Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ tài NCKH mạng xã hội face book với học sinh trường THPT diễn châu 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.16 KB, 19 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu được ăn no, mặc đẹp
thì nhu cầu về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao. Và sự phát
triển của hệ thống mạng tồn cầu nói chung và mạng xã hội Facebook nói
riêng chính là một trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy.
Cũng từ đó, mạng xã hội Facebook dần trở thành thói quen giải trí, tiêu
khiển của giới trẻ, điển hình là các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc
sử dụng mạng xã hội Facebook không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí mà cịn
có tác động lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và cách ứng xử của học sinh
trong các mối quan hệ.
Ngày nay, mạng xã hội Facebook đang lôi cuốn một lượng đông học
sinh trường THPT Diễn Châu 4 tham gia . Với nhiều mục đích sử dụng khác
nhau, các đối tượng nghiên cứu coi mạng xã hội Facebook là một phần
không thể thiếu trong cuộc sống và việc sử dụng đã trở thành một thói quen
hàng ngày.
Với tư cách là những người nghiên cứu cũng như là học sinh của
trường THPT Diễn Châu 4, chúng tôi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu
rõ hơn về mạng xã hội mà chúng tơi đang sử dụng và tìm hiểu những tác
động của mạng xã hội Facebook đối với các học sinh của trường THPT Diễn
Châu 4- những người đang coi mạng xã hội như là một “thực đơn tinh thần”
khơng thể thiếu được trong đời sống của mình.
Bên cạnh với những lợi ích mà Facebook đem lại thì việc lạm dụng nó đã
làm cho người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều về thời gian, sức khỏe cũng như
công việc. Hội chứng “nghiện” Facebook khiến nhiều bạn trẻ tiêu tốn thời
gian, sức khỏe dẫn đến chểnh mảng học hành, kết quả học tập sa sút. Vậy
mới thấy, tính năng chia sẻ, kết nối thông tin của Facebook quả như một
“con dao hai lưỡi”, thơng tin bổ ích cũng có nhiều song thông tin tiêu cực


thật khó để kiểm sốt. Hội chứng “nghiện” Facebook đang trở thành thực


trạng đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Do đó, nhóm nghiên cứu chúng
em chọn đề tài “ Mạng xã hội Face book với học sinh trường THPT Diễn
Châu 4 – Thực trạng tác động và giải pháp” . Đề tài này bước đầu xác
định những tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh của trường
THPT Diễn Châu 4, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao các tác
động tích cực, hướng học sinh của trường THPT Diễn Châu 4 sử dụng mạng
xã hội Facebook một cách lành mạnh hơn.
2. Giả thuyết khoa học, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Giả thuyết khoa học.
- Tình hình sử dụng Facebook của học sinh THPT nói chung và học sinh
THPT Diễn Châu 4 nói riêng trong những năm gần đây ngày càng tăng.
- Nhiều học sinh lạm dụng Facebook, sử dụng không đúng dẫn đến ảnh
hưởng xấu đến học tập và cuộc sống.
- Có thể đưa ra các giải pháp nhằm tác động tích cực đến việc sử dụng mạng
xã hội Facebook một cách hữu ích.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook,
mục đích sử dụng Facebook của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT
Diễn Châu 4 nói riêng.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh trường
THPT Diễn Châu 4 những năm gần đây như thế nào?
Thứ hai, những tác động tích cực và tiêu cực của Facebook đối với học sinh
THPT Diễn Châu 4 như thế nào?
Thứ ba, làm thế nào để giảm thiểu những tác động tiêu cực trong sử dụng
mạng xã hội Facebook?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học
sinh trường THPT Diễn Châu 4



- Phạm vi nghiên cứu: 300 học sinh trường THPT Diễn Châu 4( 100 học
sinh khối 10, 100 học sinh khối 11, 100 học sinh khối 12)
4. Kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian: Tháng 9 đến Tháng 11 năm 2019.
Tháng 9: Thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí
và các trang internet.
Tháng 10: - Tiến hành lấy phiếu thu thập thông tin về việc sử dụng Face
book học sinh trường THPT Diễn Châu 4.
- Phỏng vấn một số bạn học sinh về những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực của Face book đối với người dùng nói chung và học sinh trường
Diễn Châu 4 nói riêng.
- Quan sát và nghiên cứu một số trường hợp của các bạn học sinh
nghiện sử dụng Face book hoặc bị tác động bởi mặt trái của Face book dẫn
đến chểnh mảng học hành, đánh nhau.
- Tham khảo ý kiến của một số thầy cô giáo và phụ huynh về các
biện pháp để hạn chế mặt tiêu cực trong sử dụng Face book của học sinh
Tháng 11: - Phân tích các dữ liệu và xây dựng các giải pháp
- Hoàn thiện đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu :
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu thơng qua các bài nghiên cứu được đăng
trên các báo, tạp chí và trên một số trang Internet uy tín, các cơng trình
nghiên cứu được cơng bố; Một số báo cáo thơng kê của các ban nghành về
tình hình sử dụng Facebook của học sinh hiện nay.
5.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ


- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
5.2. Phương pháp xử lí dữ liệu
Với kết quả phỏng vấn và các dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả đã xem
xét kỹ lưỡng và phân tích, tập hợp theo từng chủ đề căn cứ theo nội dung
nghiên cứu.
6. Cơ sở lí luận nghiên cứu.
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do cơng ty
Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các
mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực
để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và
gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thơng báo
cho bạn bè biết về chúng.
Từ khi có Facebook thì cuộc sống của con người thay đổi như thế nào? FB là
mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành
trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh
cịn là sinh viên trường đại học Havard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực
của đời sống trong FB.
Ngồi vai trị là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ
của bạn bè, người thân, FB còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải
những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần
giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình
cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. FB là một tiện ích, một mạng xã hội
năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trải nghiệm cùng công cụ kết
bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thơng tin vơ cùng thú. Tuy nhiên FB cũng
đã bộc lộ khơng ít mặt trái của nó.
7. Kết quả nghiên cứu.
7.1. Khái qt tình hình sử dụng Facebook của học sinh THPT Diễn Châu 4

hiện nay
Mức độ sử dụng
Thường xuyên

Khối 10
75%

Khối 11
70%

Khối 12
65%


Thỉnh thoảng
25%
30%
35%
Không sử dụng
3%
0%
0%
Bảng1: Mức độ sử dụng Facebook của học sinh THPT Diễn Châu 4
7.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng tác động của Face book đối với học
sinh trường THPT Diễn Châu 4
a. Những tác động tích cực:
Mục đích sử dụng
Khối 10

Khối 11


Khối 12

Facebook
Kết bạn
Chia sẻ thơng tin
Học tập
Các mục đích khác

18%
48%
22%
12%

17%
43%
30%
10%

19%
50%
20%
11%

(giải trí, bán hàng…
)

Bảng 2: Mục đích sử dụng Facebook của học sinh THPT Diễn Châu 4
Quá trình nghiên cứu cho thấy, đa số học sinh trường THPT Diễn Châu 4


tham gia Facebook để chia sẻ thông tin cá nhân và cập nhật thông tin của bạn
bè, người thân. Thơng qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và
chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đơng nhóm đối
tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về
cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một cơng cụ hữu
hiệu để thể hiện cá tính bản thân. Vì thế, nhiều tài khoản Facebook của các học
sinh trường THPT Diễn Châu 4 đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Facebook cịn là một cơng cụ hỗ trợ cho học sinh trường THPT Diễn Châu 4 mở
rộng thêm mối quan hệ hay tìm kiếm lại những người quen biết. Trong cuộc
khảo sát, tính năng “Kết bạn” là tính năng thứ 2 được các bạn yêu thích sau tính
năng “Chia sẻ, cập nhật thơng tin, hình ảnh” chiếm 18%. Một số
thành viên khác thì sử dụng Facebook để kinh doanh nhỏ (chủ yếu là quần áo,
trang sức bán online) để tăng thêm thu nhập của bản thân. Điều này như một trải
nghiệm thú vị đối với các bạn khi trực tiếp đàm phán, thuyết phục khách hàng
mua những sản phẩm của mình thơng qua Facebook. Có thể nói, đây là điều
kiện giúp các bạn rèn luyện khả năng ứng xử trong kinh doanh thương mại điện
tử.


Thực tế cho thấy, nhiều học sinh sử dụng trang mạng cá nhân và mạng xã hội
để tạo ra hiệu ứng tốt cho quá trình học tập của bản thân như: giao lưu, trò
chuyện, kết bạn với bạn bè cùng trang lứa, trao đổi kinh nghiệm học tập, chia sẻ
kỹ năng sống...
Nhiều học sinh đã sử dụng mạng xã hội như một cách để học, khai thác tư
liệu học tập và học trực tuyến. Các bạn học sinh đã tỏ ra khá thuần thục và có
những kỹ năng cơ bản khi sử dụng mạng xã hội với mục đích đúng đắn và mang
lại hiệu quả thiết thực cho bản thân
Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng
đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề
nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành

các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp
gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có
tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các
hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức
những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm
ni dạy con cái; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện
ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn
hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị
văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng
mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự tương tác với
bạn đọc để hồn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận
quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người
dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về
Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ.
Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội, tuy rất
rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi thành
viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng,
suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luyện khả năng
chọn lựa thông tin, từ đó góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành và phát triển
ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ


thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm
cá nhân với thái độ và hành động của chính mình.
Ngồi ra một bộ phận nhỏ khác, thì sử dụng Facebook với tính chất giải trí.
b. Những tác đơng tiêu cực
Thời gian sử dụng

Khối 10


Khối 11

Khối 12

Facebook
Dưới 1 giờ
24%
22%
22%
1 đến 3 giờ
51%
51%
53%
Trên 3 giờ
25%
27%
25%
Bảng 3: Thời gian sử dụng Facebook của học sinh THPT Diễn Châu 4
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, đa số các học sinh ở tất cả các khối
(K10, K11, K12), trường THPT Diễn Châu 4 sử dụng Facebook một cách
thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực
lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm
52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và
trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (51% và 25%).
Bên cạnh đó, Học sinh được hỏi đều nhận thức được những tác động tiêu cực
đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như:
nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc
học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngồi ra, cũng có một
bộ phận nhỏ các sinh viên khơng biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy
nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng.

Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook khơng có bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào đến
bản thân đối tượng được khảo sát.
Kết quả cuộc khảo sát của 300 học sinh trường THPT Diễn Châu 4 cho
thấy, thời gian để nhóm đối tượng được khảo sát truy cập Facebook từ 1-3 giờ
đồng hồ. Từ đó, cho thấy họ dành khá nhiều thời gian cho việc truy cập
Facebook, hạn chế các cuộc gặp gỡ, các hoạt động thực tế như: giao lưu, kết
bạn, chia sẻ và học hỏi từ cuộc sống xung quanh. Hơn 65% học sinh trường
THPT Diễn Châu 4 tham gia Facebook để kết bạn và chia sẻ thông tin (18% kết
bạn và 47% chia sẻ thơng tin). Những cuộc giao tiếp ảo đó làm hạn chế khả


năng giao tiếp, ứng xử trong đời sống thường ngày của nhóm đối tượng được
khảo sát vì Facebook là nơi khơng quan sát được thái độ của người nghe. Ngồi
ra, trên Facebook cịn có những đối tượng phát ngơn những lời lẽ thiếu văn hóa
cũng tác động đến ý thức và khả năng ứng xử của các đối tượng tham gia. Thậm
chí có những bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để nói xấu bạn bè và thầy cơ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hành vi lệch chuẩn của học sinh khi sử
dụng Facebook xuất hiện phổ biến trên cả 3 phương diện: Nhận thức, cảm xúc,
hành vi, trong đó những biểu hiện lệch chuẩn về cảm xúc và hành vi bộc lộ rõ
nét hơn cả”.
Khơng ít học sinh đã coi mạng xã hội, trang facebook cá nhân như một
phương tiện để giải trí, giết thời gian, tán gẫu và thể hiện các hành vi xấu của
mình. Trong những năm gần đây, nhiều vụ việc xảy ra ở các nhà trường phổ
thông chủ yếu liên quan đến mạng xã hội điển hình như: bạo lực học đường.
Từ việc quen biết trên mạng, lời qua tiếng lại trên “thế giới ảo” rồi dẫn đến ẩu
đả, đánh nhau ngoài thế giới thực. Rồi tình trạng sống ảo, a dua, đua địi và lối
sống thiên về hưởng thụ đã xuất hiện nhiều ở giới trẻ, trong đó, phần đơng là
học sinh.
Nhiều học sinh đã mất đi những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, kỹ năng ứng xử và nguy hiểm hơn chính là

những hành vi xấu đã và đang ngày càng ăn sâu vào giới trẻ khiến các bạn ngày
càng lệ thuộc vào thế giới ảo, sống khơng có định hướng, khơng mục đích, thậm
chí tỏ ra chán cuộc đời thực, không tin vào bản thân và chán ghét mọi người...
Nhiều học sinh còn coi mạng xã hội là phương tiện, là không gian để chống đối
lại bố mẹ, thầy cô khi mình mắc lỗi, bị bố mẹ và thầy cơ nhắc nhở. Có những
học sinh đã lên trang facebook của mình để chửi thầy cơ giáo. Đây là một trong
những nguyên nhân khiến cho tình trạng học tập sa sút, vi phạm nội quy, đạo
đức bị xuống cấp nghiêm trọng.
Với những đối tượng thường sử dụng Facebook dưới 1 tiếng đồng hồ thì
sẽ khơng bị tác động q lớn khi thiếu Facebook. Còn với những đối tượng
thường sử dụng Facebook từ 1 - 3 tiếng đồng hồ hoặc trên 3 tiếng đồng hồ thì sẽ


phải chịu tác động lớn khi không sử dụng Facebook như: tốn thời gian, học tập
sa sút, rơi vào trạng thái lệ thuộc, mất phương hướng…
-

Chính những thay đổi nhận thức về tâm lý đã dẫn đến sự

thay đổi về hành vi của các bạn học sinh trường THPT Diễn Châu 4 khi
sử dụng Facebook. Việc dành nhiều thời gian sử dụng Facebook sẽ làm
thay đổi thói quen hàng ngày của các bạn học sinh . Điều đáng nói, tác
động của Facebook đã đi sâu vào tiềm thức của các bạn. Với sự hỗ trợ
của những thiết bị điện tử hiện đại như: điện thoại thơng minh, máy tính
bảng… thì việc truy cập Facebook càng dễ dàng hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 71,4% số học sinh biết đến Facebook
thơng qua bạn bè, 20,6% thơng qua Internet, cịn lại thơng qua báo chí và các lý
do khác. Số người sử dụng Face book của nước ta theo thống kê hiên có 35 triệu
người. Điều đó cho thấy tiềm năng sử dụng Facebook ở Việt Nam khá lớn. Tỉ lệ
người tham gia Facebook ngày tăng cao trong khi tỉ lệ người từ bỏ Facebook là

rất thấp đã dẫn đến những tác động sâu rộng về thay đổi hành vi của người sử
dụng Facebook mà ở Việt Nam tỉ lệ học sinh, sinh viên đang chiếm tỉ lệ khá lớn
trong cộng đồng Facebook.
Sự lạm dụng trong sử dụng mạng xã hội Facebook có thể dẫn đến nhiều hệ
lụy:
+ Quên mất mục tiêu cá nhân:
Suốt ngày đâm đầu vào smartphone hay laptop chỉ để lên facebook sẽ làm bạn
quên đi mục tiêu của bản thân mà mình đặt ra. Bạn chẳng cịn ý chí hay động
lực để phấn đấu nữa chỉ vì chìm vào “ thế giới ảo” kia. Thay vì mỗi ngày rèn
luyện cho mình những kỹ năng, trao dồi kiến thức thì bạn lại muốn nổi tiếng
trên mạng bằng cách này cách khác, hoặc trở thành “anh hùng bàn phím” mà sự
thật ngồi đời chả có gì.
+ Nguy cơ trầm cảm:
Theo các nghiên cứu cho thấy, khi tiếp xúc với facebook càng nhiều thì nguy cơ
mắc bệnh trầm cảm càng cao. Đặc biệt với những người chẩn đoán mắc bệnh


này từ trước thì khả năng bị càng cao hơn khi sử dụng. Bạn sẽ cảm thấy cuộc
sống thật tiêu cực và bị quan khi cứ cắm đầu vào facebook.
+ Thị lực giảm sút:
Điều này là quá rõ ràng và ai cũng hiểu. Khi bạn tập trung vào màng hình liên
tục trong suốt nhiều giờ liền, mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực và gây ra mỏi
mắt. Nếu tiếp tục kéo dài, thị lực của bạn sẽ bị giảm. Việc nguy hiểm hơn nữa là
sử dụng điện thoại vào đêm khuya khi đèn đã tắt hết. Theo nghiên cứu thì tỉ lệ
bị bệnh về mắt hoặc đáng ngại hơn là dẫn tới mù lòa là nguy cơ cao dễ mắc
phải.
+ Mất ngủ:
Các khảo sát cho thấy ánh sáng của màn hình phát ra khi bạn sử dụng điện thoại
nhiều sẽ làm cho não đánh lừa là chưa tới giờ ngủ. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy khó
ngủ hoặc mất ngủ khi sử dụng chúng trên giường. Tốt nhất, nên để các thiết bị

điện tử xa khu vực ngủ của bạn để bảo đảm sức khỏe mình được tốt nhất.
+ Giảm sự tập trung:
Bạn chẳng còn tập trung vào việc học được khi cứ nơn nao xem ai có đăng gì
lên facebook khơng, hay hình ảnh của mình được bao nhiêu like rồi, …Bạn chỉ
để tâm trí của mình trên trang mạng ảo đấy và rồi bạn chẳng làm được việc gì
ngồi đời cả. Kể cả phụ giúp ba mẹ việc nhà hay cơm nước bạn cũng chẳng thể
tập trung được.
Khơng những thế, việc đăng hình ảnh lên mạng sẽ làm bạn đắm chìm càng sâu
khi phải bắt kịp theo xu thế của mọi người (phải đăng liên tục này nọ để được
chú ý đến). Nó cứ kéo bạn lún sâu ngày càng nhiều và khó để bạn dứt ra được.
+ Ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng:
Mạng facebook là nơi để mọi người kết nối với nhau, cùng chia sẽ nhưng thơng
tin hay kinh nghiệm của bản thân mình. Thế nhưng, ngày nay mọi người sử
dụng facebook khơng cịn đúng theo mục đích ban đầu nữa. Họ đăng lên bất cứ
điều gì kể cả việc lăng nhục, hạ thấp hay hại người khác một cách thản nhiên.
Những video, những bài thơ, hay chỉ là một câu nói,…cũng dễ dàng tác động
tới giới trẻ hiện nay. Giới trẻ ngày càng manh động hơn, bạo lực hơn và chúng


thấy điều đó là bình thường để tiếp tục đăng những “thành tựu” mà họ đạt được
lên facebook.
8. Đề xuất và giải pháp
Không thể phủ nhận mặt tốt của FB. Vì vậy khơng nên và khơng thể cấm
dùng nó. FB khơng có lỗi. Lỗi chăng là ở người dùng. Những người sáng lập ra
trang mạng xã hội này hẳn phải nghiên cứu để phát huy hiệu quả, ngăn chặn,
khắc phục mặt hạn chế của nó. Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải
nghiên cứu để kiểm soát, quản lí nó một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường
giáo dục và tự giáo dục về “văn hoá trên mạng”. Nhà trường, gia đình và xã hội
phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, việc kiểm sốt và xử lí người vi phạm khơng dễ. Vì vậy, điều quan trọng

là định hướng, giáo dục các học sinh và các bạn tự giáo dục mình.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều
trang mạng xã hội, điển hình là Facebook, sinh viên có nhiều cơ hội tham gia
vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư tưởng
và giá trị sống khác nhau.
Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý, định hướng việc sử dụng mạng xã hội
Facebook như thế nào để đem đến hiệu quả thật sự cho học sinh và hạn chế
những mặt tiêu cực.
8.1.Biện pháp từ cá nhân.
Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của FB để khơng là tín đồ ngu muội
của FB mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái
cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Đừng lên FB quá nhiều,
chỉ dùng một cách có mức độ khi cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên
FB những nội dung xấu, hay những điều vụn vặt, vô nghĩa lí. Phải thận trọng
với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm người khác, làm
ảnh hưởng xấu đến người khác. Không để lộ thông tin cá nhân q nhiều, đừng
coi nó như nhật kí mà cái gì cũng đưa vào đó. Phải giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt, khơng nói tục, chửi bậy,viết tắt, viết kí hiệu, xuyên tạc tiếng Việt,
lạm dụng tiếng nước ngoài, “sáng tạo” những chữ dở Tây dở ta,….Đừng phí
hồi thời gian q báu của đời mình. Phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trải,


tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đơng”. Hãy biết lên tiếng
khi cần thiết và hãy học cách im lặng. Hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở
lòng với cuộc sống xung quanh.
- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lí do
đầu tiên để bạn quyết định đăng kí một tài khoản Facebook là gì?
- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng
được giữa
cơng việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự

rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
- Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử
dụng, nếu ý thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia
sẻ bất cứ nội dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho
ai hay khơng, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người
khác. Và đặc biệt, các bạn hoc sinh phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn
đề.
8.2. Biện pháp từ nhà trường và gia đình
- Về phía nhà trường chúng em thiết nghĩ cần có những biện pháp để
giáo dục hành vi lệch chuẩn cho học sinh khi sử dụng mạng xã hội. Trước hết,
cần tuyên truyền, quán triệt và phổ biến đến học sinh về lợi ích và tác hại, tính
hai mặt của việc sử dụng mạng xã hội để mỗi em có những định hướng đúng
đắn khi sử dụng mạng. Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định
hướng cho học sin về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ích,
mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ
thông tin cá nhân lên Facebook.
Đồng thời, cần tổ chức các buổi ngoại khóa để tập huấn về kỹ năng sử dụng
mạng xã hội trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để mỗi học sinh
được trang bị những kỹ năng cần thiết khi bước vào không gian mạng. Cần tăng
cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh có cơ hội hịa
mình với cuộc sống sinh động và phong phú, giảm nguy cơ sống ảo và chìm
đắm trong thế giới ảo.


Việc giáo dục hành vi lệch chuẩn của học sinh khi sử dụng mạng xã hội cần có
sự kết hợp chặt chẽ giữa “3 nhà” nhà trường, phụ huynh học sinh và toàn xã hội
để mỗi cùng chung tay giúp học sinh đẩy lùi những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn
và những sự việc đáng tiếc xảy ra.
- Về phía gia đình, cha mẹ cần có sự kiểm sốt và định hướng cho con trong
việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Cha mẹ nên hạn chế việc cho con sử dụng

smackphone quá nhiều dẫn tới việc các con đam mê, nghiện sử dụng mạng xã
hội, hướng cho các con tham gia các hoạt động cùng với gia đình, tạo sự gắn kết
giữa các thành viên trong gia đình.
8.3. Biện pháp từ cộng đồng.
- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính
quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên
truyền về những tác
hại từ việc sự dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các
bạn học sinh trường THPT Diễn Châu 4 không nên quá lệ thuộc vào mạng xã
hội Facebook, giúp cho các bạn học sinh xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã
hội để trau dồi những kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
-

Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ

giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên tham gia vào các hoạt động thực tế,
có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh cơng tác giáo dục tư
tưởng chính trị, nâng cao
tầm nhận thức của sinh viên về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp
học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ
nhiều chiều khác nhau.
- Các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm các hành vi vi
phạm pháp luật khi sử dụng mạng xã hội như đăng tải thông tin sai sự thật
làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội, xúc phạm danh dự, uy tín nhân
phẩm của các cá nhân và tổ chức, đăng bài vi phạm thuần phong mĩ tục,
chống phá Nhà nước…


KẾT LUẬN
Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã,

đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện
ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên,
mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo
lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hồn tồn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ,
nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi
người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại
khơng hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra
những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá
nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.
Vì thế, mỗi học sinh trường THPT Diễn Châu 4 nên hiểu rõ những biện pháp
từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích
cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và
có thể kiểm sốt tốt những hoạt động “khơng tên” trên mạng xã hội Facebook.
Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động
tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng nói chung và học
sinh trường THPT Diễn Châu 4 nói riêng để giúp các bạn học sinh phát huy
được mặt tích cực và hạn chế được các tác động tiêu cực khi sử dụng Facebook.








×