Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu resort spa le meridien quảng nam và đề xuất giải pháp móng hợp lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 75 trang )

Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................I
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... V
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 7
1.

Tính cấp thiết............................................................................................................7

2.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 7

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................7

4.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 8

5.

Các phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................8

6.


Cấu trúc khóa luận ...................................................................................................9

CHƢƠNG 1 .................................................................................................................. 10
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................... 10
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................................ 10
1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................10
1.1.3. Đặc điểm địa hình – địa mạo ..........................................................................13
1.1.4. Đặc điểm thủy văn – hải văn ..........................................................................14
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................... 15
1.2.1. Dân cƣ .............................................................................................................15
1.2.2. Kinh tế - du lịch của tỉnh Quảng Nam ............................................................ 16
1.3. Đặc điểm địa chất ...................................................................................................17
1.3.1. Địa tầng ..........................................................................................................17
1.3.2. Magma ...........................................................................................................21
1.3.3. Kiến tạo ..........................................................................................................21
1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn .................................................................................... 22
1.4.1. Các tầng chứa nƣớc lỗ hổng ...........................................................................22
1.4.2. Các tầng chứa nƣớc khe nứt ...........................................................................25
CHƢƠNG 2 .................................................................................................................. 26
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU ĐẤT XÂY DỰNG
RESORT &SPA LE MERIDIEN ................................................................................. 26
2.1. Vị trí và các đặc trƣng kĩ thuật của công trình ....................................................... 26
GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

i

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế


Khoa Địa lý – Địa chất

2.1.1. Vị trí xây dựng công trình...............................................................................26
2.1.2. Đặc trƣng kĩ thuật của công trình ..................................................................27
2.2. Các công tác khảo sát địa chất công trình .............................................................. 27
2.2.1. Công tác thu thập tài liệu ...............................................................................27
2.2.2. Công tác khoan thăm dò và lấy mẫu thí nghiệm ...........................................27
2.2.3. Công tác thí nghiệm hiện trƣờng ...................................................................31
2.2.4. Công tác thí nghiệm trong phòng ...................................................................33
2.3. Đánh giá điều kiện địa chất công trình Khu Resort &Spa Le Meridien ................36
2.3.1. Cấu trúc nền đất và tính chất cơ lý các lớp đất đá .........................................36
2.3.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo ..........................................................................49
2.3.3. Đặc điểm địa chất thủy văn ...........................................................................49
2.3.4. Các quá trình và hiện tƣợng địa chất động lực công trình .............................. 50
2.3.5. Vật liệu xây dựng tự nhiên .............................................................................51
2.3.6. Điều kiện thi công .......................................................................................... 52
CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 53
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT
CÔNG TRÌNH KHU ĐẤT XÂY DỰNG .................................................................... 53
3.1. Đề xuất giải pháp móng hợp lí cho công trình xây dựng .......................................53
3.1.1. Luận chứng sơ bộ giải pháp móng cho công trình .........................................53
3.1.2. Thiết kế và tính toán cọc khoan nhồi cho khu resort & spa Le Meridien (20
tầng và 2 tầng hầm) .......................................................................................................55
3.2. Đánh giá sơ bộ về các vấn đề địa chất công trình khu đất xây dựng ..................... 63
3.2.1. Vấn đề trƣợt thành hố móng ..........................................................................64
3.2.2. Vấn đề cát chảy vào hố móng ........................................................................66
3.2.3. Vấn đề xói ngầm ............................................................................................ 67
3.2.4. Vấn đề nƣớc chảy vào hố móng .....................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 73
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 75

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

ii

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Kí kiệu /
Danh mục

viết tắt

Đơn vị

Độ ẩm

W

%

Dung trọng tự nhiên


w

g/cm3

Dung trọng khô

c

g/cm3

Khối lƣợng riêng



g/cm3


Hệ số rỗng tự nhiên
Độ rỗng

N

%

Độ bão hòa

G

%


Giới hạn chảy

WL

%

Giới hạn dẻo

WP

%

Chỉ số dẻo

IP

%

Độ sệt

B


cm2/KG

Hệ số nén lún
Modul biến dạng

E0


KG/cm2

Lực dính kết

C

KG/cm2

Góc nội ma sát

φ

Độ
KG/cm2

Độ bền nén nở hông
R0

KG/cm2

SPT



N30



Tiêu Chuẩn Việt Nam


TCVN



Địa chất công trình

ĐCCT



Địa chất thủy văn

ĐCTV



Tính chất cơ lý

TCCL



Môi trƣờng địa chất

MTĐC



Sức chịu tải quy ƣớc
Standard Penetrating Test – thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn

Tổng số búa ở 30cm xuyên sau cùng của mũi xuyên trong thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

iii

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thị xã Điện Bàn ............................................................. 10
Hình 1.2. Biều đồ thành phần các dân tộc Quảng Nam ................................................15
Hình 1.3. Sơ đồ Địa chất khu vực nghiên cứu .............................................................. 18
Hình 1.4. Sơ đồ Địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu ...............................................24
Hình 2.1. Vị trí xây dựng công trình (Nguồn: Google Maps). .....................................26
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí lỗ khoan ..................................................................................... 28
Hình 2.3. Sơ đồ thể hiện nguyên tắc thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ............................. 32
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí cọc khoan nhồi trong đài cọc. Đơn vị (mm) ............................. 59
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí cọc khoan nhồi trong nền đất .................................................... 60
Hình 3.3. Sự phá hoại tƣờng do xói ngầm của NDĐ .................................................... 67
Hình 3.4. Sơ đồ minh họa hút nƣớc thí nghiệm ............................................................ 69
Hình 3.5. Mô phỏng hiện tƣợng nƣớc chảy vào hố móng ............................................69
Hình 3.6. [a]. Phƣơng pháp hạ thấp mực nƣớc ngầm không phù ................................ 71
[b]. Sơ đồ làm việc của giếng điểm phun ......................................................................71


GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

iv

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lƣợng mƣa (mm) trung bình tháng và năm ở khu vực nghiên cứu ..............11
Bảng 1.2. Hƣớng gió, tốc độ gió bình quân (BQ), lớn nhất (max) ở vùng nghiên cứu 12
Bảng 2.1. Hệ thống mốc tọa độ của khu đất ..................................................................26
Bảng 2.2. Khối lƣợng công tác khảo sát đã thực hiện ...................................................29
Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng mẫu thí nghiệm .............................................................. 30
Bảng 2.4. Sự tƣơng quan giữa độ bền của các loại đất với trị số N30 ........................... 31
Bảng 2.5.a. Liên hệ giữa trạng thái của đất dính, độ bền nén nở hông qU và trị số N30 32
Bảng 2.5.b. Liên hệ giữa sức chịu tải R và trị số N30 của đất mềm rời ......................... 33
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu cơ lý đã thực hiện và các chỉ tiêu dẫn xuất đối với mẫu nguyên
dạng ............................................................................................................................... 34
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu cơ lý đã thực hiện và các chỉ tiêu dẫn xuất đối với mẫu không
nguyên dạng ...................................................................................................................36
Bảng 2.8. Cấu trúc địa chất của khu đất đến độ sâu khảo sát........................................37
Bảng 2.9. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 1A ...........................................38
Bảng 2.10. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1A ..........................................38
Bảng 2.11. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 1 ............................................39
Bảng 2.12. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 1 .............................................39
Bảng 2.13. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 2 ............................................40

Bảng 2.14. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 2 .............................................40
Bảng 2.15. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 3 ............................................41
Bảng 2.16. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 3 .............................................41
Bảng 2.17. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 4 ............................................42
Bảng 2.18. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 4 .............................................42
Bảng 2.19. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 4A .........................................43
Bảng 2.20. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 4A ..........................................43
Bảng 2.21. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 5 ............................................44
Bảng 2.22. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 5 .............................................44
Bảng 2.23. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 6 ............................................45
Bảng 2.24. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 6 .............................................45

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

v

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Bảng 2.25. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 7 ............................................46
Bảng 2.26. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 7 .............................................46
Bảng 2.27. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 8 ............................................47
Bảng 2.28. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 8 .............................................47
Bảng 2.29. Thành phần hạt theo % trọng lƣợng của lớp 9 ............................................48
Bảng 2.30. Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của lớp 9 .............................................48
Bảng 3.1. Số liệu tính chất cơ lý các lớp đất đá ............................................................ 55

Bảng 3.2. Giá trị cƣờng độ tính toán của bêtông (kG/cm2) ...........................................57
Bảng 3.3. Giá trị cƣờng độ tính toán của cốt thép (kG/cm2) .........................................57
Bảng 3.4. Thành phần hạt và tính chất cơ lý của lớp đất cát chảy thật ......................... 67

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

vi

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Tỉnh Quảng Nam một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm
miền trung Việt Nam. Với tổng diện tích hơn 10 nghìn km và dân số khoảng hơn
1,5 triệu ngƣời, nhƣng có đến 80% dân số ở vùng nông thôn, vì vậy đại bộ phận lao
động ở tỉnh Quảng Nam làm việc trong ngành nông nghiệp và ngƣ nghiệp. Tình
hình thổ nhƣỡng Quảng Nam gồm 09 loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven
biển, đất phù sa, xám bạc màu, đất đo vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn
trơ sỏi đá... Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lƣu các sông thích hợp với
trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung
du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây
dƣợc liệu [17].
Điện Bàn là thị xã của tỉnh Quảng Nam, với khu vực phƣờng Vĩnh Điện (trung
tâm thị xã) sầm uất, với khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc. Trong những năm
trở lại đây, kinh tế - xã hội Điện Bàn đã có những bƣớc phát triển mạnh và vững

chắc. Vì vậy, việc xây dựng Điện Bàn trở thành một trong những trung tâm kinh tế văn hóa lớn với các chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thƣơng mại, du
lịch và dịch vụ của Bắc Quảng Nam; trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục – đào
tạo của khu vực là tất yếu khách quan nhằm tranh thủ thời cơ và khai thác lợi thế
vốn có của huyện [18].
Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu
resort & spa Le Meridien Quảng Nam và đề xuất giải pháp móng hợp lí” là cần
thiết và có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá điều kiện ĐCCT khu resort làm cơ sở cho công tác đề xuất giải pháp
móng và dự báo các vấn đề ĐCCT có thể xảy ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là các lớp đất đá thuộc trong diện tích khu resort.
- Phạm vi nghiên cứu bao gồm khu vực phƣờng Điện Ngọc và các vùng lân
cận…

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

7

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

4. Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ đặc điểm cấu trúc nền đất, đánh giá tính năng xây dựng của các lớp đất
đá khu đất xây dựng.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác thiết kế

đảm bảo an toàn về kỹ thuật và tối ƣu về kinh tế.
- Đề xuất giải pháp móng và sơ bộ đánh giá các vấn đề địa chất công trình cho
khu đất xây dựng.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Để triển khai thực hiện các nội dung nêu trên thì khóa luận đã sử dụng hệ thống
các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa, phân tích tổng hợp: có chọn loc thông tin từ các kết
quả nghiên cứu đã công bố.
- Phương pháp địa chất: còn gọi là phƣơng pháp phân tích lịch sử tự nhiên
nhằm thu thập tài liệu, khảo sát thực địa để nghiên cứu tính chất, cấu trúc và sự vận
động của môi trƣờng địa chất.
- Phương pháp tương tự địa chất: phƣơng pháp này cho phép nghiên cứu và
kết luận về điều kiện ĐCCT lãnh thổ khảo sát, kế cả sự phát sinh - phát triển của
một quá trình địa chất nào đó đƣợc rút ra trên cơ sở so sánh các kết quả nghiên cứu,
khảo sát ĐCCT đã có ở lãnh thổ và điều kiện ĐCCT tƣơng tự.
- Phương pháp chuyên gia: việc nghiên cứu ĐCCT và sự vận động của địa hệ
là vấn đề vừa có tính tổng hợp, vừa mang tính chuyên sâu do đó cần có sự tham
vấn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia. Đồng thời, thu thập và
tranh thủ ý kiến của cộng đồng dân cƣ tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích hệ thống: phƣơng pháp này bắt đầu từ các số liệu,
dữ liệu, yếu tố, hiện tƣợng gần nhƣ rời rạc, song bản chất của nó có quan hệ với
nhau, đƣợc tổng hợp và hệ thống lại. Từ đó đi đến phân tích, đánh giá các yếu tố tác
động khác nhau biến đổi môi trƣờng địa chất.

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

8

SVTH: Phạm Văn Hùng



Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

6. Cấu trúc khóa luận
Mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chương 2: Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu đất xây dựng resort &
spa Le Meridien.
Chương 3: Đề xuất giải pháp móng và đánh giá sơ bộ các vấn đề địa chất công
trình khu đất xây dựng.
Kết luận và kiến nghị.

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

9

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm địa lý tự nhiên


1.1.1. Vị trí địa lý
Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Địa bàn
thị xã Điện Bàn trải từ 15050’ đến 15057’ vĩ độ Bắc và từ 1080 đến 108020’ độ
Đông, cách thành phố Tam kỳ 48km về phía bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25km về
phía Nam.
Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng),
phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An, phía
Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc (Hình 1.1)

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thị xã Điện Bàn [19]
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc miền Trung - Trung Bộ nên có khí hậu nhiệt đới gió
mùa với những đặc trƣng sau [3,9]:
1.1.2.1. Nhiệt độ - độ ẩm
GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

10

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Vùng nghiên cứu thuộc miền Trung - Trung Bộ nên có khí hậu nhiệt đới gió
mùa với nền nhiệt độ cao. Tháng 7, 8 là những tháng nóng nhất với nhiệt độ trung
bình đạt đến 29 – 39,50C, nhiệt độ cao nhất có thể đạt đến 40 - 410C. Tháng 1 là
tháng có nhiệt độ thấp nhất, ban đêm nhiệt độ có thể hạ xuống đến 11 - 150C.

Độ ẩm trong vùng khá cao, trung bình năm đạt 85%. Thời kỳ độ ẩm cao kéo
dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau và độ ẩm có thể đạt lớn hơn 85%. Tháng ẩm
nhất là tháng 11, với độ ẩm đến 87 - 90%.
1.1.2.2. Lượng mưa
Lƣợng mƣa trung bình năm ở vùng nghiên cứu thuộc loại lớn, tổng lƣợng mƣa
năm khoảng 2000 - 3000mm, trung du và miền núi trên 4000mm. Lƣợng mƣa tăng dần
từ Đông sang Tây, từ vùng thấp lên vùng cao. Riêng vùng núi phía Tây - Tây Nam do
địa hình đón gió nên lƣợng mƣa rất lớn và mùa mƣa kéo dài. Trong đó, lƣợng mƣa
chênh lệch giữa hai mùa khá lớn và chiếm 70 - 76% vào 4 tháng mƣa nhiều (tháng 9 12) và 24 - 30% vào 8 tháng mƣa ít (tháng 1 - 8). Tỷ trọng lƣợng mƣa trong các tháng
mƣa ít (tháng 2-3) của mùa khô chỉ chiếm 7 - 14%, còn tỷ trọng các tháng mƣa nhiều
(tháng 9-10) chiếm 66 - 70% tỷ trọng mùa mƣa nhiều (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Lượng mưa (mm) trung bình tháng và năm ở khu vực nghiên cứu
Tháng

Trạm
1
Hiên

2

3

4

5

6

7


Năm
8

9

10

11

12

15.2 11.6 23.4 96.0 232.2 223.3 141.3 135.0 327.8 572.4 329.8 96.1

2204

Thành Mỹ 32.1 17.6 27.1 90.3 254.8 225.2 153.4 167.9 277.4 552.0 364.1 98.9

2261

Ái Nghĩa 70.9 22.1 20.6 51.4 159.0 141.9 87.6 135.4 295.9 654.4 487.5 179.8 2306
Hiệp Đức 79.9 59.5 31.5 85.7 221.5 143.2 131.2 150.2 361.3 761.7 629.9 356.0 2790
Trà My

132.6 67.4 55.3 109.0 300.9 243.9 166.3 174.2 386.0 982.0 1038 502.3 4158

Nông Sơn 67.2 29.4 26.8 90.9 240.1 221.8 165.7 162.1 342.6 722.8 615.1 267.8 2952
Giao Thủy 75.2 28.5 21.6 60.3 145.9 150.1 104.0 138.5 301.1 678.6 527.8 222.6 2454
Câu Lâu

71.1 26.0 18.5 40.9 87.9 98.4 73.4 114.6 275.1 601.0 460.1 219.5 2086


Hội An

82.3 37.1 18.9 43.5 94.0 99.6 64.1 100.2 330.5 636.7 505.4 260.9 2273

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

11

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Theo số liệu của Trung tâm KTTV tỉnh Quảng Nam, 30 năm gần đây lƣợng
mƣa lớn nhất trong một ngày đạt từ 400 đến 650 mm vào những ngày đầu tháng 11
năm 1999. Do ảnh hƣởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và đặc điểm địa
hình nên mùa mƣa trên lãnh thổ nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hàng
năm. Tuy vậy, lƣợng mƣa chủ yếu rơi vào các tháng 9, 10 và 11 chiếm khoảng 80%
tổng lƣợng mƣa năm. Đây là một trong những khu vực có lƣợng mƣa lớn, lƣợng
mƣa trung bình năm ở Trà My là 4158mm, năm mƣa lớn nhất đạt 7303mm (1996).
1.1.2.3. Gió, bão và áp thấp nhiệt đới
Vùng nghiên cứu có chế độ gió biến động phức tạp, phụ thuộc vào mùa khí
hậu và đặc điểm địa hình, song mùa khí hậu vẫn là yếu tố chi phối hƣớng gió thịnh
hành mạnh nhất. Mùa Đông, hƣớng gió Tây Bắc thịnh hành ở vùng đồng bằng với
tần suất 24 - 29%, gió Đông Bắc chiếm 12 - 15%. Do ảnh hƣởng của các đợt không
khí lạnh nên mùa Đông có thể gây ra gió mạnh 15 - 20 m/s ở đồng bằng ven biển và
8 - 12 m/s ở miền núi. Trƣờng hợp có bão, giông, lốc, gió mạnh có thể đạt 20 - 40

m/s (22/10/1986 ở Tam Kỳ là 28 m/s, 31/5/1985 tại Trà My 34 m/s, tại Đà Nẵng tốc
độ gió đạt 40m/s ngày 2/10/2006 ). Mùa Hạ, các hƣớng gió thịnh hành ở vùng đồng
bằng là gió Nam với tần suất 12 - 16%, Tây Nam (8 - 12%) và Đông (10 - 22%).
Ngƣợc lại, hƣớng gió thịnh hành ở vùng núi khá tập trung, gió Đông Bắc chiếm ƣu
thế (11 - 17%). Tốc độ gió trung bình năm tại đồng bằng ven biển là 1.6 m/s, tại
vùng núi 0.7 m/s, tốc độ gió trung bình giảm dần từ Đông sang Tây (Bảng 1.1).
Bảng 1.2. Hướng gió, tốc độ gió bình quân (BQ), lớn nhất (max) ở vùng nghiên
cứu
Trạm
Đà

BQ

Nẵng Max

Trà
My

1.2 1.4

1.7

2.0 1.5 1.6

20 18

16

24


31

40 16

N

N

NNW NNW N

3

1.5

1.6

1.8 1.7 1.6 1.3 1.2

16

17

17 18 25
N

5

11 12 Năm

2


Hƣớng NNW NNE N

4

10

1

N

6

7

SW

8

9

NE

BQ

0.7

0.9

1.0 0.9 0.8 0.7 0.6


0.6 0.6

0.7

0.6 0.5 0.7

Max

10

10

13 16 34

14

17

25 10

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

17 15

12

15

SVTH: Phạm Văn Hùng



Trường Đại học Khoa học – Huế

Hƣớng NE

NE

Khoa Địa lý – Địa chất

NE SW NW SW WSW NW S

NE

NE NE

Hàng năm, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng trực tiếp khoảng 2.7 cơn bão,
nhƣng có năm không có bão và có năm đến 5 - 7 cơn bão. Thời gian ảnh hƣởng của
bão chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó tháng 10 chiếm 31,6%, tháng 11 là
26.5% và ít hơn là tháng 9 chiếm 14.5%. Bão và ATNĐ ảnh hƣởng đến vùng nghiên
cứu không nhiều, nhƣng tác hại của chúng thì rất nghiêm trọng, nhất là tốc độ gió và
lƣợng mƣa do chúng gây ra. Tốc độ gió trung bình mạnh nhất 15 - 20m/s (cấp 7 - 8),
riêng lƣợng mƣa còn phụ thuộc vào vị trí đổ bộ của bão, ATNĐ cũng nhƣ sự kết hợp
của không khí lạnh (KKL) sẽ gây nên các đợt mƣa kéo dài 3 - 4 ngày, trung bình mỗi
đợt lƣợng mƣa 200 - 300mm, nếu kết hợp KKL thì có thể tăng lên 500 - 600mm.
Ngoài ra, khi bão đổ bộ vào bờ biển còn xảy ra hiện tƣợng nƣớc dâng rất nguy hiểm.
1.1.3. Đặc điểm địa hình - địa mạo
Địa hình khu vực nghiên cứu và vùng phụ cận có tính phân bậc, gồm đồi núi
Đông Trƣờng Sơn và đồng bằng kế cận ven biển. Vùng đồng bằng duyên hải là
vùng sụt lún, phát triển chủ yếu quá trình tích tụ. Vùng núi và gò đồi là đới nâng

trong giai đoạn hoạt động tân kiến tạo, đƣợc đặc trƣng bởi quá trình xâm thực, bóc
mòn rửa trôi. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và có sự thay đổi đột
ngột từ vùng đồi núi đến đồng bằng. Có thể chia tách theo độ cao và đặc điểm
nguồn gốc hình thái khu vực đang xét thành các dạng địa hình sau [4]:
1.1.3.1. Địa hình kiến tạo, xâm thực – bóc mòn, núi thấp xen đồi với độ cao 100 - 750m
Đây là dạng địa hình duy nhất phân bố ở phía Tây Nam khu vực nghiên cứu.
Độ cao của địa hình dao động từ 100 – 750m và có một số đỉnh núi nhƣ: núi Sinh
Ba, núi Kỳ Vỹ,… Với độ dốc từ 10 – 300. Phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu, địa
hình cao dƣới 300m nhƣ Đại lộc, Điện Bàn,… độ che phủ của rừng ở dạng này
giảm đi đáng kể và thảm thực vật cũng thƣa thớt hơn (15 – 40%), chủ yếu là cây
thân bụi hoặc rừng nhân tạo hay đồi trọc.
1.1.3.2. Địa hình bóc mòn - tích tụ vùng đồi trước núi với các gò đồi xót, độ cao
từ 30 - 100m

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

13

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Địa hình bóc mòn - tích tụ vùng đồi trƣớc núi với các gò đồi thấp phân bố hầu
hết ở phần chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Sƣờn dốc thoải khoảng 15 - 250.
Nhìn chung địa hình vùng đồi trƣớc núi có các yếu tố về độ cao, độ dốc, mức độ chia
cắt sâu và ngang chiếm vị trí trung gian giữa dạng địa hình đồng bằng và miền núi,
phần lớn thảm thực vật là cây thân bụi, rừng trồng hay đồi trọc, hoa màu và cây công

nghiệp ngắn ngày. Bề dày địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ cao từ 50 – 100m.
1.1.3.3. Địa hình đồng bằng tích tụ, thấp trũng duyên hải với độ cao từ 0.5 – 1.5 đến 15m
Dạng địa hình đồng bằng tích tụ duyên hải trải rộng khắp dải ven biển với
chiều rộng trung bình từ 10 – 15km, nơi rộng nhất gần 40km. Độ cao mặt đất dao
động từ 0.5 - 1.5m đến 10 - 15m (phía Tây), độ dốc rất nhỏ (0.0002 - 0.050). Địa
hình bị chia cắt bởi nhiều thung lũng sông. Đây là dạng địa hình chịu tác động phức
tạp của sông, biển, nên thành phần và tuổi trầm tích không đồng nhất. Một số nơi
vẫn gặp dạng địa hình trũng thấp hơn 0.5 - 1m (đầm phá Trƣờng Giang, bầu, trằm).
Địa hình đang bị biến đổi hằng năm, nhất là các vùng ven sông và vùng cửa sông
ven biển. Thực vật chủ yếu là lúa nƣớc, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu,… và
một số cây thân bụi.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn – hải văn
1.1.4.1. Hồ
Quảng Nam có nhiều hồ kết hợp thủy điện và thủy lợi nhƣ: Hồ Phú Ninh,
hồ Khe Tân, hồ Việt An, hồ Thạch Bàn, hồ Phƣớc Hà, hồ Cao Ngạn, hồ thủy
điện A Vƣơng, Đắk Mi, hồ Duy Sơn... Tổng có khoảng 10 hồ nƣớc (với 6000 ha
mặt nƣớc)
1.1.4.2. Sông
Tỉnh Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, có hai hệ thống sông lớn là
hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và hệ thống sông Trƣờng Giang hai hệ thống
sông này đều đổ ra biển Đông theo 2 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà.
Ngoài ra có hệ thống sông suối nhỏ, là phụ lƣu của hai hệ thống sông trên nhƣ
sông A Vƣơng, sông Kôn, sông Bung, Đăk My; hệ thống khe, suối chằng chịt nhƣ
sông Đắk Mét, suối Đăk Glon, Đăk Xa Oa... Lƣu lƣợng nƣớc trên sông Thu Bồn
GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

14

SVTH: Phạm Văn Hùng



Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

tại trạm đo Thạnh Mỹ là 132 m3/s và sông Vu Gia tại trạm đo Nông Sơn là 289
m3/s qua hai thời kì 1980-2010.
Do địa hình ở Tây Bắc cao hơn nên hầu nhƣ các con sông đều chảy theo
hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển Đông.
1.1.4.3. Biển
Khu vực biển Quảng Nam giáp với biển Đông có trên 125 km bờ biển thuộc
các huyện, thị xã, thành phố: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ,
Núi Thành ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, hầu hết vũng biển Quảng
Nam có chế độ nhật triều không đều. Thành phần hóa học của nƣớc ở các cửa sông
đều do nƣớc biển khống chế. Ngoài ra chế độ thủy triều cũng ảnh hƣởng rất phức
tạp đến chế độ hoạt động của sông. Mùa khô nƣớc biển lấn sâu vào lục địa và có
ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sông và nƣớc dƣới đất.
1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.2.1. Dân cư
Tính đến hết năm 2019, dân số Quảng Nam là 1.501.100 ngƣời, với mật độ
dân số trung bình là 150 ngƣời/km², có 34 tộc ngƣời cùng sinh sống trên địa bàn
Quảng Nam trong đó đông nhất là ngƣời Kinh (91,1%), ngƣời Cơ Tu (3,2%), ngƣời
Xơ Đăng (2,7%), và ngƣời Gié Triêng (1,3%). 29 tộc ngƣời còn lại chỉ chiếm 0,9%
dân số (hình 1.2).

Hình 1.2. Biều đồ thành phần các dân tộc Quảng Nam


GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

15

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Dân cƣ phân bố chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu
Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số của Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vƣợt quá
1,000 ngƣời/km² trong khi rất thƣa thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân
số trung bình của 6 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phƣớc
Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My là dƣới 20 ngƣời/km². Với 81,4% dân số sinh sống
ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung
bình của cả nƣớc. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ
tác động lớn đến sự phân bố dân cƣ nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
1.2.2. Kinh tế - du lịch của tỉnh Quảng Nam
1.2.2.1. Nông nghiệp
Theo báo cáo, kết quả sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm đạt tốc độ phát
triển cao so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
trong năm 2018 ƣớc đạt 13.590 tỷ đồng, tăng 5,24% so với cùng kỳ năm 2017,
trong đó nông nghiệp tăng 2,18%; lâm nghiệp tăng 20,46%; thủy sản tăng 7,52%.
1.2.2.2. Công nghiệp
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 đạt 68.000 tỷ đồng, tăng
8,11% so với năm 2017, nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội vƣợt Nghị quyết và kế hoạch
đề ra. Đặc biệt, ngành công nghiệp - xây dựng tăng trƣởng gần 13,3%, bình quân 3
năm tăng gần 15,3%, chiếm tỷ trọng kinh tế toàn tỉnh lên đến 36,8%. Tổng thu ngân

sách nhà nƣớc đạt hơn 23.741 tỷ đồng, tăng 20,66% so với dự toán.
Nhờ tiếp tục triển khai các giải pháp thu hút đầu tƣ giai đoạn 2016 - 2020,
tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2018 của Quảng Nam đạt hơn 26.000 tỷ đồng, tăng
10% so với năm trƣớc, chiếm 29% GDP và 3 năm đạt mức 73.000 tỷ đồng, ƣớc
tăng bình quân 8,4%/năm.
1.2.2.3. Du lịch
Du lịch đƣợc xác định là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh (
doanh thu từ tham quan, lƣu trú du lịch năm 2018 đạt 4.700 tỷ đồng). Quảng Nam
và đặc biệt là thị xã Điện Bàn đã và đang nỗ lực xây dựng hình ảnh một thành phố
năng động, hiện đại và môi trƣờng trong sạch gắn với chiến lƣợc phát triển các
chuỗi sự kiện, lễ hội cộng đồng. Quảng Nam đang phát triển du lịch không chỉ tập
GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

16

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

trung ở thị xã nữa mà còn ra các thành phố, thị xã khác nữa nhất là các nơi có bãi
biển đẹp thu hút khách du lịch
1.3. Đặc điểm địa chất
1.3.1. Địa tầng
Theo tờ bản đồ địa chất 1:200 000 Hội An – Bà Nà của Nguyễn Văn Trang
(1995) thì cấu trúc địa chất của đất đá thung lũng sông nghiên cứu đƣợc tóm lƣợc
nhƣ dƣới đây[1, 2, 7, 8, 9, 11].


GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

17

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Hình 1.3. Sơ đồ Địa chất khu vực nghiên cứu

1.3.1.1. Giới Paleozoi
Hệ Cambri thống trung – hệ Odovic thống hạ, hệ tầng A Vương (Є2-O1av)

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

18

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Hệ tầng A Vƣơng xuất lộ ở phía Đông lãnh thổ nghiên cứu với diện tích
khoảng 5 km2. Gồm 2 hệ phân tầng: Phân hệ tầng dƣới (Є2-O1av1) xuất lộ ven rìa đá
xâm nhập phức hệ Đại Lộc với thành phần thạch học gồm đá phiến xeixit – thạch

anh, phiến mica, quaczit, phun trào mafic và trung tính, bề dày trung bình là 900m.
Phân hệ tầng trên (Є2-O1av2) gồm đá hoa dạng dải, đá phiến xerixit, đá phiến thạch anh –
xerixit, cát kết hạt nhỏ, bề dày trung bình 720m.
Đất đá của hệ tầng phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Khâm Đức và bị hệ tầng
Nông Sơn (ns1) phủ bất chỉnh hợp lên trên và bị đá Granit phức hệ Đại Lộc xuyên
cắt gây biến chất tiếp xúc.
Hệ Neogen, Hệ tầng Ái Nghĩa (Nan)
Trầm tích Neogen trong khu vực nghiên cứu phần lớn đƣợc phủ lên
bởi trầm tích trẻ Đệ Tứ, và lộ ra rãi rác gần trung tâm khu vực nghiên cứu. Trầm tích
ở đây có thành phần chủ yếu là cuội kết, sỏi, sạn, cát hạt thô, sạn kết nhƣng phần lớn
là cuội kết. Cuội kết có độ mài tròn tốt, kích thƣớc nhỏ đến vừa, màu xám trắng. Hệ
tầng Ái Nghĩa gồm có 2 phần: phần dƣới và phần trên nhƣ mô tả dƣới đây.
Phần dƣới của hệ tầng Ái Nghĩa gồm các lớp chủ yếu là sỏi kết chứa
cuội, sạn kết xen cuội màu xám vàng, xám trắng chuyển lên là cát kết, bột kết màu
xám đen chứa nhiều di tích thực vật. Phần trên của hệ tầng Ái Nghĩa bao gồm cuội
kết chứa tảng nhỏ, sỏi kết chứa cuội xen những lớp mỏng cát kết màu xám trắng, xám
vàng, cátmkết hạt nhỏ, bột kết chuyển lên sét kết màu xám nâu, xám lục, cuội kết, sạn
kết chứa cuội phân bố từ rìa bằng vào trung tâm là sạn kết, cát kết hạt thô màu xám
nâu, xám, cuối cùng là cát kết hạt nhỏ, bột kết, sét kết xám vàng, xám trắng.
Các trầm tích hệ tầng Ái Nghĩa có chứa các hoá thạch thực vật: Quecuc sp.,
Dicotyphylluna, và các bào tử phấn hoa Meryca sp., Aneimia sp.. Sƣu tập hoá thạch
này xác định tuổi cho các thành tạo trầm tích thuộc hệ tầng Ái Nghĩa là từ Mioxen
(N1) đến Plioxen (N2). Bề dày của hệ tầng thay đổi trong khoảng 80 -160m.
1.3.1.2. Giới Kainozoi (KZ)
Hệ Đệ Tứ (Q)

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

19


SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Các trầm tích trẻ Đệ Tứ phân bố khắp nơi trong các trũng đồng bằng, thung
lũng sông, suối khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam với diện tích trên 190 km2. Trong
lãnh thổ đang xét , trầm tích Đệ Tứ đƣợc phân chia nhƣ sau:
Thống Pleistocene
Trầm tích sông – biển, biển (am, m)Q1
Trầm tích sông – biển phân bố trực tiếp lên đá gốc và có diện lộ khá rộng
nhƣng rải rác ven rìa đồng bằng trên các khu vực đồi thấp ở khu vực Quế Cƣờng,
Quế Phú, Điện Hòa, Duy Tân… Thành phần thạch học chủ yếu gồm cát hạt thô đến
mịn, sạn, sét kaolin với bề dày thay đổi từ 20 đến 30m.
Trầm tích biển xuất hiện ba khối nhỏ tại Điện Hòa, Điện Phƣớc và Điện An.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm cát trung đến thô lẫn ít sạn sỏi, sét bột màu
vàng. Thành tạo này phủ bất chỉnh hợp lên đá gốc trƣớc Đệ Tứ và bị che phủ bởi
các trầm tích sông – biển Holocene. Bề dày từ 1 đến 16m.
Thống Holocene, phụ thống hạ - trung
Trầm tích sông – biển (amQ21-2)
Diện tích phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu và thƣờng xuất lộ thành những
khối có kích thƣớc từ trung bình đến lớn phân bố khắp hạ lƣu Đại Cƣờng, Điện Hồng,
Điện Phƣớc, Điện Quang, Điện Phong, Duy Thành,… Thành phần gồm cát bột, sét lẫn
ít sạn sỏi, chứa mùn thực vật và bào tử phấn hoa với bề dày khoảng 5 đến 34m. Trầm
tích amQ21-2 nằm trực tiếp lên trầm tích sông – biển Pliestocene và bị các trầm tích
sông, sông – biển và biển – gió Holocene thƣợng che phủ.
Thống Holocene, phụ thống thượng
Trầm tích biển – gió (mvQ23)

Trầm tích này phân bố dọc bờ biển, thuộc vùng cồn đụn cát chắn bờ với bề
rộng từ 200 đến 400m. Thành phần gồm cát thạch anh hạt mịn, nhỏ đến vừa, đến
thô. Cát có màu vàng mỡ gà, xám trắng, đôi nơi có vỏ sò, độ chọn lọc và độ mài
mòn tốt, bề dày từ 10 đến 30m.
Trầm tích sông – biển, biển (am, a)Q23
GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

20

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Phân bố chủ yếu ở khu vực cửa sông, phía trên Câu Lâu, Bà Rén đến Cửa Đại.
thành phần chủ yếu là cát sét, sét bột chứa mùn thực vật màu xám đen, phần dƣới có
lẫn ít vỏ sò và sạn sỏi. Bề dày thay đổi từ 3 đến 6m.
Trầm tích biển phân bố thành những dải hẹp dọc theo các thung lũng sông suối
và tạo nên các bãi bồi ở giữa lòng hoặc hai bên bờ sông. Thành phần thạch học thể
hiện rõ quy luật phân dị trầm tích từ cuội, tảng, sạn sỏi vùng thƣợng lƣu đến cát, cát
pha, sét pha vùng hạ lƣu với thành phần đa khoáng và độ mài mòn kém. Bề dày
thay đổi từ 2 đến 16m.
Trầm tích Đệ Tứ không phân chia (apd, ed)Q
Phân bố rải rác ở các sƣờn đồi thoải, ven rìa đồng bằng và những khu vực
chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng từ Đại Đồng đến Đại Hiệp, Đại Thắng, Duy
Châu,… với thành phần chủ yếu là các sản phẩm sông – lũ – sƣờn tích (apdQ) và
tàn - sƣờn tích (edQ). Thành phần thạch học gồm cát sạn sỏi, cuội tảng, dăm. Bề
dày không quá 7m.

1.3.2. Magma
Phức hệ Đại Lộc (GaD1đl): Phân bố ở vùng núi phía Bắc, Tây Bắc Đại Lộc
với diện tích trên 12 km2 và ở khu vực đang xét xuất hiện 2 pha xâm nhập với thành
phần thạch học là granodiorit, granit 2 mica… Đá của phức hệ xuyên cắt và gây
sừng hóa các loại đất đá thuộc hệ tầng A Vƣơng, Long Đại.
Phức hệ Bà Nà (GE2-Pbn): Thành tạo này chỉ xuất lộ trên mặt thành 1 khối
nhỏ ở phía Tây Bắc khu vực nghiên cứu với diện tích khoảng hơn 1 km2. Thành phần
chủ yếu là granit biotit. Các đá của phức hệ Bà Nà xuyên cắt và gây sừng hóa hệ tầng
A Vƣơng.
1.3.3. Kiến tạo
Khu vực nghiên cứu là phần cực Nam hệ uốn nếp Việt – Lào và phần phía Bắc
địa khối Kon Tum. Nằm trên ba đới cấu trúc: A Vƣơng – Sê công, Khâm Đức và
Nông Sơn. Mỗi đới bao gồm nhiều phức hệ thạch kiến tạo, đặc trƣng cho các bối
cảnh địa kiến tạo khác nhau. Hoạt động đứt gãy phá hủy ở khu vực nghiên cứu khá
mạnh mẻ. Các đứt gãy có thể chia thành hai nhóm là nội đới và rìa đới [7, 9].
GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

21

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

1. Các đứt gãy nội đới gồm 2 loại theo các phương á vĩ tuyến, Tây Bắc –
Đông Nam, Đông Bắc – Tây Nam và kinh tuyến:
- Đứt gãy phƣơng á vĩ tuyến, Đông Bắc – Tây Nam gồm các hệ đứt gãy Cha
Val, sông Bung, Thành Mỹ, Núi Vú, thuộc loại trung bình và nhỏ làm phức tạp cấu

trúc nội đới.
- Đứt gãy phƣơng kinh tuyến và đứt gãy Bến Giằng, thuộc loại nhỏ, làm phức
tạp cấu trúc nội đới.
2. Các đứt gãy rìa đới và xuyên đới gồm có:
Đứt gãy Sơn Trà – Tam Ron có phƣơng á vĩ tuyến, kéo dài từ Tam Ron qua
Khe Bung, Trƣơng Định đến Sơn Trà, là ranh giới phía Bắc đới A Vƣơng.
Đứt gãy Hội An kéo dài từ 80 km theo phƣơng á vĩ tuyến, cắt xén từ địa tầng cổ
đến các hệ tầng Nông Sơn, Thọ Lâm. Có thể suy đoán đứt gãy hình thành từ Cambri
sớm, hoạt động kém vào Paleozoi giữa – muộn và hoạt động mạnh lại vào Mesozoi –
Kainozoi.
Đứt gãy Tam Kỳ - Phƣớc Sơn dài trên 80km, sâu 10km, phƣơng á vĩ tuyến, thể
hiện rõ trên ảnh vũ trụ. Đứt gãy đóng vai trò ranh giới giữa hai hệ tầng Khâm Đức và
Núi Vú. Có hàng loạt thân siêu Bazơ của phức hệ Hiệp Đức xuyên lên dọc theo nó.
1.4.

Đặc điểm địa chất thủy văn
Dựa vào thành phần thạch học, tính chất thấm nƣớc và chứa nƣớc của đất đá,

có thể chia lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị ĐCTV nhƣ sau [9, 12]:
1.4.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng
1.4.1.1. Tầng chứa nước Holocene (qh)
Các trầm tích Holocene đa nguồn gốc này phân bố khá rộng rãi trong vùng
với diện lộ 160 km2 và có sự thay đổi khá lớn về chiều dày và thành phần thạch học,
song tính chất chứa nƣớc của chúng tƣơng đối tốt. Trong đó, độ phong phú nƣớc
của các trầm tích aQ23, amQ23, mvQ23, amQ22, mvQ22 có sự khác biệt nhau, với bề
dày thay đổi từ 3 – 42m. Do tầng chứa nƣớc có thành phần không đồng nhất và
phân bố ở những độ cao khác nhau nên mức độ chứa nƣớc không đồng nhất và mực

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên


22

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

nƣớc tĩnh thay đổi tùy thuộc vào độ cao địa hình. Mực nƣớc dƣới đất trong các
thành tạo này thay đổi từ 0.5 – 2.9 m. Nƣớc dƣới đất thuộc loại không áp và có quan
hệ thủy lực với nƣớc mặt nên nguồn cung cấp chủ yếu là nƣớc sông và nƣớc mƣa
ngấm trực tiếp từ trên xuống. Nguồn thoát chủ yếu là cung cấp cho nƣớc mặt và bốc
hơi trên diện lộ, đôi nơi còn cung cấp cho các tầng bên dƣới. Nhìn chung, nƣớc
trong các tầng Holocene ít có khả năng khai thác cho công nghiệp, chỉ có một số
khu vực ven biển đƣợc nhân dân khai thác phục vụ ăn uống, sinh hoạt.
1.4.1.2. Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Trầm tích Pleistocene xuất lộ thành những dải hẹp ven gò đồi phía Tây Bắc,
Nam và Tây Nam vùng nghiên cứu với diện lộ khoảng 62 km2, gồm các thành tạo
có nguồn gốc: mQ13, aQ12-3, mvQ12-3 với bề dày thay đổi từ 3 – 30m. Mức độ chứa
nƣớc biến động khá lớn. Trầm tích mQ13 có diện phân bố hẹp với bề dày 20 – 30m.
Còn trầm tích aQ12-3 phân bố rộng khắp đồng bằng với bề dày tầng chứa nƣớc từ 23
– 30m. Nƣớc thƣờng không có áp lực, riêng khu vực trung tâm và phía Đông Bắc –
Đông Nam Điện Bàn, Bắc Hội An, tầng chứa nƣớc bị phủ bởi lớp sét cách nƣớc của
trầm tích amQ22 dày từ 1 – 13m, do đó nƣớc tại các khu vực trên có tính áp lực với
mực nƣớc áp lực 15 – 25m.
1.4.1.3. Tầng chứa nước Đệ Tứ không phân chia (q)
Các thành tạo này phân bố phía Tây vùng nghiên cứu, thành phần chủ yếu là
cát bột lẫn sét, sét pha cát lẫn nhiều cuội sỏi, đá tảng. Bề dày từ 2 – 5 m với khả
năng thấm nƣớc kém. Chiều sâu mực nƣớc từ 0.3 – 0.7m. Nguồn cung cấp chủ yếu

là nƣớc mặt, trong đó chiếm phần lớn là nƣớc mƣa. Nguồn thoát là bốc hơi và thấm
xuyên xuống tầng chứa nƣớc bên dƣới khi chúng có quan hệ thủy lực với nhau.
Nƣớc trong tầng này đang đƣợc ngƣời dân địa phƣơng khai thác sử dụng để sinh
hoạt thông qua các giếng đào dân dụng với chất lƣợng nƣớc khá tốt.

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

23

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

Hình 1.4. Sơ đồ Địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

24

SVTH: Phạm Văn Hùng


Trường Đại học Khoa học – Huế

Khoa Địa lý – Địa chất

1.4.2. Các tầng chứa nước khe nứt

1.4.2.1. Tầng chứa nước trong đá trầm tích Mesozoi – Paleozoi (MZ - PZ)
Phức hệ này phân bố khá phổ biến và bao gồm hệ tầng A Vƣơng, Ái Nghĩa.
Nƣớc trong hệ tầng A Vƣơng không đồng điều, mức độ chứa nƣớc từ nghèo đến
giàu. Nƣớc thuộc loại không áp, mực nƣớc tĩnh khoảng 0.8 – 5.1m. Các đơn vị chứa
nƣớc còn lại trong trầm tích Jura phân bố rộng nhƣng diện lộ hạn chế do bị các
thành tạo trẻ phủ lên trên với chiều dày tầng chứa nƣớc là 50 – 70m. Nhìn chung,
mức độ chứa nƣớc trong các trầm tích này thuộc loại nghèo. Nƣớc thuộc loại không
áp, một vài nơi có áp lực cục bộ và mực nƣớc dƣới đất thƣờng nằm sâu từ 3 5m.
1.4.2.2. Các thành tạo nghèo nước hoặc không chứa nước
Các thành tạo magma xâm nhập phân bố khá rộng trên diện tích đang xét. Qua
nghiên cứu thành phần thạch học cho thấy các đá rắn chắc nứt nẻ ít hoặc không nứt
nẻ nên chúng tôi xếp vào các thành tạo nghèo nƣớc hoặc không chứa nƣớc. Tuy
nhiên, trong các lớp phong hóa mỏng, đới đập vỡ, nứt nẻ có bề dày hạn chế 3 – 5 m.
Các mạch lộ thƣờng có lƣu lƣợng trung bình và khô hạn vào mùa khô, thuộc loại
nghèo nƣớc nên trong các đới phá hủy kiến tạo đôi khi vẫn có khả năng khai thác
nƣớc tập trung quy mô nhỏ.
Vậy, trong khu vực nghiên cứu, đại bộ phận đƣợc cấu thành từ các loại đất đá có
mức độ chứa nƣớc từ trung bình đến lớn thuộc các tầng chứa nƣớc Holocene và
Pleistocene. Trong đó, trầm tích amQ22 và trầm tích aQ12-3 có mức độ chứa nƣớc lớn,
phân bố dọc hai bên bờ sông. Lƣu lƣợng nƣớc rất lớn đƣợc tàng trữ trong các tầng
chứa nƣớc này là nguồn cung cấp và bổ sung kịp thời cho nƣớc sông vào mùa khô để
duy trì dòng chảy cần thiết cho sông. Song sự vận động của dòng ngầm lại bị khống
chế bởi các thành tạo sét cách nƣớc dày 1 – 13m nằm xen kẹp trong các trầm tích nêu
trên, nên mùa khô nhiều nơi trên sông dòng chảy gần nhƣ bị cạn kiệt. Ngoài ra, mực
nƣớc trong tầng Holocene và Pleistocene thƣờng dao động từ 0 – 4.5m tùy theo độ
cao của địa hình và luôn nằm cao hơn mực nƣớc sông (vào mùa khô).

GVHD: TS. Trần Hữu Tuyên

25


SVTH: Phạm Văn Hùng


×