Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học theo hướng phát huy năng lực sáng tạo cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.82 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Vol. 56, No. 5, pp. 154-161

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC
THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Nguyễn Thị Hồng Gấm

Trường Cao đẳng Hải Dương
E-mail:

Tóm tắt. Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tạo môi trường
thuận lợi cho sáng tạo. Bài viết giới thiệu qui trình dạy học theo dự án
nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho sinh viên. Thông qua các hoạt động
trong quá trình học, sinh viên được sáng tạo trong suy nghĩ lập kế hoạch,
tự thực hiện kế hoạch. Bài viết còn trình bày kế hoạch dạy học theo dự án
và phân tích, giới thiệu một số kết quả đạt được khi áp dụng phương pháp
dạy học này ở bài Các nguyên tố nhóm IB (học phần Hóa vô cơ II ở trường
cao đẳng sư phạm).

1.

Mở đầu

Theo các nhà nghiên cứu, khoa học sáng tạo ứng với làn sóng thứ tư trong
quá trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn
sóng thứ tư ứng với "Creatology" chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy
sáng tạo của loài người trong thế kỉ XXI. Mặt khác việc phát triển năng lực sáng
tạo cho học sinh, sinh viên cũng đã được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục


từ năm 2011 đến 2020. Chính vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học ở các
trường cao đẳng, đại học theo hướng phát huy năng lực sáng tạo cho sinh viên.
Hiện nay phong trào đổi mới phương pháp dạy học tại các trường cao đẳng,
đại học đã và đang được quan tâm. Tuy nhiên, một số phương pháp dạy học mới
như dạy học theo dự án, dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng,. . . còn chưa
được nghiên cứu nhiều. Trong bối cảnh đó, bài báo nghiên cứu việc áp dụng dạy
học theo dự án để phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên trong dạy học Hóa vô
cơ ở trường cao đẳng sư phạm.
154


Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học theo hướng phát huy...

2.

Nội dung nghiên cứu

2.1.

Năng lực sáng tạo

Có rất nhiều quan niệm về sáng tạo và nó được gắn kết với những khái niệm
khác nhau như: ý tưởng sáng tạo, tư duy sáng tạo, việc làm sáng tạo, phương pháp
sáng tạo, năng lực sáng tạo,... Trong đó năng lực sáng tạo chính là khả năng thực
hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết làm thành thạo và luôn đổi mới, có những
nét độc đáo riêng phù hợp với thực tế. Đối với học sinh, sinh viên thì năng lực sáng
tạo là khả năng biết đề ra những cái mới khi chưa được học, nghe giảng, đọc tài
liệu hay tham gia về việc đó [2]. Người có năng lực sáng tạo trước tiên là phải có
tư duy sáng tạo để tạo ra những ý tưởng sáng tạo và có phương pháp để thực hiện
được những ý tưởng đó. Trong tất cả chúng ta ai cũng có khả năng sáng tạo. Tuy

nhiên nếu không được bồi dưỡng, rèn luyện nó sẽ dần mai một. Vì vậy để học sinh,
sinh viên phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình thì giáo viên phải tạo điều
kiện để cho họ có cơ hội phát triển sáng tạo.

2.2.
2.2.1.

Dạy học theo dự án
Khái niệm

Dạy học theo dự án (DHDA) hoặc phương pháp DHDA được hiểu là một
phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm
vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này
được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác
định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh
giá quá trình và kết quả thực hiện [1].
2.2.2.

Đặc điểm của dạy học theo dự án

DHDA có 3 đặc điểm cốt lõi sau:
- Định hướng vào người học: Người học được tham gia lựa chọn đề tài cũng
như nội dung học tập phù hợp với khả năng hay hứng thú của cá nhân đồng thời
đòi hỏi tính tích cực, tự lực, tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo của người học.
Dự án được thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân chia công việc giữa các
thành viên.
- Định hướng vào thực tiễn: Chủ đề của dự án được xuất phát từ tình huống
của thực tiễn nghề nghiệp, đời sống xã hội. Các dự án gắn việc học tập trong nhà
trường với thực tiễn, kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, kết hợp tri thức của nhiều
môn học để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

- Định hướng vào sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm
được tạo ra không giới hạn khi thu hoạch lí thuyết mà còn có thể được sử dụng,
công bố hay giới thiệu [2].
155


Nguyễn Thị Hồng Gấm

Dựa vào đặc điểm và các giai đoạn của DHDA, chúng tôi thấy khi học theo
dự án sinh viên phải chủ động lựa chọn nội dung, tự lập kế hoạch nghiên cứu, tự
chịu trách nhiệm với kế hoạch của mình. Cụ thể: sinh viên được sáng tạo trong suy
nghĩ, lập kế hoạch, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ và sáng tạo trong báo cáo
kết quả.

2.3.

Qui trình thực hiện dạy học theo dự án để phát triển năng
lực sáng tạo cho sinh viên sư phạm
Giai đoạn 1. Giới thiệu phương pháp dạy học dự án

Yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu và thảo luận về học theo dự án, những điểm
khác biệt của dạy học theo dự án, các kĩ năng học theo dự án.
Giai đoạn 2. Dạy học theo dự án với chủ đề cụ thể
Bước 1. Lập kế hoạch dự án:
- Giảng viên nghiên cứu kế hoạch dạy học theo dự án, bổ sung những vấn đề
cần thiết để phù hợp với chương trình, nội dung và thực tế của sinh viên.
- Giảng viên dẫn dắt vấn đề về chủ đề của dự án hoặc cho sinh viên tự chọn
chủ đề liên quan đến bài học.
- Nhóm sinh viên lập sơ đồ tư duy nêu các vấn đề có liên quan (tiểu chủ đề).
Giảng viên có thể gợi ý bằng cách đưa ra các câu hỏi nội dung để sinh viên phát

triển ý tưởng.
- Giảng viên yêu cầu sinh viên thảo luận. Giảng viên hoàn thiện bổ sung. Cho
mỗi nhóm sinh viên chọn 1 tiểu chủ đề nghiên cứu.
- Mỗi nhóm lập sơ đồ tư duy về các vấn đề cần tìm hiểu, lập kế hoạch thực
hiện trên giấy A4 theo mẫu (nhiệm vụ cho từng cá nhân, cách thu thập thông tin,
dự kiến kết quả, nhiệm vụ tổng hợp và viết báo cáo, điều hành của nhóm trưởng).
- Giảng viên theo dõi, gợi ý, hỗ trợ nếu cần.
- Đại diện nhóm lên trình bày còn các nhóm khác lắng nghe, góp ý. Cuối cùng
giảng viên hoàn thiện.
Chú ý: Giảng viên cần yêu cầu lập kế hoạch thật chi tiết, cụ thể cho từng học
sinh. Gợi ý cách lấy thông tin cho sinh viên như lấy thông tin qua mạng, tài liệu
sách báo, giáo trình hay hỏi ý kiến trực tiếp (phỏng vấn); các hình thức báo cáo đa
dạng như trình chiếu, đóng kịch, thuyết trình qua các bảng giấy Ao .
Bước 2. Thực hiện dự án:
- Sinh viên thực hiện dự án theo nhiệm vụ được phân công. Giảng viên theo
dõi và có lịch trao đổi với các nhóm trưởng để uốn nắn và điều chỉnh kịp thời.
156


Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học theo hướng phát huy...

- Sinh viên cần thông qua báo cáo trước khi báo cáo ở trên lớp. Giảng viên
góp ý để sinh viên hoàn thiện.
Bước 3. Báo cáo kết quả và đánh giá dự án:
Đại diện nhóm học sinh báo cáo kết quả dự án. Các nhóm khác lắng nghe,
thảo luận. Giảng viên phát các phiếu học tập, phiếu hỏi, phiếu điều tra để thu thập
thông tin, đánh giá dự án.
Giai đoạn 3. Đánh giá sự sáng tạo của sinh viên
- Đánh giá qua bảng kiểm quan sát biểu hiện năng lực sáng tạo của sinh viên.
- Đánh giá qua phiếu hỏi, phiếu học tập.

- Đánh giá qua kết quả của dự án và sự đánh giá lẫn nhau của sinh viên.

2.4.

Thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thiết kế và thực hiện một số kế hoạch dạy học theo
dự án trong môn Hóa vô cơ (học phần Hóa vô cơ II) ở trường cao đẳng sư phạm với
bài Các nguyên tố nhóm IB.
Bài Các nguyên tố nhóm IB
* Mục tiêu
- Kiến thức: Sinh viên hiểu được trạng thái thiên nhiên và cách khai thác
đồng, bạc, vàng cũng như hiểu được tính chất của đồng, bạc, vàng và các hợp chất
của nó để giải thích các ứng dụng của đơn chất và hợp chất của chúng. Đồng thời
sinh viên biết vận dụng tính chất của đồng, bạc, vàng và các hợp chất của nó để
đưa ra cách thu hồi đồng, bạc, vàng từ các phế liệu.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, xử
lí thông tin và kĩ năng vận dụng thực hành.
- Sáng tạo: Phát triển tư duy sáng tạo qua thiết kế, lập sơ đồ tư duy, lập kế
hoạch; phát triển năng lực sáng tạo trong cách thực hiện nhiệm vụ được giao và
phát triển năng lực sáng tạo trong cách báo cáo kết quả.
* Hoạt động dạy học
Sở dĩ chúng tôi chọn bài Các nguyên tố nhóm IB để thực hiện DHDA vì đây
là kiến thức mà sinh viên đã được biết một phần ở phổ thông, các kiến thức này có
thể liên hệ với thực tế đời sống như các ứng dụng của Cu, Ag, Au và hợp chất; cách
luyện vàng, bạc; cách thu hồi Cu, Ag, Au từ các phế thải,... và đặc biệt nội dung,
thời gian phân bố có thể cho phép thực hiện toàn bộ trong dự án.
157



Nguyễn Thị Hồng Gấm

Thời
gian

Nội dung

Thực
hiện
trong
một
tiết
chính
khóa
(20
phút)

* Lựa chọn chủ đề
Tên dự án: Tìm hiểu về
đồng, bạc, vàng
- Trạng thái tự nhiên
và cách khai thác, đồng,
bạc, vàng.
- Ứng dụng của đồng,
bạc, vàng trong kĩ thuật
và đời sống.
- Cách thu hồi đồng,
bạc, vàng từ các phế
thải.


(25
* Lập kế hoạch cho
phút) dự án

158

Hoạt động 1. Lập kế hoạch
Hoạt động của giảng viên,
sinh viên
- GV giới thiệu khái quát
các nguyên tố nhóm IB. Đưa
thông tin về một số đặc
điểm chung của các nguyên tố
nhóm IB. Yêu cầu sinh viên
phát triển mạng ý tưởng cần
nghiên cứu nội dung bài bằng
sơ đồ tư duy (cho sinh viên
nêu các vấn đề cần nghiên
cứu, lược bớt các ý kiến trùng
nhau).
- SV lần lượt nêu ý tưởng của
mình. Thảo luận nêu các vấn
đề cần nghiên cứu trong nội
dung bài, cùng giáo viên lựa
chọn nội dung để hình thành
các tiểu chủ đề.
- GV kết luận, cho SV nhận
chủ đề nghiên cứu.
- SV nhận nhóm và chủ đề
nghiên cứu, cử nhóm trưởng,

thư kí.
- GV yêu cầu các nhóm sử
dụng sơ đồ tư duy xây dựng
những vấn đề cần nghiên cứu,
từ đó lập kế hoạch chi tiết cho
dự án.
- SV cùng nhau xây dựng sơ
đồ tư duy và lập kế hoạch
hoạt động.
- GV có thể góp ý, hoàn chỉnh
kế hoạch hoạt động cho từng
dự án.
- GV hướng dẫn, gợi ý các
nhóm ghi sổ theo dõi dự án,
một số kĩ năng thực hiện dự
án như tìm kiếm thông tin,
hình thức báo cáo,...
- SV cho các nhóm trưởng báo
cáo kế hoạch thực hiện dự án,
góp ý, bổ sung.
- Lưu kế hoạch thực hiện của
các nhóm.

Tình huống thuận lợi cho
sáng tạo

- Tạo môi trường sáng tạo.
- Kích thích khám phá.

-


Tạo môi trường sáng tạo.
Kích thích khám phá.
Tạo việc xây dựng ý tưởng.
Tự lập kế hoạch.


Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học theo hướng phát huy...

Hoạt động 2. Thực hiện dự án

Thời
gian

Nội dung

Thực
hiện
trong
Thực hiện kế
5
hoạch dự án đề ra
ngày
(ngoài
giờ)

Thời
gian
Thực
hiện

trong
1 ngày
(ngoài
giờ)

Hoạt động của giảng viên,
sinh viên
- GV thường xuyên liên lạc
nắm bắt tình hình của các
nhóm, duy trì nhiệt huyết của
các nhóm, hỗ trợ phiếu khảo
sát hoặc câu hỏi phỏng vấn.
- SV thực hiện theo kế hoạch
và bảng phân công nhiệm vụ,
liên lạc với giáo viên khi cần
sự tư vấn, trợ giúp.

Tình huống thuận lợi
cho sáng tạo

- Tạo môi trường sáng tạo.
- Tự thực hiện kế hoạch.
- Kích thích khám phá.

Hoạt động 3. Tổng hợp kết quả
Hoạt động của giảng Tình huống thuận lợi
Nội dung
viên, sinh viên
cho sáng tạo
Tổng hợp kết

quả, xây dựng
sản phẩm

Thời
gian
Thực
hiện
trong 2
tiết chính
khóa
(45 phút)

(45 phút)

- GV theo dõi, trợ giúp khi
cần.
- SV tổng hợp thông tin,
phân tích kết quả, chuẩn bị
báo cáo theo cách của mình.

Hoạt động 4. Báo cáo kết quả và
Hoạt động của giảng
Nội dung
viên, sinh viên
- GV theo dõi, tổ chức
cho SV báo cáo.
Báo cáo kết - SV báo cáo (sử dụng
quả
phần mềm Powerpoint
hoặc phim để trình

chiếu).
- GV tổng kết và cho SV
tự đánh giá lẫn nhau.
- Đánh giá qua phiếu học
Đánh giá
tập, phiếu hỏi và phiếu
đánh giá dự án của các
nhóm.

- Tạo môi trường sáng tạo.
- Tự thực hiện kế hoạch.

đánh giá
Tình huống thuận lợi
cho sáng tạo

- Tự thực hiện kế hoạch.

- Tạo môi trường sáng tạo.
- Tự đánh giá.

159


Nguyễn Thị Hồng Gấm

Khi đánh giá dự án và khả năng phát triển năng lực sáng tạo, chúng tôi dựa
vào phiếu học tập, phiếu hỏi, phiếu đánh giá dự án và bảng kiểm quan sát các biểu
hiện sáng tạo của sinh viên. Phiếu học tập giúp chúng tôi biết sinh viên khi học
theo dự án có đạt được mục tiêu về kiến thức đã đề ra không, phiếu hỏi cho chúng

tôi biết các kĩ năng mà sinh viên đã sử dụng và sự sáng tạo của sinh viên. Chẳng
hạn, qua phiếu hỏi chúng tôi biết có sinh viên gặp khó khăn trong việc lấy thông
tin trên mạng về cách điều chế vàng và sinh viên đó đã sáng tạo bằng cách không
dựa trên mạng mà phỏng vấn và chụp ảnh thực tế ở hiệu vàng.
Sau khi tổng hợp 168 phiếu hỏi sinh viên tham gia thực nghiệm ở 3 trường:
Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Hải Dương
về hoạt động phát huy năng lực sáng tạo trong dạy học theo dự án, chúng tôi thu
được kết quả ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong DHDA
ở bài Các nguyên tố nhóm IB
Stt Hoạt động phát huy năng lực sáng tạo
Số SV chọn
Tỉ lệ %
1
Lập kế hoạch
147
87,50
2
Thực hiện kế hoạch
162
96,43
3
Báo cáo kết quả
151
89,88

Như vậy khi học theo dự án thì hoạt động "Thực hiện kế hoạch" được sinh
viên cho là phát huy năng lực sáng tạo cao nhất. Sự sáng tạo của sinh viên còn
được thể hiện ở sản phẩm của dự án mà sinh viên tạo ra. Trong khuôn khổ bài báo,
chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả các sản phẩm của sinh viên nên

chỉ đưa ra một ví dụ về cách thu hồi đồng và bạc từ các phế thải kim loại mà sinh
viên nêu ra khi thực hiện dự án (Hình 1).

Hình 1. Sơ đồ thu hồi đồng, bạc từ phế thải kim loại
160


Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học theo hướng phát huy...

Sản phẩm của dự án là sinh viên nêu được cách thu hồi đồng, bạc từ các phế
liệu kim loại mà trước đây chưa được đề cập đến đã thể hiện được sự sáng tạo của
các em, nhất là đối với các em sinh viên cao đẳng sư phạm, không được học chuyên
sâu về kĩ thuật cũng như lí thuyết.

3.

Kết luận

Qua nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo dự án ở 3 trường: Cao
đẳng Sư phạm Hưng Yên, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và Cao đẳng Hải Dương, kết
quả thu được cho thấy đa số sinh viên tích cực tham gia và hưởng ứng phương pháp
này với nhiều sáng tạo và tính tự lập cao. Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án
trong dạy học nói chung hay dạy học hóa học ở trường cao đẳng sư phạm nói riêng
sẽ tạo ra những môi trường thuận lợi, kích thích sinh viên sáng tạo, từ đó giúp học
sinh, sinh viên phát triển năng lực sáng tạo của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Cao Thị Thặng và Nguyễn Phương
Hồng, 2010. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim và

Lâm Quang Thiệp, 2007. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên
THCS. Dự án Đào tạo giáo viên THCS.
[3] Nguyễn Cương, 2007. Phương pháp dạy học Hoá học ở trường phổ thông và đại
học. Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Trần Thị Đà, Nguyễn Thế Ngôn, 2005. Hóa học vô cơ, tập 2. Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[5] khoahoc/renluyen− sangtao/resume.htm
[6] Website chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam: http://
www.intel.com/cd/corporate/education/APAC/VIE/292717.htm
ABSTRACT
The renewal of teaching methods towards developing the creative capacity
of students in Colleges of Education
Project-based learning is a teaching method to create a favorable environment
for creativity. This article introduces process of project-based learning to develop
the creative capacity of students. Through the activities in the learning process,
students are using creative thinking in planning and performing their tasks. The
article also presents the teaching plan and analyses, introduces the obtained results
when making project-based learning in lesson of The elements of group IB (Inorganic Chemistry II Course, Colleges of Education).
161



×