Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

báo cáo thực tập dược lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.44 KB, 29 trang )

BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC LÂM SÀNG 2

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG
MÃ SV: 1654010136
TỔ 6 – LỚP DƯỢC 4BK3

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC LÂM SÀNG 2

SINH VIÊN THỰC HIỆN:NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG
MÃ SV: 1654010136
TỔ 6 – LỚP DƯỢC 4BK3

HÀ NỘI 2020


LỜI CAM ĐOAN
Dựa vào các kiến thức đã được học và các buổi đi thực tập tại bệnh viện đa khoa
Xanh Pôn về môn Dược lâm Sàng,em xin cam kết báo cáo này là do chính bản thân em


thực hiện.
Nếu có bất kỳ phản hồi, khiếu nại nào liên quan đến bài báo cáo này, em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Trong quá trình làm báo cáo chắc chắn em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô
góp ý để em có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện kiến thức của bản thân hơn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kiều Trang


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô Bộ môn Dược lýDược Lâm Sàng- Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam; Ban lãnh đạo Bệnh viện đa
khoa Xanh Pôn, trưởng khoa Dược, các anh chị trong khoa Dược Bệnh viện đa khoa
Xanh Pôn, đã tạo điều kiện tốt nhất cho em có cơ hội được học tập thêm nhiều kiến thức
để có thể hoàn thành được bài báo cáo này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kiều Trang



Nội dung báo cáo:
1. Giới thiệu khoa dược của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
2. Giới thiệu về hoạt dộng dược lâm sàng tại bệnh viện Xanh Pôn
3. Phân tích bệnh án và đơn thuốc


6


1. GIỚI THIỆU KHOA DƯỢC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
1.1. Sơ lược về bệnh viện đa khoa Saint-Paul:
Tên đơn vị thực tập: Bệnh viện đa khoa Saint-Paul (hay Xanh Pôn)
Địa chỉ: 12 Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nôi
Lịch sử phát triển:
Bệnh viện Đa khoa Saint Paul được thành lập vào ngày 26 tháng 08 năm 1970, trên
cơ sở hợp nhất 4 đơn vị: Bệnh viện Ngoại khoa Sanit Paul, Bệnh viện B Nhi khoa, Bệnh
viện Khu phố Ba Đình và Phòng khám Phụ khoa Hà Nội.
Tiền thân của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là cơ sở y tế đầu tiên của khu vực
Đông Dương, do Chính phủ bảo hộ Pháp lập ra trong những năm cuối thế kỷ XIX với
mục đích ban đầu là điều dưỡng, chăm sóc và khám chữa bệnh cho các quan thầy Pháp.
Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng 1 của TP Hà
Nội với hơn 600 giường bệnh, 45 khoa phòng hơn 1000 cán bộ nhân viên, 7 chuyên khoa
đầu ngành: Ngoại, Nhi, Gây mê Hồi sức, Xét nghiệm, Chần đoán Hình ảnh, Điều dưỡng,
Phẫu thuật tạo hình. Hàng năm, Bệnh viện tiếp nhận khám cho 600 nghìn lượt người, điều
trị nội trú 45 nghìn bệnh nhân, trong đó có các bệnh nhân nặng của bệnh viện tuyến dưới
gửi đến cũng như bệnh nhân ngoại tỉnh, vùng lân cận Hà Nội.
Mô hình tổ chức của bệnh viện:
Bệnh viện hiện hoạt động dưới sự giám sát của Sở Y tế Thành phố Hà Nội, sự điều
hành của ban giám đốc. Bên cạnh đó là các khoa/ phòng phối kết hợp trong công tác chăm
sóc sức khỏe cho người dân.

1.2. Sơ lược về khoa Dược – bệnh viện đa khoa Xanh Pôn:
Khoa Dược là một trong những khoa được hình thành ngay khi có quyết định thành lập
bệnh viện.
7



Cơ cấu tổ chức khoa Dược:
Tổ chức nhân sự:
Tổng số 48 cán bộ nhân viên trong đó: Thạc sĩ: 6, Dược sĩ đại học: 4, Dược sĩ cao đẳng:
04, Dược sĩ trung học: 28, Dược tá: 01
Các tổ trưởng của các Tổ công tác:
Tổ trưởng Tổ Dược Lâm sàng: ThS. Vũ Bích Hạnh
Tổ trưởng Tổ Dược Chính: Ds. Nguyễn Trường Sơn
Tổ trưởng Tổ Kho: Ds Cồ Ngọc Diệp
Tổ trưởng Tổ pha chế: Ds. Hà Thị Hằng
Tổ trưởng Tổ Thống Kê:Ds. Nguyễn Thị Hoan.
Tổ nhà thuốc : Ds. Trần Thanh Vân

Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức khoa Dược

TRƯỞNG KHOA DƯỢC

Tổ Dược

Tổ Dược

lâm sàng

chính

Tổ kho

8

Tổ pha


Tổ thống

Tổ nhà

chế



thuốc


Chức năng nhiệm vụ
Nhiệm vụ chung:
+ Quản lý đấu thầu mua thuốc và hóa chất sinh phẩm cho toàn bệnh viện theo quy
định. Lập kế hoạch, cung cấp và đảm bảo chất lượng thuốc và hóa chất đáp ứng nhu cầu
điều trị của bệnh viện.
+ Pha chế một số thuốc thông thường theo yêu cầu điều trị của bệnh viện.
+ Triển khai công tác Dược lâm sàng và Thông tin thuốc: Kiểm tra, theo dõi và
hướng dẫn việc sử dụng thuốc hợp lý bao gồm: an toàn, kinh tế và hiệu quả.
+ Tham gia quản lý kinh tế y tế liên quan đến thuốc và HCSP.
+ Quản lý và cấp phát thuốc cho các đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê
duyệt.
+ Là cơ sở thực hành cho hoạt động đào tạo y dược.
+ Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
+ Tổ chức và quản lý hoạt động của hệ thống nhà thuốc bệnh viện.
2. HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN
Nhiệm vụ của tổ Dược lâm sàng:
- Tổ Dược lâm sàng được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là duyệt đơn thuốc.
Trong quá trình hoạt động đã triển khai và dần hoàn thiện mô hình hoạt động thông tin

thuốc và dược sỹ lâm sàng.
- Hoạt động Dược Lâm sàng và thông tin thuốc:
+ Duyệt thuốc cho các Khoa phòng trong bệnh viện, kiểm tra giám sát sử
dụng thuốc an toàn hợp lý: phát hiện các vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc trao đổi
rộng rãi với các thầy thuốc lâm sàng để hiệu chỉnh đúng nhằm mang lại sử dụng thuốc
hiệu quả, an toàn và kinh tế.

9


+ Là đầu mối tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho dược sỹ đại học
hàng tuần.
+ Hoạt động Dược Lâm sàng và Thông tin thuốc được quan tâm phát triển
và trở thành đơn vị có các hoạt động thông tin thuốc và Dược Lâm sàng mạnh nhất trong
sở y tế Hà Nội. Đã triển khai đưa Dược sỹ lâm sàng đến làm việc tại nhiều viện và khoa
lâm sàng (Hồi sức tích cực…..)
+ Kiểm tra việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).
- Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo:
+ Duy trì hợp tác NCKH trong và ngoài nước (với trường Đại học Dược Hà
Nội, chuyên gia về Dược lâm sàng....)
+ Tổ chức các lớp tập huấn trong Bệnh viện cho đối tượng là các BS, điều
dưỡng về các chủ đề có ý nghĩa thực tiễn có tính ứng dụng cao trong bệnh viện.
Nhận xét: Hiện tại khoa Dược bệnh viện Xanh Pôn đang thực hiện đúng vai trò và
nhiệm vụ hoạt động dược lâm sàng theo thông tư 31/2012/TT-BYT.
3.PHÂN TÍCH BỆNH ÁN VÀ ĐƠN THUỐC
3.1. Bệnh án nhi tiêu hóa
*Hành chính:
1. Họ và tên : Vũ Linh Chi
2. Tuổi: 13
3. Giới tính : Nữ

4.Nghề nghiệp: Học Sinh
5. Địa chỉ: Đội Cấn- Ba Đình Hà Nội
6. Khi cần liên hệ với mẹ: Nguyễn Thanh Tâm
Sdt: xxxxxxxxxx
7. Ngày giờ vào viện :19h05 phút ngày 08/06/2020
10


8. Ngày giờ làm bệnh án:15h38 phút ngày 12/06/2020
* Lí do vào viện :
Đau vùng thượng vị
*Bệnh sử:
Cách ngày vào viện 3 tháng, bệnh nhân rong kinh, rong huyết. Tính đến thời điểm vào
viện bệnh nhân ra kinh ngày thứ 12, có ra máu, nhầy và khí hư hôi. Bệnh nhân nhập viện
ngày 08/6/2020 do đau bụng thượng vị 2 ngày, kèm buồn nôn khan, mệt nhiều. Vào bệnh
viện Xanh Pôn khám, được chẩn đoán viêm dạ dày-tá tràng/ TD thiếu máu. Bệnh nhân lúc
nhập viện da xanh tái, mệt nhiều; bụng mềm, ấn đau, được điều trị theo hướng điều trị
theo phác đồ. Đến ngày 12/6/2020 bệnh nhân ra viện với tình trạng ổn đinh, da niêm mạc
nhợt nhẹ, bụng mềm, không sốt, hết kinh 2 ngày; hướng điều trị ngoại trú, hẹn khám lại.
*Tiền sử:
1. Bản thân:
- Thiểu năng trí tuệ
2. Gia đình:
- Không ai bị bệnh giống bệnh nhân
* Khám bệnh:
1. Toàn thân:
- Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
- Da, niêm mạc nhợt
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sưng đau

DHST: Mạch: 140 l/p
Nhiệt độ: 36,5

Huyết áp: 120/60
Nhịp thở: 26 l/phút
11


Cân nặng 61kg
*Chẩn đoán sơ bộ:
Đau bụng. Viêm dạ dày. Thiếu máu chưa loại trừ Thalassemia
*Cận lâm sàng
1.Đã có:
- Nhóm máu
-Soi phân
- E2, FSB, LH
- Siêu âm đo TC- Buồng trứng
- CTM sau truyền
- Fe, Ferritin, Glu, TGR, cholesterol
- Huyết đồ
- Điện di HST

2. Kết quả xét nghiệm:
- RBC: 3,5 T/L
- HgB 65 g/l
- HcT 25%
- Kết quả nội soi: Thân vị: Niêm mạc phù nề, xung huyết; hang vị và bờ cong: niêm mạc
phù nề, xung huyết, sần hạt.
* Chẩn đoán xác định :
Viêm dạ dày – hành tá tràng/ Thiếu máu

*Điều trị:
12


1. Hướng điều trị:
Truyền máu và theo phác đồ
2. Cụ thể:
- Ringerlactat 500ml x 1 chai
Ngày 1 chai. Truyền tĩnh mạch 60ml/h
- Biosubtyl 100mg x 1vien
Uống x 2 lần/ ngày
- Debidat 100mg x 1 viên
Uống 2 lần/ ngày
- Gastropulgite 6g x 1 gói
Ngày uống 3 lần trước ăn 15 phút
-Pantoloc 40mg x 1 lọ
Ngày 2 lần
- Natri 0.9%x 1 chai
Ngày 2 lần
3.1.1. Đánh giá tình trạng bệnh nhân
- Tiên lượng: Dè dặt
=> Bệnh nhân cần được điều trị.
- Thiếu máu nặng => Câng truyền máu
- Cần điều trị viêm dạ dày – tá tràng theo phác đồ
3.1.2. Phân tích điều trị thuốc
* Số lượng thuốc điều trị : 6
* thuốc ghi đầy đủ trong HSBA: có
13



* Tiền sử thốc: không
* Thuốc dị ứng: không
* Thuốc 24h trước nhập viện: không
Y lệnh thuốc đầy đủ rõ ràng:



Tên thuốc

X

Nồng độ/ Hàm lượng

X

Liều dùng 1 lần

X

Số lần dùng 24h

X

không

Khoảng cách giữa các lần dùng

X

Thời điểm dùng


X

Đường dùng

X

* Y lệnh thuốc ghi theo trình tự đường tiêm, uống,...
* Lựa chọn đường dùng thuốc phù hợp cho người bệnh.
* Đánh số theo dõi ngày dùng thuốc, tổng liều dùng.
* Phân tích đơn thuốc trong bệnh án:
- Bệnh nhân thiếu máu nặng=> Bù điện giải ( Kê ringerlactate => Hợp lý)
- Biosubtyl 100mg x 1vien : Men vi sinh
Uống x 2 lần/ ngày
Trị tiêu chảy, viêm đại tràng cấp và mãn tính.
14


Điều trị rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh.
 Không phù hợp với phác đồ=> Loại trừ thuốc này
 Không cần thiết
- Debidat 100mg x 1 viên:
Uống 2 lần/ ngày
Thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi & kháng viêm
=> chỉ định điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) và
cũng có thể dùng sau khi phẫu thuật ruột.
Có thể thay bằng:
Drotaverin 40mg ( uống 4 viên/ ngày x 2 lần)
Thuốc chống co thắt => giải quyết cơn đau đường tiêu hóa
Chỉ định: Các cơn đau do co thắt dạ dày – ruột và hội chứng ruột kích thích

Điều trị đau bụng kinh, các trường hợp dọa sẩy thai, co cứng tử cung

3.2. Phân tích đơn thuốc
3.2.1. Đơn thuốc 1

Họ và tên: Diệp Xuân Khoách – Nam- Tuổi 75
Số thẻ: HT20101284097^01003^ bệnh viện Xanh Pôn
Địa chỉ: 15 ngõ 70 Ngọc Hà- Đội Cấn- Ba Đình_ HN
Khoa chỉ định: K. NỘI ơP.226-A1]
Chẩn đoán: Cao huyết áp vô căn (nguyên phát); bệnh đái tháo đường không phụ thuộc
insulin, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tình trạng lipid máu khác
Kho xuất: Kho Ngoại trú
15


ST
T

Tên thuốc- cách dùng

ĐVT

Số lượng

1

SaViprolol[1500] 2,5 mg (Bisoprolol)

Viên


30

Viên

30

Viên

30

Viên

30

Viên

30

Ngày uống ½ viên/lần x 2 lần
2

Lostad T[3151] 50mg (Losartan)
Ngày uống 1 viên 7h sáng

3

Panfor SR[3151] 1000mg (Metformin)
Ngày uống 1 viên sau ăn tối

4


Hypolip[3151] 10mg (Atorvatstatin)
Ngày uống một viên sau ăn tối

5

Renapril 10mg ( Enalapil)
Ngày uống một viên chiều

Cộng khoản 5 loại
Khám lại khi thấy bất thường và khi hết thuốc

Ngày 21 tháng 1 năm 2020

Bệnh nhận

Bác sĩ khám

( ký và ghi rõ họ tên )

( ký và ghi rõ họ tên )

(1). Về thủ tục hành chính: Đơn thuốc đầy đủ
(2). Về phần thuốc được kê trong đơn:
-Theo điểm a, - khoản 4- Điều 6 Thông tư 52/2017/TT-BYT => tên thuốc viết sai: Phải
ghi như sau:
Tên chung quốc tế + (tên thương mại) + hàm lượng
-Nhận xét thuốc:

16



+ SaViprolol[1500] 2,5 mg (Bisoprolol) Bisoprolol là thuốc chẹn beta ảnh hưởng đến tim
và tuần hoàn (lưu lượng máu qua động mạch và tĩnh mạch).[1]=> điều trị tăng huyết
áp (huyết áp cao).[1]
Nên uống viên nén bisoprolol fumarate vào buổi sáng và có thể uống cùng với thức ăn
vào buổi sáng. Chúng nên được nuốt trong chất lỏng và không nên nhai. [2]
Người lớn: Liều ban đầu: 5 mg uống mỗi ngày một lần[1]
Liều lượng nên được điều chỉnh riêng. Đó là khuyến cáo để bắt đầu với 5 mg mỗi
ngày. Liều thông thường là 10 mg mỗi ngày một lần với liều khuyến cáo tối đa là 20 mg
mỗi ngày.[2]
=>Ngày uống ½ viên/lần x 2 lần cần điều chỉnh => Uống 2 viên/lần/ngày vào buổi
sáng trong khi ăn
+ Lostad T[3151] 50mg (Losartan): Losartan nhóm thuốc gọi là thuốc đối kháng thụ thể
angiotensin II. Nó giữ cho các mạch máu không bị hẹp, làm giảm huyết áp và cải thiện
lưu lượng máu.[1]=> điều trị huyết áp cao (tăng huyết áp).[1]
Cũng được sử dụng để làm chậm tổn thương thận lâu dài ở những người mắc bệnh tiểu
đường loại 2 cũng bị huyết áp cao.[1]
Liều ban đầu: 50 mg uống mỗi ngày một lần
Liều tối đa: 100 mg uống mỗi ngày
=>Ngày uống 1 viên 7h sáng => Kê hợp lý
+ Panfor SR[3151] 1000mg (Metformin) là một loại thuốc tiểu đường uống giúp kiểm
soát lượng đường trong máu.[1]
Metformin được sử dụng cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục để cải thiện kiểm soát
lượng đường trong máu ở người lớn bị đái tháo đường týp 2 .[1]
Đây là viên giải phóng chậm => Liều ban đầu: 500 đến 1000 mg uống mỗi ngày
=> Ngày uống 1 viên sau ăn tối ( Kê hợp lý)

17



+ Hypolip[3151] 10mg (Atorvatstatin): Atorvastatin thuộc về một nhóm thuốc gọi là
thuốc ức chế men khử HMG CoA, hay "statin". Atorvastatin được sử dụng cùng với chế
độ ăn kiêng để giảm mức cholesterol "xấu" trong máu (lipoprotein mật độ thấp, hoặc
LDL), để tăng mức cholesterol "tốt" (lipoprotein mật độ cao, hoặc HDL), và giảm
triglyceride (một loại chất béo trong máu).[1]
Liều ban đầu: 10 mg hoặc 20 mg uống mỗi ngày một lần[1]
Liều khởi đầu thông thường là 10 mg mỗi ngày một lần. Điều chỉnh liều nên được thực
hiện trong khoảng thời gian từ 4 tuần trở lên. Liều tối đa là 80 mg mỗi ngày một lần.[2]
=> Ngày uống một viên sau ăn tối=> Kê đơn hợp lý
+ Renapril 10mg ( Enalapil): Enalapril là một chất ức chế men chuyển . ACE là viết tắt
của enzyme chuyển đổi angiotensin.[1]=> điều trị huyết áp cao (tăng huyết áp) [1]
“ Liều ban đầu (viên uống hoặc dung dịch): 5 mg uống mỗi ngày một lần
Liều duy trì (viên uống hoặc dung dịch): 10 đến 40 mg uống mỗi ngày với liều duy nhất
hoặc chia làm 2 lần
Liều tối đa: 40 mg uống mỗi ngày Liều dùng hoặc chia làm 2 lần” [1]
“ Liều ban đầu là 5 đến tối đa 20mg, tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp và tình trạng của
bệnh nhân (xem bên dưới). Enalapril được dùng một lần mỗi ngày. Trong tăng huyết áp
nhẹ, liều ban đầu được đề nghị là 5 đến 10mg. Liều duy trì thông thường là 20mg mỗi
ngày. Liều duy trì tối đa là 40mg mỗi ngày.” [2]
=> Ngày uống một viên và buổi chiều (Hợp lý)
(3). Tương tác thuốc- thuốc:
- Enalapryl< >Losartan: ( Chính): Cân nhắc nguy cơ/ lợi lích
Có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu, hạ huyết áp, ngất và rối loạn chức năng thận do
tác dụng phụ hoặc phối hợp trên hệ thống renin-angiotensin.[1]
=>xử lý: + Theo dõi thường xuyên các chất điện giải và chức năng thận ở người già
+ Bổ sung kali nên tránh trừ khi được theo dõi chặt chẽ[1]
18



Trong đơn thuốc này bác sĩ kê Enalapryl dùng với liều 10mg/ ngày uống buổi
chiều,còn losartan 50mg/ngày uống vào 7h sáng => tránh được sự tương tác của 2
thuốc này do:
• Thời gian bán thải của Losartan là khoảng 2h, của chất chuyển hóa là 6-9h [2]
• Thời gian bán thải của Enalapryl là khoảng 2h, của chất chuyển hóa là 11h [2]
- enalapryl và metformin: ( vừa phải): cần theo dõi
Thuốc ức chế men chuyển có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của thuốc trị đtđ[1]
=> Xử lý:
+ Nên theo dõi chặt chẽ yếu tố hạ đường huyết nếu dùng chung 2 thuốc này [1]
(4). Tương tác thuốc – Thức ăn
- Metformin- món ăn ( Chính):
+ Rượu có thể tăng tác dụng của metformin đối với chuyển hóa đường sữa và àm tăng
nguy cơ nhiễm acid lactic. Còn gây hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết ở bệnh nhân
tiểu đường.[1]
=> Tránh uống rượu khi dùng Metformin
- Enalapryl và món ăn: ( vừa phải)- Cần theo dõi
Thức ăn có kali từ trung bình đến cao có thể gây tăng Kali máu ở 1 số bệnh nhân đang sử
dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin ACE. [1]
=> ăn kiêng Kali cao và vừa phải
- Losartan và thức ăn ( vừa phải) – Cần theo dõi
+ Thức ăn có kali từ trung bình đến cao, đặc biệt là các chất thay thế muối có thể gây tăng
Kali máu ở 1 số bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế thụ thể angiotensin II. Đặc biệt đối
với bệnh nhân bị tiểu đường, suy tim, mất nước hoặc suy thận.[1]
=>Khuyên không nên sử dụng các chất thay thế muối chưa kali hoặc bổ sung kalimaf
không hỏi bác sĩ.
19


+ Nước ép bưởi có thể làm giảm và trì hoãn quá trình chuyển losartan thành chất chuyển
hóa của nó. [1]

=> Nên tránh nước ép bưởi
- Atorvastatin và thức ăn: cần theo dõi
+ Dùng nước ép bưởi làm tăng nồng độ thúc này trong huyết tương[1]
+ các chất xơ như cám yến mạch, pectin có thể làm giảm tác dụng dược lý của thuốc ức
chế men khử HMG- CoA bằng ccahs can thiệp vào sự hấp thu của chúng từ đường tiêu
hóa.[1]
=>Bệnh nhân nên hạn chế dùng nước ép bưởi ở mức độ không quá 1 lít/ngày. Hạn chế
dùng cám yến mạch và pectin.
Đơn thuốc thiếu lời dặn dò
=> Cần bổ sung lời dặn dò:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
+ Không ăn thức ăn có quá nhiều Kali
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.
– Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc
chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần
(nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang,
hoặc 30ml rượu mạnh.
– Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
– Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức
độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

20


– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. –
Tránh bị lạnh đột ngột.

21



3.2.2.Đơn thuốc 2
Họ Và Tên: Hoàn Thị Hoàn – Nữ - tuổi 64
Số tbh: HT3010121588831^01003^ Bệnh viện Xanh Pôn
Đ/c: Quốc Tử Giám – Đống Đa – HN
Khoa chỉ định: K. Nội [p.202-A1]
Chẩn đoán: Bệnh đtđ không phụ thộc insulin; Bệnh tim do cao huyết áp; Rối loạn chuyển
hóa Lipid và trạng thái tăng lipid máu khác; Nhồi máu não; Bệnh viêm gan khác; sa sút
tâm thần,trong bệnh mạch máu; bất thương số đo huyết áp, không có chẩn đoán; suy giáp
khác
Kho xuất: kho ngoại trú
ST
T

Tên thuốc- cách dùng

Đơn vị

Số lượng

1

Scilin N[3151] 40UI/ml- 10ml ( Insulin tác dụng
trung) TDD 6h 20ĐV 18h 20ĐV ăn sau tiêm 30
phút

Lọ

3


2

Berthyrox[3151] 100mcg (Levothyroxin ( muối
natri)

Viên

15

Viên

30

Viên

30

Viên

60

Ngày uống ½ viên/ lần sáng
3

Lorista H[3151] 50mg + 12,5 mg ( Losartan +
Ngày uống 1 viên / lần/sáng

4


Vitamin A-D[3151] 5000IU+ 500IU ( vitamin A
+D)
Ngày uống 1v/ lấn/ sáng

5

Panfor SR[3151] 1000mg ( Metformin)
Ngày uống 1v/ lần sau ăn
22


6

Hypolip[3151] 10mg (Atorvatstatin)

Viên

30

Viên

60

Ngày uống một viên sau ăn tối
7

Lazibet MR 60mg (Gliclazid)
Ngày uống 2 viên/ lần trước ăn sáng

Cộng khoản 7 loại

Khám lại khi thấy bất thường và khi hết thuốc

Ngày 21 tháng 1 năm 2020

Bệnh nhận

Bác sĩ khám

( ký và ghi rõ họ tên )

( ký và ghi rõ họ tên )

(1). Về thủ tục hành chính: Đơn thuốc đầy đủ
(2). Về phần thuốc được kê trong đơn:
-Theo điểm a, - khoản 4- Điều 6 Thông tư 52/2017/TT-BYT => tên thuốc viết sai: Phải
ghi như sau:
Tên chung quốc tế + (tên thương mại) + hàm lượng
-Nhận xét thuốc:
+Scilin N[3151] 40UI/ml- 10ml ( Insulin tác dụng trung): Là insulin người, được chỉ định
để điều trị đái tháo đường.[2]
Nhu cầu insulin cá nhân thường nằm trong khoảng từ 0,3 đến 1,0 đơn vị quốc tế / kg /
ngày.[2]
Scilin N thường tiêm trước bữa ăn 30phút [2]
=> TDD 6h 20ĐV, 18h 20ĐV ăn sau tiêm 30 phút ( Kê đơn hợp lý)

23


+Berthyrox[3151] 100mcg (Levothyroxin ( muối natri): là một loại thuốc tuyến
giáp thay thế một loại hormone thường được sản xuất bởi tuyến giáp của bạn để điều

chỉnh năng lượng và sự trao đổi chất của cơ thể.[1]
Levothyroxine được dùng khi tuyến giáp của bạn không tự sản xuất đủ hormone này.
Levothyroxine được sử dụng để điều trị suy giáp (hormone tuyến giáp thấp) . Nó cũng
được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa bướu cổ (tuyến giáp mở rộng) , có thể gây ra do
mất cân bằng hormone, điều trị bức xạ, phẫu thuật hoặc ung thư.[1]
Đối với bệnh nhân trên 50 tuổi, ban đầu, không nên vượt quá 50 microgam mỗi
ngày. Trong tình trạng này, liều hàng ngày có thể tăng thêm 50 microgam trong khoảng
thời gian 3-4 tuần một lần, cho đến khi đạt được mức thyroxine ổn định. Liều hàng ngày
cuối cùng có thể lên tới 50 đến 200 microgam.[2]
=>Ngày uống ½ viên/ lần sáng
+Lorista H[3151] 50mg + 12,5 mg ( Losartan + : Là thuốc Tim mạch
Mỗi viên nén bao phim chứa 50 mg losartan kali và 12,5 mg hydrochlorothiazide.
“ Losartan Kali / Hydrochlorothiazide Losartan được chỉ định để điều trị tăng huyết áp
cần thiết ở những bệnh nhân có huyết áp không được kiểm soát đầy đủ khi chỉ dùng
losartan hoặc hydrochlorothiazide.
Liều duy trì thông thường là một viên Losartan Kali / Hydrochlorothiazide 50 mg / 12,5
mg Viên nén bao phim (losartan 50 mg / HCTZ 12,5 mg) một lần mỗi ngày. Đối với
những bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với Losartan Kali / Hydrochlorothiazide 50 mg /
12,5 mg Viên nén bao phim, có thể tăng liều tối đa 2 viên mỗi ngày. Nói chung, tác dụng
hạ huyết áp đạt được trong vòng ba đến bốn tuần sau khi bắt đầu điều trị.
Nên uống viên Losartan Kali / Hydrochlorothiazide với một ly nước.
Losartan Kali / Hydrochlorothiazide Losartan có thể được dùng cùng hoặc không cùng
với thức ăn.” [2]
=> Ngày uống 1 viên / lần/sáng
24


+Vitamin A-D[3151] 5000IU+ 500IU ( vitamin A +D)
• Vitamin A: Dự phòng và điều trị các triệu chứng thiếu Vitamin A như bệnh khô
mắt, quáng gà.

Bổ sung cho người bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay gan ứ mật mạn tính
thường hay thiếu hụt Vitamin A.
Một số bệnh về da (loét trợt, trứng cá, vảy nến)
• Vitamin D:
Ngày uống 1v/ lấn/ sáng
+Panfor SR[3151] 1000mg ( Metformin)
là một loại thuốc tiểu đường uống giúp kiểm soát lượng đường trong máu.[1]
Metformin được sử dụng cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục để cải thiện kiểm soát
lượng đường trong máu ở người lớn bị đái tháo đường týp 2 .[1]
Đây là viên giải phóng chậm => Liều ban đầu: 500 đến 1000 mg uống mỗi ngày
=> Ngày uống 1 viên sau ăn ( Kê hợp lý)

+Hypolip[3151] 10mg (Atorvatstatin)
Atorvastatin thuộc về một nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế men khử HMG CoA, hay
"statin". Atorvastatin được sử dụng cùng với chế độ ăn kiêng để giảm mức cholesterol
"xấu" trong máu (lipoprotein mật độ thấp, hoặc LDL), để tăng mức cholesterol "tốt"
(lipoprotein mật độ cao, hoặc HDL), và giảm triglyceride (một loại chất béo trong máu).
[1]
Liều ban đầu: 10 mg hoặc 20 mg uống mỗi ngày một lần[1]
Liều khởi đầu thông thường là 10 mg mỗi ngày một lần. Điều chỉnh liều nên được thực
hiện trong khoảng thời gian từ 4 tuần trở lên. Liều tối đa là 80 mg mỗi ngày một lần.[2]
=> Ngày uống một viên sau ăn tối=> Kê đơn hợp lý
+Lazibet MR 60mg (Gliclazid): viên giải phóng kéo dài
25


×