Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện cư jút, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.32 KB, 113 trang )

BỘ NỘI VỤ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

……/……

…………/…………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

DƢƠNG ĐINH THỊ THUẬN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CƢ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2017

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


…………/…………

BỘ NỘI
VỤ

……/……


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

DƢƠNG ĐINH THỊ THUẬN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH
ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƢƠNG QUỐC
CHÍNH

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Quốc Chính.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là chính xác, có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán
bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông” là kết quả
của sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu của bản thân; sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ
phía đội ngũ cán bộ, công chức huyện Cư Jút.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Quốc Chính, người
hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và
hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động
viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Dƣơng Đinh Thị Thuận

4


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................
MỞ ĐẦU.............................................................................................................
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................

2.


Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................

4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................
4.2. Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................
5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................

7.

Kết cấu của luận văn ...................................................................................

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI
NGỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.......................................
1.1. Một số vấn đề về công chức cấp xã và thực hiện chính sách ..................
1.1.1. Cấp xã và chính quyền cấp xã .................................................................
1.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã ........................................................................
1.1.3. Khái niệm chính sách công và thực hiện chính sách công ......................

1.2. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã..............................
1.2.1. Khái niệm chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ............
1.2.2. Nội dung chính sách đãi ngội đối với cán bộ, công chức cấp xã .............
1.2.3. Nội dung thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã ........................................................................................................

5


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ....................................................................
1.3.1. Yếu tố chính trị: ..........................................................................................
1.3.2. Yếu tố kinh tế: .............................................................................................
1.3.3. Yếu tố pháp lý: ............................................................................................
1.3.4. Yếu tố tâm lý xã hội: ...................................................................................
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ
ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH
ĐẮK NÔNG .....................................................................................................
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đ c đi m đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông.......................................................
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................
2.1.2. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông ..........
2.2. Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở
huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông ..........................................................................
2.2.1. Công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ ........................
2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức cấp xã ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông .......................................................
2.2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện chính sách đãi ngộ đối với
cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông .................................

Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA
HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY ......................................
3.1. Quan đi m đổi mới chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp
xã giai đoạn hiện nay .......................................................................................
6


3.1.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã...................................................................................................79
3.1.2. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho CBCC cấp xã cần phải
đặt trong tiến trình đổi mới và hoàn thiện các chính sách của Nhà nước đối
với cán bộ, công chức nhà nước ...........................................................................81
3.1.3. Đổi mới, hoàn thiện chính sách tạo động lực cho CBCC cấp xã nhằm
từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC cấp xã theo hướng chuyên
nghiệp hoá.............................................................................................................82
3.1.4. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho CBCC cấp xã cần phải
đảm bảo sự nhất quán và đồng bộ trên tất cả các mặt, phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng như từng địa phương trong từng
giai đoạn phát triển nhất định..............................................................................84
3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.............................85
3.2.1. Đối với chính sách tiền lương, phụ cấp...................................................... 85
3.2.2. Đối với chính sách hưu trí và bảo hiểm......................................................87
3.2.3. Về tuyển dụng và sử dụng công chức..........................................................89
3.2.4. Luân chuyển cán bộ.....................................................................................92
3.2.5. Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức..................................... 94
3.2.6. Tăng cường kinh phí và các nguồn lực để tổ chức thực hiện chính
sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.....................................................97

3.3. Một số kiến nghị............................................................................................98
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 100
KẾT LUẬN......................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................104

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCC

Cán bộ, công chức

CCHC

Cải cách hành chính

ĐTBD


Đào tạo, bồi dưỡng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã huyện Cư
Jút năm 2016………………………………………………………………………..51
Bảng 2.2. Cơ cấu trình độ của đội ngũ công chức cấp xã huyện Cư Jút năm
2016…………………………………………………………………………52
Bảng 2.3. Bảng lương của cán bộ cấp xã
........................................................................................................................................................................

65


8


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi chính đảng trong một quốc gia dân tộc muốn xác lập và duy trì
được quyền lực chính trị thì phải có những con người chính trị (đội ngũ cán
bộ, công chức) được tổ chức chặt chẽ theo những nguyên tắc và có phương
thức hoạt động nhất định. Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) chính là những
người xác lập vị trí chính trị của chính đảng, xây dựng và triển khai những
chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Do
đó, công tác cán bộ nói chung và chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ,
công chức nói riêng là yếu tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới sự quyết
tâm, tính năng động và tích cực của chính đội ngũ cán bộ, công chức, có vị trí
quyết định trực tiếp tới sự ổn định và phát triển của cách mạng, của Đảng,
Nhà nước và dân tộc.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí và vai trò đặc biệt quan
trọng trong hoạt động quản lý nhà nước ở cấp cơ sở. Họ là những người gần
dân nhất, trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc
sống, trực tiếp phục vụ nhân dân. Bản chất của Đảng, của chế độ " của dân,
do dân, vì dân" cũng được thể hiện trực tiếp qua đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã. Do đó chính sách của Đảng và Nhà nước ta có đến được với dân, có
tạo được sức mạnh từ đông đảo quần chúng nhân dân để thực hiện thành công
các hoạt động kinh tế xã hội ở cấp cơ sở hay không? phụ thuộc trực tiếp vào
năng lực và sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức này.
Quá trình đổi mới 30 năm qua, chúng ta đã thu được những thành quả
vô cùng quan trọng trên mọi mặt, đời sống của nhân dân không ngừng được
nâng cao, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm, vị thế của đất nước ta
ngày càng được khẳng định vững chắc. Một trong những nguyên nhân sâu xa
tạo nên những thành quả đó chính là việc Đảng và Nhà nước ta đã rất coi
trọng công tác cán bộ, đã có những đổi mới mạnh mẽ chính sách đối với cán
9



bộ nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở nói
riêng. Chúng ta đã bước đầu xây dựng được hệ thống chính sách đối với đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã làm căn cứ cho các địa phương trên toàn quốc
triển khai thực hiện một cách đồng bộ, bài bản và có kết quả hiệu quả tương
đối sát hợp với tình hình thực tế ở cơ sở.
Thực hiện chính sách cán bộ, công chức nói chung và chính sách đãi
ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
nói riêng đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện tốt nhất, với hiệu quả cao nhất
những quy định của Đảng và Nhà nước về chính sách đã ngộ đối với cán bộ,
công chức cấp xã. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp xã của huyện Cư Jút ,
tỉnh Đắk Nông đã triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm chỉnh những chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở
cơ sở. Bên cạnh đó, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cũng đã có nhiều chính
sách cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đội ngũ cán bộ, công
chức yên tâm công tác phục vụ nhân dân, góp phần làm cho chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Đắk Nông không ngừng được nâng
cao, ổn định chính trị được giữ vững, kinh tế-xã hội có những bước phát triển
vững chắc, đời sống nhân dân ngày một được nâng cao, sự đồng thuận xã hội
trong nhân dân được củng cố.
Tuy nhiên, hiện nay chính sách cán bộ nói chung và chính sách đãi ngộ
đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng vẫn còn có những bất cấp
chưa hợp lý nhất là ở những vùng cao, vùng xâu, vùng xa như huyện Cư Jút
cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Đó chính là lý do tôi chọn đề
tài “Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp
xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông” làm luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành quản lý công của mình.

10



2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những nội dung liên quan đến vấn đề chính sách cán bộ nói chung và
chính sách đối với cán bộ ở cơ sở đã được một số nhà nghiên cứu dưới những
góc độ khác nhau: xây dựng Đảng, luật học, xã hội học... Các công trình
nghiên cứu các tác giả đã được công bố dưới dạng đề tài khoa học, chuyên đề,
khảo sát, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và các bài đăng tải trên các tạp chí
sách, báo...
Hoàng Chí Bảo (2000), Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và
tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển
ở nước ta hiện nay (đề tài độc lập cấp nhà nước - Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, kỷ yếu khoa học tập I, II, III, 2000). [1].
Nguyễn Đăng Thành (2002), Chính sách và những vấn đề cơ bản chi
phối việc hoạch định chính sách ở Việt Nam, (đề tài khoa học cấp bộ, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị, 2002), [22].
Nguyễn Phú Trọng (2001): “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, [26].
Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội 2002, [19].
Nguyễn Đặng (2004), Chính sách, chế độ đối với những cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn, Nxb Lao động Thương binh và Xã hội, [8].
Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sỹ Khoa
học Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, [14].
Mai Đức Ngọc (2002), Nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp xã vùng đồng bằng bắc bộ nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, [15].

11



Trương Thị Bạch Yến (2014), Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người
dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Khoa học chính trị, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, [35].
Ngoài ra còn nhiều công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu đăng tải
trên các sách, báo, tạp chí. Tiêu biểu như:
Nguyễn Thế Vịnh (2009), Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ đối với
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 1/2009,
[32].
Nguyễn Văn Vinh (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản
lý các cấp theo tinh thần nghị quyết TW4 khóa XI, Tạp chí tổ chức nhà nước
số 11/2012, [33].
Trần Tiến Quân (2013), Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cơ
sở ở nước ta hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước số 3/2013, [20].
Nguyễn Hồng Chuyên (2013), Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã
trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Tạp chí quản lý
nhà nước số 5/2013, [7].
Nguyễn Minh Tuấn (2012), Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ,
công chức hiện nay, Tạp chí tuyên giáo số 3/2012, [27].
Nguyễn Huy Kiệm (2014), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở, Tạp chí tổ chức nhà nước số
3/2014, [18].
Nhìn chung, trên những bình diện khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu
một cách cơ bản, đi sâu, làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với
những kinh nghiệm thực tiễn nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị
ở cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; chu trình hoạch định chính sách và những
quy định cụ thể về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công

12



chức xã, phường, thị trấn... Đó là nguồn tư liệu quý giá giúp tôi kế thừa trong
quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài của mình.
Trong số các nghiên cứu kể trên, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ về chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ hoạt động
trong hệ thống chính trị ở cơ sở dưới góc độ của quản lý công, đặc biệt là
đối với một tỉnh có nhiều đặc thù như ở tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, tôi mạnh
dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn góp phần vào luận giải những
vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra cho chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện
nay. Đề tài nghiên cứu của tôi là độc lập chưa từng được công bố và trùng
lắp với các đề tài đã có trước đây.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã qua thực tiễn ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk
Nông qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh
Đắk Nông.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp và thứ cấp để phục vụ cho việc
nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức
cấp xã ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
-

Khảo sát đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối


với cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính

sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
trong giai đoạn hiện nay .

13


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đãi ngội
đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách và đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Cư
Jút, tỉnh Đắk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
+

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề từ thực

trạng quá trình triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức cấp xã trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản như tiền lương,
phụ cấp, bảo hiểm, chế độ hưu trí của cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển,
bổ nhiệm và chế độ khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, công chức từ thực
tiễn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
+ Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
+


Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015, các giải pháp được đề

xuất cho giai đoạn 2017 - 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận.
Luận văn đươc triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận
biện chứng duy vật; cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách đãi ngộ đối với cán
bộ, công chức, vai trò của chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nói
chung và trong hệ thống chính trị ở cơ sở nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu để
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phương pháp cơ
bản sau đây:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
để có luận cứ khoa học cho việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,
14


công chức cấp xã huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông làm cơ sở để đánh giá thực
trạng công tác này ở chương 2 của luận văn.
-

Phương pháp điều tra: Được tiến hành tại các cấp xã huyện Cư Jút,

tỉnh Đắk Nông nhằm thu thập thông tin nhằm đánh giá thực trạng công tác
thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã ở chương 2 làm
cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả thực hiện chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông ở chương 3 của
luận văn.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng nhằm phân tích,

đánh giá thực trạng công tác thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,
công chức cấp xã huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, để từ đó chỉ ra những tồn tại,
nguyên nhân làm cơ sở cho những giải pháp ở chương 3
-

Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu thu

thập được từ kết quả điều tra, khảo sát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận
Hệ thống lại một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách đãi ngộ đối với
cán bộ, công chức cấp xã; xác định được một số nội dung thực hiện chính
sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Về thực tiễn
Góp phần cải thiện chất lượng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán
bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên
học viện Hành chính Quốc gia và những chuyên ngành khác có liên quan.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương gồm:
15



Chương 1: Lý luận chung về thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán
bộ, công chức cấp xã
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,
công chức cấp xã ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp thực hiện chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ, công chức cấp xã huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay

16


Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI
VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Một số vấn đề về công chức cấp xã và thực hiện chính sách
1.1.1. Cấp xã và chính quyền cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm cấp xã
Để quản lý đất nước, các quốc gia thường phân chia lãnh thổ của mình
thành nhiều địa hạt lãnh thổ lớn nhỏ khác nhau và thiết lập trên đó các tổ chức
bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn gọi là các đơn vị
hành chính. Các đơn vị hành chính được phân định theo thứ bậc với quy mô
và thẩm quyền quản lý khác nhau - gọi là cấp hành chính [34, tr.39-40]. Các tổ
chức bộ máy được thiết lập trên các đơn vị hành chính có chức năng quản lý
nhà nước trên địa bàn được gọi là tổ chức chính quyền. Tương ứng với mỗi
cấp hành chính là một cấp chính quyền. Mỗi quốc gia trên thế giới quy định
quy mô các đơn vị hành chính và số cấp hành chính có khác nhau.


nước ta, trong từng giai đoạn lịch sử, các cấp hành chính cũng được


quy định khác nhau. Theo Điều 110 Hiến pháp 2013 thì, Các đơn vị hành
chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như
sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực
thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương
đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.

17


Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập nước ta có
4 cấp hành chính, Tương ứng với 4 cấp chính quyền đó là: trung ương, tỉnh,
huyện và xã, [21].
Như vậy, theo Hiến pháp 2013, nước ta có 4 cấp hành chính đó là: cấp
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong hệ thống hành chính của
Nhà nước ta, cấp xã là cấp có đơn vị hành chính nhỏ nhất. Song, đơn vị hành
chính cấp xã là đơn vị hành chính cơ bản, là “tế bào” cấu thành nên đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và cả quốc gia. Do vậy, trong nhiều tài liệu,
sách báo và văn bản hành chính “cấp xã” còn có tên gọi khác là “cấp cơ sở”.
Theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam hiện hành, ở mỗi cấp
hành chính đều được thành lập trên đó các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ
và các tổ chức đoàn thể nhân dân. Tất cả các tổ chức trên ở mỗi cấp hành
chính hợp lại thành hệ thống chính trị của cấp đó. Trong đó, tổ chức chính
quyền nhà nước giữ vai trò trung tâm, là nền tảng và là “rường cột” của hệ
thống chính trị.
Tóm lại: Cấp xã là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống tổ chức
hành chính của nhà nước ta; Là cấp có đơn vị hành chính nhỏ nhất, song đây

là đơn vị hành chính cơ bản, là “tế bào” cấu thành nên đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp tỉnh và cả quốc gia.
1.1.1.2. Chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống tổ
chức hành chính của nhà nước ta, được thành lập trên từng đơn vị hành chính
cấp xã, có chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa bàn cấp xã theo quy định của
pháp luật.
Chính quyền cấp xã bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban
nhân dân (UBND). HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở
18


địa phương, do cử tri trong xã bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Cơ cấu tổ chức HĐND cấp xã gồm:
Chủ tịch, Phó chủ tịch và các đại biểu HĐND. Số lượng đại biểu HĐND cấp
xã được quy định theo dân số và địa bàn của từng đơn vị hành chính cấp xã,
thấp nhất là 25 đại biểu và cao nhất là 35 đại biểu. UBND cấp xã là cơ quan
chấp hành của HĐND cùng cấp, đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương. UBND cấp xã do HĐND cấp xã bầu ra và phải được Chủ tịch
UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã có từ
3 đến 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, 1-2 Phó chủ tịch, và các uỷ viên. Giúp
việc cho UBND xã có các công chức chuyên môn.
Trong hệ thống chính quyền của Nhà nước ta, chính quyền cấp xã là
cấp chính quyền thấp nhất, gần dân và trực tiếp với dân nhất. Chính quyền
cấp xã vừa là cấp trực tiếp truyền đạt, phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước; vừa là cấp quản
lý trực tiếp mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội diễn ra ở địa bàn cấp
xã theo quy định của pháp luật.
Địa bàn cấp xã là nơi định cư, sinh sống của các tầng lớp nhân dân, là

nơi thường phát sinh những sáng kiến, kinh nghiệm cũng như những đề xuất,
kiến nghị của quần chúng nhân dân qua việc vận dụng, thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước trong sản xuất và đời
sống. Vì vậy, chính quyền cấp xã là nơi đầu tiên và trực tiếp tiếp nhận, giải
quyết những đề xuất, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân với Đảng và Nhà
nước; đồng thời là đầu mối tổng hợp báo cáo lên cấp trên xem xét giải quyết
những đề xuất, kiến nghị của công dân vượt thẩm quyền. Có thể nói chính
quyền cấp xã như là “những chiếc cầu nối liền giữa các tầng lớp nhân dân với
Đảng và Nhà nước cấp trên”.

19


Khi bàn về vai trò của chính quyền cấp xã Chủ tịch Hồ Chí Minh đó
từng viết: “Cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp
xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” [9, tr.259].
Có thể nói chính quyền cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ
thống chính quyền nhà nước, sự ổn định và vững mạnh của chính quyền cấp
xã là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên sự ổn định, phát triển của
từng xã, từng huyện, từng tỉnh và của cả quốc gia.
Xác định được vị trí, vai trò quan trọng của cấp xã, ngay khi thực dân
Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, chúng cũng đó rất chú ý và coi trọng yếu tố
làng, xã trong việc thiết lập bộ máy cai trị của chúng ở Việt Nam.
Sau cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua các giai
đoạn đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành sự nghiệp đổi
mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đó quan tâm nhiều đến việc kiện toàn, sắp
xếp và củng cố tổ chức chính quyền cấp xã.
Ngày nay, sự phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta đang chuyển đổi theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn nói riêng đó và đang đặt ra nhiều vấn đề mới đối với chính quyền
cấp xã và quản lý kinh tế-xã hội ở cấp xã, cần phải được tiếp tục nghiên cứu
sửa đổi cho phù hợp.
Theo quy định hiện hành, chính quyền cấp xã có chức năng, nhiệm vụ
quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa
bàn cấp xã; đảm bảo cho Hiếp pháp, Pháp luật, các quyết định của chính
quyền cấp trên được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở địa phương; đảm
bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; đảm bảo
quyền lợi của công dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
đồng thời động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối Nhà nước.

20


1.1.2. Cán bộ, công chức cấp xã
1.1.2.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức
2008 thì:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy

lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật, [17].
Theo quy định của Khoản 3, Điều 4 và Khoản 2, Khoản 3, Điều 61,
Luật Cán bộ, công chức 2008 thì:
-

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân

Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người
đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
21


Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn
có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt
Nam);Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
-

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một


chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức cấp xã có các chức
danh sau đây:
Trưởng Công an;
Chỉ huy trưởng Quân sự;
Văn phòng - thống kê;
Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
Tài chính - kế toán;
Tư pháp - hộ tịch;
Văn hóa - xã hội.
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý, [17].
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, khái niệm CBCC cấp xã
được giới hạn là những người đang làm việc trong bộ máy chính quyền địa
phương ở cấp xã theo quy định của Khoản 3, Điều 4 và Khoản 2, Khoản 3,
Điều 61, Luật Cán bộ, công chức 2008bao gồm cả cán bộ, công chức được
luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã (HĐND và UBND), trong

22


biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà không nghiên cứu
đội ngũ cán bộ bán chuyên trách ở cấp xã của Việt Nam hiện nay.
1.1.2.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã
Khác với công chức Nhà nước khác, trong mỗi công chức xã đều hội tụ
đủ những đặc điểm, đặc trưng cho các vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện
như: công dân, người đồng hương, bà con, họ hàng, người đại diện của cộng
đồng, đại diện cho Nhà nước...Các vai trò này của có tính thống nhất và mâu
thuẫn, xung đột trong mỗi hoàn cảnh, lĩnh vực riêng.

Hoạt động thực thi công vụ của công chức xã là hoạt động đa dạng,
phức tạp. Môi trường làm việc, đối tượng tiếp xúc của công chức xã rất rộng,
là người “làm dâu trăm họ”, họ phải chăm lo giải quyết tất cả các công việc
trong đời sống xã hội ở địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, quốc phòng, an ninh... Những công việc lại mang tính bất thường, thụ
động theo yêu cầu của nhân dân (khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, giải
quyết các vấn đề đất đai, môi trường...).
Hiện nay, công chức xã nhìn chung đã có sự nâng lên về trình độ, đã
được đào tạo một cách cơ bản; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về trình độ, về
kỹ năng thực thi công vụ. Đặc biệt, công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa,
vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nhiều người chưa được đào tạo về chuyên
môn nghiệp vụ, lại phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau. Do vậy, hiệu
quả công vụ ở những nơi này thường hạn chế nhiều hơn so với các địa
phương vùng đồng bằng.
1.1.2.3. Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã trong quản lý và phát
triển kinh tế - xã hội ở xã
Xã, phường, thị trấn có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị
nước ta. Đây là nơi nối liền Đảng, Nhà nước, các tổ chức của hệ thống chính
trị của đất nước với nhân dân, đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, chủ
23


×