Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM lây QUA ĐƯỜNG ăn UỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.87 KB, 5 trang )

PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
LÂY QUA ĐƯỜNG ĂN UỐNG

1. Một số bệnh truyền nhiễm lây qua đường ăn uống
1.1. Bệnh tả
- Đặc điểm: là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường tiêu hoá, biểu hiện bằng
khởi phát đột ngột, nhiệt độ không tăng, không đau bụng nhiều. Đặc biệt là đi
ngoài phân toàn nước rất nhiều lần, nôn dẫn tới mất nước nhanh chóng. Bệnh
nhân chết do truỵ tim mạch. Với các thể nặng không được điều trị sẽ bị tử vong
nhanh. Tỷ lệ chết/mắc có thể trên 50%.
- Thời kỳ ủ bệnh: Vài giờ tới 5 ngày (thường 2-3 ngày).
- Tác nhân gây bệnh: Do phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae).
- Ổ chứa: ở người, động vật thuỷ sinh vùng nước mặn, cửa sông.
- Sự lưu hành: bệnh tả có ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt
nam. Số ca được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới như sau: năm 1992 có
460.000 người mắc ở 68 nước. Năm 1994 hơn 300.000 trường hợp ở 66 nước
(con số thực tế số người bị mắc tả trên thế giới còn lớn hơn nhiều vì nhiều nước
không báo cáo).
- Cách lây truyền: Qua dường ăn uống do thức ăn hoặc nước uống bị
nhiễm trực tiếp hay gián tiếp với phân, chất nôn của người nhiễm khuẩn. Vi
khuẩn bệnh tả có thể tồn tại trong nước một thời gian dài.
- Nguyên tắc điều trị: truyền dịch ngay để điều chỉnh lượng nước và chất
điện giải bị mất, hạ kiềm huyết là nguyên tắc cơ bản của điều trị bệnh tả. Dùng
Tetraxylin và các chất kháng sinh khác.
1.2. Bệnh Lỵ trực trùng
- Đặc điểm của bệnh: là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây tổn thương ruột
già và đoạn cuối ruột non, biểu hiện bởi ỉa chảy cùng với sốt, đau quặn bụng và
mót rặn, phân có máu và chất nhầy. Mức độ bệnh phụ thuộc vào chủng loại vi
khuẩn và đặc điểm từng người. Loại Shigella dysenteriae typ 1 thường gây bệnh
nặng và tỷ lệ tử vong tới 20% tổng số ca vào viện (ở Mỹ) còn các chủng loại



khác tử vong không đáng kể.
- Thời kỳ ủ bệnh: từ 12 giờ đến 1 tuần (thường 1- 3 ngày), đối với S.
dysenteriae typ 1.
- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Shigella gồm bốn chủng loại nhóm huyết
thanh:Nhóm A(S.dysentriae); nhóm B (S.flexnere); nhóm C (S.boydii) và nhóm
D (S.sonnei ).
- Ổ chứa: chủ yếu ở người.
- Cách lây truyền: chủ yếu là lây trực tiếp hoặc gián tiếp theo đường
phân-miệng từ người bệnh hoặc người mang vi trùng. Sự lây nhiễm có thể xảy
ra sau khi một lượng vi khuẩn rất nhỏ vào ruột (10-100 vi khuẩn). Những cá
nhân hay bị lây nhiễm là những người không rửa tay sau khi đi ngoài và vi
khuẩn tồn tại dưới các móng tay, rồi sau đó họ có thể truyền bệnh cho người
khác một cách trực tiếp qua tiếp xúc hoặc gián tiếp qua thức ăn hoặc nước uống.
Ruồi nhặng cũng có thể truyền vi khuẩn từ các nhà tiêu tới thức ăn không được
che đậy bảo quản.
- Điều trị: nếu có hiện tượng mất nước thì bù nước và chất điện giải.
Dùng thuốc kháng sinh.
1.3. Bệnh Lỵ amip
- Đặc điểm của bệnh: là một bệnh nhiễm động vật nguyên sinh, có 2 thể:
thể bào nang và thể tự dưỡng có khả năng gây bệnh. Ký sinh trùng có thể gây
bệnh ở ruột hoặc ở ngoài ruột. Bệnh amip ở ruột rất đa dạng, từ hội chứng lỵ cấp
với sốt, ỉa phân có máu, mũi tới đau bụng nhẹ kèm theo ỉa ra máu hoặc chất
nhầy xen kẽ thời kỳ táo bón hoặc bệnh thuyên giảm. Amip có thể từ ruột vào
máu tới các cơ quan khác tạo ổ gây áp xe, chủ yếu ở gan nhưng đôi khi gây áp
xe ở phổi hoặc não.
- Thời kỳ ủ bệnh: thường từ 2- 4 tuần.
- Tác nhân gây bệnh: Entamoeba hystolytica.
- Sự lưu hành: bệnh lỵ amip có ở khắp mọi nơi.
- Cách lây truyền: chủ yếu do thức ăn bị nhiễm phân hoặc uống nước

chứa bào nang amip từ những người bị lỵ amip mãn tính hoặc người người lành
nhưng mang bào nang amip. Bệnh nhân bị lỵ amip cấp ít gây nguy hiểm cho
những người khác vì không có bào nang amip trong phân mà chỉ có thể tự
dưỡng dễ bị huỷ diệt ở ngoài môi trường.
- Điều trị: dùng mertronidazol (Flagyl), sau đó cho thêm iodoquinol,


paromomyxin. Trường hợp bệnh nặng hoặc khó chữa thì dùng dehydroemetin
(mebadin), sau đó thêm indoquinol, paromomyxin.
1.4. Bệnh thương hàn và phó thương hàn
- Đặc điểm của bệnh: là bệnh nhiễm khuẩn toàn thân với đặc điểm như
sốt, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, lách to và có những nốt ban hồng trên
toàn thân chiếm khoảng 25% số bệnh nhân. ở người lớn táo bón nhiều hơn là ỉa
chảy.
Bệnh thương hàn thường có loét ở các mảng hạch của hồi tràng, cho nên
có thể gây ra chảy máu ruột và thủng ruột nhất là ở người bệnh phát hiện muộn,
không được điều trị. Tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Bệnh phó thương hàn cũng có
các triệu chứng tương tự, nhưng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều.
- Thời kỳ ủ bệnh: thông thường từ 1- 3 tuần.
- Tác nhân gây bệnh: đối với bệnh thương hàn là Salmonella typhi, đây là
trực khuẩn thương hàn.
Đối với phó thương hàn có 3 dạng : salmonella paratyphi A, B, C.
- Sự lưu hành: trên toàn thế giới. Số người mắc hàng năm trên toàn thế
giới ước tính khoảng 17 triệu người trong đó khoảng 600.000 người chết.
- Ổ chứa: người là ổ chứa S.typhi và S.paratyphi. Súc vật nuôi trong nhà
có thể chứa S.paratyphi.
- Cách lây bệnh: Theo đường thực phẩm và nước bị nhiễm phân, nước
tiểu của bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn. Loại thực phẩm thường bị
nhiễm là rau quả sống được tưới phân tươi, sữa và các sản phẩm sữa bị nhiễm
bẩn (thường là do bàn tay người lành mang vi khuẩn). Ruồi có thể làm nhiễm

thực phẩm. ở một số nước, loại thực phẩm truyền vi khuẩn rất quan trọng là trai,
sò, ốc, hến…bị nhiễm từ nguồn nước nhiễm bẩn.
- Điều trị: dùng kháng sinh cloramphenicol, amoxillin, xiprofloxaxin.
Dùng corticosteroid liều cao, ngắn ngày phối hợp với thuốc kháng sinh làm
giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong.
5. Bệnh viêm gan truyền nhiễm (viêm gan vi rút A)
- Đặc điểm của bệnh: bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt,
mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, bụng ậm ạch, khó chịu, sau đó vài ngày thì xuất
hiện vàng da. Nói chung tính chất nghiêm trọng của bệnh tăng theo lứa tuổi.
Nhưng thông thường bệnh có thể khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng, không
tái phát. Tỷ lệ tử vong thấp.
- Thời kỳ ủ bệnh: trung bình 28 - 30 ngày.
- Tác nhân gây bệnh: Vi rút viêm gan A (HAV).
- Sự lưu hành: bệnh xuất hiện trên toàn thế giới.


- Ổ chứa: ở người.
- Cách lây truyền: Bằng đường phân, miệng. Nguồn gốc chung của các vụ
dịch bùng nổ đều liên quan đến nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm bẩn do
người hoặc dụng cụ chế biến thực phẩm gây ra. Tính lây nhiễm ở người bệnh
cao nhất vào nửa cuối thời kỳ ủ bệnh và tiếp tục tới sau khi xuất hiện vàng da
vài ngày.
- Điều trị: không có điều trị đặc hiệu. Chủ yếu chỉ truyền glucoza, tăng
cường thải độc,các thuốc bảo vệ tế bào gan, vitamin B,C.Điều trị triệu chứng.
2. Phương pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm lây qua đường ăn
uống
2.1. Biện pháp dự phòng
- Giáo dục cho chiến sĩ, cán bộ, nhân viên về tầm quan trọng của việc rửa
tay sạch. Có những phương tiện thích hợp để rửa tay tại nhà ăn, nhà bếp. Vấn đề
này đặc biệt quan trọng đối với bàn tay của chiến sỹ nuôi quân, nhân viên giết

mổ, làm đậu.
- Hố xí của đơn vị phải ở xa giếng nước ăn, nhà ăn, nhà bếp, giếng sinh
hoạt và phải có nắp đậy để tránh ruồi. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, định kỳ
tẩy uế, khử trùng, dọn phân. Phân ủ phải xa nơi có giếng ăn, nhà ăn, nhà bếp và
không để ô nhiễm nguồn nước tưới rau.
- Đảm bảo đầy đủ nước uống được đun sôi cho chiến sỹ ở doanh trại cũng
như ngoài thao trường. Thùng nước uống phải có nắp đậy, có vòi.
- Phòng chống ruồi cho thực phẩm bằng màn che, lồng bàn, nắp đậy.
Phòng chống ruồi đẻ bằng cách thường xuyên thu dọn xử lý rác và duy trì vệ
sinh nhà xí.
- Giữ gìn thật sạch sẽ trong khâu giết mổ, vận chuyển, chế biến, quản lý
và bảo quản thực phẩm. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng thực phẩm.
- Giữ vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, dụng cụ chế biến thực phẩm (dao, thớt),
dụng cụ chứa đựng (xoong, nồi, bát, đĩa). Hố rác của nhà ăn, nhà bếp phải có
nắp đậy và không rỉ nước.
- Giữ gìn bể nước, giếng ăn sạch sẽ, đề phòng nhiễm bẩn. Bể nước, giếng
ăn phải có nắp đậy (tốt nhất là sử dụng nước giếng khoan kín). Định kỳ thau rửa
bể nước, nạo vét giếng.
- Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân cho chiến sỹ nuôi quân. Chiến sỹ nuôi
quân phải rửa tay sau khi đại, tiểu tiện, trước khi chế biến thực phẩm và không
được để móng tay dài. Khi có rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy phải báo cho quân y đơn
vị biết để kịp thời điều trị và cách ly.
- Kiểm tra định kỳ phát hiện bệnh mãn tính đường tiêu hoá đối với chiến


sỹ nuôi quân. Có sổ theo dõi sức khoẻ chiến sỹ nuôi quân. Chấp hành nghiêm
ngặt những loại bệnh mà người mắc không được tiếp xúc với thực phẩm. Giám
sát và xác định người mang vi khuẩn tả, thương hàn bằng phương phát cấy
khuẩn (khi nghi ngờ).
- Quân y đơn vị thường xuyên giám sát chiến sỹ nuôi quân trong việc nấu

kỹ thức ăn, không tổ chức ăn rau sống tại bếp ăn tập thể.
- Giáo dục chiến sỹ trong đơn vị không được tưới phân tươi cho rau. Phân
hố xí phải ủ kỹ trước khi sử dụng và chỉ để bón lót.
2.2. Kiểm soát bệnh nhân, người tiếp xúc và môi sinh.
- Báo cáo cho quân y cấp trên và y tế địa phương nơi đóng quân trường hợp
có bệnh dịch tả, thương hàn để có biện pháp phối hợp xử lý.
- Thực hiện tốt các chế độ cách ly bệnh nhân.
- Sát trùng tẩy uế đồng thời : thực hiện đối với phân, nước tiểu và các đồ
vật bị nhiễm. Sát trùng tẩy uế lần cuối khi khỏi bệnh.
- Điều tra người tiếp xúc và người lây bệnh: điều tra tất cả những người có
tiếp xúc với bệnh nhân bị tả, thương hàn để phát hiện bệnh, cách ly và điều trị
kịp thời.
2.3. Biện pháp chống dịch.
- Tìm kiếm tích cực những trường hợp bị mắc bệnh và người lành mang vi
khuẩn vì đó là nguồn truyền nhiễm và điều tra thực phẩm, nước bị nhiễm.
- Chọn lọc để loại bỏ những thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm khuẩn.
- Khử trùng đầy đủ nguồn nước nghi ngờ nhiễm bẩn bằng cloramin, clo
hoạt dưới sự giám sát của quân y. Nước uống phải được đun sôi.



×