Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.27 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ LÝ QUỲNH

CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN
NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC
VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ: 938 01 06

HÀ NỘI - 2020


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƢƠNG HỒ HẢI
PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNHHỒ
ẢI
S, TS NGUYỄN VĂN MẠNH
Phản biện 1:………………………………………..
………………………………………………………..
Phản biện 2:………………………………………..
………………………………………………………..
Phản biện 3: ………………………………………..
………………………………………………………..

Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2020.

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.

Đỗ Thị Lý Quỳnh (2017), “Chống tội phạm mua bán người – từ
quá khứ đến hiện tại”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (04),
tr.96-99.

2.

Đỗ Thị Lý Quỳnh (2017), “Nâng cao hiệu quả vận động quần
chúng tham gia phòng, chống mua bán người trên địa bàn
các tỉnh Tây Bắc hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và xã hội,
(06), tr.257-260.


3.

Đỗ Thị Lý Quỳnh (2017), “Công tác phối hợp giữa lực lượng
Công an nhân dân và Bộ đội Biên phòng trong phòng,
chống tội phạm mua bán người xuyên quốc gia ở vùng Tây
Bắc”, Tạp chí Cảnh sát, (03), tr.69-72.

4.

Đỗ Thị Lý Quỳnh (2020), “Một số ý kiến về tội mua bán người
quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, (04), tr.38-42.

5.

Đỗ Thị Lý Quỳnh (2020), “Interational experience in building the
legal mechanism for prevention and combat against human
trafficking: Lessons for Việt Nam” (Kinh nghiệm quốc tế
trong xây dựng cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán
người: Bài học cho Việt Nam), Tạp chí Khoa học trường
Đại học Mở Hà Nội, (65), tr.51-57.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm
Liên hợp quốc, tội phạm mua bán người (MBN) đang trở thành
nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia nguy hiểm nhất trên thế
giới, với trên 17,5 triệu người là nạn nhân của tội phạm MBN, gần

21 triệu người đang bị cưỡng bức lao động và lợi nhuận từ hoạt
động buôn bán người ước tính đạt tới 150 tỉ USD. Ít nhất 152 quốc
gia là điểm xuất phát và 124 quốc gia là đích đến chịu tác động của
nạn MBN, 800.000 nạn nhân bị buôn bán qua biên giới mỗi năm,
33% nạn nhân là trẻ em, cứ 3 nạn nhân trẻ em thì có 2 nạn nhân là
trẻ em gái, cùng với nạn nhân nữ họ chiếm đến 70% nạn nhân của
các vụ MBN trên toàn thế giới. Hàng năm, có khoảng 244 triệu
người di cư mỗi năm và rất nhiều người trong số đó trở thành nạn
nhân của MBN. Các nước tiểu vùng sông Mê Kông (trong đó có
Việt Nam) vẫn bị đánh giá là điểm nóng của tình trạng MBN, di cư
trái phép với số nạn nhân lên đến gần 12 triệu người và lợi nhuận
thu được ở khu vực này lên đến hàng chục tỉ USD mỗi năm.
Đứng trước thách thức trên, cộng đồng quốc tế đã hình thành
những cơ chế pháp lý (CCPL) ở các cấp độ từ song phương, đa phương
và toàn cầu về phòng, chống MBN nhằm bảo vệ các giá trị cơ bản của
nhân loại, bảo vệ quyền con người đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn
thương. Trong đó nổi bật là Công ước “Chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia” (Công ước TOC) được Liên hợp quốc thông qua ngày
15/11/2000. Kèm theo đó là Nghị định thư về "Phòng ngừa, trấn áp,
trừng trị tội phạm buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em" (Nghị
định thư TIP) đã tạo tiền đề cho việc hình sự hóa và hợp tác quốc tế
trong đấu tranh với tội phạm buôn bán người. Từ năm 2013S, ngày 30/7
hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế phòng, chống buôn
bán người nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tội phạm
buôn bán người. Tại khu vực Đông Nam Á cũng đã hình thành các cơ
chế phòng, chống MBN như Tiến trình Bali chống di cư trái phép, buôn
bán người và tội phạm xuyên quốc gia, Sáng kiến cấp Bộ trưởng các
nước tiểu vùng sông Mê Kông (Commit) về chống MBN, Công ước
Asean về phòng, chống MBN đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP)...
Việt Nam - quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á - khu vực

phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ và lao động, với điều kiện vị trí
địa lý thuận lợi và đường biên giới dài tiếp giáp các quốc gia có hệ


2
thống pháp luật khác biệt, có sự chênh lệch giới tính lớn, thiếu hụt lao
động đặc biệt là lao động nặng nhọc, lao động trong các ngành dịch vụ
giải trí nên Việt Nam được coi là quốc gia nguồn của tội phạm MBN.
Tội phạm MBN tại Việt Nam mặc dù có chiều hướng giảm cả về số vụ
lẫn số đối tượng và nạn nhân nhưng nhìn chung vẫn còn diễn ra rất
phức tạp cả trong nội địa và xuyên biên giới với sự đa dạng về nạn
nhân (nữ giới, nam giới, trẻ em và bào thai). Tính từ năm 2012 đến
6/2020 cả nước phát hiện 3.097 vụ với 4.496 đối tượng lừa bán 6.808
nạn nhân, hơn 85% trong số này đã bị đưa ra nước ngoài trong đó đưa
sang Trung Quốc chiếm hơn 70% và hơn 90% số nạn nhân là nữ giới,
trong đó dưới 16 tuổi chiếm tới 16%. Số nạn nhân bị mua bán trong
nước ước chiếm 1,13% nhưng chưa được thống kê và đánh giá toàn
diện. Chưa kể đến khoảng 30.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu dài nghi
bị mua bán, hơn 80.000 phụ nữ xuất cảnh lấy chồng nước ngoài và
hàng vạn lao động Việt Nam hoạt động thường xuyên cũng như thời
vụ ở bên ngoài lãnh thổ dưới nhiều hình thức từ lao động chính thức
đến lao động bất hợp pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị bóc lột, bị mua
bán chưa được xác minh, thống kê đầy đủ. Điều này, đã xâm phạm
nghiêm trọng tới quyền con người, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng
tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đứng trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban
hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tội phạm MBN trong
đó nổi bật là Luật Phòng, chống MBN 2011, Chương trình hành động
quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến
2030; Chương trình hành động quốc gia phòng, chống tội phạm MBN

giai đoạn 2016 – 2020 (Chương trình 130/CP); thành lập ban chỉ đạo
phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138). Bên cạnh đó,
Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi bổ sung 2017 được ban hành
với quy định tội MBN theo hướng tiếp cận gần hơn với khái niệm
Nghị định thư TIP. Từ năm 2013, ngày 30/7 hàng năm được Việt Nam
chọn là ngày "Toàn dân phòng, chống mua bán người".
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ cũng như của
cộng đồng quốc tế, trên thực tế tội phạm MBN ở Việt Nam vẫn diễn
biến hết sức nghiêm trọng và so với các loại tội phạm khác, tội phạm
MBN có tỉ lệ tội phạm ẩn rất cao. Điều này cho thấy bên cạnh những
lý do khách quan, còn nhiều bất cập, hạn chế như quy định pháp luật
còn dàn trải, chưa bám sát thực tiễn từ quy định của BLHS, Luật Tố
tụng hình sự (TTHS), Luật Phòng, chống MBN đến các văn bản pháp
luật khác; hoạt động công vụ còn yếu, chồng chéo; nguồn nhân lực,


3
năng lực trong thực thi công vụ còn hạn chế; công tác phối kết hợp
chưa đạt kết quả từ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh, hợp tác quốc tế,
giải cứu, xác minh, chuyển tuyến và tái hòa nhập cộng đồng cho nạn
nhân; nguồn lực đấu tranh chưa được quan tâm tương xứng; nhận thức
của người dân còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là
nghiên cứu lý luận, phân tích toàn diện về thực trạng CCPL phòng,
chống MBN, tìm ra nguyên nhân và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn
thiện CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay.
Về mặt lý luận, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống và trực tiếp liên quan đến CCPL
phòng, chống MBN từ quy định pháp luật, tổ chức bộ máy, công tác
phối kết hợp đến các yếu tố tác động ảnh hưởng. Hệ thống lý luận về
CCPL phòng, chống MBN còn nhiều khoảng trống, chưa thống nhất

trong nhận thức về chức năng, nhiệm vụ giữa các chủ thể trong
phòng, chống MBN nên hiệu quả hoạt động này trên thực tế còn
nhiều bất cập, hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài
"Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam hiện
nay" làm luận án tiến sĩ. Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực, cấp bách
về cả lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá
thực trạng CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam thời gian qua, mục
đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các quan điểm và giải pháp
hoàn thiện CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Với mục đích trên, luận án đã đề ra các nhiệm vụ cần nghiên
cứu sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
về lĩnh vực phòng, chống MBN và CCPL phòng, chống MBN.
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của CCPL
phòng, chống MBN từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành,
các điều kiện bảo đảm, tiêu chí hoàn thiện của các yếu tố cấu thành.
- Tìm hiểu CCPL phòng, chống MBN của một số quốc gia trong
khu vực và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành CCPL phòng, chống
MBN ở Việt Nam hiện nay, từ đó xác định rõ những hạn chế, thiếu sót
và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện CCPL phòng, chống
MBN ở Việt Nam trong giai đoạn tới.


4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay. Quy
định pháp luật hiện hành, tổ chức bộ máy, hoạt động công vụ và cơ
chế phối kết hợp trong thực hiện các nội dung phòng, chống MBN.
Từ đó chỉ ra những tồn tại hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam trong
giai đoạn tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: CCPL phòng, chống MBN là nội dung rộng,
bao gồm các quy định của pháp luật, tổ chức hoạt động của các lực
lượng chức năng, quy định pháp luật quốc tế liên quan đến hoạt động
phòng, chống MBN. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu với
chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, tác giả tập
trung nghiên cứu luật hiện hành được quy định trong Luật Phòng,
chống MBN, Điều 150 (Tội MBN) BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017
và Chương trình quốc gia phòng, chống MBN giai đoạn 2016 – 2020.
Với chủ thể được đề cập có liên quan trực tiếp tới hoạt động phòng,
chống MBN gồm Bộ Công an (BCA) với lực lượng Cảnh sát hình sự,
Bộ Quốc phòng với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Bộ
LĐTBXH.
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2012 đến 6/2020 (năm
2012 là năm bắt đầu thực thi Luật Phòng, chống MBN).
- Về địa bàn: đề tài nghiên cứu trên phạm vi cả nước.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nhà nước, pháp luật, về thực hiện và bảo đảm quyền con
người, về hội nhập quốc tế, về phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an
ninh trật tự, về đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết
học Mác - Lê nin (phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử) với các phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao
gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp lịch
sử, hệ thống; phương pháp chuyên gia; tiếp cận đa ngành, liên ngành


5
các khoa học xã hội với khoa học pháp lý. Các phương pháp này
được tác giả sử dụng đan xen, theo mục đích nhất định. Cụ thể:
Chương 1: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa
học đã công bố trong và ngoài nước trong thời gian gần đây, tác giả
sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để từ đó xác định
những nội dung đã được nghiên cứu chuyên sâu, những nội dung có
thể kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Qua đó có thể
cho thấy bức tranh tổng thể các công trình có liên quan đến đề tài
luận án.
Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
để làm sáng tỏ các vấn đề về mặt lý luận. Đồng thời tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp so sánh để phát
hiện và nêu bật kinh nghiệm của một số quốc gia có liên quan ở khu
vực trong việc tổ chức và thực thi phòng, chống MBN.
Chương 3: Để đánh giá đúng thực trạng về phòng, chống MBN
tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
thống kê; phương pháp nghiên cứu lịch sử, hệ thống; phương pháp
chuyên gia với việc trao đổi, học hỏi từ những nhà khoa học, nhà hoạt
động thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống MBN cũng như tham gia,
học hỏi từ các cuộc hội thảo khoa học để tạo ra bức tranh toàn cảnh quá

trình hình thành và phát triển CCPL phòng, chống MBN qua các giai
đoạn, đồng thời đánh giá đúng thực trạng CCPL phòng, chống MBN ở
Việt Nam.
Chương 4: Tác giả tập trung vào phương pháp phân tích tổng
hợp, phương pháp dự báo khoa học. Trên cơ sở lý luận về CCPL
phòng, chống MBN, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng CCPL phòng,
chống MBN ở Việt Nam hiện nay, những thiếu sót, hạn chế trong việc
xây dựng và vận hành cơ chế này để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận của CCPL
phòng, chống MBN: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành, điều
kiện bảo đảm, tiêu chí hoàn thiện của cơ chế.
Luận án đã đánh giá thực trạng CCPL phòng, chống MBN ở
Việt Nam từ quy định pháp luật và tổ chức bộ máy, thực thi công vụ
ở các nội dung phòng, chống MBN, gồm: phòng ngừa; phát hiện, xử
lý hành vi; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác
quốc tế và tổ chức bộ máy. Từ đó, tác giả đã chỉ rõ những hạn chế,
thiếu sót làm cơ sở góp phần đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực,
khả thi trong việc hoàn thiện CCPL phòng, chống MBN. Đây là


6
những giải pháp vừa có tầm vĩ mô của các nhà hoạch định chính sách
vừa có tầm vi mô áp dụng trực tiếp vào hoạt động phòng, chống
MBN của lực lượng chức năng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận, kết quả của luận án đã góp phần xây
dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc hoàn thiện CCPL phòng, chống
MBN ở Việt Nam hiện nay góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong bảo vệ quyền con

người, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm; nâng cao nhận thức về nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì
Nhân dân.
Về phương diện thực tiễn, luận án góp phần bổ sung những kiến
thức hữu ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy cũng như nâng
cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng MBN và CCPL phòng,
chống MBN ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, làm cơ sở để các cơ quan
chức năng hoạch định chính sách, hoàn thiện pháp luật, củng cố tổ
chức bộ máy, bố trí nguồn lực và tăng cường các yếu tố bảo đảm nhằm
đưa hoạt động phòng, chống MBN vận hành hiệu quả trên thực tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án được kết
cấu làm 4 chương và 12 tiết.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Nhóm các công trình liên quan đến phòng, chống mua
bán ngƣời
Có thể kể đến những công trình sau: Đề tài khoa học cấp nhà
nước Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở vùng Tây Bắc của GS, TS
Trương Giang Long; Đề tài khoa học cấp Bộ Tội phạm buôn bán phụ
nữ và trẻ em qua biên giới Việt Nam - Thực trạng và giải pháp của tác
giả Đặng Xuân Khang; Luận án Hoạt động của Chính phủ trong



7
phòng ngừa hoạt động mua bán người ở Việt Nam của tác giả Đặng
Anh Tuấn; Luận án Phòng, chống mua bán người tại Việt Nam của
tác giả Nguyễn Mai Trâm; Luận án Điều tra tội phạm mua bán người
qua biên giới Việt Nam - Campuchia theo chức năng của lực lượng
cảnh sát hình sự của tác giả Phan Công Chuyển; Luận án Hoạt động
phòng ngừa tội phạm mua bán người trên địa bàn các tỉnh, thành
phố phía Bắc của lực lượng cảnh sát hình sự của tác giả Nguyễn Thị
Thúy Hạnh; Luận án Phòng ngừa tội phạm mua bán người tại các
tỉnh, thành phố phía Nam của tác giả Nguyễn Công Tâm.
1.1.2. Nhóm các công trình liên quan đến cơ chế pháp lý
Có thể kể đến các công trình sau: Sách Cơ chế pháp lý về giám
sát của nhân dân thông qua mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội với các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
của TS Hoàng Minh Hội chủ biên; Sách Cơ chế pháp lý kiểm soát
quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam do GS, TS Nguyễn Minh Đoan chủ biên;
Sách Hoàn thiện CCPL đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội
của TS Trương Thị Hồng Hà; Luận án Cơ chế pháp lý kiểm soát
quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt
Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Hoài An; Luận án Cơ chế pháp
lý giám sát thực hiện các quy định của hiến pháp về bảo đảm quyền
con người ở Việt Nam của tác giả Chu Thị Thúy Hằng.
1.1.3. Nhóm các công trình liên quan đến cơ chế pháp lý về
phòng, chống mua bán ngƣời
Có thể kể đến các công trình như: Tài liệu “Hướng dẫn chính
sách về hình sự hóa buôn bán người” do các thành viên tiến trình Bali
thực hiện; Sách chuyên khảo Hỏi đáp về luật phòng, chống mua bán
người của do GS.TS Nguyễn Ngọc Anh chủ biên; Sách chuyên khảo
Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm

mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài
trong khuôn khổ Interpol của TS Đặng Xuân Khang; Bộ tài liệu Thúc
đẩy bình đẳng giới trong phòng, chống mua bán người, hợp tác tư
pháp quốc tế và ứng phó với tội phạm MBN trong khu vực Asean của
chương trình hợp tác Châu Á, Ôxtralia phòng, chống buôn bán
người; Luận án tiến sĩ Quan hệ phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với
các lực lượng Công an nhân dân trong phòng ngừa tội phạm ở khu
vực biên giới, đất liền" của tác giả Trần Hữu Phúc; Luận văn thạc sĩ
Quan hệ phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với lực lượng Công an
tỉnh Hà Giang trong phòng, chống tội phạm mua bán người ở khu
vực biên giới của tác giả Đỗ Quang Trung.


8
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1. Nhóm các công trình liên quan đến phòng, chống mua
bán ngƣời
Có thể đến các công trình như: Sách chuyên khảo Human
Trafficking: A Global Perspective (Buôn bán người – Một nhận thức
toàn cầu) của tác giả Louise Shelley; Sách chuyên khảo Human
trafficking in the People's Republic of China (Buôn bán người ở
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) của tác giả Fan Jia Yang; Sách
chuyên khảo của Harryl Cook J.K, Situation of Human Trafficking in
Australia - Fighting Solutions, AFP. (Thực trạng buôn bán người ở
Australia – giải pháp phòng chống); Sách Human trafficking and
Slavery in America today (Buôn bán người và nô lệ ở Mỹ ngày nay) của
Ron Soodalter, Kevin Bales; Sách Human trafficking in Thailand:
Curent issues, trends, and the role of the Thai Governmet (Buôn bán
người ở Thái Lan: các vấn đề hiện tại, xu hướng và vai trò của Chính

phủ Thái Lan) của Sirok Soajakool; Luận án tiến sĩ Priventing and
combatting women trafficking from Viet Nam to China (Phòng ngừa
và đấu tranh mua bán phụ nữ từ Việt Nam sang Trung Quốc) của tác
giả Phạm Cao Nhiên.
1.2.2. Nhóm các công trình liên quan đến cơ chế pháp lý về
phòng, chống mua bán ngƣời
Có các công trình nổi bật như: Sách Tackling human
trafficking in the Greater Mekong Sub-region (Giải quyết nạn buôn
bán người ở Tiểu vùng sông Mekong) của Tổ chức Tầm nhìn Thế
giới và Chống buôn bán người; Sách The international law of human
trafficking (pháp luật quốc tế về buôn bán người) của tác giả Anne T.
Gallagher; Luận án The United States Government Approach to
Human Trafficking: A Question of Human Rights, Economics, and
Legislation (Cách tiếp cận của Chính phủ Hoa Kỳ về buôn bán
người: Một câu hỏi của Nhân quyền, Kinh tế và Pháp luật) của
Weakley Melissa.
1.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, GIẢ
THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Nhận xét chung
Những đề tài nghiên cứu trong nước về tội phạm MBN đã
được nghiên cứu ở hầu hết các khu vực, tuyến biên giới trọng điểm
trong cả nước, ở các lĩnh vực khác nhau như hoạt động phòng ngừa


9
xã hội, hoạt động phối kết hợp giữa các lực lượng, hoạt động công vụ
của lực lượng chức năng, hoạt động hợp tác quốc tế. Từ việc nghiên
cứu thực trạng, diễn biến tình hình tội phạm MBN các đề tài đã đề ra

các biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống tội phạm MBN. Tuy
nhiên, các công trình này đa số thuộc mã ngành Tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm, luật Hình sự nên không chuyên sâu vào CCPL
phòng, chống MBN từ hệ thống pháp luật, hoạt động công vụ, hoạt
động quản lý nhà nước, mối quan hệ phối hợp, hợp tác quốc tế hay
tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Mặt khác, các
công trình đã nghiên cứu chưa có kinh nghiệm của các quốc gia có
liên quan tới Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống MBN, từ đó có
sự đối chiếu so sánh nhất định về sự tương quan cũng như những
khác biệt giữa Việt Nam và các nước trong phòng, chống MBN.
1.3.2. Những nội dung đƣợc luận án kế thừa và phát triển
- Về mặt lý luận: Đề tài có thể tiếp thu, kế thừa các nội dung về
nghiên cứu dưới góc đội Luật hình sự của tội MBN với 4 yếu tố
khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Hệ thống các quy
định quốc tế, văn bản pháp luật trong nước cùng những hiệp định mà
Việt Nam đã ký kết và tham gia. Hoạt động công vụ cùng mối quan
hệ phối hợp của các lực lượng cũng được kế thừa.
Mặt khác, vấn đề hoàn thiện CCPL trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Các công trình này đã thể hiện đồng nhất
trong một số vấn đề từ khái niệm, các yếu tố cấu thành vai trò hay
các yếu tố bảo đảm. Đây là những vấn đề mang tính lý luận khung
mà nghiên cứu sinh có thể tiếp thu và kế thừa.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể kế thừa các số liệu đã được dẫn
nguồn, kiểm chứng trong các công trình nghiên cứu trước đây để thấy
bức tranh toàn cảnh và diễn biến tình hình tội phạm MBN trong những
năm qua. Cũng như kế thừa các khía cạnh khác nhau trong việc phòng
ngừa đấu tranh có hiệu quả với tội phạm MBN.
- Về quan điểm, giải pháp phòng, chống mua bán người: Cơ

bản đề tài có thể tiếp thu các quan điểm mang tính chiến lược, chủ
đạo của Đảng trong xây dựng phát triển kinh tế và đấu tranh với tội
phạm trong tình hình mới, các giải pháp phòng ngừa xã hội và một số
giải pháp phòng ngừa nghiệp vụ.
1.3.3. Những vấn đề liên quan đến luận án nhƣng chƣa
đƣợc giải quyết toàn diện


10
Thứ nhất, về khía cạnh cơ chế pháp lý
Các công trình nghiên cứu với với mã ngành Lý luận và lịch sử
Nhà nước và pháp luật và nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện
về CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay. CCPL phòng,
chống MBN có đặc trưng gì, có vai trò gì, có các yếu tố cấu thành
khác biệt cơ bản nào so với các CCPL thuộc các lĩnh vực đã từng
được nghiên cứu.
Thứ hai, về khía cạnh phòng, chống mua bán người
Các công trình đã từng nghiên cứu trước đây chủ yếu đi sâu
phân tích các quy định của pháp luật hình sự, diễn biến tình hình
tội phạm thông qua các số liệu cụ thể để từ đó tìm ra nguyên nhân
và giải pháp phòng ngừa khắc phục với biện pháp xã hội và biện
pháp nghiệp vụ. Các công trình đã nghiên cứu thường trên địa bàn
cụ thể, với tuyến biên giới nhất định, gắn với hoạt động công vụ
của lực lượng nhất định nên tạo ra các bức tranh rời rạc, mang yếu
tố vùng miền, dưới hoạt động nghiệp vụ của một lực lượng nhất
định. Các yếu tố về quy định pháp luật, về mối quan hệ phối hợp
tuy đã được nghiên cứu nhưng rời rạc không thống nhất và chủ
yếu ở các bài báo, các cuộc hội thảo. Do vậy, chưa có công trình
nào nghiên cứu tổng thể các yếu tố cấu thành, đặc điểm vai trò của

các yếu tố này sự tác động ảnh hưởng chi phối lẫn nhau trong vận
hành CCPL phòng, chống MBN. Mặt khác, trong phạm vi nghiên
cứu của một luận án chưa có kinh nghiệm của một số quốc gia có
sự tương đồng, liên quan trong đấu tranh phòng, chống MBN từ
quy định pháp luật đến tổ chức bộ máy nên chưa tạo ra bức tranh
so sánh, đối chiếu phù hợp.
1.3.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án, tác giả xác định những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, giả
thuyết nghiên cứu, những câu hỏi nghiên cứu mà luận án cần trả lời
trên cả 3 phương diện về lý luận, thực tiễn và quan điểm giải pháp
hoàn thiện CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy trong lĩnh vực
phòng, chống MBN đã có nhiều công trình nghiên cứu từ đặc điểm,
diễn biến tình hình tội phạm, đến hoạt động công vụ của các lực
lượng và mối quan hệ giữa các lực lượng trong phòng, chống MBN.


11
Mặc dù vậy, những nghiên cứu này chủ yếu ở khía cạnh tội phạm học
và luật hình sự mà chưa đi sâu phân tích thể chế, thiết chế trong thực
hiện các nội dung phòng, chống MBN. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu đã thực hiện cũng đã tạo các giá trị tham khảo nhất định để tác
giả kế thừa cũng như xác định những khoảng trống để tiếp tục đi sâu
phân tích.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ
PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ

PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM
2.1.1. Khái niệm cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán
ngƣời
Qua việc phân tích định nghĩa, khái niệm MBN theo quan
điểm của những nhà làm luật Việt Nam qua các giai đoạn, trên cơ sở
phân tích định nghĩa buôn bán người theo Nghị định thư TIP, Điều
150 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Theo Nghị quyết số
02/2019/HĐTP ngày 11/1/2019 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân
dân tối cao về hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội MBN và điều 151 về
tội MBN dưới 16 tuổi của BLHS. Có thể hiểu MBN là hành vi chuyển
giao, tiếp nhận người hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp để
chuyển giao người hoặc tiếp nhận người để nhận hoặc giao tiền, tài
tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; để bóc lột tình dục, cưỡng bức
lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô
nhân đạo khác được thực hiện bởi việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực, lừa gạt hoặc các thủ đoạn khác. Và phòng, chống MBN được
hiểu là hoạt động phòng ngừa không để tội phạm MBN xảy ra và
đấu tranh chống lại các hành vi MBN đã xảy ra trên thực tế.
Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành của CCPL cùng những
nội dung cơ bản của CCPL phòng, chống MBN, luận án rút ra khái
niệm: CCPL phòng, chống MBN là một chỉnh thể thống nhất gồm
các yếu tố thể chế, thiết chế có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với
nhau, được vận hành trong điều kiện bảo đảm nhất định nhằm thực
hiện có hiệu quả nội dung phòng, chống MBN.
2.1.2. Đặc điểm cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán
ngƣời ở Việt Nam


12
Thứ nhất, sự phát triển của cơ chế pháp lý phòng, chống mua

bán người gắn với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự tiến bộ của
xã hội trong nhận thức, thực hiện, bảo vệ, bảo đảm quyền con người,
quyền của phụ nữ, trẻ em
Thứ hai, cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người có tính
pháp lý, gắn liền với Nhà nước, với trách nhiệm của Nhà nước và
được bảo đảm thực hiện trên thực tế bởi quyền lực Nhà nước
Thứ ba, cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người là tập hợp
các yếu tố có mối quan hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả phòng, chống mua bán người theo những nguyên tắc nhất
định
Thứ tư, mua bán người thuộc nhóm tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia nên cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người phải mang
tính quốc tế tức phải đồng bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và kí kết
2.1.3. Vai trò của cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán
ngƣời ở Việt Nam
Thứ nhất, CCPL phòng, chống MBN đã ghi nhận, bảo vệ, bảo
đảm và tôn trọng quyền con người, thực hiện phòng ngừa và đấu
tranh chống lại mọi hành vi MBN
Thứ hai, CCPL phòng, chống MBN tạo cơ sở pháp lý cho các
lực lượng chức năng thực thi các hoạt động phòng, chống MBN
Thứ ba, CCPL phòng, chống MBN là phương tiện góp phần
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện các
chính sách xã hội
Thứ tư, CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay thể
hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề có tính khu vực và
quốc tế
2.2. YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN CƠ
CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM


2.2.1. Yếu tố cấu thành cơ chế pháp lý phòng, chống mua
bán ngƣời ở Việt Nam
2.2.1.1.Thể chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở
Việt Nam
Thể chế phòng, chống MBN là tổng hợp các nguyên tắc, quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động phòng, chống MBN. Thể chế phòng, chống MBN ở Việt Nam
hiện nay là kết quả của việc thể chế hóa đường lối, quan điểm của
Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, về


13
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, thể hiện tính tích cực,
chủ động trong thực thi các điều ước quốc tế, trong hợp tác quốc tế.
Thể chế phòng, chống MBN có xu thế luôn biến đổi, bổ sung phù
hợp với thay đổi của đời sống xã hội, phù hợp với quy định quốc tế.
Với 4 nội dung hoạt động cơ bản gồm: 1/ Phòng ngừa MBN: là trách
nhiệm của các mọi cá nhân, tổ chức và của cả cộng đồng nhằm nâng
cao nhận thức pháp luật của cộng đồng về mua bán người; nhận thức
về âm mưu thủ đoạn phạm tội; cách thức ứng xử và liên lạc với lực
lượng chức năng khi có tình huống nghi MBN; nâng cao nhận thức của
cơ quan chuyên trách trong thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm
phòng ngừa không để tội phạm MBN xảy ra. 2/ Phát hiện, xử lý hành
vi vi phạm pháp luật về phòng, chống MBN: là hoạt động của các cơ
quan nhà nước trong đó tập trung vào hoạt động của lực lượng có chức
năng cưỡng chế, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp
luật như lực lương công an, lực lượng BĐBP trong thực hiện các hoạt
động nghiệp vụ đặc thù nhằm phát hiện, xử lý các hành vi MBN đã
được quy định trong BLHS 2015. 3/ Tiếp nhận, xác minh và bảo vệ
nạn nhân: là hoạt động của chính quyền địa phương, Bộ Quốc phòng

(Bộ Tư lệnh BĐBP), BCA, Bộ LĐTBXH nhằm tiếp nhận nạn nhân từ
nước bạn, xác minh phân loại và thực hiện quy trình bảo vệ nạn nhân
theo quy định của pháp luật. 4/ Hợp tác quốc tế trong phòng, chống
MBN: đây là hoạt động đặc thù đối với loại tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia. Hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước
trong đó có BCA thực hiện hoạt động dẫn độ, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp hoạt động không những
theo quy định của pháp luật trong nước mà còn tuân theo các điều ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết trên nguyên tắc có đi có lại, phù
hợp với tập quán quốc tế.
Thể chế phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay gồm:
+ Về hình thức: văn bản quy phạm pháp luật trong nước, các
chương trình hành động quốc gia về phòng, chống MBN và các văn
kiện quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia và ký kết.
Trong đó, quan trọng nhất là Hiến pháp – đạo luật cơ bản là
cơ sở trong việc triển khai và thực hiện các quy phạm pháp luật về
phòng, chống MBN. Bên cạnh đó phải kể đến luật Phòng, chống
MBN với các nội dung từ phòng ngừa, đấu tranh, hợp tác quốc tế và
tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân. BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung
2017 với các yếu tố cấu thành tội MBN khá tương đồng với quy
định của Nghị định thư TIP. Luật TTHS 2015 với cách thức, nội


14
dung phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng trong khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử và hợp tác quốc tế trong phòng, chống MBN.
Ngoài ra còn có luật Hôn nhân và gia đình, luật Lao động, luật Cư
trú, luật Xuất nhập cảnh, luật Tương trợ tư pháp..., các văn bản dưới
luật, các thông tư liên tịch, quy định, quy chế phối hợp giữa các lực
lượng có liên quan đến nội dung phòng, chống MBN. Bên cạnh đó,

trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngoài văn bản pháp luật do Nhà nước
ban hành còn phải kể đến các quy định quốc tế mang tính pháp lý
và rằng buộc khi Việt Nam tham gia và ký kết như các Công ước
quốc tế về bảo vệ quyền con người, Công ước TOC, Nghị định thư
TIP (mặc dù pháp luật Việt Nam không áp dụng trực tiếp nhưng
đây là cơ sở để Nhà nước tiến hành nội luật hóa), các hiệp định
song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết liên quan đến nội
dung phòng, chống MBN.
+ Về nội dung: điều chỉnh các vấn đề sau: xác định vị trí, tổ
chức, thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ
phòng, chống MBN; xác định nội dung phòng, chống MBN; xác định
tổ chức hoạt động, hình thức, biện pháp phòng, chống MBN; xây
dựng cơ chế phối hợp giữa các thiết chế phòng, chống MBN.
2.2.1.2. Thiết chế phòng, chống mua bán người ở Việt Nam
Thiết chế phòng, chống MBN là hệ thống các cơ quan, tổ chức
có chức năng, nhiệm vụ được quy định trong pháp luật thực hiện các
hoạt động phòng, chống MBN. Thiết chế này gồm: 1/ Thiết chế nhà
nước: tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước được pháp luật
quy định trong đó nổi lên là hoạt động của Chính phủ với các bộ
ngành như BCA, Bộ Quốc phòng và Bộ LĐTBXH. 2/ Thiết chế xã
hội: là các tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật quy định gồm
Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Công đoàn, Hội
Nông dân. 3/ Thiết chế quốc tế - là các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ được hình thành và hoạt động có liên quan đến hoạt động
phòng, chống MBN như Liên hiệp quốc, Asean, Tổ chức Di cư quốc
tế, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Tầm nhìn thế giới...
Thiết chế phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay là cả hệ
thống chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội
trong đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống
MBN. Chính phủ là đơn vị chủ trì chính sách phòng, chống MBN

phù hợp với từng giai đoạn; huy động, phân bổ nguồn lực; thực hiện
kiểm tra giám sát; thực hiện hoạt động quốc tế qua việc ký kết các
điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động phòng, chống MBN. Về


15
phía Chính phủ có Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tội phạm
(Ban chỉ đạo 138) do Phó thủ tướng là trưởng ban chỉ đạo được tổ
chức từ trung ương tới địa phương. Với chương trình mục tiêu phòng,
chống tội phạm cụ thể. Dưới đó là các bộ, ban ngành và hệ thống cơ
quan hành chính từ trung ương đến địa phương.
Về phía các Bộ và cơ quan ngang bộ trong đó BCA với vai trò,
chức năng của mình là lực lượng giữ vai trò “nòng cốt trong thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”. Do vậy, đây là được coi là lực
lượng chuyên trách thực hiện phòng, chống MBN trong nội địa ở
Việt Nam hiện nay. Bộ Quốc phòng trong đó chủ công là Bộ Tư lệnh
BĐBP với việc tuần tra, kiểm soát đường biên giới, giữ vững an ninh
trật tự khu vực biên giới, hải đảo, đấu tranh phòng, chống MBN khu
vực biên giới, tiếp nhận nạn nhân được nước bạn trao trả; Bộ
LĐTBXH với nhiệm vụ tiếp nhận, tư vấn, dạy nghề, tái hòa nhập
cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán. Các lực lượng này không chỉ
hoạt động chuyên biệt mà có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với trình
tự, nội dung, cách thức, hình thức được quy định trong văn bản pháp
luật, trong quy chế phối hợp, nội dung hợp tác. Nhiệm vụ, chức năng
cách thức thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, cách thức phối kết hợp
trong thực hiện các nội dung phòng, chống MBN đã được quy định
cụ thể trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, việc vận hành bộ máy
lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực, đạo đức của mỗi cá nhân

trong đó. Do đó, bộ máy đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả cùng cán bộ vận
hành có trình độ, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng
trong việc thực thi có hiệu quả phòng, chống MBN.
2.2.1.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành và tiêu chí hoàn
thiện cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người ở Việt Nam
Cơ chế pháp lý phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay gồm
2 yếu tố thể chế và thiết chế. Các yếu tố này không tồn tại biệt lập mà
có sự tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau. Thể chế được quy định
chặt chẽ trong quy định của pháp luật với nội dung, cách thức thực
hiện cụ thể với chế tài chặt chẽ được coi như bộ khung, là cơ sở để
vận hành. Thiết chế là cách thức tổ chức thực hiện nhằm hiện thực
hóa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống. Mỗi yếu tố trên, tuy có
vị trí, vai trò, chức năng riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ qua lại
biện chứng tác động lẫn nhau.


16
2.2.2. Tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý phòng, chống mua
bán ngƣời ở Việt Nam
Đối với thể chế đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, phù hợp và
khả thi
Đối với thiết chế đảm bảo bộ máy vận hành tinh gọn, hiệu quả,
phù hợp với đặc điểm từng Bộ ngành, từng công việc, từng địa bàn.
Bộ máy vận hành phải có nghĩa vụ, quyền hạn rõ ràng, tránh chồng
chéo, đùn đẩy dẫn đến hiệu quả phối hợp không cao hoặc không bao
quát hết công việc. Trình độ, năng lực, nhận thức của cán bộ công vụ
cần được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, cần có
chế tài cụ thể, rõ ràng, nghiêm minh đối với từng hành vi vi phạm
trong thi hành công vụ.
2.3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG,

CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM

Các điều kiện bảo đảm chính là môi trường mà trong đó cơ chế
được vận hành và phát huy tác dụng. Cùng một cơ chế nhưng vận hành
trong các môi trường khác nhau sẽ tạo ra các kết quả khác nhau. Do
vậy, các yếu tố bảo đảm tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình vận
hành cơ chế nhưng có tác động không nhỏ, quyết định đến hiệu quả
của việc tạo dựng và vận hành của cơ chế trên thực tế. Luận án xem
xét dưới điều kiện về chính trị, điều kiện về pháp lý, điều kiện kinh tế,
xã hội.
2.4. CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở
MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO
VIỆT NAM

Mua bán người là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia có mặt
ở hầu hết các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi
khu vực lại đối mặt với các hình thức MBN khác biệt. Do vậy, khi
xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, tác giả chọn
những quốc gia trong khu vực có nhiều nét tương đồng và có mối
quan hệ nhất định tới tội phạm MBN ở Việt Nam là Trung Quốc,
Philipin và Thái Lan. Từ đó, rút ra một số giá trị tham khảo sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống tội phạm
mua bán người theo đúng tinh thần Nghị định thư TIP.
Hai là, chủ động thực hiện phòng, chống tội phạm MBN ngay
trong nội địa và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế phòng,
chống MBN.


17
Kết luận chương 2

Chương 2 của luận án nghiên cứu cơ sở lý luận CCPL phòng,
chống MBN. Tác giả đã hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến nội
dung luận án như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành,
điều kiện bảo đảm CCPL phòng, chống MBN. Đây là khung lý thuyết
quan trọng, là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng các yếu
tố cấu thành trong CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam.
Chƣơng 3
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CƠ CHẾ
PHÁP LÝ PHÕNG, CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM
Tác giả đã xem xét, đánh giá quá trình hình thành, phát triển
CCPL phòng, chống MBN qua 4 giai đoạn từ 1985 – 2004, 2004 –
2010, 2011-2015, 2016-nay. Từ đó cho thấy quá trình hoàn thiện
pháp luật, tổ chức bộ máy và triển khai các nội dung phòng, chống
MBN ở Việt Nam trong từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và thực hiện có hiệu quả
hoạt động hợp tác quốc tế.
3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG, CHỐNG MUA
BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Thực trạng thể chế phòng, chống mua bán ngƣời ở
Việt Nam hiện nay
Mặc dù MBN là loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia được
quy định, nhận diện và thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia không áp dụng luật trực tiếp, mà nội
luật hóa các quy định quốc tế vào văn bản pháp luật trong nước. Do
vậy, thực trạng thể chế phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay
được nghiên cứu dựa trên các quy định pháp luật hiện hành trong

phòng, chống MBN ở các nội dung phòng ngừa; phát hiện, xử lý
hành vi MBN; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp
tác quốc tế và tổ chức bộ máy. Trong đó tập trung nghiên cứu luật
Phòng, chống MBN; Điều 150 (tội MBN) BLHS 2015, sửa đổi bổ
sung 2017 và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống MBN
giai đoạn 2016 - 2020.


18
3.2.2. Thực trạng thiết chế phòng, chống mua bán ngƣời ở
Việt Nam hiện nay
Cơ chế pháp lý phòng, chống MBN từ các quy định pháp luật
muốn đi vào thực tế cuộc sống cần được vận hành bởi các lực lượng
chức năng riêng biệt với nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức chặt chẽ. Do
vậy, mặc dù, phòng, chống MBN nói riêng, phòng, chống tội phạm
nói chung là trách nhiệm của mỗi các nhân, tổ chức, của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, tác giả đề
cập tới hoạt động của các lực lượng cơ bản có trách nhiệm chính
trong thực hiện các nội dụng phòng, chống MBN gồm: phòng ngừa;
phát hiện, xử lý hành vi MBN; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ
nạn nhân; hợp tác quốc tế và tổ chức bộ máy. Trong đó có hoạt động
của Chính phủ và các bộ ngành như BCA (lực lượng Cảnh sát hình
sự), Bộ Quốc phòng (lực lượng BĐBP) và Bộ LĐTBXH.
3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót trong vận hành
cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán ngƣời ở Việt Nam hiện nay
3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Do vị trí địa lý của đất nước.
- Do mặt trái của quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
- Do lợi nhuận thu được từ hoạt động MBN rất lớn lại khó
có khả năng phát hiện và hậu quả nhẹ hơn rất nhiều so với các tội

phạm khác.
3.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự lạc hậu, kém hiểu biết về pháp luật về âm mưu thủ đoạn của
tội phạm cũng như tâm lý muốn thoát nghèo bằng mọi giá của nạn
nhân cũng là điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm thực hiện hành vi
của mình. Tâm lý muốn làm giàu bằng mọi giá bất chấp các thủ đoạn,
giá trị đạo đức của xã hội kiếm tiền trên phẩm giá của con người đã
thúc đẩy hành vi phạm tội đến cùng.
Tâm lý e dè, sợ bị trả thù, sợ bị mang tiếng và những định kiến
xã hội đã khiến cho rất nhiều nạn nhân bị mua bán không dám tố cáo
khiến cho công tác điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn, để tội phạm
không bị trừng trị và khiến cho công tác giúp đỡ, quản lý không đạt
như yêu cầu.
Các quy định của pháp luật về phòng, chống MBN tuy đã được
hoàn thiện nhưng vẫn còn những bất cập, hạn chế, chưa cụ thể, rõ
ràng, đầy đủ nhất là quy định của pháp luật hình sự, quy định hỗ trợ
nạn nhân và hợp tác quốc tế.


19
Sự quyết tâm của các Bộ ngành còn yếu, thiếu đồng bộ. Công
tác kiếm tra giám sát, đôn đốc thực hiện, bố trí nguồn lực còn dàn trải
chưa tập trung chưa đáp ứng yêu cầu, kinh phí và phương tiện phục vụ
chưa được quan tâm đúng mức. Ban chỉ đạo 138 dường như chỉ hoạt
động hiệu quả ở cấp trung ương mà về các địa bàn địa phương hoạt
động mờ nhạt, chưa có tham mưu, định hướng rõ nét trong hoạt động
dẫn đến hiệu quả không cao.
Sự liên kết giữa các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, mang
tính sự vụ, số liệu cũng như hoạt động công vụ còn rời rạc, chưa
thống nhất, đồng bộ, chưa có cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, chậm

thay đổi so với thực tiễn.
Các cấp chính quyền chưa coi phòng, chống MBN là vấn đề xã
hội, chưa gắn kết, lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí và thực hiện chính sách
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng, chống tội phạm đảm bảo an
ninh trật tự.
Năng lực và trách nhiệm của cán bộ thực thi công vụ còn chưa
cao, chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, được điều chuyển qua các
nhiệm kỳ. Trình độ nghiệp vụ đặc biệt là pháp luật và ngoại ngữ còn
hạn chế dẫn tới hiệu quả hoạt động không đạt như kỳ vọng.
Nhận thức của cộng đồng đối với nạn nhân đã có chuyển biến
nhưng chưa sâu rộng đặc biệt tại vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu
số. Công tác tái hòa nhập nạn nhân chưa huy động được nguồn lực và
sự tham gia của toàn xã hội.
Kết luận chương 3
Việc nghiên cứu thực trạng thể chế phòng, chống MBN ở Việt
Nam hiện nay tập trung chủ yếu ở quy định luật Phòng, chống MBN
2011; Điều 150 (tội MBN) BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
Chương trình hành động quốc gia phòng, chống MBN giai đoạn 2016
– 2020 và các Nghị định, thông tư kèm theo đã cho thấy toàn cảnh
pháp luật về phòng, chống MBN ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng
thiết chế phòng, chống MBN tập trung phân tích hoạt động công vụ,
phối hợp thực thi công vụ của BCA (lực lượng Cảnh sát hình sự), Bộ
Quốc phòng (lực lượng BĐBP) và Bộ LĐTBXH trong thực hiện các
hoạt động phòng, chống MBN đã chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của
từng bộ ngành, quan hệ phối hợp trong thực thi nhiệm vụ phòng,
chống MBN. Với mỗi nội dung thể chế, thiết chế đều được tác giả
nghiên cứu, đánh giá ở 5 nội dung cơ bản là phòng ngừa; phát hiện,



20
xử lý hành vi MBN; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân;
hợp tác quốc tế và tổ chức bộ máy phòng, chống MBN. Qua đó tác
giả chỉ ra những thiếu sót, hạn chế của từng nội dung và nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế này để làm cơ sở đề ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện CCPL phòng, chống MBN ở Việt Nam trong thời gian tới.
CHƢƠNG 4
DỰ BÁO TÌNH HÌNH MUA BÁN NGƢỜI VÀ QUAN ĐIỂM,
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG,
CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM
THỜI GIAN TỚI
4.1.1. Cơ sở dự báo
4.1.2. Dự báo cụ thể
4.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG,
CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán
ngƣời ở Việt Nam phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam
4.2.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán
ngƣời phải kết hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ hài hòa trong
chính sách phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí
4.2.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán ngƣời
phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động đƣợc
sự tham gia của quần chúng nhân dân từ khâu tham vấn đến thực
thi chính sách
4.2.4. Hoàn thiện cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán
ngƣời phải đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt
Nam

4.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ PHÕNG,
CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.3.1. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa trong đó tập trung tăng
cƣờng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã
hội về tội phạm mua bán ngƣời và thực hiện an sinh xã hội, phát
triển kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc
4.3.1.1. Tăng cường hiệu quả hoạt động tuyên truyền nâng
cao nhận thức của xã hội về tội phạm mua bán người


21
Thực hiện các hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc
điểm nhận thức và tình hình MBN tại địa phương. Chú trọng
tuyên truyền trong hệ thống giáo dục quốc dân. Lấy phụ nữ và
trẻ em gái làm nòng cốt trên cơ sở chống kỳ thị, phân biệt đối
với những nạn nhân bị mua bán.
4.3.1.2. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh
tế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của lực lượng chức năng
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch nhằm phát
triển kinh tế, chú trọng tới vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc khó
khăn, thực hiện có hiệu quả công cuộc phòng, chống tham nhũng,
lãng phí đảm bảo mọi nguồn lực được dành cho phát triển kinh tế,
nâng cao dân trí và bảo đàm đời sống an sinh, xã hội.
Chủ động thực hiện các biện pháp quản lý hành chính nhà
nước, trong đó tập trung ở những tuyến, địa bàn trọng điểm, những
ngành nghề, lĩnh vực có liên quan tới hoạt động MBN trong đó có
xuất khẩu lao động và kết hôn có yếu tố nước ngoài.
4.3.2. Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý hành vi mua bán
ngƣời trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng

cao hiệu quả hoạt động của lực lƣợng chức năng
4.3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự liên quan đến tội mua
bán người
Hoàn thiện pháp luật hình sự về phòng, chống MBN trong đó
tập trung vào các cấu thành cốt lõi nhằm tương thích với quy định
của Nghị định thư TIP và giải quyết những vướng mắc nảy sinh từ
thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm MBN ở Việt Nam. Tập
trung ở các yếu tố như độ tuổi, hành vi, mục đích.
4.3.2.2. Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua
bán người
Trong đó, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng
công an, lực lượng BĐBP và tăng cường mối quan hệ giữa hai lực
lượng này nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm MBN trong nội
địa và khu vực biên giới.
4.3.3. Nâng cao hiệu quả tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn
nhân trong đó trọng tâm là giảm sự kỳ thị của xã hội, huy động
tối đa nguồn lực trong và ngoài nƣớc
4.3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý
Tập trung hoàn thiện Luật Phòng, chống MBN 2011 theo
hướng cho phép sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ hoạt động
trong lĩnh vực phòng, chống MBN coi đây là một chủ thể trong việc


22
xác định nạn nhân và được trực tiếp thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn
nhân cần thiết.
Bổ sung quy định về tịch thu tài sản do phạm tội mà có, lấy đó
làm quỹ ủy thác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán khi cần thiết.
Bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của các pháp nhân.
Bảo đảm nạn nhân bị mua bán không bị xử lý hành chính do hậu quả

của việc MBN gây ra.
Ban hành thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân, Viện
Kiểm sát nhân dân, BCA, Bộ Quốc phòng trong hướng dẫn truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi MBN, MBN
dưới 16 tuổi
Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định hỗ trợ nạn nhân theo
hướng cắt giảm thủ tục, đảm bảo tôn trong quyền riêng tư của nạn
nhân và phù hợp với thực tế.
4.3.3.2. Các hoạt động cụ thể
Nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện công tác tiếp
nhận, hỗ trợ nạn nhân, nhằm hiểu rõ hơn việc mua bán ảnh
hưởng thế nào đến nạn nhân, việc tôn trọng sự riêng tư, bí mật
danh tính và nhân phẩm cần đặt lên hàng đầu và xuyên suốt quá
trình tiếp xúc với nạn nhân.
Xây dựng, triển khai các mô hình tái hòa nhập cộng đồng hiệu
quả phù hợp từng địa phương, từng đối tượng. Huy động sự tham gia
của các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước trong thực hiện
hỗ trợ nạn nhân. Bổ sung kinh phí và có chính sách hỗ trợ vốn cho
các doanh nghiệp tiếp nhận nạn nhân nhằm giúp nạn nhân ổn định
cuộc sống.
4.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong
đó tập trung tăng cƣờng ký kết các thỏa thuận quốc tế về phòng,
chống mua bán ngƣời và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
Tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán, tham gia và ký kết các
điều ước quốc tế thỏa thuận song phương và đa phương liên quan đến
hoạt động phòng, chống MBN, giải cứu và bảo vệ nạn nhân với các
nước có đông nạn nhân, các nước là điển đến hoặc địa bàn trung
chuyển của tội phạm. Đặc biệt triển khai đề án nghiên cứu gia nhập
Nghị định thư về chống di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển,
đường hàng không bổ sung cho Công ước TOC, là cơ sở để các cơ

quan chức năng tiến hành các hoạt động nhằm ngăn ngừa hoạt động di
cư trái phép – hoạt động tiềm ẩn của tội phạm MBN. Khẩn trương xây
dựng hoàn thiện tiêu chí xác định nạn nhân, quy trình chuẩn trong hồi


×