Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX – DV –XNK RAU QUẢ SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.04 KB, 49 trang )

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX – DV –XNK
RAU QUẢ SÀI GÒN
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau
Quả Sài Gòn
2.1.1. Thông tin tổng quan về công ty:
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn có
tên giao dịch là The Saigon Vegetable and Fruit and Import Joint – Stock Company. Tên
viết tắt là Vegesa. Được thành lập theo quyết định số 6795/QĐ/BNN – TCCB ngày 28
tháng 12 năm 2001 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển
Công Ty Sản Xuất và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn thành Công Ty Cổ
Phần Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn.
Trụ sở chính công ty đặt tại: 473 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. Hồ
Chí Minh.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Tổng công ty rau quả Việt Nam với tên viết tắt là VEGTEXCO VIETNAM có
trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Chức năng chính bao gồm sản xuất, chế biến, xuất nhập
khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến và các loại nông sản khác. Nhằm đáp ứng kịp thời
thị trường trong và ngoài nước đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Tổng Công ty
rau quả Việt Nam đã thành lập các công ty con tại các tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh,… với các tên gọi Công ty 1, Công ty 2,… mỗi công ty có chức
năng hạch toán độc lập.
Công ty Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả - Công ty 3 được thành
lập năm 1987 trụ sở đặt tại Hàm Nghi, Quận 1. Với hoạt động chuyên môn là kinh
doanh các loại mặt hàng rau quả và đã tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài
nước, khách hàng và thị trường ngày càng được củng cố theo sự phát triển gia tăng của
công ty.
Cũng trong năm 1997, Liên hiệp đồ hộp 2 và Công ty rau quả Trung Ương sáp
nhập vào Công ty 3. Mặc dù cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn và hàng sản xuất kinh doanh
được mở rộng nhưng không tránh khỏi sự rắc rối chồng chéo từ nội bộ công ty. Từ thực
tế đó, Công ty 3 quyết định tách đôi thành hai đơn vị với chức năng hạch toán khác


nhau:
- Đơn vị 1 là Xí Nghiệp Giao Nhận, với chức năng giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu, cung ứng rau quả xuất khẩu và dịch vụ kho hàng, dự trữ, bảo quản,…
- Đơn vị 2 là Xí Nghiệp Sản Xuất và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn với
chức năng sản xuất, chế biến, gia công, cung ứng hàng xuất nhập khẩu và bắt đầu
hoạt động riêng biệt từ năm 1991.
Trong những ngày đầu Xí nghiệp đã gặp không ít khó khăn về vốn, thị trường tiêu
thụ và nguồn cung ứng hàng hóa và sự ngỡ ngàng trong cơ chế thị trường với cách làm
ăn mới. Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển.
Năm 1993, theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp – Công Nghiệp Thực Phẩm, đã
sáp nhập Công ty vật tư bao bì vào Xí nghiệp đã tạo thuận lợi cho Xí nghiệp cả về vốn
và sự tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí sản xuất so với trước
đây.
Trong thời kỳ 1994 – 1997 Xí Nghiệp luôn hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và
phát triển vốn sản xuất kinh doanh.
Tháng 1 năm 1997 được sự đồng ý của cấp chủ quản, Xí nghiệp chuyển thành
Công Ty Sản Xuất Và Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, với tên giao dịch
tiếng Anh là VEGESA – SAIGON VEGETABLE AND FRUIT EXPORT COMPANY,
trụ sở đặt tại 231 Đồng Khởi Quận 1 và nay là 473 Lạc Long Quân, Quận 11, Tp. Hồ
Chí Minh.
Năm 1998 Nhà nước bãi bỏ giấy phép xuất khẩu mà trước đây chỉ có những
công ty có giấy phép mới được xuất khẩu, khi chưa có giấy phép xuất khẩu, công ty
xuất khẩu thông qua công ty 3 (xuất khẩu ủy thác). Sau khi bãi bỏ chế độ xuất khẩu
công ty đã chủ động hơn trong việc thu gom tìm kiếm đầu ra tiêu thụ sản phẩm, vì vậy
doanh số được nâng lên từ 8,167 tỷ (1991) lên 30,108 tỷ (1992), tạo việc làm ổn định
cho cán bộ công nhân viên. Do đã tồn tại từ nhiều năm, cơ sở vật chất do Công ty tiếp
quản đã quá cũ kỹ, hư hỏng, nguồn vốn huy động ít chỉ có 960 triệu đồng, từ năm 1999
công ty đã có dự án nâng cấp, kho, nhà xưởng lên 3000 m2 và được Tổng công ty phê
duyệt ( quyết định số 82 – RQ/TVĐT ngày 4/06/1999 ) đã từng bước cải tạo lại trang

thiết bị tận dụng hết công suất. Đến 9/2000 chấp hành chỉ thị của Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn ( quyết định số 3729 QĐ/BNN – TCCB ngày 12/09/2000 ) Công
ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và hoạt động cho đến
nay.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ:
•Chức năng: hoạt động kinh doanh chính của công ty là
- Chế biến rau quả, nông sản, lương thực, nước uống
- Kinh doanh rau quả tươi, rau quả chế biến, đồ uống, hoa và cây cảnh, gia vị, nông lâm
hải sản, lương thực thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, xăng dầu khí
đốt, nhớt, vật liệu xây dựng, kim khí điện máy, phương tiện vận tải, sản xuất bao bì các
loại ( trừ tái chế phế thải ).
- In bao bì, dịch vụ kho bãi.
- Ngoài ra công ty còn kinh doanh nhà hàng ( không kinh doanh bia rượu), cho thuê văn
phòng, cửa hàng, dịch vụ giao nhận hàng hóa, đại lý vận tải, mua bán giống vật nuôi,
cây trồng, mua bán hàng may mặc, tranh ảnh.
•Nhiệm vụ: Được quy định trong quyết định số 92/NN – TCCB/QĐ ngày 5/03/1988
của Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm.
- Đối với công tác kế hoạch:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu và các kế hoạch khác có liên
quan theo năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Đối với công tác tài chính:
+ Tự trang bị đổi mới thiết bị, tự đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng.
+ Tự tạo ra nguồn vốn, tự trang trải về tài chính sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quản
lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ quy định, thống kê, báo cáo và thanh toán đầy đủ
với ngân sách nhà nước.
- Đối với công tác sản xuất:
+ Nghiên cứu khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức
thực hiện các loại hình kinh doanh phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất,
chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Đối với Nhà nước:
+ Chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu
và giao dịch đối ngoại của nhà nước.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và
các văn bản mà công ty đã ký kết theo quy định chế độ hiện hành của bộ thương mại và
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối với nhân viên:
+ Tuân thủ chế độ tiền lương.
+ Đào tạo và bồi dưỡng trình độ văn hóa, ngoại ngữ và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên.
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
Phòng Xuất Nhập Khẩu 2
Phòng Xuất Nhập Khẩu 1
Phó Giám Đốc
Chi Nhánh Bình Dương
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phó Giám Đốc
Diễn giải:
- Hội đồng quản trị:
+ Quyết định các chiến lược phát triển và kinh doanh của Công ty.
+ Giám sát và chỉ đạo giám đốc trong việc điều hành kinh doanh hàng ngày của Công
ty.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
- Giám đốc:
+ Điều hành trực tiếp các hoạt động của Công ty.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan chủ quản, với nhà nước và toàn thể cán bộ
công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Phụ trách công tác đối ngoại, ký kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi và đôn đốc về
việc thực hiện hợp đồng.
Phòng
Kế Toán
Tài Vụ
+ Chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty.
- Phó Giám đốc:
+ Quản lý và điều hành các phân xưởng sản xuất, và thực hiện các phương án kinh
doanh tại chi nhánh Bình Dương.
+ Quản trị nhân sự tại công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc về nhân sự và tiền lương.
+ Phụ trách kho bãi.
+ Chịu trách nhiệm chung hoặc từng phần do giám đốc ủy quyền khi giám đốc vắng
mặt.
- Phòng kế toán tài vụ:
+ Đứng đầu là kế toán trưởng
+ Theo dõi ghi chép và quản lý thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hằng ngày của công ty.
+ Quản lý, vạch kế hoạch và tham mưu cho giám đốcvề việc sử dụng hiệu quả của
đồng vốn sản xuất kinh doanh, cũng như kiểm tra theo dõi đồng vốn và sử dụng vốn
của công ty.
+ Đảm nhận công tác tài chính, phân tích hoạt động tài chính của công ty và qua đó đề
ra phương án kinh doanh hiệu quả, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính.
+ Kiểm tra việc sử dụng tài sản của công ty.
+ Định kỳ lập báo cáo tài chính cho lãnh đạo cũng như các cơ quan chủ quản, chịu
trách nhiệm về báo cáo do mình lập ra.
- Phòng XNK 1 & phòng XNK 2:
+ Đảm nhận công tác marketting.
+ Đưa ra các kế hoạch sản xuất, đáp ứng đúng thời hạn hợp đồng và nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước.

+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
2.1.5. Những thuận lợi, khó khăn của công ty:
• Thuận lợi:
+ Thừa hưởng vốn và thị trường từ Công Ty Sản Xuất Và Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài
Gòn.
+ Việt Nam là một nước thuần nông, với khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho các loại
cây trồng phát triển, góp phần cung cấp nguồn hàng đa dạng cho công ty xuất khẩu ra
các nước đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý đã từng trải trong những ngày đầu của
thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước.
+ Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp tạo nên số lượng và chủng loại nông sản cũng như chất lượng
nông sản, rau củ quả tươi ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và
ngoài nước.
•Khó khăn:
+ Sự biến động của thị trường, thời tiết ngày càng phức tạp, sự đòi hỏi chất lượng sản
phẩm hàng hóa ngày càng cao trong khi nền sản xuất nông nghiệp của nước ta còn
manh mún, nhỏ lẻ chưa đáp ứng được đơn hàng với số lượng lớn và thời gian cung cấp
dài hạn, nên thị phần của công ty luôn bị đe dọa.
+ Vốn lớn là một lợi thế cho sự thành bại của một công ty, nhưng trong tình hình hiện
nay lãi suất cho vay của các ngân hàng còn ở mức cao hơn nữa công ty bán chịu với
thời hạn dài trong khi nợ phải trả thấp nên đồng vốn quay vòng của công ty còn thấp.
+ Hàng nông sản chủ yếu là hàng nông sản thô, chỉ qua sơ chế nên giá trị kinh tế thấp,
thị trường bấp bênh, phụ thuộc, gây khó khăn cho công ty trong việc nâng cao doanh số,
nâng cao lợi nhuận, tích lũy cho công ty thấp.
+ Do ngành nghề kinh doanh là hàng nông sản, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và nhu
cầu của thị trường nên công ty sẽ bị động trong kinh doanh.
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ
XNK Rau Quả Sài Gòn
2.2.1. Khái quát vốn sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK

Rau Quả Sài Gòn:
2.2.1.1. Tình hình vốn sản xuất kinh doanh:
•Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty:
Trích bảng cân đối kế toán:
Từ phụ lục 01 đến phụ lục 03: Bảng cân đối kế toán năm 2008
Từ phụ lục 04 đến phụ lục 06: Bảng cân đối kế toán năm 2009
Phân tích tổng quát bảng cân đối kế toán
+ Tỷ số thanh toán: Đây là các tỷ số đánh giá khả năng thanh toán nợ của công ty. Tỷ
số này càng cao cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty càng đảm bảo.
_ Tỷ số thanh toán hiện thời (Rc):
Tài sản lưu động
Rc =
Tổng nợ ngắn hạn
_ Tỷ số thanh toán nhanh (Rq):
TSLĐ – Tồn kho
Rq =
Tổng nợ ngắn hạn
Tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn
Năm 2008:
12.866.030.997
Rc = = 1,96
6.575.972.778
12.866.030.997 – 177.060.034
Rq = = 1,93
6.575.972.778
Ta thấy năm 2008 mặc dù cả hai tỷ số này đều lớn hơn 1 cho thấy công ty có đủ
khả năng trả được nợ ngay cả trả nợ tức thời. Nhưng cả hai tỷ số này đều thấp cho thấy
công ty dễ bị áp lực nợ hơn, nhất là trong trường hợp thanh toán nhanh:
Năm 2009:
10.041.091.826

Rc = = 2,99
3.360.976.878
10.041.091.826 – 492.505.970
Rq = = 2,8
3.360.976.878
Trong năm 2009 cả hai tỷ số này đều tăng cao, nguyên nhân là do năm 2009 Nhà
nước thắt chặt chính sách tiền tệ nên Công ty đã giảm tiền vay ngân hàng xuống, đồng
thời hàng tồn kho tăng gấp 178,157% so với năm 2008. Với hai tỷ số đều tăng cao giúp
cho Công ty giảm áp lực nợ.
+ Tỷ số cơ cấu vốn:
_ Tỷ số nợ: Phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng
nợ của Công ty. Hay cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty.
Cách tính:
Tổng nợ
Rd = x 100%
Tổng tài sản
Năm 2008:
6.990.353.290
Rd = x 100% = 44,6%
15.663.777.528
Năm 2009:
3.694.842.343
Rd = x 100% = 21,696%
17.029.789.299
Qua hai tỷ số cho thấy trong hai năm 2008 – 2009 Công ty đều sử dụng tỷ số nợ
thấp hơn 50%, tỷ số nợ năm 2009 giảm đi một nửa so với năm 2008 nguyên nhân là do
tổng nợ cũng giảm đi một nửa. Điều này cho thấy Công ty tài trợ cho tài sản của mình
chủ yếu bằng nguồn vốn tự có.
+ Các tỷ số khác:
_ Tỷ lệ dự trữ tiền mặt: Tỷ lệ này cho thấy mức dự trữ tiền mặt so với tổng tài sản lưu

động của công ty, nó nói lên trong 100 đồng tài sản lưu động thì có bao nhiêu đồng vốn
bằng tiền.
Tổng vốn bằng tiền
TLtm = x 100%
Tổng tài sản lưu động
Năm 2008:
246.661.267
TLtm = x 100% = 1,91%
12.866.030.997
Năm 2009:
669.330.575
TLtm = x 100% = 6,67%
10.041.091.826
Cho thấy mức dự trữ vốn bằng tiền năm 2009 tăng lên do doanh thu thực hiện tăng.
_ Tỷ trọng tài sản lưu động: Là tỷ số so sánh giữa tổng tài sản lưu động và tổng tài sản.
Cho biết trong 100 đồng tài sản của công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Tỷ số
này thường cao đối với các đơn vị hoạt động thương mại. Tỷ số này cũng cho thấy hàm
lượng đồng vốn linh hoạt của đơn vị, bởi vì vốn lưu động là đồng vốn trực tiếp tham
gia vào việc tạo lợi nhuận cho đơn vị đó.
Tình hình chung của vốn lưu động tại Công ty thông qua tỷ số này như sau:
Năm 2008:
12.866.030.997
Tỷ trọng TSLĐ = x 100% = 82,14%
15.663.777.528
Năm 2009:
10.041.091.826
Tỷ trọng TSLĐ = x 100% = 58,96%
17.029.789.299
Ta thấy năm 2009 tỷ trọng tài sản lưu động giảm so với năm 2008, tức quy mô vốn
tham gia tạo lợi nhuận cho Công ty giảm. Tỷ trọng tài sản lưu động giảm thì cũng có

nghĩa là tỷ trọng tài sản cố định tăng thêm: năm 2008 là 17,86% tăng lên 41,04% trong
năm 2009. Tuy nhiên sự tăng giảm này chưa thực sự là tốt hay xấu cần phân tích thêm
mới có thể kết luận được.
Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính:
Bảng 2.1.Tổng hợp các tỷ số tài chính
I/Tỷ số thanh toán (lần) Năm 2008 Năm 2009
1/Tỷ số thanh toán hiện thời (Rc) 1.9565 2.987
2/Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) 1.929 2.841
II/Tỷ số cơ cấu vốn (%)
1/Tỷ số nợ (Rd) 44.6 21.69
III/Các tỷ số khác
1/Tỷ lệ dự trữ tiền mặt (%) 1.91 6.67
2/Tỷ trọng tài TSCĐ (%) 82.14 58.96
3/Tỷ trọng TSLĐ (%) 17.86 41.04
Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ
•Kết cấu vốn:
Trước hết là phân tích tổng quan tình hình tăng giảm tài sản và nguồn vốn của
Công ty qua hai năm 2008 – 2009
Phân tích biến động tài sản qua số liệu báo cáo tài chính
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta phân tích sự biến động của tài sản qua các
năm như sau:
Bảng 2.2.Biến động tổng tài sản năm 2008
Chỉ tiêu Đầu kỳ 2008 Cuối kỳ 2008 Chênh lệch Tốc độ
Vốn bằng tiền 561,659,999 246,661,267 (314,998,732) (56.1)
Các khoản đầu tư NH 3,619,638,128 3,249,252,128 (370,386,000) (10.2)
Khoản phải thu 9,078,683,926 9,138,408,299 (59,724,373) 0.7
Tồn kho 273,128,737 177,060,034 (96,068,703) (35.2)
Tài sản lưu động khác 844,631,936 54,649,269 (789,982,667) (93.5)
Tổng tài sản lưu động 14,377,742,726 12,866,030,997 (1,511,711,729) (10.5)
Tài sản cố định thuần

và ĐTDH 1,340,022,909 2,797,746,531 1,457,723,622 108.8
Tổng tài sản 15,717,765,635 15,663,777,528 (53,988,107) (0.3)
Nợ phải trả
_Nợ ngắn hạn 10,148,895,232 6,575,972,778 (3,572,922,454) (35.2)
_Nợ dài hạn 498,531,182 414,380,512 ()84,150,670 (16.9)
Tổng nợ phải trả 10,647,426,414 6,990,353,290 (3,657,073,124) (34.3)
Vốn tự có
_Vốn chủ sở hữu 4,992,792,467 8,670,285,169 3,677,492,702 73.7
_Các quỹ 77,546,754 3,139,069 (74,407,685) (96)
Tổng vốn tự có 5,070,339,221 8,673,424,238 3,603,085,017 (71)
Tổng nguồn vốn 15,717,765,635 15,663,777,528 (53,988,107) (0.3)
Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ
Qua bảng phân tích trên cho thấy, tốc độ giảm của tài sản nói chung là (0.3),
trong đó tài sản lưu động giảm 10.5% chủ yếu là giảm tài sản lưu động khác, tồn kho,
tiền còn các khoản phải thu tăng không đáng kể 0.7%. trong khi đó thì tài sản cố định
thuần và ĐTDH tăng cao 108.8%. Điều này cho thấy trong năm 2008 Công ty sử dụng
vốn đầu tư vào vào các loại tài sản cố định.
Về nguồn tài trợ năm 2008, Công ty đều giảm tài trợ nằng nợ phải trả nhưng lại
tăng đầu tư vào vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.3.Biến động tổng tài sản năm 2009
Chỉ tiêu Đầu kỳ 2009 Cuối kỳ 2009 Chênh lệch
Tốc độ
năm 2009
Vốn bằng tiền 246,661,267 669,330,575 422,669,308 171.4%
Các khoản đầu tư NH 3,249,252,128 2,040,768,578 -1,208,483,550 -37.2%
Khoản phải thu 9,138,408,299 6,467,728,445 -2,670,679,854 -29.2%
Tồn kho 177,060,034 492,505,970 315,445,936 178.2%
Tài sản lưu động khác 54,649,269 370,758,258 316,108,989 578.4%
Tổng tài sản lưu
động 12,866,030,997 10,041,091,826 -2,824,939,171 -22.0%

Tài sản cố định
thuần
và ĐTDH 2,797,746,531 6,988,697,473 4,190,950,942 149.8%
Tổng tài sản 15,663,777,528 17,029,789,299 1,366,011,771 8.7%
Nợ phải trả
_Nợ ngắn hạn 6,575,972,778 3,360,976,878 -3,214,995,900 -48.9%
_Nợ dài hạn 414,380,512 333,865,465 -80,515,047 -19.4%
Tổng nợ phải trả 6,990,353,290 3,694,842,343 -3,295,510,947 -47.1%
Vốn tự có
_Vốn chủ sở hữu 8,670,285,169 13,309,429,857 4,639,144,688 53.5%
_Các quỹ 3,139,069 25,517,099 22,378,030 712.9%
Tổng vốn tự có 8,673,424,238 13,334,946,956 4,661,522,718 53.7%
Tổng nguồn vốn 15,663,777,528 17,029,789,299 1,366,011,771 8.7%
Nguồn: Phòng kế toán - Tài vụ
Qua bảng phân tích trên cho thấy:
Trong năm 2009 tài sản của Công ty tăng nhanh hơn năm 2008, với tốc độ tăng
là 8.7%. Trong năm này Công ty chủ yếu gia tăng đầu tư cho tài sản cố định (tăng
149.8%), và vốn bằng tiền (171.4%), tồn kho (178.2%), và tài sản lưu động khác
(578.4%). Mặc dù vậy tốc độ tăng của tài sản lưu động năm 2009 vẫn thấp hơn so với
năm 2008 là 22%.
Như vậy trong năm 2009 Công ty đã gia tăng tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn tự
có.
•Nguồn tài trợ chủ yếu:
Xem xét tỷ lệ tài trợ của các loại vốn cho tài sản qua các năm
Bảng 2.4. Bảng phân tích:
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng/Tổng

TS (%)
Số tiền
Tỷ
Trọng/Tổng
TS (%)
Nợ ngắn hạn 6,575,972,778 41.98% 3,360,976,878 19.74%
_Vay ngắn hạn 2,088,415,280 13.33% 0 0.00%
_Nợ phải trả ngắn hạn 4,487,557,498 28.65% 3,360,976,878 19.74%
Nợ dài hạn 414,380,512 2.65% 333,865,465 1.96%
Vốn tự có 8,673,424,238 55.37% 13,334,946,956 78.30%
Tổng tài sản 15,663,777,528 100.00% 17,029,789,299 100.00%
Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ
Qua bảng phân tích cho thấy:
_ Trong năm 2008, Công ty sử dụng 41.98% nợ phải trả tài trợ cho tài sản của mình.
Vốn tự có chiếm tỷ trọng tài trợ 55.37%.
_ Năm 2009 do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ mà tài trợ bằng nợ phải trả
giảm đi đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ 19.74%, trong khi tỷ trọng tài trợ bằng vốn tự
có chiếm tỷ lệ cao là 78.3%.
Trong khi đó, biến động tài sản theo hướng gia tăng so với năm trước, ta có bảng phân
tích mức biến động của tổng tài sản trong quan hệ so sánh với sự gia tăng của nguồn tài
trợ, TSLĐ biến động âm cho thấy Công ty đã tài trợ cho tài sản bằng vốn tự có:
Bảng 2.5. Bảng tính gia tăng từng năm
Mức chênh lệch so
với năm trước
Năm 2008 so
với năm 2007
Năm 2009 so
với năm 2008
Tài sản lưu động -1,511,711,729 -2,824,939,171
Tài sản cố định 1,457,723,622 4,190,950,942

Tổng gia tăng tài sản -53,988,107 1,366,011,771
Nợ phải trả -3,657,073,124 -3,295,510,947
_Nợ ngắn hạn -3,572,922,454 -3,214,995,900
_Nợ dài hạn -84,150,670 -80,515,047
Vốn tự có 3,603,085,017 4,661,522,718
Tổng gia tăng nguồn vốn -53,988,107 1,366,011,771
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ
Qua bảng trên cho thấy Công ty tài trợ vốn cho TSCĐ chủ yếu từ vốn chủ sở
hữu.
Nhận xét chung:
Tài sản của Công ty năm 2008 biến động giảm nhưng không đáng kể, đến năm
2009 tài sản biến động gia tăng, trong đó chủ yếu gia tăng tài sản cố định, còn tài sản
lưu động lại có biến động giảm.
Để tài trợ cho gia tăng của tài sản cố định Công ty đã tài trợ chủ yếu bằng vốn
chủ sở hữu.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty:
Phân tích phần này ta sử dụng bảng phân tích bảng 2.6.“ Sử dụng vốn và nguồn vốn tài
trợ”, dựa theo số liệu trong bảng cân đối kế toán, ta có bảng phân tích sử dụng nguồn và
nguồn tài trợ sử dụng như sau:
Bảng 2.6.Tình hình sử dụng vốn và nguồn tài trợ sử dụng:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Sử dụng nguồn Nguồn tài trợ Sử dụng nguồn Nguồn tài trợ
Vốn bằng tiền 315,018,732 422,669,308
Các khoản đầu
tư TC 370,386,000 1,208,483,550
Khoản phải thu 59,724,373 2,670,679,854
Tồn kho 96,068,703 315,445,936
TSLĐ khác 789,982,667 316,108,989
TSCĐ hữu
hình 43,242,543 2,804,759,187

_Nguyên giá 222,727,273 3,025,072,321
_Khấu hao 179,484,730 220,313,134
TSCĐ vô hình 1,101,441,100 451,785,155
_Nguyên giá 1,104,654,500 454,998,555
_Khấu hao 3,213,400 3,213,400
Đầu tư xây
dựng cơ bản 313,039,979 934,406,600
Nợ phải trả 3,657,073,124 3,295,510,947
Vốn chủ sở hữu 3,603,085,017 4,661,522,718
Tổng cộng 5,174,521,119 5,174,541,119 8,540,686,122 8,540,686,122
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ
Qua bảng phân tích cho thấy:
_ Trong năm 2008, Công ty đã sử dụng một số vốn là 5,174,521,119 đồng trong đó:
+ Tài trợ cho khoản phải thu là 59,724,373 đồng, chiếm tỷ trọng 1.15%.
+ Mua sắm TSCĐ là 1,144,683,643, chiếm 22.12%
+ Đầu tư xây dựng cơ bản là 313,039,979 đồng, chiếm 6.05%.
+ Nợ phải trả là 3,657,073,124 đồng chiếm 70.68%.
Để tài trợ cho số vốn sử dụng này Công ty đã dùng:
+ Giảm dự trữ tiền mặt 315,018,732 đồng, tức tài trợ vốn bằng tiền 6.09%.
+Giảm các khoản đầu tư tài chính 370,386,000 đồng chiếm 7.16%.
+Giảm tồn kho 96,068,703 đồng chiếm 1.86%.
+Giảm TSLĐ khác 789,982,667 chiếm 15.27%.
+Tài trợ bằng nguồn khấu hao 182,698,130 đồng chiếm 3.53%
+ Tài trợ bằng vốn tự có 3,603,085,017 chiếm 69.63%
Như vậy Công ty đã tự tài trợ bằng chuyển dịch tài sản là 1,571,456,102 đồng chiếm tỷ
trọng 30.37%. Tài trợ bằng nợ phải trả là 3,603,085,017 đồng chiếm 69.63%.
_ Trong năm 2009 Công ty sử dụng số vốn 8,540,686,122 đồng. Trong đó:
+ Tăng mức dự trữ tiền mặt: 422,669,308 đồng (4.95%)
+ Tăng tồn kho: 315,445,936 đồng (3.69%)
+ Tăng tài sản lưu động khác: 2,804,759,187 đồng (3.7%)

+ Mua sắm tài sản cố định: 3,256,544,342 đồng (38.13%)
+Đầu tư xây dựng cơ bản: 934,406,600 đồng (10.94%)
+ Nợ phải trả: 3,295,510,947 đồng (38.59%)
Tài trợ cho mức sử dụng vốn này gồm:
+ Các khoản đầu tư tài chính: 1,208,483,550 đồng (14.15%)
+ Các khoản phải thu: 2,670,679,854 đồng (31.27%)
+ Nguồn khấu hao cơ bản: 223,526,534 đồng (2.62%)
+ Vốn chủ sở hữu: 4,661,822,718 đồng (54.58%)
Như vậy trong năm 2009 Công ty đã tăng sử dụng hầu hết các khoản mục do
doanh thu tăng vượt so với kế hoạch đề ra. Do vậy trong năm này công ty đã phải sử
dụng nguồn tài trợ chủ yếu từ các khoản đầu tư tài chính 1,208,483,550 đồng chiếm tỷ
trọng 14.15%, các khoản phải thu chiếm 31.27%, từ khấu hao là 2.62% và nguồn tài trợ
cuối cùng là lợi nhuận để lại chiếm 54.58%.
Nhận xét:
_Qua phân tích trên cho ta thấy mức sử dụng vốn của công ty năm 2009 tăng cao
hơn so với năm 2008 là:
8,540,686,122 - 5,174,541,119 = 3,366,145,003 đồng tăng 65.05%
_ Nguồn tài trợ cho vốn sử dụng qua hai năm là khác nhau: trong năm 2009 tài
trợ từ chuyển dịch tài sản ít hơn năm 2008 và chủ yếu tài trợ từ vốn chủ sở hữu.
_ Xét về tỷ lệ các khoản tham gia tài trợ thì trong năm 2008 tỷ lệ vốn chủ sở hữu
cao hơn năm 2009 ( 69.63 – 54.58 = 15.05%). Điều này cho công ty đã sử dụng tốt các
khoản chiếm dụng được.
Sự phân tích trên chỉ là khái quát chưa thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là
tích cực hay không. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn, bài luận văn này sẽ trình bày kết
quả phân tích của sinh viên thực tập theo vốn kiến thức đã được trang bị ở trường và
kiến thức học hỏi được trong quá trình thực tập.
2.3. Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại
Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn qua hai năm 2008 –
2009.
2.3.1. Vốn cố định:

Vốn cố định của công ty bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Do đầu tư
dài hạn của công ty không đáng kể cho nên vốn cố định của công ty chủ yếu là tài sản
cố định. Trong tổng vốn cố định, có một phần là do ngân sách nhà nước cấp ban đầu,
còn lại là số vốn tự bổ sung của công ty.
2.3.1.1. Tình hình tài sản cố định:
•Tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định:
Ta có bảng phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định trong hai năm 2008 –
2009:
Bảng 2.7. Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2008 – 2009
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị 09 - 08
Số dư đầu kỳ 1,277,599,741 2,422,283,384 1,144,683,643
+Nguyên giá 4,169,325,205 5,496,706,978 1,327,381,773
+Hao mòn lũy kế 2,891,725,464 3,074,423,594 182,698,130
Tăng trong kỳ 1,327,381,773 103.89 3,503,253,977 144.63 2,175,872,204
Giảm trong kỳ 182,698,130 14.3 246,709,635 10.19 64,011,505
Số dư cuối kỳ 2,422,283,384 5,678,827,726 3,256,544,342
+Nguyên giá 5,496,706,978 8,976,777,854 3,480,070,876
+Hao mòn lũy kế 3,074,423,594 3,297,950,128 223,526,534
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài vụ
Qua bảng trên cho thấy biến động tài sản cố định của Công ty trong hai năm
phân tích là biến động dương cả về nguyên giá và giá trị còn lại:
_ Năm 2008:
Giá trị còn lại tăng 1,144,683643 đồng nguyên nhân là do trong năm đầu tư cho
tài sản cố định là 1,327,381,773 đồng, đạt tỷ lệ đầu tư là 103.89% trên giá trị còn lại và
cao hơn với sự giảm của tài sản cố định là 182,698,103 đồng chiếm 14.3%.
_ Năm 2009:
+Nguyên giá tăng 2,175,872,204 đồng do mua sắm mới với tỷ lệ tăng 144.63%.

+ Giá trị còn lại giảm 64,011,505 đồng
Như vậy cho thấy trong hai năm công ty đầu tư vào mua sắm tài sản cố định mới .
•Kết cấu tài sản cố định:
Bảng 2.8. Giá trị và kết cấu các nhóm tài sản cố định
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ lệ
Nguyên giá 4,392,052,478 100 7,417,124,799 100 3,025,072,321 2.596999
_Nhà cửa vật
kiến trúc 3,528,781,456 80.34 6,290,976,027 84.82 2,762,194,571 78.28
_Phương tiện
vận tải 708,266,373 16.13 753,266,373 10.16 45,000,000 6.35
_Thiết bị văn
phòng 47,385,601 1.08 24,202,500 0.32 -23,183,101 (48.92)
_Máy móc
thiết bị công
tác 107,619,048 2.45 348,679,899 4.7 241,060,851 224
Hao mòn lũy
kế 3,071,210,194 100 3,291,523,328 100 220,313,134 33.59
_Nhà cửa vật
kiến trúc 2,828,843,982 92.11 2,973,837,065 90.35 144,993,083 5.13
_Phương tiện
vận tải 105,200,138 3.43 175,458,594 5.33 70,258,456 66.79

_Thiết bị văn
phòng 30,443,851 0.99 12,101,250 0.37 -18,342,601 (60.25)
_Máy móc
thiết bị công
tác 106,722,223 3.47 130,126,419 3.95 23,404,196 21.93
Giá trị còn lại 1,320,842,284 100 4,125,601,471 100 2,804,759,187 261.43
_Nhà cửa vật
kiến trúc 699,937,474 52.99 3,317,138,962 80.4 2,617,201,488 373.92
_Phương tiện
vận tải 603,066,235 45.66 577,807,779 14.00 -25,258,456 (4.19)
_Thiết bị văn
phòng 16,841,750 1.28 12,101,250 0.3 -4,740,500 (28.15)
_Máy móc
thiết bị công
tác 1,101,441,100 83.39 218,553,480 5.3 -882,887,620 (80.16)
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ
Tài sản cố định của công ty được phân theo bốn nhóm chính theo quyết định số
206/2003/QĐ – BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, gồm:
_ Tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc (Nhóm F)
Đó là các loại tài sản cố định được hình thành sau thời gian thi công như nhà làm
việc, hội trường, nhà sản xuất của công ty, cửa hàng , kho bãi,… Đây là những tài sản
cố định có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, vốn đầu tư ban đầu lớn, việc thu hồi
vốn chậm. Đối với các đơn vị sản xuất thì đây là những tài sản cố định chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản cố định.
Việc đầu tư đúng mức cho loại tài sản cố định này có ý nghĩa rất lớn trong việc
sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Mức độ đầu tư sao cho vốn đầu tư thấp
nhưng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được đảm bảo và diễn ra
thuận lợi. Muốn vậy phải đầu tư sao cho tận dụng khai thác đến mức tối đa các loại tài
sản này, vừa đảm bảo đầu tư thấp, giảm được vốn cố định, tăng tốc độ chu chuyển của
đồng vốn, đem lại lợi ích tối đa cho Công ty.

Tình hình các loại tài sản này của Công ty trong hai năm phân tích như sau:
Bảng 2.9. Bảng biến động nhóm tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009
Đầu kỳ 804,503,984 699,937,474
_Nguyên giá 3,528,781,456 3,528,781,456
_Khấu hao lũy kế (2,724,277,472) (2,828,843,982)
Tăng trong kỳ 2,762,194,571
Giảm trong kỳ
Hao mòn trong kỳ (104,566,510) (144,993,083)
Cuối kỳ 699,937,474 3,317,138,962
_Nguyên giá 3,528,781,456 6,290,976,027
_Khấu hao lũy kế (2,828,843,982) (2,973,837,065)
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài vụ
Nhận xét:Tỷ trọng tài sản cố định loại này chiếm chủ yếu trong tổng tài sản cố
định của Công ty, chiếm 80.35% năm 2008 và 84.82% năm 2009. Tài sản cố định loại
này tăng lên do năm 2009 công ty xây dựng thêm hai nhà kho mới và hệ thống phòng
cháy chữa cháy ở chi nhánh Bình Dương phục vụ cho việc mở rộng sản xuất của công
ty.
_ Tài sản cố định là phương tiện vận tải (Nhóm D)
Là toàn bộ những phương tiện vận tải, di động dùng trong vận chuyển hàng hóa,
phục vụ nhu cầu đi lại trong công tác của công ty.
Loại tài sản cố định này ít phụ thuộc vào ngành sản xuất, số lượng phụ thuộc vào
mức tự trang bị của công ty và có nhu cầu sử dụng. Thường những loại tài sản cố định
loại này có giá trị đầu tư ban đầu cao và cũng bị hao mòn vô hình, đồng thời không trực
tiếp tham gia vào sản xuất chỉ tham gia gián tiếp nhất là trong khâu phục vụ vận chuyển
và lưu thông hàng hóa.
Tại Công Ty Sản Xuất & Dịch Vụ XNK Rau Quả Sài Gòn, tỷ trọng tài sản cố
định loại này chiếm tỷ trọng cao sau nhóm Nhà cửa vật kiến trúc, tỷ trọng năm 2008
chiếm 16.13%, năm 2009 là 10.16%.

Bảng 2.10. Bảng biến động TSCĐ nhóm phương tiện vận tải:
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009
Đầu kỳ 428,892,872 603,066,235
_Nguyên giá 485,539,100 708,266,373
_Khấu hao lũy kế (56,646,228) (105,200,138)
Tăng trong kỳ 222,727,273 45,000,000
Giảm trong kỳ
Hao mòn trong kỳ (48,553,910) (70,258,456)
Cuối kỳ 603,066,235 577,807,779
_Nguyên giá 708,266,373 753,266,373
_Khấu hao lũy kế (105,200,138) (175,458,594)
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ
Nhận xét: Tài sản cố định loại này năm 2009 tăng hơn so với năm trước là do Công ty
đầu tư xây trạm biến áp và băng tải để phục vụ cho sản xuất.
_ Tài sản cố định là máy móc thiết bị công tác (Nhóm A, B):
Là toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp năng
lượng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Tùy theo đặc điểm của từng ngành sản xuất và ngay cả trong cùng một ngành
sản xuất nhưng tỷ trọng của loại tài sản cố định này là khác nhau. Đối với các đơn vị
thương mại dịch vụ thì tỷ trọng và mức độ trang bị tùy theo nhu cầu sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Tuy nhiên việc đầu tư và sử dụng loại tài sản cố định này hiệu quả
cũng có ý nghĩa trong việc sử dụng vốn có hiệu quả của đơn vị. Đặc điểm của loại tài
sản cố định loại này là vốn đầu tư lớn, bị hao mòn vô hình nên đòi hỏi đơn vị sử dụng
phải có biện pháp khấu hao thích hợp nhằm thu hồi vốn nhanh.
Đối với Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn do là đơn vị thương
mại nên mức trang bị cho máy móc thiết bị cũng tương đối thấp 2.45% năm 2008 và
4.7% năm 2009. Chủ yếu là máy móc dùng đóng gói bao bì sản phẩm hoặc cung cấp
năng lượng điện. Biến động của loại tài sản cố định loại này :
Bảng 2.11. Bảng biến động nhóm TSCĐ là máy móc thiết bị công tác:

ĐVT: VND
Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009
Đầu kỳ 22,420,635 896,825
_Nguyên giá 107,619,048 107,619,048
_Khấu hao lũy kế (85,198,413) (106,722,223)
Tăng trong kỳ 241,060,851
Giảm trong kỳ
Hao mòn trong kỳ (21,523,810)
Cuối kỳ 896,825 218,553,480
_Nguyên giá 107,619,048 348,679,899
_Khấu hao lũy kế (106,722,223) (130,126,419)
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ
Nhận xét: Năm 2008 trị giá của loại tài sản cố định gần như là hết nên năm
2009 công ty đã mua sắm mới máy móc phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công
ty tại chi nhánh.
_Tài sản cố định là thiết bị văn phòng:
Đây là nhóm tài sản cố định cuối cùng, là toàn bộ những thiết bị công cụ dùng
trong văn phòng phục vụ công tác quản lý, thiết bị văn phòng xa xỉ như máy lạnh, thiết
bị nghe nhìn và tất cả các loại tài sản khác đủ điều kiện là tài sản cố định nhưng không
thuộc các nhóm nêu trên. Tại Công ty nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ: 1.08% năm 2008
và 0.33% năm 2009 do Công ty thanh lý bớt tài sản cố định loại này nhằm giải phóng
đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh là 23,183,101 đồng.
Bảng 2.12. Bảng biến động nhóm TSCĐ thiết bị văn phòng
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu Năm2008 Năm 2009
Đầu kỳ 21,782,250 16,941,750
_Nguyên giá 47,385,601 47,385,601
_Khấu hao lũy kế (25,603,351) (30,443,851)
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ (23,183,101)

Hao mòn trong kỳ 4,840,500 4,840,500
Cuối kỳ 16,941,750 12,101,250
_Nguyên giá 47,385,601 24,202,500
_Khấu hao lũy kế (30,443,851) (12,101,250)
Nguồn: Phòng Kế Toán – Tài Vụ
Nhận xét chung: Tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu là nhà cửa
vật kiến trúc và các loại phương tiện vận tải. Năm 2009 hầu như các nhóm của tài sản
cố định đều được công ty đầu tư mua mới, vì vậy Công ty cần có phương án sử dụng
hợp lý tránh gây lãng phí.
•Tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định vô hình tại công ty chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và phần mềm
kế toán, trị giá của tài sả vô hình này là 1,559,653,055 đồng.
2.3.1.2. Tình hình đầu tư và sử dụng tài sản cố định:
Theo bảng kê đăng ký khấu hao của Công ty với Cục quản lý vốn cho ba năm
2008 – 2009 – 2010 cho thấy, toàn bộ tài sản cố định của công ty đều được huy động
sử dụng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy toàn bộ vốn cố
định của Công ty đều tham gia tạo lợi nhuận cho Công ty, không gây lãng phí vốn.
Trong thực tế công tác quản lý và sử dụng, khai thác tối đa công suất tài sản cố định
luôn được lãnh đạo Công ty chú trọng. Đây là một cách sử dụng vốn tích cực nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Về tình hình đầu tư tài sản cố định không xét trường hợp tăng giảm tài sản cố
định do việc kết chuyển lẫn nhau giữa các loại tài sản thì trong năm 2008 Công ty đầu
tư cho tài sản cố định là 222,727,273 đồng bằng việc xây dựng trạm biến áp phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đạt tổng mức đầu tư cho tài sản cố định
là 5.07% tính theo nguyên giá đầu kỳ với tổng giá trị đầu tư là 222,727,273.
Trong năm 2009 tình hình đầu tư tăng lên đáng kể, tổng mức đầu tư
3,048,255,422 đồng, trong đó:
_Mua sắm thiết bị công tác 286,060,851 đồng
_ Xây dựng mới 2,762,194,571
Đạt tổng mức đầu tư cho tài sản cố định là 41.1%. Cũng trong năm, Công ty đã nhượng

bán thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết hoặc đã sắp hết hạn sử dụng, cũ kỹ,
tổng giá trị tài sản giảm 23,183,101 đồng. Điều này cho thấy Công ty tập trung chủ yếu
vào việc đầu tư tài sản dài hạn, vì vậy vốn đầu tư cho các loại tài sản lưu động của
Công ty sẽ thấp.
2.3.1.3. Nguồn tài trợ cho vốn cố định:
Theo bảng cân đối tài sản của Công ty trong hai năm 2008 – 2009, ta có mô hình
cân đối vốn của Công ty như sau:
Tổng tài sản lưu động:
_ Năm 2008: 12,866,030,997 đồng chiếm
tỷ trọng 82.14%
_ Năm 2009: 10,041,091,826 đồng chiếm
tỷ trọng 58.96%
Nguồn vốn ngắn hạn:
_ Năm 2008: 6,575,972,778 đồng chiếm
tỷ trọng 41.98%
_ Năm 2009: 3,360,976,878 đồng chiếm
tỷ trọng 19.74%
Tổng tài sản cố định:
_ Năm 2008: 2,797,746,531 đồng chiếm
tỷ trọng 17.86%
_ Năm 2009: 6,988,697,473 đồng chiếm
tỷ trọng 41.04%
Nguồn vốn dài hạn:
_ Năm 2008: 9,087,804,750 đồng chiếm
58.02%
_ Năm 2009: 13,668,812,421 đồng chiếm
80.26%
Đối với một công ty thì đây có thể là mô hình tối ưu vì toàn bộ vốn cố định dài
hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.
Tổng vốn lưu động dài hạn là:

_Năm 2008: VLĐDH = 9,087,804,750 – 2,797,746,531=6,290,058,219 đồng > Giá trị
TSCĐ: 2,797,746,531 đồng.
_Năm 2009: VLĐDH = 13,668,812,421 – 6,988,697,473 = 6,680,114,947 đồng < Giá
trị TSCĐ: 6,988,697,473 đồng
Nhận xét: Nhìn chung đây là mô hình tài trợ tích cực, tài sản dài hạn được tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn. Nhưng do Công ty sử dụng nợ dài hạn rất ít mà chủ yếu là tài trợ

×