Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.79 KB, 23 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG THỦ CƠNG MỸ NGHỆ
2.1. Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đề cho thấy làng
xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống nhân
dân ở nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng
phép nước và phong tục tập quán ở nơng thơn vẫn được duy trì đến ngày nay.
Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông
nghiệp và sản xuất nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt
Nam xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước, những xóm làn định canh đã
hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Mỗi công xã gốm một số
gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giới nhất định. Đồng thời là nơi
gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm thức tín
ngưỡng,lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá trình sản
xuất và đời sống.
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nơng
nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết
chặt chẽ với nhau, khiến cho nơng thơn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo
nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng,
phường dệt vải…từ đó, các nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề.
Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp,
vừa làm nghề phụ. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hố, các nghề mang tính
chun môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô nhỏ dần dần tách
khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Những làng nghề phát
triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng
nghề đó ngày càng nhiều.


Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống
và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân tộc. Quá


trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ cơng nghiệp ở
nơng thơn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình rồi đến cả họ và lan ra
cả làng. Trải qua một quá trình lâu dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những
nghề được gìn giữ, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề
mới ra đời. Trong đó có những nghề đạt tới trình độ cơng nghệ tinh xảo với kỹ
thuật điêu luyện và phân cơng lao động khá cao.
Theo đó ta có thể đưa ra một số khái niệm sau:


Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn( làng) có một hay một
hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập.
Thu nhập của các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của
tồn làng.



Làng nghề truyền thống
Để làm rõ khái niệm về làng nghề truyền thống cần có những tiêu thức sau
-

Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 50% trở lên
so với tổng số hộ và lao động của làng.

-

Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50%
tổng giá trị xuất và thu nhập của làng trong năm.

-


Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hố và bản sắc
dân tộc Việt Nam.

-

Sản xuất có quy trình cơng nghệ nhất định được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Từ những tiêu thức trên có thể định nghĩa về làng nghề truyền thống như

sau: “Làng nghề truyền thống là những thơn làng có một hay nhiều nghề thủ
công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và
đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ cơng
đó được truyền từ đời náy sang đời khác, thường là qua nhiều thê hệ. Cùng với
thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội,


một nghề cổ truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay
bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình cơng nghệ nhất định và
sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành
hàng hố trên thị trường.”


Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất
hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại cho đến ngày
nay, bao gôm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử
dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công
nghệ truyền thống.
Như vậy từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu cụ thể về hàng thủ công mỹ nghệ
như sau: sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang tính truyền
thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa

là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn
hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất
ra chúng.
Hàng thủ cơng mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:
-

Nhóm hàng mây tre đan

-

Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ

2.1.2

Nhóm sản phẩm từ gỗ( gỗ mỹ nghệ)

Nhóm hàng thêu

Đặc điểm của hàng thủ cơng mỹ nghệ
2.1.2.1.Tính văn hố
Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động
chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người
nghệ nhân. Sản phẩm làm ra bừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn
bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó.
Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hố ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
được đánh giá cao hơn nhiều so với hang công nghiệp sản xuất hàng loạt. Ngay
từ khi phát hiện ra các sản phẩm trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, thế


giới đã biết đến một nền văn hoá Việt Nam qua những sản phẩm phản ánh sinh

động và sâu sắc nền văn hoá, tư tưởng và xã hội thời đại Hùng Vương. Cho đến
nay, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm tính văn hố như gốm Bát
Tràng, hay bộ chén đĩa, tố sứ cao cấp có hình hoa văn Châu á, mang đâm nét
văn hoá Việt Nam như chim lạc, thần kim quy, hoa sen…đã được xuất khẩu
rộng rãi ra khắp thế giới, người ta đã có thể tìm hiểu phần nào văn hố của Việt
Nam . Có thể nói đặc tính này là điềm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất
là khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ cơng mỹ nghệ và
được coi như món q lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du khách
nước ngồi. Khách du lịch khi đến thăm Việt Nam khơng thể khơng mang theo
về nước một món đồ thủ cơng mỹ nghệ , cho dù ở nước họ có thể sản xuất ra
nhưng sẽ không thể mang hồn bản sắc văn hố của Việt Nam. Sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ khơng chỉ là hàng hố đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hố
có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân
tộc Việt Nam .
2.1.2.2.Tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là
một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều
loịa sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng , vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa
nơi công sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh
xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm cơng nghiệp được sản
xuất hàng loạt bằng máy móc, hàng thủ cơng mỹ nghệ có giá trị cao ở phương
diện nghệ thuật sáng tạo thì chỉ được sản xuất bằng cơng nghệ mang tính thủ
cơng, chủ yếu dựa vào đơi bàn tay khéo léo của người thợ. Chính đặc điểm này
đã đem lại sự quý hiếm cho các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ. Nhờ đó, tai các hội
chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở NEW YORK , Milan( ý) …hang thủ công
mỹ nghệ đã gây được sự chú ý của khách háng nước ngoài bởi sự tinh xảo trong
các đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm , hay những kiể u dáng mẫu
mã độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản có khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa…



qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có
giá trị cao.
2.1.2.3. Tính đơn chiếc
Hàng thủ cơng mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái
riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân
biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thồ Hà, Hương Canh…nhờ các hoa văn, màu
men, hoạ tiết trên đó. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam , mang nét văn hoá và bản
sắc của dân tộc Việt Nam , chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật bản
cho dù có phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không thể có được những nét
đặc trưng đó,cho dù kiểu dáng có thể giống nhưng không thể mang “hồn” của
dân tộc Việt Nam . Cùng với đặc trưng về văn hố, tính riêng biệt đã mang lại
ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu . Đối
với Việt Nam và cả khách hàng nước ngoài, nó khơng những có giá trị sử dụng
mà cịn thúc đẩy q trình giao lưu văn hố giữa các dân tộc.
2.1.2.4. Tính đa dạng
Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức,
nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hố trong sản phẩm. Nguyên
liệu làm nên sản phẩm có thể là gạch, đất, cói , dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ
tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho
người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Là một đôi dép đi
trong nhà, nhưng dép làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng nên hiện
nay, các nghệ nhân sử dụng chất liệu dây chuối, tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có
màu vàng ngà của chuối vừa có mầu mốc tự nhiên của thân chuối…Bên cạnh
đó, tính đa dạng cịn được thể hiện qua những nét văn hố trên sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ bởi vì mỗi sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ đêù mang những nét văn
hố đặc trưng của từng vùng, từng thời đại sản xuất ra chúng. Chính vì vậy trên
thị trường có rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mỗi loại đều có sự khác



biệt rõ rệt, không đồng nhất. Cũng là đồ gốm sứ nhưng người ta vẫn có thể thấy
đâu là gốm Việt Nam , gốm Nhật Bản , gốm Trung quốc…
2.2.2.4. Tính thủ cơng
Có thể cảm nhận ngay tính thủ cơng qua tên gọi của sản phẩm thủ cơng
mỹ nghệ. Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là
sự kết giao giữa phương pháp thủ cơng tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính
đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản
phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay,cho dù khơng
sánh kịp tính ích dụng của các sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ
luôn gây được sự u thích của người tiêu dùng.
2.2. Xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ và vai trò của xuất khẩu hàng thủ cơng
mỹ nghệ
2.2.1. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ
Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ khác hàng hố khác ở chỗ nó vừa có thể sử
dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phịng hay cũng có
thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính
vì vậy, hàng thủ cơng mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo các
phương thức sau:
2.2.1.1. Xét theo địa lý diễn ra giao dich xuất khẩu
-

Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và
mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam hoặc các thương nhân
nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng và đặt mua. Với xu
hướng phát triển của du lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp
phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam hàng năm.

-


Xuất khẩu ra nước ngồi: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công
mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi băng
các phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ
tục xuất khẩu nhất định.


2.2.1.2. Xét theo kênh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
-

Kênh 1: Đơn vị sản xuất TCMN => Đầu mối trong nước => Nhà phân phối
quốc tế => Khách hàng. Đây là kênh tổ chức xuất khẩu phổ biến hiện tại đối
với các đơi vị sản xuất hàng TCMN. Mô hình này sẽ xuất hiện 2 khâu trung
gian trong nước và quốc tể đảm nhận 2 khâu gom hàng trong nước về một
mối và tìm kiếm phân phối ở đầu bên kia. 2 Nhà trung gian nàu sẽ đóng vai
trị 2 “thương lái” ở 2 khu vực địa lý, một bên am hiểu nội địa và thạo các
nghiệp vụ xuất khẩu, tạo tìm kiếm đối tác, một bên am hiểu khách hàng, địa
bàn và có hệ thống bán lẻ sẵn có. Kênh 1 này làm cho nhà sản suất thủ công
mỹ nghệ chỉ chuyên vào khâu sản suất và giao phó tồn bộ các vấn đề cịn
lại cho chuỗi hệ thống. Nó cũng là gia tăng hàng loạt chi phí lưu thông làm
giảm lợi nhuậ của nhà sản xuất và tăng tính phụ thuộc, bị động chiến lược
Sơ đồ 2: Kênh phân phối xuất khẩu

Đơn vị sản xuất TCMN Trung gian trong nước

Văn phòng giới thiệu SP

Trung gian Quốc tế

-


Nhà PP Quốc Tế

Khách quốc tế

Chuỗi Bán Lẻ Quốc Tế

Nhà PP Quốc Tế

Kênh 2: Nhà sản xuất => Trung gian quốc tế => Nhà phân phối quốc tế =>
Khách hàng. Kênh này tương tự kênh 1, tuy nhiêm điểm khác biệt duy nhất
là đầu mối tiếp xúc với nhà sản xuất khơng phải là tổ chức trung gian trong
nước, nó được thay bằng một đối tác ngoại đã am hiểm thị trường Việt Nam
hoặc đang tìm kiếm các mặt hàng kinh doanh. Họ sẽ đóng vai trị xúc tác
thúc đẩy các đơn vị sản xuất thủ công mỹ nghệ phát triển và cũng bao tiêu
luôn mảng thị trường “bên kia”. Trong nhiều trường hợp kênh 2 có thể được


coi như một hình thức quá độ để đơn vị sản xuất làm quen với các hoạt động
xuất khẩu vốn còn khá lạ lẫm với họ.
-

Kênh 3: Đơn vị sản xuất => Văn phòng giới thiệu sản phẩm của đơn vị sản
xuất => Chuỗi bán lẻ quốc tế => Khách hàng hoặc Đơn vị sản xuất => Văn
phòng giới thiệu sản phẩm của đơn vị sản xuất => Khách hàng. Đây là hình
thức kênh tương đối khó tổ chức với đơn vị sản xuất trong giai đoạn hiện tại
do yếu kém về nhân sự, quy mô vốn, am hiệu thị trường. Theo kênh này, đơn
vị sản xuất sẽ chú trong xây dựng chuỗi nhận diện của mình, chuỗi này sẽ
đảm trách việc đưa hàng ra bên ngồi. Hình thức đưa hàng có thể là thơng
qua hệ thống bán lẻ quốc tế hoặc cũng có thể là các điểm bán trực tiếp của
họ tại các nước. Mơ hình này là mục tiêu cần hướng tới của đơn vị xuất

khẩu, nếu thành cơng nó sẽ giúp đơn vị gia tăng lợi nhuận, tiết giảm chi phí,
xây dựng được vị thế hình ảnh, tăng cường năng lực cạnh tranh và hoàn toàn
chủ động trong chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu , xâm nhập thị
trường quốc tế gia tăng kim ngạch.

-

Kênh 4: Kênh hỗn hợp, ngồi 3 kênh chủ đạo trên cịn có một số hình thức
pha trộn kết hợp giữa các hình thức trên thơng qua sự đan xen của các thành
viên kênh, tùy thuộc vào từng thời điểm, diễn biến tình hình xuất khẩu và
cạnh tranh.

2.2.2. Vai trị của xuất khẩu hàng TCMN
2.2.2.1.

Đối với nền kinh tế quốc dân.
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá- hiện
đại hoá đất nước.
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần
đây đã mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp khơng nhỏ cho sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất
khẩu được gần 400 triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng
thủ công mỹ nghệ đã đạt trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đây
là nguồn thu ngoại tệ to lớn thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên liệu rẻ


tiền có sẵn trong tự nhiên và từ lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông
thôn nước ta.
Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công
mỹ nghệ.
b)Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nơng thơn theo hướng hiện đại hố
Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên
một bước về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất , cơ cấu lao động, cơ cấu việc
làm , cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập cua ra dân cư nông thôn bằng
các nguồn lợi thu được từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Với mục tiêu như vậy, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn
ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành công nghiệp và cả
các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc phát triển các
làng nghề truyền thống dẫ có vai trị tích cực trong việc góp phần tăng tỉ trọng
cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp,
chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề nơng
nghiệp có thu nhập cao hơn. Ngay từ đầu khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh
tế nơng thơn khơng chỉ có ngành nơng nghiệp thuần nhất mà bên cạnh cịn có
các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển.
Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập va
giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp
cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên người lao
động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nơng nghiệp, dặc
biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và
ngoài nước. Khi đó khu vực sản xuất nơng nghiệp sẽ bị thu hẹp , khu vực sản
xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên.
Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở
nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản


xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một q trình liên tục, địi hỏi
sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm .
Do đó dịch vụ nơng thơn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và

phong phú , đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hố- hiện đại hố. Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã
mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động. Cho đếnnay cơ
cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40%
cho nông nghiệp.
c) Tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất
nhiều mặt. Trước hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công
đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập
khơng thấp tăng gía trị lao động tăng thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó, xuất
khẩu thủ cơng mỹ nghệ cịn tạo nguồn để nhập nguồn vật phẩm tiêu dùng thiết
yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của
nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động .
Trên phương diện xã hội đẩy mạnh xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ đã kích
thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay trong các làng nghề
truyền thống bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27
lao động thường xuyên và 8 đến 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo
việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên và 2 đến 5 lao động thời vụ. Đặc
biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 đến 250 lao
động.
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa
phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Làng
gốm bát tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn


giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5500 đến 6000 lao động của các khu vực
lân cận đến làm thuê.
Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự

phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan
xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt
động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp cịn có các dịch vụ khác như dịch vụ tín
dụng ngân hàng.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đã tính toán cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD
hàng thủ cơng mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 đến
4000 lao động chủ yếu là lao động tại các làng nghề nơng thơn, trong đó có lao
đơng nơng nhàn tại chỗ và các vùng lân cận( trong khi đó chế biến hạt điều thì 1
triệu USD kim ngạch xuất khẩu chỉ thu hút được 400 lao động).
Ngoài việc được coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho người
lao động xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ cịn góp phần tăng thu nhập và cải thiện
đời sống cho người lao động ở nông thôn. ở nơi nào có ngành nghề phát triển
thì nơi đó thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh
với mức thu nhập lao động nơng nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề
cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử
dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nơng nghiệp. Bình quân thu nhập của
1 lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430000- 450000
đồng / tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190000- 240000 đồng/ tháng, trong khi đó ở hộ
lao động thuần nơng chỉ có khoảng 70000-100000 đồng/ người/ tháng. Có
những làng nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng : Mức bình quân thu
nhập của các hộ thấp cũng đạt từ 10-20 triệu/năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát
Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của tồn xã. Vì vậy thu nhập của các làng
nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia
đình và của địa phương.
Sự phát triển ổn định của làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định đối với các
doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này . từ đó tạo ra sự thuận lợi trong kinh


doanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập
và mức sống cho người lao động.

Ngồi ra việc khơi phục và sản xuất sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ cịn kéo
theo nhiều ngành khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch vụ có
liên quan. Sản xuất thủ cơng mỹ nghệ và du lịch là 2 nhân tố có tác động 2
chiều . Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng
và ấn tượng đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá ,các sản phẩm
càng đa dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khach tới tham
quan, qua đó các dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn, đây chính là một
biểu hiện của hình thức xuất khẩu tại chỗ. Ngược lại, nếu du lịch phát triển, có
nhiều khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề c sản phẩm thủ công mỹ
nghệ sẽ được biết đến nhiều hơn, được quảng bá nhiều hơn, đó cũng là một hình
thức khuch trương giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngồi, từ đó ta
có thể mở rộng quan hệ kinh doanh và có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thủ
cơng mỹ nghệ.
d) Xuất khẩu TCMN là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta.
Đẩy mạnh xuấu khẩu nói chung và thủ cơng mỹ nghệ nói riêng có vai trị
tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước
ta trên thị trường quốc tế…Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải quốc
tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo
tiền đề mở rộng xuất khẩu.
Có thể nói xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ khơng chỉ đóng vai trị xúc tác hỗ
trợ phát triển kinh tế mà nó cịn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên
trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh
tế như: vốn , kỹ thuật, lao động, thị trường tiêu thụ…Đối với nước ta, hướng


mạnh về xuất khẩu hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát
triển kinh tế đối ngoại.

e) Góp phần giữ gìn các giá trị văn hố và ngành nghề truyền thống của dân
tộc.
Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch
sử phát triển văn hố của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng
thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao
động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo của người
thợ thủ cơng. Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét
đặc sắc của dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của
mỗi làng nghề và mang mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi
làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được bảo
tồn đến ngày nay. Kỹ thuật đúc đồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn
hố Đơng Sơn - một nền văn hoá với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống
đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử thời Hùng Vương dựng nước. Cho đến sau
này nghề đúc đồng vẫn để lại những dấu ấn lịch sử. Mới đây nhất ta thấy có
tượng phật mới đúc được đặt ở chùa Non Nước cao và nặng nhất Đông nam á.
Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo
của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản
phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự
bảo lưu những văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác
tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản
sắc riêng. Chính vì vậy xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ khơng những góp phần bảo
tồn và phát triển các giá trị văn hố của dân tộc Việt nam mà cịn có nhằm
quảng bá chúng trên khắp thế giới .
2.2.2.2.

Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của các



doanh nghiệp không chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà cịn có mặt ở
thị trường nước ngồi.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp , tăng dự trữ, qua đó
nâng cao khả năng nhập khẩu ,thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị
phục vụ cho q trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao tính năng động sáng tạo của các cán bộ xuất nhập
khẩu cũng như các đơn vị tham gia, tích cực tìm tòi và phát triển các mặt hàng
trong khả năng xuất khẩu vào các thị trường có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hồn thiện
cơng tác quản trị kinh doanh , đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ
chu kỳ sống của sản phẩm .
Xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia
xuất khẩu trong và ngồi nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải nâng
cao chất lượng hàng hố, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay tiết kiệm nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động
và tăng thêm thu nhập,ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ
bn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đơi bên cùng có
lợi.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN
2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mơ
a) Chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng
phạm vi thị trường cũng như dung lượng thị trường, ngồi ra cũng có thể mở
rộng nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế. Các yếu tố chính
trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu : sự bất ổn về chính trị sẽ làm



chậm lại sự tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của khoa học cơng nghệ gây khó
khăn cho việc cải tiển công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu. Bất kì
doanh nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu muốn tồn tại và phát triển lâu
dài thì phải tuân thủ pháp luật, không những pháp luật của nước mình mà con
tuân thủ luật pháp nước nhập khẩu. Nghiên cứu kỹ chế độ chính trị và pháp luật
sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
b) Chính sách về thuế quan và cơng cụ phi thuế quan.
Hệ thống thuế quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động
xuất khẩu thông qua thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất
hàng hố phải nhập ngun liệu từ nước ngồi. Nếu như thuế nhập nguyên vật
liệu quá cao sẽ làm chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng hố xuất khẩu
cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá, giảm lợi nhuận cho nhà xuất
khẩu, và như vậy làm giảm lượng xuất khẩu và ngược lại.
Các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với nguyên vật
liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu cũng
gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu.
Vì những ảnh hưởng đó, để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ thường
miễm thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng
hoá xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế sản xuất . Chính phủ thường áp
dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá mà sản xuất không đủ đáp
ứng nhu cầu trong nước và tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu dùng để
sản xuất hàng hóa xuất khẩu .
c) Chính sách tỷ giá hối đoái
Trong thanh toán quốc tế, người ta thường sử dụng những đồng tiền của
các nước khác nhau, do vậy tỷ suất ngoại tệ so với đồng tiền trong nước có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu: nếu tỷ gia hơi đối lớn hơn tỷ suất lợi
nhuận thì hoạt đơng xuất khẩu có lãi, vì vậy thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại.
Chính vì thế mà tỷ giá hối đối trở thành một cơng cụ điều tiết của Nhà nước.



d) Hệ thống ngân hàng tài chính.
Hoạt động xuất nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến vấn đề thanh toán quốc
tế, thơng qua hệ thống Ngân hàng Tài chính giữa các quốc gia. Nó tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán được thực hiện một cách đơn giản,
nhanh chóng, chắc chắn. Nhờ có hệ thống ngân hàng này dẽ đảm bảo rằng
người bán sẽ thu được tiền và người mua sẽ nhận được hàng, làm giảm bớt việc
phài dành nhiều thời gian và chi phí để các bên đối tác tìm hiểu nhau.
Nếu như một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, hiện đại thì đó
cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong hoạt
động xuất khẩu và ngược lại.
e) Khả năng sản xuất
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam chịu sự tác động của nhiều
nhân tố, những nhân tố này có sự biên đổi trong từng thời kỳ và tác động theo
chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhng ngược lại
cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. ở mỗi vùng,
mỗi địa phơng, mỗi làng nghề do có những đặc đIểm khác nhau về các đIều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội , văn hóa nên sự tác động của các nhân tố này là
khơng giống nhau. Có thể hiểu một cách khái quát chúng bao gồm các nhân tố
sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực: là một trong những nguồn lực quan trọng
nhất của sản xuất. tại các làng nghề, nguồn nhân lực chính là các nghệ nhân,
những người thợ thủ công , và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Những
nghệ nhân là người có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy
nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm
tính truyền thống. Có được nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao sẽ là một
yếu tố thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.
Thứ hai, nguồn vốn: đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là



đầu tư phát triển sản xuất , đầu tư phát triển cơ sở vật chật và kết cấu hạ tầng,
đầu tư đổi mới cơng nghệ. Vì vậy phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được. Trước đây, vốn của các
hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế
việc tăng trởng sản xuất. Ngày nay, sự phát triển của thị trường ln địi hỏi lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ
tích cực và cụ thể từ phía nhà nước, đặc biệt là việc đề ra những chính sách phù
hợp với đặc đIểm sản xuất của các làng nghề truyền thống để có thể đảm bảo
nguồn vốn cho sản xuất và xuất khẩu.
Thứ ba, nguồn nguyên vật liệu: trong những giai đoạn trước đây, gần
nguồn nguyên vật liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình
thành và phát triển của các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ hay các làng nghề
truyền thống. Song hiện nay vấn đề này trở nên không quan trọng đối với sự
phát triển của các làng nghề bởi sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện giao
thông và các phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên vấn đề khối lượng chất lượng,
chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu này vẫn có những ảnh
hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu có được nguồn
nguyên vật liệu ổn định dẫn đến sản xuất cũng ổn định, các nhà xuất khẩu sẽ có
nguồn hàng thường xuyên, tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Thứ tư, trình độ kỹ thuật và cơng nghệ: trong điều kiện hiện nay, khi
mà giao lưu thương mại mang tính tồn cầu hố thì việc ứng dụng khoa học
cơng nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động trực tiếp tới sự đảm bảo và
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức được điều đó, nhiều
làng nghề thủ công mỹ nghệ đã đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và đổi mới
công nghệ, cải tiện phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định cho
ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật khơng phải là hồn tồn mà
vẫn phải giữ nét văn hố và truyền thống cốt yếu trong mỗi sản phẩm thủ công
mỹ nghệ .



Thứ năm, kết cấu hạ tầng : bao gồm hệ thống các đường giao thơng,
điện, cấp thốt nước, bưu chính viễn thông. Thực tế cho thấy rõ, sản xuất thủ
công mỹ nghệ chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm
bảo và đồng bộ. Đây là yếu tố có tác dụng tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời và
phát triển của các cơ sở sản xuất, tạo tiền đề khai thác và phát huy tiềm năng
sẵn có của các làng nghề. Sự phát triển của yếu tố này sẽ đảm bảo vận chuyển
và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đưa nhanh tiến bộ khoa học và
công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ
thống thơng tin liên lạc bưu chính viễn thơng giúp doanh nghiệp nắm bắt các
thông tin thị trường để có những ứng xử kịp thời.
2.3.2 Các nhân tố thuộc mơi trường ngành
a) Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua
khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả
năng phân phối( đầu tư) có hiệu quả nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả
các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua cá chỉ tiêu: vốn
chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn
hạn và dài hạn…
b)Tiềm năng con người
Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo
thành cơng. Chính con người với năng lực của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và
sử dụng sức mạnh khác mà họ đã có như vốn, tài sản, kỹ thuật cơng nghệ .
c) Trình độ tổ chức quản lý.
Mối doanh nghiệp là mọt hệ thống với những liên kết chặt chẽ với nhau
để hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn hướng tới mục tiêu của mình
thì đồng thời phải đạt tới một trình độ tổ chức quản lý tương ứng. Khả năng tố
chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát , tập trung
vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo nên sức mạnh thật

sự của doanh nghiệp.


d) Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có
thể huy động vào kinh doanh : thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở
vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như
việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuận tiện và hiệu quả cao.
e) Hoạt động Marketing
Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hố thì việc tiếp thị, tìm đẩu
ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về các hoạt động
Marketing. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần,
quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm
cho doanh nghiệp . Đối với hoạt động xuất khẩu thì hoạtđộng này là rất khó
khăn nhưng cũng rất quan trọng. Khó khăn là ở chỗ việc quảng bá, tiếp thị sản
phẩm là rất tốn kém, hơn nữa xuất khẩu là bán hàng ra nước ngoài nên việc tìm
hiểu thói quen tiêu dùng…là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
f) Hoạt động tạo mẫu sản phẩm.
Hoạt động tạo mẫu sản phẩm là việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới,
tính năng mới nhằm đưa ra thị trường những loại sản phẩm được người tiêu
dùng đón nhận và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong hoạt động xuất
khẩu thì việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng
tại thị trường nhập khẩu được coi là bước thành công ban đầu của doanh nghiệp,
ngược lại, nếu công tác này không tốt doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất lớn do
không tiêu thụ được sản phẩm đã sản xuất ra.
g) Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất là một quắ tình bao gồm: thu mua nguyên vật liệu,
phụ liệu để sản xuất, sản xuất và đóng gói. Trong hoạt động xuất khẩu thì một
địi hỏi rất khắt khe đó là chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chất
lượng sản phẩm phải đáp ứng theo đúng yêu cầu của đối tác xuất khẩu về chất

liệu, mẫu mã. Trong quá trình sản xuất ngoài việc đảm bảo chất lượng sản


phẩm còn phải đảm bảo tiến độ sản xuất để kịp giao hàng đúng thời hạn. Nếu
không đảm bảo những yêu cầu trong hợp đồng của đối tác thì doanh nghiệp
trước hết bị mất uy tín trong kinh doanh và sau đó phải bồi thường hợp đồng
gây thiệt hại về tài chính.
2.4. Tình hình hoạt động XK hàng thủ cơng mỹ nghệ thời gian qua
2.4.1.Diễn biến ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời gian qua
Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt
Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích
cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng
trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Là mặt hàng có mức
độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,bình quân khoảng 20% trên 1
năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750
triệu USD vào năm 2007, dự kiến sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2012. Thị trường
xuất khẩu TCMN của nước ta ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản,
Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất
khẩu rất lớn.
Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu khơng cao so
sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất
nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của
mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu
đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là
chi phí gia cơng và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ
mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim
ngạch nhập khẩu.
Nhưng đối với hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu
trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và

thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị


ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng TCMN hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu,
còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng
TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nôngnghiệp sau chế biến và
thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích
cực cho việc bảo vệ mơi trường và phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ cơng mỹ nghệ vẫn cịn hạn
chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu
của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn khơng đạt được
chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng TCMN
còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt
hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng
của thị trường xuất khẩu, sản phẩm khơng dự đốn được những biến đổi khí hậu
của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hồn thiện sản phẩm cịn
thấp, cơng dụng khơng rõ nét, độ an tồn chưa được chú ý, bao bì khơng hấp
dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực
tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng
cạnh tranh của hàng hố. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và
tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh
cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.
Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ,
quy mô sản xuất manh mún, nhà xưởng sản xuất cịn thiếu và máy móc thiết bị
phụ trợ sản xuất cịn đơn sơ, lạc hậu khơng đáp ứng được nhu cầu của những
đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao
động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hố
khơng ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian
hợp đồng.

Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến
lược cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được


quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh
doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu
ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao
động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có
thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động
có tay nghệ.
Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp
thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều
trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, khơng có khả năng
đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn
chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.
2.4.2. Những bài học thực tiễn rút ra trong quá trình xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam
Do ảnh hưởng của các mặt tồn tại trên, đã và đang làm giảm khả năng
cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta so với các nước khác
trong khu vực. Để mở rộng thị trường xuất khẩu đưa sản phẩm thủ công mỹ
nghệ phát triển bền vững hướng tới mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD hàng thủ công
mỹ nghệ vào năm 2012 chúng ta cần quan tâm và học hỏi rút ra những bài học
kinh nghiệm từ những thất bại:
-

Các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên chủ động liên kết lại xây dựng
làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ. Mỗi cụm hay làng nghề có thể
do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản
xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy

móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng
lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phơ trương khả năng sản
xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin
của người mua hàng.


-

Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính
đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản
phẩm có khuyết điểm, để hồn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính
an tồn khi sử dụng, xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ
nghệ của mình.

-

Tăng cường cơng tác thu thập thơng tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm
bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các
chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích
hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu.

-

Hội cần phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm
bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,
cũng như các nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới
cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đa dạng hố và phong phú thêm.

-


Bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng
năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.

-

Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành nghề, của ban khuyến nông, sở công
thương trong việc là cầu nối, diễn đàn trao đổi các kinh nghiệm, liên kết, tăng
cường giao lưu phổ biến khoa học, kỹ thuật; cung cấp các thông tin thị trường
các cơ hội làm ăn. Các tổ chức đó cũng đóng vai trị là “tiếng nói” của các tổ
chức sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để đề xuất với các cơ quan
chức năng các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành phát triển mạnh mẽ hơn nữa.



×