Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.75 KB, 5 trang )
Thuốc trị bệnh trứng cá
Năm nay cháu 17 tuổi, cách đây 3 năm trên mặt cháu xuất hiện các nốt
trứng cá. Càng ngày các nốt trứng cá càng nhiều, khiến mặt cháu lúc nào cũng đỏ
sần sùi; nhiều nốt trứng cá sưng to và có mủ. Cháu rất ngượng mỗi khi phải đi ra
ngoài. Xin cho cháu biết bệnh trứng cá có điều trị được không và điều trị như thế
nào?
Theo như cháu kể, thì cháu đã bị bệnh trứng cá tuổi vị thành niên thông
thường. Sinh bệnh học bệnh trứng cá liên quan đến sự tăng tiết chất bã do tăng
hoạt động của tuyến bã, dày sừng cổ tuyến bã, vai trò của vi khuẩn mà quan trọng
nhất là Propionibacterium acnes (P.acnes).
Các yếu tố như: gia đình, khí hậu, thức ăn, stress, vệ sinh da mặt, mỹ
phẩm... cũng liên quan đến bệnh trứng cá. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm
tăng bệnh trứng cá, đó là corticoid, isoniazid, androgen (testosteron)..., vệ sinh da
mặt kém và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.
Điều trị bệnh trứng cá nói chung và trứng cá vị thành niên nói riêng là
nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh trong đó có sự kết hợp dùng thuốc uống trong
(kháng sinh: tetracyclin, doxycyclin, erythromycin, rulid; hormon:
ethinylestradiol, cyproterone acetate, spironolactone và vitamin A acid: acnotin)
và bôi ngoài (vitamin A acid: isotrex, locacid, differin; kháng sinh: acneal, erylic,
eryfluid... và một số thuốc khác: benzoylperoxyde...).
Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc vùng da tổn thương đúng phương pháp là rất
quan trọng. Đặc biệt tuổi vị thành niên lúc đầu thường còn bị nhẹ, nên không được
tự nặn bóp gây viêm lan rộng tạo điều kiện để tạo nên mụn mủ, cục, nang là
nguyên nhân tạo nên các sẹo xấu (sẹo lõm, sẹo lồi).