảng phái chính trị trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và
thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân.
Theo M. Weber: Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩ
chủ quan nhất định.
Theo T. Parsons: Hành động xã hội là một hành động bị điều chỉnh bởi hệ
thống các biểu tượng mà các cá nhân dung trong tương tác hàng ngày.
Trong nghiên cứu này, người nông dân với mục đích kiếm được việc làm đem
lại thu nhập cao, vị thế trong thực tế họ đã thành công bằng nhiều hình thức khác
nhau để cuối cùng đạt được mục đích. Có người tìm đến công việc đơn giản, ít cần
đến trình độ học vấn, có người học và làm một nghề thủ công truyền thống, có người
kiếm một công việc tạm thời nào đó để tìm một công việc phù hợp khi có cơ hội, có
người đi học nghề để nâng cao trình độ. Tất cả có cùng mục đích là tìm được công
việc thích hợp đem lại thu nhập cao cho bản thân.
1.1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý:
Theo Friedman và Hechterthif cái chủ thể hành động được xem như là những
nhân vật hoạt động có mục đích và có các sở hữu riêng. Hành động của các chủ thể
được thể hiện để đạt được mục đích phù hợp với hệ thống cơ sở của chủ thể hành
động. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, chủ thể hoạt động chịu nhiều tác động
của các yếu tố.
Ở đề tài này cụ thể hoạt động là những người nông dân, và các yếu tố tác động
đến họ bao gồm: Điều kiện sống, mức sống, gia đình, trình độ học vấn, tuổi, giới
tính. Thêm vào đó là các yếu tố bên ngoài như chính quyền, đoàn thể tại nơi mà

người dân sinh sống.
1.1.2.4. Lý thuyết biến đổi xã hội
Xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi, sự ổn định của xã hội
chỉ là sự ổn định tương đối. Có nhiều quan điểm khác nhau về biến đổi xã hội. Theo
14
Fichter thì “Biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc
một nếp sống cho trước”. Nói một cách khác, biến đổi xã hội là một quá trình qua đó
những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và
các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.
Trong quá trình toàn cầu hóa, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ, và sự giao lưu tác động của nền văn hóa thế giới, sự biến đổi diễn ra ngày càng
nhanh, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, quá trình đổi mới gắn liền với công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và giao lưu hội nhập quốc tế đã có nhiều biến đổi quan trọng. Ở
nghiên cứu này ta có thể thấy được sự biến đổi đó diễn ra ở tất cả các mặt như: Văn
hóa, kinh tế, xã hội, đã làm thay đổi việc làm của người dân và ý thức tìm việc làm
sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch. Vấn đề này đã và
đang diễn ra nhiều nơi trên cả nước.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
nông nghiệp, nông thôn vẫn còn diễn ra khá chậm….Chính vì vậy, đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn của vùng
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới và những năm tiếp
theo.
Vấn đề về nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công
nghiệp, khu Dịch vụ du lịch. Cũng đã được các chuyên gia quan tâm nghiên cứu, đó
là sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Ví
dụ như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
theo nền kinh tế quốc dân” GS – TS: Ngô Đình Giao, NXB Chính trị Quốc Gia Hà
Nội năm 1987.

“Chuyển dịch cơ cấu lao động ở một Huyện vùng đồng bằng Sông Hồng”
Đại học kinh tế Quốc dân, Phạm Đức Thành, Hà Nội 1997.
15
“Chuyển dịch cơ cấu lao động với tạo việc làm ở tỉnh Hà Tây trong qua trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa” Đại học kinh tế Quốc dân, chủ nhiệm đề tài PGS –
TS: Phạm Đức Thành, Hà Nội 1998.
Phát triển thị trường lao động ở các đô thị và khu công nghiệp tập trung gắn
liền với các công trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Mô hình lựa chọn
trước hết là đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Hai nguồn vốn cần khai thác cho đầu tư
vào nước ta là vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Chính sách của Nhà nước là yếu tố tác động mạnh mẽ tới thị trường lao động,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, các ngành nghề
phát triển qua đó thúc đẩy nhu cầu thuê mướn lao động. Đây là vấn đề có liên quan
đến một loạt các chính sách tiền tệ, chính sách về thuế. Trong đó cơ bản là chính
sách lao động xã hội, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Các chính sách đó một
mặt tạo ra điều kiện và thúc đẩy người lao động tham gia vào quá trình thuê mướn
lao động, quyền lợi vật chất và tinh thần của người lao động được bảo vệ và mặt
khác đề cao vai trò cá nhân, người lao động trong gia đình, xã hội. Bộ Luật lao động
nước ta chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 đã thực sự tạo ra môi trường
pháp lý, đảm bảo cho công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do, xóa bỏ, ngăn cản
người lao động trong việc tự tạo và phát triển việc làm.
Tóm lại; Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào, tốc độ phát triển nguồn lao
động của nước ta ở mức cao, lại phân bố không đồng đều và phần lớn tập trung ở
nông thôn, chất lượng nguồn lao động rất thấp. Đặc biệt chưa qua đào tạo, lại đang
trong quá trình chuyển đổi kinh tế dẫn tới tình trạng khó khăn rất lớn về việc làm và
tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế,
tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Cùng với quá trình tăng năng suất lao động nông thôn, quá trình đô thị hóa diễn
ra khá mạnh mẽ làm mất đất dẫn tới mất nghề, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông
thôn diễn ra rất chậm. Việc làm của người lao động nông thôn kém hiệu quả, thu

nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn…Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đất và
16
làm thuần nông, lại thiếu vốn, không biết cách làm ăn, việc làm thiếu và hiệu quả
làm việc thấp sẽ gây ra một sức ép mạnh về việc làm trong thời gian tới.
Đối với nước ta, nông thôn lại càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết, vì đây
là nơi tập trung tới gần 80% dân cư và hơn 30% giá trị tổng sản phẩm quốc nội của
cả nước. Để nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển, cần tập trung nỗ lực đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa. Đây là
con đường phát triển có tính quy luật để đưa nông nghiệp, nông thôn từ sản xuất nhỏ
lên sản xuất lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới đã trải qua. Chính vì vậy để thực
hiện được mục tiêu đề ra và tránh được sai lầm không đáng có thì việc nghiên cứu,
học hỏi những kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thôn là việc rất cần thiết và bổ ích.
1.3. Những khái niệm công cụ
1.3.1. Cơ cấu nghề nghiệp:
Nghề nghiệp luôn gắn liền với sự phân công lao động trong xã hội loài người.
Nghề nghiệp như một trình độ chuyên môn nhất định, được lĩnh hội thông qua hệ
thống giáo dục đào tạo, hoặc thông qua kinh nghiệm của các thế hệ đi trước. Nghề
nghiệp được thể hiện qua quá trình lao động.
Nghề nghiệp là một phạm trù lịch sử, chịu sự tác động của điều kiện kinh tế -
xã hội. Nghề nghiệp là những việc làm và công việc mà cá nhân thực hiện trong quá
trình lao động xã hội, là sự phân công lao động xã hội. Nghề nghiệp có liên quan
chặt chẽ đến việc làm. “Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập
không bị pháp luật cấm”. Nhưng không phải việc làm nào cũng được gọi là nghề
nghiệp.
1.3.2. Khái niệm bàn giao:
“Bàn giao là giao lại công việc, tài sản, tài liệu….cho người khác hoặc cơ quan
khác khi thay đổi công tác hoặc hết nhiệm vụ” (Từ điển tiếng Việt). Với đề tài
nghiên cứu này theo chúng tôi, Bàn giao lại đất (Đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất
hoa màu) cho nhà nước để xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ khi

17
bàn giao người dân có thể chuyển đến sống ở một địa điểm khác hoặc nhận một
khoản tiền do Nhà nước đền bù.
1.3.3. Khái niệm đất đai:
Nghĩa chung nhất “Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bởi, bao phủ trên bề mặt các
lục địa hay còn gọi là thổ nhưỡng”. Đất được hình thành do kết quả quá trình tổng
hợp của 5 yếu tố: Đá, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Tất cả các loại
đất trên trái đất được hình thành sau một quá trình biến đổi lâu đời trong tự nhiên.
Chất lượng đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cỏ cây, sinh vật sống trên trái đất và
lòng đất. Đất khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần cấu tạo, các đặc điểm của
chúng như vật chất thô sơ, hoặc mịn, dẻo, hoặc vụn bở, khô hay ướt.
1.3.4. Khái niệm khu công nghiệp:
Khu công nghiệp là vùng thực hiện chức năng khai thác và chế biến nguyên vật
liệu, chế tạo, chế biến sản phẩm quá trình công nghiệp hóa xây dựng nền sản xuất
kinh tế lớn trong tất cả các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt trong
công nghiệp, dẫn tới sự gia tăng nhanh về trình độ, trang bị kỹ thuật cho lao động.
Sự hình thành các khu công nghiệp là kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, với các chức năng riêng biệt góp phần nâng cao năng suất lao động.
1.3.5. Khái niệm về Du lịch:
Dịch vụ không phải là ngành trực tiếp sản xuất vật chất, sản phẩm vật chất như
công nghiệp, nông nghiệp nhưng có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất
phát triển:
Theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 6/1991 thì:
“Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên
(nơi ở của mình), trong một thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du
lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt
động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Theo Hội nghị liên hợp Quốc tế về du lịch ở Roma năm 1963: “Du lịch là tổng
hòa các mối quan hệ, hiện tượng các mối quan hệ, hiện tượng các hoạt động kinh tế
18

bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài ở
nơi thường xuyên của hộ hay ngoài nước của hộ với mục đích hòa bình nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
1.3.6. Khái niệm về Dịch vụ:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” (Từ điển Tiếng Việt,
2004, NXB Đà Nẵng, Tr256).
Trong kinh tế, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng
phi vật chất (Từ điển Wikipedia). Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ
là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: Dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức
khỏe…và mang lại lợi nhuận.
Theo Philip định nghĩa: Dịch vụ là hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để
trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực
hiện dịch vụ gắn liền với sản phẩm vật chất.
Tóm lại: có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát hiện dưới những góc độ khác
nhau nhưng cùng có chung ý nghĩa: “Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp
ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng
sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hóa nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất
định của xã hội”.
19
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Đặc điểm tình hình văn hóa – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên
cứu:
1.Tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch của Huyện Tĩnh Gia
Cùng với Hải Hòa, về phía đông bắc một dải chạy suốt tới tận xã Hải Ninh với
chiều dài 22 km, là vị trí của những tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển
bốn mùa của Tĩnh Gia cùng với sự phát triển của Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Với nhiều nỗ lực của địa phương, thời gian qua bằng nguồn ngân sách của huyện,
Tĩnh Gia đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng
như đường giao thông, hệ thống điện, nước sạch, quy hoạch lại dân cư, giải phóng
mặt bằng, tái định cư cho Khu du lịch Hải Hòa.
Với tiềm năng, thế mạnh và động lực mới của Tĩnh Gia, tin rằng những năm tới
Khu du lịch Hải Hòa gắn với Khu Kinh tế Nghi Sơn sẽ trở thành những trọng điểm
về kinh tế và điểm đến hấp dẫn về du lịch của đất nước ta.
2. Tổng quan địa bàn xã Hải Hòa
Hải Hòa là một xã ven biển được Chính phủ công nhận là xã bãi ngang ven
biển có tổng diện tích tự nhiên là 605 ha địa giới hành chính được chia thành 8 thôn
với 1.921 hộ và 8.127 khẩu là một xã thuần nông kết hợp ngư nghiệp. Nền kinh tế
của xã chủ yếu là phát triển nông nghiệp ngư nghiệp, đánh bắt hải sản, du lịch nghỉ
mát. Xã nằm ở phía đông nam của huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp
với xã Ninh Hải, phía nam giáp với xã Hải Minh, phía tây giáp quốc lộ 1A, phía
đông giáp biển đông.
Trong những năm gần đây, xã Hải Hòa đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất góp phần nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Từ một xã thuần nông hiện nay đang có xu hướng phát triển thêm các loại
hình ngành nghề mới, đánh bắt hải sản, kinh doanh dịch vụ du lịch, tiểu thủ công
nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 15,5% cao hơn mức tăng
trưởng bình quân thời kỳ 2000-2005 là 5,5% và đạt 115% kế hoạch đề ra, thu nhập
20
bình quân đầu người năm 2005 là 3,5 triệu đồng, năm 2009 là 7,2 triệu đồng và kế
hoạch năm 2010 là 8,8 triệu đồng tăng 2,5 lần so với năm 2005.
Năm 2003 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy hoạch phê duyệt đầu
tư làm khu du lịch bãi biển (đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện xong). Trước
năm 2003 bình quân người dân trong xã được cấp 400 m
2
đất nông nghiệp nhưng
nay do đất bị thu hồi nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ nghỉ

mát nên bình quân mỗi người dân trong xã chỉ còn khoảng 100 m
2
đất nông nghiệp
trên một người dân. Theo lời một số người dân địa phương, bãi biển Hải Hòa thuộc
địa phận chủ yếu thôn Đông Hải và Giang Sơn, có bãi tắm với nước biển trong xanh,
sóng vỗ hiền hòa, cát trắng mịn, trải dài được nối bởi hai đầu của núi Nồi và núi
Chay thơ mộng, phía đông, xa xa là đảo Mê như con cá kình khổng lồ đang vẫy đuôi
vươn ra biển lớn.
Kết quả đạt được trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của xã (theo báo cáo 6
tháng đầu năm về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội – An ninh - Quốc phòng của
Ủy ban nhân xã Hải Hòa năm 2011)
* Về Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng: 605 ha đạt 100% kế hoạch.
Cây lúa: 71,3 ha đạt 100% kế hoạch. = 94,6% so với cùng kỳ năm 2010. Năng
suất đạt 50 tạ/ = 356 tấn tăng 116 tấn so với cùng kỳ năm 2010.
Cây lạc 215 ha đạt 100% kế hoạch và 100% so với cùng kỳ năm 2010 năng
suất 24 tạ/ ha = 516 tấn tăng 21 tấn so với cùng kỳ năm 2010.
Cây ngô xen trồng tỉa: 10 ha đạt đạt 200% so với cùng kỳ năm 2010 năng suất
20 tạ/ha = 20 tấn.
Cây khoai lang, rau màu các loại diện tích 45 ha khoai lang năng suất bình quân
đạt 500kg/sào.
* Về chăn nuôi:
Tổng đàn lợn: 742 con so với cùng kỳ năm 2010 là 1.900 con = 39,1%.
Đàn trâu, bò: 599 con so với cùng kỳ năm 2010 là 850 con = 74,9%.
21
Nguyên nhân giảm do giá cả thị trường không ổn định, giá thức ăn đầu tư cho
chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã khá phổ biến.
* Về đánh bắt hải sản:
Nghề đánh bắt hải sản được đầu tư phát triển việc nâng cấp, đóng mới, mua
sắm dụng cụ đồ đi biển được đẩy mạnh đến nay toàn xã có 24 tàu từ 90 CP trở lên,
179 thuyền mủng, 9 vàng lưới rung. Tổng khai thác đạt 2.350 tấn so với năm 2009 là

24.000 tấn = 97,9%.
6 tháng đầu năm 2011 toàn xã có 171 tàu thuyền, khai thác hải sane ước đạt
1.500 tấn.
* Về ngành nghề, dịch vụ, thương mại: Ngành nghề dịch vụ tiếp tục
phát triển đa dạng hơn trước nhất là dịch vụ du lịch, với lợi thế gần trung tâm Huyện
có quốc lộ 1A đi qua, khu du lịch đang từng bước được hình thành nên các nhà hàng
ăn uống, khách sạn, đại lý hàng tiêu dung, chế biến nông sản, hải sản, xây dựng, vận
tải, cơ khí nhỏ, nghề thủ công thêu len, móc xuất khẩu phát triển mạnh tạo việc làm
cho nhiều người dân tăng nguồn thu nhập.
* Về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng:
Sử dụng nguồn vốn chương trình 275 của Chính phủ và chuyển đổi mục đích
quyền sử dụng đất, đã xây dụng mới được 257 km đường nhựa với trị giá 2,5 tỷ
đồng, 1670 m mương tưới tiêu kiên cố hóa trị giá 2,3 tỷ đồng và đang triển khai xây
dựng mương tiêu ở một số thôn. Các trường học cơ bản đã đủ phòng học, trang thiết
bị dạy và học được đầy đủ hơn, công sở xã khang trang, đang triển khai xây dựng
nhà văn hóa ở một số thôn.
* Công tác Quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng:
Tập trung chỉ đạo và cơ bản đã đưa công tác quản lý đất đai đúng luật đất đai,
các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng đất đúng nguyên tắc.
Đã lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 415 hộ chưa được cấp đất,
lập hồ sơ thu hồi 68,31 ha đất để thực hiện các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng biển
thuộc Công ty Hiền Đức, dự án du lịch Côn Thanh, dự án khu nghĩa địa Cồn sim, dự
22
án giao thông đường A1 đi biển Hải Hòa…và quy hoạch cấp quyền sử dụng đất cho
84 hộ với 1,05 ha.
* Công tác tài chính: Các chỉ tiêu thu ngân sách cơ bản đều đạt và vượt kế
hoạch. Thu ngân sách đạt 4 tỷ 527 triệu 100 nghìn đồng vượt 19,3 % kế hoạch.
Trong đó thu trên địa bàn 3 tỷ 565 triệu 790 nghìn đồng. (số liệu báo cáo Ủy ban
nhân dân năm 2010).
* Công tác về văn hóa, thông tin, thể thao:

Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thể thao chuyển biến tích cực tập
trung tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng an ninh. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư, xây dựng gia đình văn hóa, phong trào xây dựng làng văn hóa thực hiện nếp
sống mới trong việc cưới, việc tang, phong trào văn hóa, văn nghệ ở các thôn, các
đoàn thể được chú trọng, các làng văn hóa được giữ vững và phát triển mạnh. Năm
2010 gia đình đạt danh hiệu văn hóa 1.475 hộ đạt 75,3% trong đó có 800 gia đình
đạt gia đình ông, bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo.
Phong trào thể dục thể thao mạnh ở các lứa tuổi, số người tham gia luyện tập
thể dục thường xuyên ngày càng tăng. Ở mỗi thôn đều có đội bóng đá, bóng chuyền,
đặc biệt là phong trào bóng đá nữ, bóng đá thanh thiếu niên tham gia thi đấu ở
huyện, tỉnh đều đạt giải cao.
* Công tác vệ sinh môi trường: thường xuyên phát động nhân dân làm
tốt công tác vệ sinh môi trường, kiểm tra nhắc nhở mọi nhà nhất là cơ sở sản xuất
kinh doanh, các trại chăn nuôi nhỏ và nhà hàng khách sạn làm tốt công tác vệ sinh
môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Về sự nghiệp giáo dục và đào tạo: (số liệu báo cáo tổng kết Ủy ban xã Hải
Hòa năm 2010).
- Giáo dục Mầm non: tổng số học sinh là: 210 cháu, số lên lớp 1 là 90 cháu, số
cháu đạt bé khỏe, bé ngoan đạt 98%. Đội ngũ giáo viên từng bước được đào tạo
chuẩn hóa.
23
- Bậc Tiểu học: có 413 học sinh, xếp loại học lực khá, giỏi: 210 học sinh, trung
bình: 74 học sinh, yếu: 3 học sinh. Giáo viên đạt chuẩn 100% trong đó 16 giáo viên
xuất sắc, 10 giáo viên tiên tiến và 2 giáo viên giỏi cấp huyện.
- Bậc Trung học cơ sở:tổng số 350 học sinh, chuyển lớp đạt 93%, học sinh tốt
nghiệp lớp 9 đạt 95% tổng số 25 giáo viên có 5 giáo viên đạt chiến sỹ thi đuavà 17
giáo viên giỏi.
Tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường Đại học: 22 em, Cao đẳng: 21em, 2 nhà
trường giữ vững được danh hiệu chuẩn Quốc gia giai đoạn 1, đặc biệt là trường tiểu

học đã hoàn thiện chuẩn bị đón nhận Trường chuẩn giai đoạn 2.
* Công tác y tế dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Sáu tháng đầu năm năm 2011 trạm y tế đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Đã khám điều trị tại trạm cho 924 lượt người. Trong đó khám phụ
khoa 865 ca, điều trị phụ khoa 105 ca, các biện pháp khác 16 ca, tiêm phòng cho trẻ
67 cháu. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, công tác dân số gia đình và trẻ
em chuyển biến khá hơn trước, hệ thống y tế từ thôn đến xã được củng cố. Tỷ lệ sinh
tự nhiên là 111 cháu (trong đó sinh con thứ 3 là 13 cháu = 11,7%); tỷ lệ sinh thô
16,6%. Công tác xây dựng xã chuẩn về y tế được chú trọng, đến nay qua kiểm tra
của các cấp cơ bản đủ điều kiện công nhận xã chuẩn về y tế năm 2011.
* Công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội.
Thường xuyên được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ để giải quyết kịp thời các chế
độ chính sách theo quy định của Nhà nước đối với các hộ nghèo, các đối tượng
thuộc chính sách xã hội tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 240 hộ = 29,3% rà soát hộ nghèo
giai đoạn 2011 – 2015 trong hộ nghèo 339 hộ = 18%; cận nghèo: 284 hộ = 15,3 %.
Tiếp tục sử dụng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ chương trình 275, các phong trào
đền ơn đáp nghĩa - ướng nước nhớ nguồn, ngày vì người nghèo, xây dựng nhà đại
đoàn kết cho hộ nghèo được chú trọng. Tổng số nhà xây dựng trong năm là 8 nhà
bằng các nguồn tài trợ của Công ty Xi măng Nghi Sơn; hội người mù của huyện;
24
Quỹ người nghèo Bộ đội biên phòng Tỉnh và đóng góp của nhân dân trong xã. Đảm
bảo nhà ở và đời sống cho hộ nghèo.
Ủy ban nhân dân xã và Ban chính sách xã hội đã làm tốt công tác rà soát các
đối tượng được hưởng chính sách của xã hội toàn xã có 221 đối tượng số tiền trợ cấp
hàng tháng là 215.426.000 đồng. Sáu tháng đầu năm đã cấp thể bảo hiểm cho 432
thẻ, mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo 13 thẻ và thể bảo hiểm y tế cho trẻ dưới
6 tuổi là 45 thẻ. Cấp tiền trợ cấp khó khăn theo Quyết định 417/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ cho 200 đối tượng = 40. 500.000 đồng, cấp tiền ưu đãi học sinh,
sinh viên là con thương binh cho 33 học sinh = 113.680.000 đồng mọi chế độ bảo
trợ xã hội được đảm bảo và kịp thời, lập hồ sơ trợ cấp đối tượng người cao tuổi 12

người. Hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà đại đoàn kết 21.915. 000 đồng.
* Công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã
hội:
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phạm pháp hình sự được
kiềm chế, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân được nâng lên, chương trình
Quốc gia về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phong trào xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư an toàn về an ninh trật tự tiếp tục được đẩy mạnh. Tổng số vụ việc
xảy ra 25 vụ, trong đó phạm pháp hình sự 17 vụ = 17 đối tượng; vi phạm hành
chính 8 vụ = 12 đối tượng; cảnh cáo 3 đối tượng, phạt tiền 9 đối tượng = 4.400.000
đồng; hòa giải 5 vụ = 10 đối tượng. Lập hồ sơ 4 đối tượng đưa vào quản lý theo
Nghị định 163, phối hợp với Công an Huyện đưa 2 đối tượng vào trung tâm giáo
dục.
Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội được đảm bảo, công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác tiếp dân giải quyết đơn thư, tố cáo
chuyển biến tích cực.
* Công tác Quân sự địa phương:
Sáu tháng đầu năm năm 2011 Ban chỉ huy Quân sự xã luôn xây dựng kế hoạch
trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Xây dựng lực
25

×