Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.92 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô giáo
khoa Luật Dân sự, khoa Sau Đại học, trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan,
người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp
tôi hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
và các bạn.


Hà Nội, tháng 04 năm 2011
Học viên

Đinh Thị Hồng Minh
MỤC LỤC
Điều 40, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: “Cha mẹ phải bồi
thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
gây ra”...............................................................................................................................45
Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ ..................47
Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình .....................................................................................................49
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho
nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với
phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong


những mục tiêu của thiên niên kỷ. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon
đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không
bao giờ được khoan dung, tha thứ..." [16]
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm
tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp
và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình;
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính; Pháp lệnh về Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàn
tật.. và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Những văn bản này đã
tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy
phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết
về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa
có nhiều thay đổi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu những quy định của pháp
luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy định
này trên thực tế, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình hiện nay là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, sự quan tâm của
các học giả tới vấn đề này thường chỉ dừng ở những nghiên cứu về mặt xã
hội, những nghiên cứu về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thường
lồng trong các nghiên cứu về hôn nhân gia đình. Từ khi Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình ra đời, những nghiên cứu pháp lý về vấn đề này đã xuất hiện
trên nhiều báo, tạp chí bởi tính thời sự cấp thiết của nó. Tuy nhiên, những
nghiên cứu có hệ thống, có trọng tâm về pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình chưa nhiều. Hiện tại có thể kể tới Luận văn thạc sĩ luật học "Luật phòng
chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình" của tác
giả Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); Khóa luận tốt nghiệp "Tìm hiểu hành vi
bạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị
Bình (Hà Nội, 2010). Những công trình này đã nghiên cứu một số khía cạnh

cụ thể của việc phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về các quy định của Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình trong thời gian tới.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở
Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
3. Tính mới của đề tài
Đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”
không đi vào nghiên cứu một nội dung cụ thể nào mà chỉ đánh giá chung về
các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam, tham
khảo quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này. Từ đó, xem xét
thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình và thực trạng áp dụng
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua để
đưa ra kiến nghị về một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả
hành vi bạo lực trên thực tế.
4. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp
luật về bạo lực gia đình hiện nay, xem xét thực trạng về bạo lực gia đình để
tìm ra một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các quy định của
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có xem xét tới các quy định có
liên quan trong các văn bản pháp luật khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng khi nghiên cứu đề tài bao
gồm: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp. so sánh…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
còn gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bạo lực gia đình
Chương II: Thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Chương III: Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm gần
đây và một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực
trên thực tế.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không
giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh
học, kinh tế, tâm lý, văn hóa... Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao
gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô,
dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể... Mối
quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục,
sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời
sống gia đình và đóng góp cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những
căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên,
tự phát.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa
vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000)
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau
về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một
sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới
một mái nhà…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất
nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia
đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy
đủ…
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những

quan niệm khác nhau về thành viên gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm
cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ
hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người
trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con cái, cháu chắt... (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể...)
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong
cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ
và con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc,
giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với
cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng. Những
người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan
tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành
nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với
nhau. Theo chúng tôi, đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có
thể áp dụng trong các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng,
tác động lẫn nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ không đơn
thuần xuất phát từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức,
trấn áp hoặc lật đổ" [12]. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các
hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức
hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất
đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành
nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và
bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý

của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các
thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức
mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [21, tr. 27]. Gia đình là tế bào của xã
hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là
hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét
về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu
sau:
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình,
làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương
tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế
của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở
hữu tài sản…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép
trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép
sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác
nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực
bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình
1.2.1. Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề,
điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.
Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một
vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyết
định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên
khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình... Thậm chí, có người coiviệc
sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng
với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau"
nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can
thiệp vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng,
chống bạo lực gia đình hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như:
kính già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho
giáo tiến bộ “phu thê cung kính như khách” đã và đang có những tác động
tích cực tới việc bảo vệ những thành viên yếu thế trong các gia đình: người
già được kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau…
Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện
nay thì sẽ góp phần quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các
gia đình Việt Nam

1.2.2. Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói
chung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ,
con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”,
đề cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất
đi quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình.
Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ
đánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn người chồng
đánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của người
chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng
theo… Hơn thế nữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để
khẳng định mình dường như đã là một thói quen, một điều không thể thiếu; và
thực sự khả năng kiềm chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động
chân động tay” khi phải giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên,
cũng cần phải nhìn nhận rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay
nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là
hành vi bạo lực, gây ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái
mình. Song quan niệm về giáo dục của phần đông người Việt vẫn là “ yêu cho
roi cho vọt”. Chính vì vậy, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái được coi
là bình thường, thậm chí là cần thiết và không thể thiếu để dạy con thành
người. Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận sự giáo dục này, và cuối
cùng cũng cảm thấy đó là bình thường để chịu đựng. Bên cạnh đó, nhiều bậc
cha mẹ vẫn có suy nghĩ con cái là “của mình”, nên mình có quyền đối xử tùy
ý, người khác không được can thiệp vào.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính
trên nhường dưới” vẫn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu
tố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ
hơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm “khôn

không đến trẻ, khỏe không đến già”. Trong xã hội hiện nay, điều này thường
làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia
đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình.
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan
hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng
thẳng, tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể
chất, tinh thần không đáng có. Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các
thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những
tri thức tiến bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia
đình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, ở rất
nhiều gia đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực
gia đình. Điều này có thể được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các
thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu
đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà
phát sinh tranh chấp giữa những người thân trong gia đình. Ở những gia đình
này, bạo lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh
tế hay tình dục bởi vì những nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào
bằng tiền bạc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu
hướng bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều
dễ dàng tìm đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh.
Ngoài ra, sự suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành
vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh
đập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻ
em…
1.2.4. Định kiến giới
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt
Nam từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi
chính đáng của người phụ nữ. Người vợ, người mẹ thường không có được sự

tôn trọng xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về
vật chất, về tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh
đập, bị xúc phạm danh dự, bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quan
niệm “con gái là con người ta” cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so
với bé trai. Sự bất bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí
cả chính những người phụ nữ cũng coi đó là bình thường. Điều này cũng là
nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới nạn bạo hành với người phụ nữ trong gia
đình.

1.2.5. Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia
đình nêu trên đều có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ
dân trí. Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò
của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng như
những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi
phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống. Như đã phân tích ở trên, những yếu
tố như tâm lý, phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm cho những người
có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân và những người xung quanh, thậm chí
cả những cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là được phép
và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Chính vì vậy mà tình trạng bạo
lực gia đình vẫn phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả.
Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành
viên gia đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì
những hành vi bạo lực sẽ khó có cơ hội phát triển: nạn nhân hiểu rõ quyền của
mình và có thể áp dụng những biện pháp tự bảo vệ cần thiết; người có hành vi
bạo lực biết tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể phải gánh
chịu, do đó sẽ phải cân nhắc kỹ càng; những người xung quanh, những cơ
quan có thẩm quyền khi biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ tham gia
phòng, chống bạo lực gia đình một cách tích cực, chủ động hơn.
1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội. Ý

nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
1.3.1. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội
Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng
miền trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại
những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn
nhân. Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong
tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Những trẻ em là
nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh
thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực. Còn với những em phải
chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực
giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên
những chấn thương tâm thần. đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ
này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng
chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây
chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương
lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để
giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.
Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự
bền vững của gia đình. Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết: trong 5
năm (2000-2005), toà án các địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hôn
nhân, gia đình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi
đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Còn
theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị
chết có liên quan đến bạo lực gia đình. [26]. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi
hành vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ với
chồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng. Thậm chí hôn
nhân chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực.
Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình,
bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Trước hết, nó
làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền

vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị
xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá
trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến
trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ
cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc
khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu
hướng bạo lực trong xã hội. Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều
thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục
hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…
1.3.2. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý
nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành
mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng
như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp
thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp
thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của
bạo lực gia đình. Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểu
biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi
này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao
khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực
gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc
phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm
cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách. Với những
chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực
gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách
nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong
giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình

cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận,
hạnh phúc, bền vững. Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực,
những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi
thành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau,
cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý
khi nảy sinh tranh chấp... Từ đó, họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và
những người thân của mình.
Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai
mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội
và nhà nước. Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ
góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa
bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi bạo
lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình. Từ đó,
nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia
đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố quan
trọng góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội
cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.
1.4. Pháp luật một số quốc gia đối với vấn đề bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một vấn đề phổ biến trên tất cả các quốc gia trên
toàn thế giới, ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã
hội. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có các văn bản quy phạm pháp luật
hình sự hoặc hành chính để xử phạt các hành vi bạo lực, trong đó bao gồm cả
bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, bạo lực gia đình có một số đặc thù mà các
thủ tục hành chính, dân sự, hình sự không giải quyết được như: xảy ra trong
bối cảnh riêng tư, mang tính liên tục, nạn nhân không muốn nhờ cậy sự giúp
đỡ từ các cơ quan chức năng vì xấu hổ, sợ bị miệt thị, vì phụ thuộc vào người
có hành vi bạo lực… Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã ban hành văn bản pháp
luật riêng về bạo lực gia đình với mục đích giải quyết có hiệu quả tình trạng
bạo lực gia đình, chỉnh sửa các thủ tục hành chính và hình sự cho phù hợp với
những nhu cầu đặc biệt của các nạn nhân bạo lực gia đình. Cụ thể:


1.4.1. Phạm vi điều chỉnh
Luật mẫu về bạo lực gia đình của Ủy ban về nhân quyền của Liên hợp
quốc khuyến khích các quốc gia xác định phạm vi các mối quan hệ nảy sinh
bạo lực gia đình càng rộng càng tốt, vì mục đích của Luật không chỉ là công
nhận về mặt pháp lý giữa nạn nhân và thủ phạm mà là xác định nhóm nạn
nhân có thể cần hỗ trợ và bảo vệ xuất phát từ tính chất riêng tư của mối quan
hệ mà từ đó nạn bạo lực nảy sinh [11, tr. 247]. Tuy nhiên, Luật cũng quy định
các mối quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh gồm: “vợ, tình nhân sống cùng; vợ
cũ hoặc tình nhân cũ; bạn gái (kể cả không sống cùng); người phụ nữ là họ
hàng (như chị, em gái, con gái, mẹ) và người phụ nữ giúp việc gia đình”.
Dựa trên luật mẫu này, một số quốc gia như Philippin, Lào đã giới hạn
phạm vi của Luật về bạo lực gia đình trong các thành viên nữ trong gia đình;
trong khi các quốc gia khác như Nhật Bản, Campuchia, Đông Timo lại xác
định bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa các thành viên nam và nữ trong gia
đình. Bên cạnh đó, ở những quốc gia khác nhau thì quy định về những đối
tượng cụ thể của hành vi bạo lực gia đình cũng khác nhau.
Ví dụ: Điều 3 Luật Bảo vệ chống bạo lực gia đình của Bun-ga-ri quy
định: “Biện pháp bảo vệ có thể được áp dụng khi có yêu cầu của người bị bạo
lực gia đình do những người sau đây gây ra:
1. Vợ/chồng hay đã từng là vợ/chồng;
2. Người đang hay đã từng cùng chung sống như vợ chồng;
3. Người có con chung;
4. Ông, bà;
5. Cháu;
6. Anh, chị, em ruột;
7. Người có họ hàng trong phạm vi 3 đời;
8. Người giám hộ hay cha mẹ nuôi tạm thời” [11, tr. 30]
Trong khi đó, Khoản 2, Điều 2 Luật Đặc biệt về trừng phạt hành vi bạo
lực trong gia đình của Hàn Quốc quy định: “Các thành viên trong gia đình” là

những người có bất cứ điều kiện nào sau đây:
- Vợ, chồng (bao gồm cả người có hôn nhân thực tế) hoặc bất cứ người
nào có quan hệ hôn nhân
- Bất cứ người nào đang có quan hệ hoặc đã từng có quan hệ tổ tiên
(bao gồm những người có chung huyết thống hoặc những người được nhận
làm con nuôi một cách hợp pháp)
- Bất cứ người nào có quan hệ là con với cha kế hay mẹ kế hoặc là con
ngoài giá thú của người phụ nữ mà người này lại kết hôn hợp pháp với cha
của người đó
- Bất cứ người nào có quan hệ họ hàng và chung sống cùng nhau [11,
tr. 80]
Việc quy định một cách cụ thể, rõ ràng những đối tượng thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật như vậy làm cho việc áp dụng pháp luật trở nên rõ ràng
và minh bạch hơn, đồng thời giúp những các chủ thể xác định được quyền và
nghĩa vụ của mình.
Tương tự như vậy, hành vi bị coi là bạo lực gia đình ở các nước cũng
được quy định khác nhau. Định nghĩa các hành vi này không có sự thống
nhất, nhưng nhìn chung đều ghi nhận một số hình thức bạo lực: bạo lực về thể
chất; bạo lực về tâm lý; bạo lực về tình dục và một số nước ghi nhận bạo lực
về kinh tế. Tuy nhiên, có một số nước phân biệt rõ ràng các hình thức này,
quy định cụ thể những hành vi thuộc từng hình thức (Hàn Quốc, Camphuchia,
Philippin, Mông Cổ…) nhưng một số nước thì không.
Ví dụ: Luật Chống bạo hành gia đình Mông Cổ ghi nhận:
- Bạo hành về thể xác là làm cho cơ thể bị tổn thương bằng các hành
động như tát, hành hung, đánh đập, xung đột gây ảnh hưởng đến sức khỏe
hoặc dẫn tới tử vong.
- Bạo hành tâm lý có nghĩa là cố tình thực hiện những hành vi gây áp
lực có liên quan đến tâm lý của con người như đe dọa, tống tiền, ngược đãi
hoặc lăng mạ, phỉ báng danh dự và phẩm giá của con người bằng việc đe dọa,
lăng mạ hoặc thư hăm dọa, cô lập với họ hàng và bạn bè, cưỡng ép hay ép

buộc thực hiện các hành vi phạm tội mà nằm ngoài dự định, mong muốn và
khả năng của nạn nhân
- Bạo hành tình dục là các hành động vi phạm quyền bất khả xâm phạm
về tình dục hoặc tự do tình dục và cả những hành động mang tính chất tình
dục trong mối quan hệ với người ở tuổi vị thành niên làm tổn thương tới sự
phát triển về tinh thần.
- Bạo hành kinh tế là cố ý chiếm đoạt hoặc hạn chế quyền sở hữu của
phụ nữ, sử dụng và bán nhà, lương thực, quần áo và các tài sản khác, thu nhập
hoặc các thủ đoạn để phá hoại hoặc gây ra thiệt hại tới tài sản, xâm nhập bất
hợp pháp tới quyền sử dụng nhà hoặc tước bỏ các cơ hội để sống và tạo thu
nhập. [11, tr. 138]
Với trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân và thói quen coi
những hành vi bạo lực trong gia đình là cách xử sự bình thường thì việc chỉ ra
các hành vi bạo lực và phân biệt chúng là cần thiết. Nó không chỉ giúp người
dân hiểu hơn về bản chất bạo lực gia đình và những hình thức khác nhau của
nó mà còn giúp những người thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong việc xác
định hành vi vi phạm.
1.4.2. Phòng ngừa bạo lực gia đình
Một số quốc gia rất quan tâm tới việc phòng ngừa bạo lực gia đình
bằng các biện pháp như: tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của
người dân, nghiên cứu về bạo lực gia đình (Nhật Bản, Philippin, Malaysia,
Đông Timo). Tuy nhiên, cũng có một số nước chủ yếu tập trung vào các biện
pháp can thiệp hỗ trợ nạn nhân khi bạo lực xảy ra (Hàn Quốc, Indonesia)
Luật Chống bạo lực gia đình của Đông Timo có cách tiếp cận khá rộng
đối với việc phòng ngừa bạo lực gia đình. Theo đó, để phòng ngừa bạo lực gia
đình xảy ra, Nhà nước phải:
- Tạo điều kiện để xây dựng một chương trình giáo dục về quyền con
người cho cả trường tiểu học lẫn trung học;
- Tạo điều kiện để biên soạn một chương trình giáo dục về quyền con
người và các hình thức về bạo lực gia đình cho cảnh sát, công tố viên, thẩm

phán, luật sư tham gia giải quyết những vụ việc bạo lực gia đình;
- Cung cấp thông tin cho quần chúng, những người lãnh đạo theo
truyền thống và trong cộng đồng về quyền con người, về bạo lực gia đình –
một sự vi phạm quyền con người;
- Các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng cùng
nhau phối hợp nỗ lực phòng ngừa bạo lực gia đình và giải quyết những yếu tố
kinh tế - xã hội làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình. [11, tr. 257]
Do sự nhạy cảm và phức tạp của các mối quan hệ gia đình, theo chúng
tôi, việc sử dụng các biện pháp để phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình trước
khi nó xảy ra và để lại những hậu quả đáng tiếc là rất cần thiết và quan trọng.
Tuy nhiên, việc này lại đòi hỏi một quá trình khó khăn và phức tạp. Những
quy định của Đông Timo về vấn này khá cụ thể, hướng tới những chủ thể
quan trọng có khả năng đem lại hiệu quả cao, rất cần được nghiên cứu và học
hỏi.
1.4.3. Thủ tục xác định và báo cáo về những trường hợp bạo lực gia
đình
Do xảy ra trong bối cảnh riêng tư nên những hành vi bạo lực gia đình
thường không bị phát hiện và tố cáo vì nạn nhân thì lo sợ, những người có
thẩm quyền lại không quan tâm đúng mức. Vì vậy, pháp luật một số nước đã
quy định về việc những cán bộ y tế, cán bộ tham vấn hay các nhà chuyên môn
khi có nghi ngờ về bạo lực gia đình hoặc khi được nạn nhân bạo lực gia đình
cho biết về vụ việc thì cần phải có những hành động vì lợi ích của nạn nhân
như: báo với cảnh sát hoặc cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong bất cứ
trường hợp nào (Đài Loan, Đông Timo) hoặc được khuyến khích làm theo
yêu cầu cầu nạn nhân (Nhật Bản).
Một trong những khó khăn khi xử lý bạo lực gia đình là nạn nhân rút tố
cáo, mà điều này thường xuyên xảy ra do sự phụ thuộc của nạn nhân vào
người có hành vi bạo lực, do bị đe dọa hoặc do sức ép từ phía gia đình, cộng
đồng… Tuy nhiên, hành động đó thường không làm thủ phạm hối cải mà
ngược lại càng làm cho họ tin vào quyền lực của mình, nạn nhân có nguy cơ

phải chịu bạo lực nhiều hơn trong tương lai và vòng luẩn quẩn bạo lực gia
đình không thể chấm dứt. Vì vậy, ở Camphuchia có quy định: nếu tiếp tục có
hành vi bạo lực thì Tòa án sẽ truy tố thủ phạm theo thủ tục tố tụng hình sự, kể
cả trong trường hợp không có yêu cầu của nạn nhân.
Trong những trường hợp này, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình
được đảm bảo hơn, tuy nhiên quyền tự do lựa chọn của người dân lại không
đảm bảo. Vì thế, theo chúng tôi, có thể xem xét việc kết hợp hai yếu tố này:
quy định tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi mà những người có thẩm
quyền có thể có hành động vì lợi ích của nạn nhân dù họ muốn hay không.
Trách nhiệm của của cảnh sát và các cơ quan khác trong việc hỗ trợ và
giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình cũng được nhiều nước ghi nhận. Đặc biệt,
Luật của Camphuchia cho phép cảnh sát được vào nhà người khác khi có căn
cứ hợp lý để tin tưởng rằng bạo lực gia đình đã xảy ra trong 48 giờ trước đó
hoặc trong 24 giờ tới. Pháp luật của Philippin cho phép cảnh sát được bắt giữ
người bị tình nghi mà không cần có lệnh trong trường hợp hành vi bạo lực
đang xảy ra, hoặc khi cảnh sát biết hành vi bạo lực gia đình vừa xảy ra và sắp
sửa đe dọa an toàn của nạn nhân. Quy định này có thể bảo vệ nạn nhân một
cách hiệu quả và trong những trường hợp hành vi bạo lực nghiêm trọng hay
được che giấu tinh vi thì sẽ phát huy hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, đây có thể là
hành động vi phạm nghiêm trọng tới quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân, nên cần phải cân nhắc thận trọng trước khi áp dụng.
1.4.4. Về các quyết định bảo vệ nạn nhân
Các quyết định bảo vệ nạn nhân đã trở thành một trong những công cụ
phổ biến nhất để đấu tranh với nạn bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân.
Ở nhiều nước, người có quyền yêu cầu bảo vệ nạn nhân không chỉ là
nạn nhân mà còn bao gồm cả những người khác. Ví dụ, ở Philippin, việc ban
hành quyết định bảo vệ có thể được những người sau đây yêu cầu: nạn nhân,
cha mẹ hoặc người thân của nạn nhân, nhân viên xã hội, sỹ quan cảnh sát,
viên chức chính quyền địa phương, luật sư của nạn nhân, bác sỹ chuyên khoa
hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc những công dân hữu quan đã chứng

kiến hành vi bạo lực. Quy định này thực sự cần thiết vì trong nhiều trường
hợp nạn nhân bạo lực gia đình vì sự phụ thuộc với người có hành vi bạo lực
hay do những rào cản từ định kiến xã hội mà không dám hoặc không thể thực
hiện quyền yêu cầu bảo vệ với bản thân mình.
Trong quyết định bảo vệ, người có hành vi bạo lực thường bị áp đặt
một số hành vi: cấm thực hiện bất cứ hành vi bạo lực mới nào; cấm tiếp xúc
với nạn nhân; yêu cầu người vi phạm rời khỏi nhà (Malayxia, Nhật Bản, Đài
Loan); yêu cầu người vi phạm thực hiện cấp dưỡng tạm thời (Philippin,
Camphichia, Đài Loan); quyết định giao trông nom trẻ (Nhật Bản, Đài Loan,
Camphichia); cho phép bắt giữ không cần lệnh bắt giữ nếu cảnh sát nhận
được thông tin rằng quyết định bảo vệ bị vi phạm (Malayxia, Camphuchia).
Những quy định này có ý nghĩa rất lớn với nạn nhân bạo lực gia đình. Bởi vì
nếu chỉ đưa ra lệnh cấm tiếp xúc thông thường thì họ phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, không chỉ từ phía người có hành vi bạo lực mà cả từ gia đình
và cộng đồng xã hội. Họ có thể rơi vào tình trạng không có nơi ở, không có
tiền để sinh sống và không có điều kiện chăm sóc con cái. Những điều này có
thể một lần nữa đẩy họ vào tay người có hành vi bạo lực và lần này mức độ
bạo lực có thể tăng lên rất nhiều.
Thời hạn của quyết định bảo vệ: với quyết định bảo vệ khẩn cấp thì
thời hạn có thể từ 10 ngày (theo khuyến nghị của Luật mẫu của Liên hợp
quốc), 15 ngày (ở Philippin) hoặc lên tới 2 tháng (Capphuchia). Với các quyết
định bảo vệ dài hạn, một số nước không quy định cứng về thời gian mà hiệu
lực của quyết định vô hạn cho đến khi một trong hai bên vợ chồng đề nghị
Tòa án bãi bỏ quyết định đó (Philippin); 12 tháng ở Đài Loan, Malayxia và 6
tháng ở Capphuchia. Việc quy định thời gian bảo vệ là để giúp nạn nhân tránh
khỏi những hành vi bạo lực, hai bên có thời gian xem xét lại hành vi của
mình; răn đe, giáo dục người có hành vi bạo lực. Khoảng thời gian này không
nên quá ngắn nhưng cũng không thể quá dài, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia
đình và sinh hoạt của các chủ thể.
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
Theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc của
phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia
đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về
gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập
quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình bởi
nhiều lý do. Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình thường mang tính
khép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc
trong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào. Vì thế, những vụ việc bạo
hành gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm
lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lý
rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phù
hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận
thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của pháp
luật có thể dẫn tới phá hủy các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải
trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi
người: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi
bạo lực thì nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt
hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống
bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.
Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hoá,
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa,
bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng
này. Đặc biệt, ở những nơi mà quan niệm "phép vua thua lệ làng", trình độ
dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán
mói có thể phát huy hiệu quả tốt nhất.

Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khi
xảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội. Riêng
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ý
nghĩa quan trọng. Bởi vì hành vi bạo lực nếu xảy ra thì ít nhiều đã gây ra
những tổn thương nhất định cho các thành viên trong gia đình, làm xấu đi mối
liên kết và tình cảm gia đình, và việc hàn gắn là không dễ; nếu hành vi bị phát
hiện và xử ký theo pháp luật thì quan hệ gia đình có thể sẽ chuyển biến xấu
hơn nữa. Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chính trong hoạt động phòng,
chống bạo lực gia đình.
Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời
theo quy định của pháp luật.
Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật. Riêng trong
lĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành
vi càng có ý nghĩa quan trọng, nếu không thì có thể trở thành "thói quen",
được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và những người xung quanh.
Thực tế cho thấy: nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam nói chung vẫn cho
rằng những hành vi bạo lực trong gia đình là bình thường, thậm chí đôi khi là
cần thiết. Vì thế, những hành vi bạo lực mà luật quy định thường không được
nhìn nhận, từ đó khó phát hiện, và càng khó ngăn chặn, xử lý. Do đó, quy
định về nguyên tắc này là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của
mọi công dân trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn
thương cho nạn nhân, tổn hại tới mối quan hệ gia đình. Điều này sẽ được hạn
chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời.
Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và
phụ nữ.
Giúp đỡ các nạn nhân, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ là điều
cần thiết và đã được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọi

người đều phải tuân theo. Như đã phân tích ở trên, những vấn đề về gia đình,
trong đó có bạo lực gia đình thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và
đúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng,
chuyện nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ nạn nhân trở nên hạn chế,
nhất là khi họ còn phải lo sợ sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài
ra, việc giúp nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho
họ những lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình
hình mà đưa ra những xử sự hợp lý nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn
thương như trẻ em, phụ nữ, người già…
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ
quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. [8, Điều 3]
Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội, do đó việc phòng, chống bạo
lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà
nước và những người có liên quan. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống bạo
lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự
quan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay
không có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này do nhận thức không
đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó. Việc quy định nguyên tắc này một lần
nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai
trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong
phòng, chống bạo lực gia đình.

×