Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

lý thuyết trò chơi và áp dụng phân tích chiến lược của các doanh nghiệp sữa tại việt n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP
TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ ÁP DỤNG PHÂN TÍCH
CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SỮA TẠI
VIỆT NAM
Mã số đề tài: 10

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN HOÀNG TÙNG

Dân tộc:

Kinh

Lớp, khoa:

DH12KI02/Kinh tế và luật

Ngành học:

Kinh tế

Người hướng dẫn:


Ts. Lê Văn Chơn

Nam, Nữ: Nam

Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4

TP Hồ Chí Minh, Tháng 3 Năm 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 4
DANH MỤC ĐỒ THỊ........................................................................................................ 5
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SỮA TẠI VIỆT NAM ..................................................................... 11
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 11
Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 12
Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 12
Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................ 12
Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................... 12
Kết cấu đề tài: ...................................................................................................... 12


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI ................................ 14
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 14
1. Quá trình hình thành của lý thuyết trò chơi: ....................................................... 14
2. Các bước phát triển: ............................................................................................ 14
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI: ......................................... 15
1. Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh: ................................................................... 15
a. Player (Người chơi): ......................................................................................... 15
b. Added Value (Giá trị gia tăng): ........................................................................ 16
c. Rules (Những quy tắc):..................................................................................... 17
d. Tactics (Chiến thuật): ....................................................................................... 17
e. Scope (Phạm vi): .............................................................................................. 17
2. Biểu diễn trò chơi: ............................................................................................... 18
a. Dạng chuẩn tắc: ................................................................................................ 18
b. Dạng mở rộng: .................................................................................................. 19
3. Phân loại trò chơi: ............................................................................................... 19
a. Dựa vào kết quả trò chơi: ................................................................................. 19
b. Dựa vào thông tin trò chơi: ............................................................................... 20
III. ÁP DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH: ............................................ 20
IV. ỨNG DỤNG CỤ THỂ CỦA LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH: ................... 21
I.

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH
DOANH VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VINAMILK .......... 23

1


I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM: ...................................................... 23
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VINAMILK THEO MÔ HÌNH
BRANDENBURGER VÀ NALEBUFF: .................................................................................. 24

1. Vinamilk: .............................................................................................................. 25
a. Qúa trình hình thành và phát triển: ................................................................... 25
b. Tình hình hoạt động của Vinamilk từ 2008 – 2012: ........................................ 26
c. Tài sản và nguồn vốn: ....................................................................................... 27
d. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý: ...................................................................... 28
e. Sản phẩm: ......................................................................................................... 29
f. Nhà máy và trang trại: ...................................................................................... 29
g. Các công ty con và công ty liên kết nước ngoài:.............................................. 29
h. Hệ thống tủ đông, tủ lạnh: ................................................................................ 30
2. Nhà cung cấp: ...................................................................................................... 30
a. Fonterra: ............................................................................................................ 30
b. Hoogwegt International: ................................................................................... 30
c. Tetra Pak Indochina: ......................................................................................... 31
d. Đội ngũ lao động: ............................................................................................. 32
e. Nguồn nguyên liệu sữa trong nước: ................................................................. 33
f. Vùng nguyên liệu tự chủ của Vinamilk: ........................................................... 33
3. Khách hàng: ......................................................................................................... 33
a. Thị trường nội địa: ............................................................................................ 33
b. Thị trường xuất khẩu: ....................................................................................... 35
c. Khách hàng khác: ............................................................................................. 35
4. Đối thủ cạnh tranh: .............................................................................................. 35
a. Thị trường sữa bột: ........................................................................................... 35
b. Thị trường sữa nước: ........................................................................................ 36
c. Sữa chua: .......................................................................................................... 37
d. Sữa đặc: ............................................................................................................ 37
e. Khái quát về các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk theo cơ cấu doanh thu: ..... 38
5. Người bổ trợ: ....................................................................................................... 38
a. Chính phủ: ........................................................................................................ 38
b. Các doanh nghiệp sữa khác: ............................................................................. 40
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VINAMILK:................................................ 41

1. Thuận lợi: ............................................................................................................. 41
2. Khó khăn: ............................................................................................................. 42
IV. TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ............................................................................................ 45
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀO PHÂN TÍCH CHIẾN
LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SỮA TẠI VIỆT NAM .................................... 46
2


THỊ TRƯỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC TRẺ EM: .............................................. 46
1. Tổng quan về thị trường sữa bột: ........................................................................ 46
2. Triển vọng ngành sữa bột: ................................................................................... 47
3. Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp: .................................................... 48
a. Cuộc chiến của thương hiệu và giá: ................................................................. 49
b. Cuộc chiến sản phẩm: ....................................................................................... 61
4. Ảnh hưởng của nhà nước đến việc điều tiết thị trường sữa: ............................... 64
a. Chính sách quản lý giá: .................................................................................... 64
b. Chính sách tiếp thị, quảng cáo và ghi nhãn hàng hóa: ..................................... 66
II. THỊ TRƯỜNG SỮA NƯỚC TẠI VIỆT NAM:....................................................... 66
1. Tổng quan về thị trường sữa nước: ..................................................................... 66
2. Triển vọng ngành sữa nước: ................................................................................ 67
3. Cuộc chiến của Vinamilk và Friesland Campina: ............................................... 69
4. TH Group và cuộc chiến với Vinamilk: ............................................................... 70
a. TH Group: ......................................................................................................... 70
b. Cuộc chiến giữa Vinamilk và TH Group: ........................................................ 73
III. TỔNG KẾT CHƯƠNG III: ........................................................................................... 78
1. Thị trường sữa bột: .............................................................................................. 78
2. Thị trường sữa nước: ........................................................................................... 78
I.

CHƯƠNG IV: SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SỮA

VIỆT NAM TỪ THÁNG 4/2014 – 2020 VÀ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH PHỦ ĐỊNH
HƯỚNG THỊ TRƯỜNG SỮA ....................................................................................... 80
DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM TỪ THÁNG 4/2014 – 2020: ............. 80
1. Thị trường sữa bột: .............................................................................................. 80
2. Thị trường sữa nước và chiến lược của các doanh nghiệp trong việcphát triển thị
trường: ........................................................................................................................ 81
II. SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI ĐỀ RA GIẢI PHÁP CHO CHÍNH PHỦ
TRONG VIỆC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM: 82
1. Partner (Người chơi): .......................................................................................... 83
2. Added Value (Giá trị gia tăng): ........................................................................... 84
3. Rules (Những quy tắc): ........................................................................................ 85
4. Tactics (Chiến thuật) và Scope (Phạm vi): .......................................................... 85
5. Kết luận: ............................................................................................................... 87
I.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 88
I. SÁCH, TÀI LIỆU:........................................................................................................ 88
II. WEBSITE: ................................................................................................................. 88

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Những dòng sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh sữa ................. Trang 22
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kép bình quân của Vinamilk từ 2008 – 2012 ............ Trang 25
Bảng 3: Bốn doanh nghiệp mang lại nguồn lợi lớn nhất cho SCIC năm 2013 ...... Trang 37
Bảng 4: Thị phần theo doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh sữa bột thức trẻ em
năm 2008 ................................................................................................................ Trang 46
Bảng 5: Biến động giá sữa bột thế giới, tỷ giá hối đoái, lạm phát và giá sữa trong nước so
với mốc năm 2006 .................................................................................................. Trang 49

Bảng 6: Biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá sữa (Giữa năm sau so với năm
trước) ...................................................................................................................... Trang 49
Bảng 7: Bảng phân tích ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá VND/USD, biến động giá sữa thế
giới đến sự thay đổi giá sữa của các doanh nghiệp (Denta P thật) so với 2006 ..... Trang 59
Bảng 8: Thị phần sữa nước của các doanh nghiệp theo doanh thu ........................ Trang 66

Ma trận 1: Biểu diễn tổng quát quyết định của Vinamilk và Friesland Campina .. Trang 51
Ma trận 2: Biểu diễn quyết định của Vinamilk và Friesland Campina vào năm 2009
................................................................................................................................ Trang 54
Ma trận 3: Biểu diễn quyết định của Vinamilk và Friesland Campina vào năm 2010
................................................................................................................................ Trang 57
Ma trận 4: Biểu diễn quyết định của Vinamilk và Friesland Campina vào năm 2011
................................................................................................................................ Trang 58
Ma trận 5: Biểu diễn quyết định sản lượng của Vinamilk và Friesland Campina vào năm
2013 ........................................................................................................................ Trang 62

4


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Vinamilk giai đoạn 2008 – 2013 .. Trang 26
Đồ thị 2: Cơ cấu lao động của Vinamilk 31/12/2012 ............................................ Trang 31
Đồ thị 3: Hai kênh phân phối sản phẩm của Vinamilk ......................................... Trang 33
Đồ thị 4: Thị phần sữa bột tại Việt Nam năm 2012 .............................................. Trang 34
Đồ thị 5: Thị phần sữa nước Việt Nam năm 2013 ................................................ Trang 35
Đồ thị 6: Cơ cấu doanh thu của Vinamilk năm 2012 ............................................ Trang 35
Đồ thị 7: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của Vinamilk T9/2012 ........... Trang 42
Đồ thị 8: Doanh thu ngành sữa bột 2004 – 2009 ................................................... Trang 45
Đồ thị 9: Tiêu thụ sữa bình quân 2008 .................................................................. Trang 46
Đồ thị 10: Doanh thu đầu người của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 ................. Trang 46

Đồ thị 11: Thị phần sản lượng sữa bột năm 2008 .................................................. Trang 51
Đồ thị 12: Doanh thu ngành sữa nước 2004 – 2009 ............................................... Trang 65
Đồ thị 13: Thị phần sữa bột của Vinamilk và Friesland Campina giai đoạn 2009 -2012
................................................................................................................................ Trang 68

5


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
A – M:

Abbott – Mead Johnson

CAGR:

Compound annual growth rate – Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm.

ESOP:

Employee Stock Ownership Plan – Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ
phần cho người lao động.

GDP:

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội.

SCIC:

State Capital and Investment Corporation – Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà nước.


V – FC:

Vinamilk – Friesland Campina

6


Mẫu SV-06. Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CHIẾN
LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SỮA TẠI VIỆT NAM
- Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN HOÀNG TÙNG

- Lớp: DH12KI02
Năm thứ: 2

Khoa: KINH TẾ VÀ LUẬT
Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Ts. Lê Văn Chơn
2. Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm áp dụng lý thuyết trò chơi để phân tích

những chiến lược của các doanh nghiệp sữa tại thị trường Việt Nam. Thông qua
trung tâm trò chơi là Vinamilk, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan về diễn biến
của thị trường. Từ đó sử dụng tiếp lý thuyết trò chơi nhằm đưa ra những dự báo về
chiến lược của các doanh nghiệp trong tương lai và giải pháp cho Chính phủ để
định hướng thị trường sữa đi theo hướng có lợi nhất cho Chính phủ và người tiêu
dùng Việt Nam.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đây là đề tài đầu tiên áp dụng công cụ “Lý thuyết trò chơi” để giải quyết
một vấn đề kinh tế tham gia nghiên cứu khoa học tại trường đại học Mở TP Hồ Chí
Minh kể từ năm 2004. Vì thế, đề tài sẽ đưa ra những lý lẽ, giải thích,… hoàn toàn
mới mẻ so với những công cụ trước đây. Nó sẽ đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho
các nhà kinh tế trong việc tác động hay điều chỉnh một vấn đề kinh tế nào đó.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã được thực hiện và đạt được đầy đủ những kết quả theo dự tính ban
đầu:

7


 Giải thích được nguyên nhân khiến Vinamilk là doanh nghiệp sữa số 1 tại
Việt Nam.
 Phân tích được chiến lược của các doanh nghiệp sữa kinh doanh tại hai phân
khúc: Sữa bột và sữa nước.
 Dự đoán thị trường sữa Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020.
 Áp dụng “Lý thuyết trò chơi” đưa ra giải pháp cho Nhà nước trong việc điều
khiển thị trường sữa bột tại Việt Nam.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Đóng góp về mặt kinh tế:
 Giúp Nhà nước kiểm soát được thị trường sữa Việt Nam, đặc biệt là phân

khúc sữa bột và sữa nước bằng “Bàn tay vô hình” của thị trường và “Bàn tay
hữu hình” của nhà nước.
 Giúp người tiêu dùng Việt Nam sử dụng sản phẩm sữa với giá cả phải
chăng, phù hợp với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.
Khả năng áp dụng của đề tài:
 Nếu đề tài được các doanh nghiệp sữa quan tâm, đó sẽ là công cụ hữu hiệu
để các doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược riêng của mình.
 Nếu đề tài được các cấp chính quyền nhà nước quan tâm, đó sẽ là công cụ để
Nhà nước nắm hoàn toàn chủ động khi đưa ra những giải pháp nhằm làm
chủ thị trường sữa mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nhà
nước và các doanh nghiệp cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam
và các nước xuất khẩu nguyên liệu sữa bột sang Việt Nam.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu (nếu có):

8


Ngày 31

tháng 03

năm 2014

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên

thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày

tháng

Xác nhận của đơn vị

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

9

năm


Mẫu SV-07. Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6


Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG TÙNG
Sinh ngày: 26 tháng 05 năm 1994
Nơi sinh: Pleiku – Gia Lai
Lớp: DH12KI02
Khóa: 2012 – 2016
Khoa: Kinh tế và luật
Địa chỉ liên hệ: 106/31 Bình Lợi, P.13, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0985475963
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học):

* Năm thứ 1:
Ngành học:
Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học:
Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:

Khoa:
Trung bình – Khá

Kinh tế và luật

Khoa:
Trung bình – Khá


Kinh tế và luật

Ngày 31 tháng 03 năm 2014
Xác nhận của đơn vị

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

(ký tên và đóng dấu)

10


LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ ÁP DỤNG PHÂN TÍCH
CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SỮA TẠI
VIỆT NAM
PHẦN MỞ ĐẦU
Kể từ năm 1986, Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang mô hình “Kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhiệm vụ trước mắt của Đảng và nhà
nước là xây dựng kinh tế thị trường khi nền kinh tế tập trung không hiệu quả. Đứng
trước mục tiêu và nhiệm vụ của Đảng và nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải thay đổi tư duy để hội nhập với thế giới trong bối cảnh cạnh tranh, hợp tác trong
thế kỷ XXI. Vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong thế kỷ XXI là rất quan
trọng, doanh nghiệp vừa cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong nước, vừa
quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua sản phẩm chất lượng, uy tín. Tuy nhiên, trải
qua hơn một thập kỷ, các doanh nghiệp Việt Nam đang để mất thị trường vào các
doanh nghiệp nước ngoài. Thêm vào đó, các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt
Nam chưa mang một đặc thù riêng biệt “Made in Vietnam” để quảng bá hình ảnh Việt
Nam đến bạn bè quốc tế. Vì thế, việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết trò chơi trong

kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam vạch ra chiến lược cụ thể giải
quyết bài toán trên.
Thị trường sữa Việt Nam về bản chất là thị trường độc quyền nhóm, việc lựa chọn
chiến lược của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chiến lược của doanh nghiệp
khác. Thị trường sữa Việt Nam được chia thành nhiều thị trường sữa nhỏ. Trong đó,
cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất đến từ hai thị trường sữa sau: Thị trường sữa bột với sự
cạnh tranh gay gắt giữa Abbott – Mead Johnson và Vinamilk – Friesland Campina; thị
trường sữa nước với sự cạnh tranh của Vinamilk – Friesland Campina – TH Group.
Có thể nói, thị trường sữa Việt Nam như một bức tranh thu nhỏ về sự cạnh tranh bình
đẳng giữa những doanh nghiệp trong nước và những doanh nghiệp nước ngoài.
Nhận thấy sự cấp thiết của thực tế, tôi quyết định chọn đề tài: “Lý thuyết trò chơi
và áp dụng vào phân tích chiến lược của các doanh nghiệp sữa tại Việt Nam”.
1. Mục tiêu nghiên cứu:

11


Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm áp dụng lý thuyết trò chơi để phân tích
những chiến lược của các doanh nghiệp sữa tại thị trường Việt Nam. Thông qua trung
tâm trò chơi là Vinamilk, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan về diễn biến của thị
trường. Từ đó sử dụng tiếp lý thuyết trò chơi nhằm đưa ra những dự báo về chiến lược
của các doanh nghiệp trong tương lai và giải pháp cho Chính phủ để định hướng thị
trường sữa đi theo hướng có lợi nhất cho Chính phủ và người tiêu dùng Việt Nam.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Vì sao Vinamilk thống trị thị trường sữa Việt Nam?
Vì sao tồn tại độc quyền nhóm trong thị trường sữa Việt Nam?
Các doanh nghiệp sữa cạnh tranh nhau như thế nào?
Các giải pháp can thiệp của Chính phủ đối với thị trường sữa bột có hiệu quả
không?
Làm thế nào để Chính phủ có thể định hướng thị trường sữa đi theo hướng có lợi

nhất cho Chính phủ và người tiêu dùng trong nước?
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các doanh nghiệp lớn trong thị trường sữa tại Việt Nam: Vinamilk, Abbott, Mead
Johnson, Friesland Campina, TH Group.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích chiến lược của các doanh nghiệp sữa tại Việt Nam từ năm 2004 – 2013
và dự báo chiến lược của các doanh nghiệp và diễn biến thị trường từ năm Tháng
4/2014 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích số liệu từ điều tra thực tế, Internet, chương
trình giảng dạy, các bài nghiên cứu,…
6. Kết cấu đề tài:
Đề tài sẽ được chia thành bốn chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về lý thuyết trò chơi
Chương II: Sử dụng mô hình lý thuyết trò chơi trong kinh doanh vào phân tích
tình hình hoạt động của Vinamilk

12


Chương III: Vận dụng lý thuyết trò chơi vào phân tích chiến lược của các doanh
nghiệp sữa tại Việt Nam
Chương IV: Sử dụng lý thuyết trò chơi dự báo thị trường sữa từ Tháng 4/2014 –
2012 và giải pháp cho chính phủ định hướng thị trường sữa.

13


Chương I: Cơ sở lý luận về lý thuyết trò chơi
I.


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT TRÒ
CHƠI:

1. Quá trình hình thành của lý thuyết trò chơi:
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của Toán học ứng dụng. Nội dung chủ yếu của lý
thuyết trò chơi là nghiên cứu các tình huống chiến thuật, trong đó mỗi người chơi lựa
chọn các chiến lược khác nhau dựa trên các chiến thuật của người chơi khác để đưa ra
chiến thuật tốt nhất.
Có các ý kiến cho rằng Antoine Augustin Cournot là người đầu tiên đưa ra cơ sở
phương pháp luận chung về lý thuyết trò chơi thông qua cuốn sách “Nghiên cứu về
những định luật toán học của lý thuyết tài sản” vào năm 1838. Tuy nhiên, vào thời kỳ
đó, Cournot chưa thuyết phục được các nhà khoa học về lý thuyết độc quyền và lưỡng
độc quyền. Mãi đến năm 1944, khi John von Neumann và Oskar Morgenstern xuất
bản cuốn sách “Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế” vào năm 1944, ứng dụng
của lý thuyết trò chơi được thừa nhận và sử dụng rộng rãi như một công cụ giải thích
các hành vi kinh tế. Vì thế, có thể nói rằng: John von Neumann và Oskar
Morgernstern là những người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
của lý thuyết trò chơi.
2. Các bước phát triển:
Mặc dù John von Neumann và Oskar Morgenstern là những người được biết đến
lần đầu tiên khi hình thành lý thuyết trò chơi nhưng trong những buổi đầu sơ khai
hình thành lý thuyết trò chơi, nội dung của hai nhà khoa học trên chủ yếu phân tích trò
chơi có sự hợp tác, khi các bên luôn luôn tuân thủ các điều khoản ban đầu, không có
sự lừa đảo nào xuất hiện trong trò chơi, qua đó tổng lợi ích của các bên bằng 0. Có
nhiều tài liệu cho rằng một trong những ứng dụng thực tiễn nhất của lý thuyết trò chơi
là các chiến thuật hải quân Anh sử dụng để phá hủy Hải quân phát xít Đức trong thế
chiến thứ II. Người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình phát triển của lý thuyết
trò chơi là nhà toán học lừng danh John Nash. Năm 1994, ông nhận được giả thưởng
Nobel kinh tế về lý thuyết trò chơi. Nghiên cứu của John Nash tập trung vào “Trò

chơi bất hợp tác” và “Trò chơi có tổng lợi ích khác 0. John Nash đã đưa ra “Thuyết

14


cân bằng”, lý thuyết này được ứng dụng trong vấn đề ngã giá, trong vấn đề bán đấu
giá và đặc biệt là chống độc quyền. Gần đây nhất, lý thuyết trò chơi càng được công
nhận với sức ảnh hưởng to lớn của nó thông qua giải Nobel 2005 của hai nhà kinh tế
học: Thomas Schelling và Robert Aumann. Nội dung nghiên cứu của hai nhà kinh tế
trên chủ yếu phân tích sự cạnh tranh và hợp tác trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu
hóa hiện nay.
Ngày nay, ở những nước phát triển, lý thuyết trò chơi được áp dụng cho nghiên
cứu về hành vi động vật, Đạo đức học, Triết học, Khoa học máy tính và đặc biệt là
Kinh tế. Ảnh hưởng của kinh tế đối với sự phát triển của các cá nhân và tổ chức trong
bộ máy nhà nước là hết sức to lớn. Vì thế, lý thuyết trò chơi còn được nhiều nhà khoa
học ngày nay sử dụng như là một công cụ hữu hiệu trong chính trị.
II.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI:

1. Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh:
Theo Adam. M. Brandenburger và Barry. J. Naleuff (2006), lý thuyết trò chơi
trong kinh doanh xoay quanh 5 yếu tố sau: PARTS (Partner: Người chơi. Added
Value: Giá trị gia tăng. Rules: Những quy tắc, Tactics: Chiến thuật, Scope: Phạm vi)
a. Player (Người chơi):
Là tất cả những người tham gia vào cuộc chơi. Công cụ hữu hiệu nhất để biểu diễn
Người chơi là Mạng giá trị.
Mạng giá trị là bản đồ thể hiện tất cả những người chơi với các mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau giữa họ.
Dưới đây là mạng giá trị của 1 doanh nghiệp

Khách hàng

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp

Nhà cung cấp
Trục đứng:

15

Người bổ trợ


Nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp để doanh nghiệp sản
xuất ra sản phẩm bán cho khách hàng.
Khách hàng sẽ mua sản phẩm và trả tiền cho doanh nghiệp, đồng thời doanh
nghiệp sẽ đưa tiền lại cho nhà cung cấp.
Trục ngang:
Đối thủ cạnh tranh và người bổ trợ sẽ tương phản nhau qua chiếc gương phản
chiếu doanh nghiệp.
Người bổ trợ (Complementator): Người chơi sẽ là người bổ trợ của bạn nếu khách
hàng đánh giá sản phẩm của bạn cao hơn khi họ có cả sản phẩm của người đó so với
khi họ chỉ có sản phẩm của bạn.
Người chơi sẽ là đối thủ cạnh tranh của bạn nếu khách hàng đánh giá sản phẩm
của bạn thấp hơn khi họ có cả sản phẩm của người đó so với khi họ chỉ có sản phẩm
của bạn.
b. Added Value (Giá trị gia tăng):
Giá trị gia tăng là chìa khóa để hiểu được ai là người thực sự nắm quyền lực trong
bất kỳ trò chơi nào.

Công thức tính giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng = (Kích thước chiếc bánh khi bạn tham gia trong trò chơi) –
(Kích thước chiếc bánh khi bạn đứng ngoài cuộc chơi)
Chúng ta có thể hiểu rằng: Cái bạn mang ra vào trò chơi bị hạn chế bởi cái mang
vào cuộc chơi (Giá trị gia tăng của bạn). Nếu bạn giành phần lớn hơn, phần còn lại để
chia những người khác sẽ nhỏ hơn chiếc bánh mà họ có thể tạo ra mà không có bạn. Vì
thế, bạn không thể giành lấy phần nhiều hơn giá trị gia tăng của bạn.
Có nhiều ứng dụng của giá trị gia tăng trong kinh doanh: Những chiếc xe máy có
giá trị gia tăng rất lớn vì hầu như người Việt Nam nào cũng sử dụng xe máy cho nhiều
mục đích, nhưng những doanh nghiệp sản xuất xe máy lại không có giá trị gia tăng lớn
như vậy. Nếu không có Honda, chúng ta vẫn có thể sử dụng xe của Toyota, Suzuki,…
Có một ví dụ khác về giá trị tăng: Các diễn viên đóng phim có giá trị gia tăng rất
lớn. Có lẽ chúng ta đều biết đến diễn viên nhí Culkin trong bộ phim “Ở nhà một
mình”. Lần đầu đóng phim, Culkin chỉ có giá trị gia tăng đúng bằng thù lao cậu bé đạt
được: 100.000 USD. Qua bộ phim này, hãng phim 20th Century – Fox nhận được lợi
nhuận 286 triệu USD. Vì thế, qua bộ phim “Ở nhà một mình”, Culkin có giá trị gia
16


tăng rất lớn. Nếu hãng phim 20th Century – Fox muốn công chiếu phần tiếp theo của
series phim “Ở nhà một mình”, hãng phim phải tiếp tục sử dụng Culkin nếu không
muốn mất đi viên ngọc sáng vào tay những hãng phim khác. Vì thế, trong đợt đóng
phim “Ở nhà một mình phần 2”, Culkin đã nhận được thù lao 5 triệu USD cộng thêm
5% doanh thu trong nước của bộ phim.
c. Rules (Những quy tắc):
Hầu hết những quy tắc mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chính là các điều
khoản pháp luật và các thông lệ đã được thiết lập một cách vững chắc. Chúng được lập
ra để đảm bảo rằng thương mại diễn ra một cách bình đẳng trên thực tế với thị trường
vận hành liên tục và các hợp đồng cần được tôn trọng. Bước ra ngoài các quy tắc này,
các doanh nghiệp có thể bị phạt tiền do phạm luật hoặc bị loại hẳn ra khỏi thị trường.

Các quy tắc, quy định của pháp luật không thể bị thay đổi bởi các doanh nghiệp. Vì
vậy, các doanh nghiệp phải thi hành đúng pháp luật.
Để thay đổi các quy tắc, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện sự thay đổi đối với các
nhà cung cấp hay khách hàng của mình thông qua hai điều khoản sau: Điều khoản “Tối
huệ khách” hoặc điều khoản “Khớp giá cạnh tranh”.
d. Tactics (Chiến thuật):
Chiến thuật là các hành động mà những người chơi thực hiện để tạo hình cho cảm
nhận của những người chơi khác. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chơi. Mỗi
doanh nghiệp phải lựa chọn những chiến lược cho mình phụ thuộc vào những chiến
lược của những doanh nghiệp khác để đạt được lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Cảm nhận đóng vai trò rất quan trọng trong thương lượng. Người bán cố gắng
thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của họ là tốt nhất trong khi người mua luôn
nghi ngờ về điều đó. Để nắm được cuộc chơi, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi cảm
nhận của khách hàng. Những nhà cung cấp luôn cố gắng thuyết phục nguyên vật liệu
của họ là tốt nhưng doanh nghiệp lại có những cảm nhận khác. Doanh nghiệp luôn cố
gắng gửi thông điệp trực tiếp hay gián tiếp tới những đối thủ cạnh tranh rằng họ chỉ
muốn kinh doanh nhưng những đối thủ cạnh tranh nhiều khi không cho là vậy khi có
sự bất thường trên thị trường.
e. Scope (Phạm vi):
Phạm vi là ranh giới giữa các cuộc chơi. Tuy nhiên, mọi cuộc chơi đều có liên
quan đến nhau, không có trò chơi nào tồn tại độc lập và riêng lẻ. Vì thế, trò chơi của
nơi này sẽ ảnh hưởng đến trò chơi của những nơi khác. Phạm vi là yếu tố cuối cùng
của trò chơi và những nhà kinh tế học thường xây dựng trò chơi thông qua về hệ quả
17


của những trò chơi. Ví dụ: Có rất nhiều trò chơi nhỏ, các trò chơi nhỏ hợp lại sẽ trở
thành trò chơi lớn. Điều này cũng giải thích rất nhiều vấn đề khi người chơi thường bỏ
một vài trò chơi nhỏ để tập trung vào trò chơi lớn.
Chúng ta có thể thấy rõ điều đó ngay trong ví dụ sau đây:

Vào năm 1989, thị trường máy in tại Mỹ được chia làm ba dòng máy in phân theo
thị trường cấp thấp, trung bình, cấp cao lần lượt là: Máy in kim chiếm 80% sản lượng,
máy in phun mực chiếm 15% sản lượng, máy in laser chiếm 5% sản lượng. Giá bán lẻ
của máy in kim là 550 USD, giá của máy in mực là 650 USD và máy in laser có giá là
2.200 USD. Vào thời gian đó, Epson kiểm soát thị trường máy in kim trong khi HP
nắm giữ thị trường máy in laser và máy in phun mực. Đến tháng 8 năm 1989, Epson
bước chân vào thị trường laser (Cấp cao) với giá vừa phải. Epson đã châm ngòi cho
một cuộc chiến về giá bởi vì ngay sau động thái nhảy vào phân khúc do mình làm chủ,
HP đã hạ giá sản phẩm có giá thấp hơn rất nhiều so với Epson. Cuộc chiến về giá đã
giúp Epson chiếm được 5% thị phần trong phân khúc cấp cao vào tháng 12 năm 1989.
Sức ép từ việc giảm giá máy in laser đã khiến HP ngay lập tức phải giảm giá dòng sản
phẩm máy in cấp trung bình - Máy in phun mực vì HP không muốn mức giá dòng sản
phẩm cấp cao – laser chênh lệch thấp hay ngang bằng với dòng sản phẩm cấp thấp hơn
– máy in phun mực. Chúng ta cũng đã dự đoán được kết cục của thị trường máy in cấp
thấp – máy in kim khi dòng máy in phun mực giảm giá mạnh. Nếu Epson không hành
động, giá thành của sản phẩm của máy in phun mực sẽ có mực chênh lệch thấp hoặc
ngang bằng giá với máy in kim. Lúc đó, người tiêu dùng sẽ chuyển qua sử dụng dòng
sản phẩm trung bình – máy in phun mực. Vì thế, Epson đã phải hạ giá mạnh sản phẩm
máy in kim. Sau quyết định sai lầm nhảy vào cuộc chiến về giá ở thị trường cấp cao –
laser, Epson đã tự bắn vào chân mình vì mảng kinh doanh cốt lõi của Epson bị thu hẹp
lại còn một nửa. Như vậy, Epson đã chiến thắng trong trò chơi nhỏ - Thị trường máy in
cấp cao mà thua cuộc trong trò chơi lớn – Thị trường máy in.
2. Biểu diễn trò chơi:
Theo giáo trình môn “Lý thuyết trò chơi” của giảng viên Bùi Dương Hải trong
chương trình giảng dạy NEU năm 2010, Lý thuyết trò chơi sẽ được biểu diễn dưới
những dạng sau:
a. Dạng chuẩn tắc:
Dạng chuẩn tắc sẽ cho chúng ta biết thông tin về những đối thủ (P), chiến lược và
lợi ích/thiệt hại (Payoff) của người chơi. Dạng chuẩn tắc thường xuất hiện ở những trò
chơi mà những người chơi không biết hành động của nhau.


18


Người
chơi 1
(P1)

Chiến
lược 1
Chiến
lược 2

Người chơi 2 (P2)
Chiến lược 1
Chiến lược 2
Payoff 1 (P2)
Payoff 2 (P2)
Payoff 1 (P1)
Payoff 1 (P1)
Payoff 1 (P2)
Payoff 2 (P2)
Payoff 2 (P1)
Payoff 2 (P1)

Chiến
lược 3

Payoff 1 (P2)
Payoff 2 (P2)

Payoff 3 (P1)
Payoff 3 (P1)

Chiến lược 3
Payoff 3 (P2)
Payoff 1 (P1)
Payoff
3
(P2)
Payoff 2 (P1)
Payoff
3
(P2)
Payoff 3 (P1)

b. Dạng mở rộng:
Ngoài dạng chuẩn tắc, chúng ta có thể biểu diễn trò chơi ở 1 dạng nữa: Dạng mở
rộng. Chúng thường được xuất hiện ở những trò chơi mà những người chơi biết rõ
hành động của nhau nếu tình huống xảy ra. Thông thường, các nhà kinh tế hay sử dụng
dạng chuẩn tắc hơn.
3. Phân loại trò chơi:
Theo giáo trình môn “Lý thuyết trò chơi” của giảng viên Bùi Dương Hải trong
chương trình giảng dạy NEU năm 2010, trò chơi được phân loại như sau
a. Dựa vào kết quả trò chơi:
Trò chơi có tổng lợi ích bằng 0:
Trong trò chơi có tổng bằng 0, với bất kỳ chiến lược nào, thu hoạch của tất cả
người chơi cộng lại đều bằng 0. Chúng ta có thể thấy những trò chơi có tổng bằng 0
như trò chơi Poker: Số tiền của người thua sẽ chuyển qua số tiền của người thắng, có
rất nhiều trò chơi có tổng lợi ích bằng 0, điển hình nhất là những trò chơi bài, cờ vua,
cờ tướng,…

Trò chơi có tổng lợi ích khác 0:
Là những trò chơi mà với từng chiến lược cụ thể, thu hoạch của tất cả người chơi
cộng lại khác không. Chúng ta có thể thấy những trò chơi có tổng khác không như trò
chơi “Chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mỹ. Kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh là
mỗi bên gánh chịu tổn thất nặng nề về chi phí cho vũ khí. Trong trò chơi giữa các
doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất, tổng lợi ích của trò chơi sẽ có thể khác

19


không vì có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: Cùng thắng (Win – Win) hay cùng
thua (Lose- Lose).
b. Dựa vào thông tin trò chơi:
Trò chơi thông tin hoàn hảo:
Là trò chơi mà mọi đối thủ đều biết tất cả các nước đi mà tất cả các đối thủ khác
đã thực hiện. Thông thường, trò chơi thông tin hoàn hảo chỉ xuất hiện trong những trò
chơi có tổng lợi ích khác không, các chiến lược xảy ra tuần tự, một người chơi ra chiến
lược rồi chờ người chơi khác ra chiến lược.
Trò chơi thông tin không hoàn hảo:
Là trò chơi mà các đối thủ không biết trước được các nước đi của các đối thủ khác.
Trò chơi thông tin không hoàn hảo được nghiên cứu ở những trò chơi có tổng lợi ích
khác không, chúng thường được áp dụng trong kinh tế, đặc biệt là trong kinh doanh.
III.

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH:

Từ năm 1994, khi John Nash nhận giải Nobel kinh tế về trò chơi bất hợp tác, lý
thuyết trò chơi đã trở thành 1 công cụ vô cùng hữu hiệu để phân tích kinh tế. Những ý
nghĩa quan trọng nhất của nó là: Ngã giá, chống độc quyền.
Theo quan điểm Adam. M. Brandenburger và Barry. J. Nalebuff, trường phái kinh

doanh cổ điển: “Thương trường là chiến trường”, nghĩa là tổng lợi ích phải bằng 0:
Một bên sẽ giành tất cả, một bên sẽ không còn gì. Điều đó được giải thích cho những
doanh nghiệp độc quyền của Mỹ vào Thế kỷ XIX – Đầu Thế kỷ XX. Qua đó, để giành
phần thắng, các doanh nghiệp phải sử dụng tất cả các nguồn lực để khuếch trương
danh thế, dùng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ. Biểu hiện kinh điển và rõ ràng nhất là
“Cuộc chiến về giá”, các doanh nghiệp đua nhau giảm giá cho đến lúc 1 trong 2 bên
không còn đủ sức kéo dài cuộc chiến nữa. Vì thế, trong nhiều trò chơi, mặc dù mục
đích bản đầu hướng tới tổng lợi ích bằng 0, tuy nhiên kết quả cuối cùng sẽ là trò chơi
tổng lợi ích khác không: Lose – Lose. Vì thế, trường phái cổ điển chỉ có thể áp dụng ở
những trò chơi có phạm vi nhỏ, bên trong một lãnh thổ hay một quốc gia.
Bước sang thế kỷ XXI, khi thế giới có xu hướng mở cửa, kinh tế hội nhập, trường
phái kinh doanh mới xuất hiện: “Tranh hợp”. Qua đó, các doanh nghiệp hợp tác với
nhau để xây chiếc bánh và tranh giành với nhau để chia phần chiếc bánh đó. Vì vậy, lý
thuyết trò chơi khẳng định vị thế của mình khi có thể xây dựng những trò chơi để các
doanh nghiệp vừa có thể đạt lợi nhuận cao mà không phải đánh bật đối thủ của mình ra

20


khỏi trò chơi. Tình huống như vậy gọi là Win - Win. Trong nền kinh tế hội nhập, một
doanh nghiệp không thể thống trị cả thế giới bởi một sản phẩm hay dịch vụ.
IV.

ỨNG DỤNG CỤ THỂ CỦA LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH
DOANH:

Nitendo bước chân vào thị trường trò chơi điện tử Nhật bản năm 1983 và vào thị
trường Mỹ năm vào năm 1986 với hệ thống sản phẩm có tên gọi Famicom, sử dụng
chip điện tử cũ – bộ vi xử lý 8 bit. Có lẽ người tiêu dùng đã quá quen thuộc đối với
hình ảnh Mario của Nitendo. Giá của Famicon lúc mới bước chân vào thị trường trò

chơi điện tử thấp hơn khoảng từ 25 – 40 lần giá sản phẩm của IBM hay Apple. Sau
một thời gian ngắn, khi đã giành toàn bộ trò chơi, Nitendo có giá trị gia tăng ngang
bằng với thị trường trò chơi điện tử. Với quyền lực tuyệt đối, Nitendo đã sử dụng tối
đa giá trị gia tăng của mình khi hạn chế cung cấp sản phẩm cho khách hàng như cửa
hàng Wal – Mart mặc dù nhu cầu của sản phẩm tăng cao. Nitendo độc quyền thị
trường trò chơi điện tử lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với công nghệ 8 bit lạc hậu, mức lợi
nhuận cao và sự khan hiếm của thị trường đã thúc đẩy những người chơi mới muốn
giành phần bánh với Nitendo. Kẻ thách thức đó chính là Sega. Thị trường trò chơi điện
tử 8 bit là của riêng Nitendo, những người chơi khác không thể mong đợi kiếm thêm
cho dù một mẩu bánh. Vì thế, nếu muốn đặt chân vào thị trường trò chơi điện tử,
những người chơi mới phải tạo cho mình thị trường ở phân khúc cao hơn phân khúc 8
bit. Sega đã làm được điều đó. Năm 1988, Sega đã tung ra thị trường dòng sản phẩm
chú nhím Sonic trên bộ vi xử lý 16 bit. Bộ vi xử lý 16 bit của Sega có rất nhiều ưu
điểm vượt trội so với bộ vi xử lý 8 bit của Nitendo như màu sắc, âm thanh tốt hơn,…
Ngay lập tức, Sega đã chiếm lĩnh thị trường trò chơi điện tử 16 bit. Thực chất, Nitendo
đã hoàn thành xong trò chơi điện tử 16 bit từ năm 1980, nhưng tại sao mãi đến năm
1989, khi Sega đã thống lĩnh thị trường 16 bit được một năm, Nitendo mới cạnh tranh
với Sega?
Nếu theo phân tích thông thường, ngay khi Sega vừa phát hành sản phẩm với bộ vi
xử lý 16 bit, Nitendo sẽ phải ngay lập tức nhảy vào cạnh tranh quyết liệt với đối thủ để
giành thị phần. Tuy nhiên, khi phân tích theo lý thuyết trò chơi, chúng ta sẽ có cái nhìn
khác. Khi Sega mở ra thị trường 16 bit, Nitendo vẫn còn giữ độc quyền về thị trường 8
bit. Nếu ngay lập tức, Nitendo cạnh tranh với Sega, họ sẽ rơi vào cuộc chiến về giá. Từ
từ, giá của sản phẩm 16 bit sẽ chênh lệch thấp hay ngang bằng với giá sản phẩm 8 bit.
Lúc đó, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm 16 bit. Người bị thiệt chính
là Nitendo khi họ sẽ bị mất thị trường 8 bit vì cạnh tranh với thị trường 16 bit. Vậy, sau
một năm nhường thị trường 16 bit cho Sega, Nitendo sẽ được lợi gì? Các dòng sản
phẩm 16 bit mới xuất hiện trên thị trường sẽ có giá cao, Nitendo rất muốn giá cao vì họ

21



đang tập trung ăn sạch chiếc bánh 8 bit. Trong thời gian một năm, Nitendo sẽ cố gắng
vắt kiệt nguồn lợi từ thị trường 8 bit để thị trường 16 bit vẫn đạt giá cao. Một năm sau,
Nitendo cạnh tranh với Sega ở thị trường 16 bit khi thị trường này đang hoạt động ở
giá cao. Cuộc chiến về giá để giành thị trường bắt đầu. Vì khởi điểm của thị trường 16
bit là giá cao nên phải mất một thời gian dài, giá của dòng sản phẩm 16 bit mới ngang
bằng giá sản phẩm 8 bit. Trong thời gian cộng thêm đó, Nitendo càng có thể rút kiệt
nguồn lợi từ thị trường 8 bit. Đối với những nhà phân tích thông thường, chiến lược tốt
nhất Nitendo nên đưa ra ngay khi Sega mở thị trường 16 bit là cạnh tranh khi nó bắt
đầu. Tuy nhiên, đối với một lý thuyết gia trò chơi, chiến lược tốt nhất là vừa có thể ăn
hết chiếc bánh 8 bit, vừa có thể tham gia giành thị trường 16 bit.

22


Chương II: Sử dụng mô hình lý thuyết trò chơi trong kinh
doanh vào phân tích tình hình hoạt động của Vinamilk
I.

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA VIỆT NAM:

Kể từ khi doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên (Friesland Campina) bước chân vào
lĩnh vực kinh doanh sữa tại Việt Nam năm 1995, thị trường sữa tại Việt Nam có xu
hướng tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu thị trường sữa chỉ thật sự
nghiêm túc kể từ năm 2006 khi sự cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp sữa nội
và các doanh nghiệp sữa ngoại. Theo số liệu của EMI (2009), trong giai đoạn 2004 –
2009, sữa là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành thực phẩm (Tốc độ tăng
doanh thu trung bình là 15.3%) với doanh số năm 2009 là 18,503 tỷ đồng. Thị trường
sữa được chia thành nhiều phân khúc với những thị trường nhỏ hơn: Thị trường sữa bột,

sữa nước, sữa chua, sữa đặc,… Trong đó, chỉ có Vinamilk là doanh nghiệp sữa nội duy
nhất tham gia vào tất cả thị trường trên.
Bảng 1: Những dòng sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh sữa
Vinamilk
TH Milk
Abbott
Friesland
Mead Johnson

Sữa bột
X

Sữa nước
X
X

Sữa chua
X
X

Sữa đặc
X

X
X
X

X

X


X

(Nguồn: VietCapital, 2013)
Theo báo cáo của FPT (2013), đứng đầu thị trường sữa Việt Nam năm 2013 là
Vinamilk với 39% thị phần, Vinamilk chiếm lĩnh 18% thị phần trong phân khúc sữa
bột, 48.7% thị phần trong phân khúc sữa tươi, 80 – 90% thị phần trong phân khúc sữa
chua và 75% trong phân khúc sữa đặc. Có thể thấy, Vinamilk hoạt động rất mạnh trong
thị trường sữa trên tất cả các mặt trận. Nhiều ý kiến cho rằng Vinamilk sẽ là doanh
nghiệp đầu tiên của Việt Nam vươn ra tầm khu vực để quảng bá hình ảnh Việt Nam
trên trường quốc tế. Để giải thích cho câu hỏi tại sao Vinamilk là doanh nghiệp số 1
trên thị trường sữa tại Việt Nam? Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp này
thông qua công cụ lý thuyết trò chơi để có cái nhìn khách quan nhất.

23


I.
II.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VINAMILK THEO MÔ
HÌNH BRANDENBURGER VÀ NALEBUFF:
Mạng giá trị của Vinamilk:

 Thị trường nội địa
 Thị trường xuất
khẩu
 Các khách hàng
khác.


Các đối thủ cạnh tranh
trong các lĩnh vực
 Sữa bột
 Sữa nước
 Sữa chua
 Sữa đặc có đường.
 Khác

Chính phủ
VINAMILK
Các doanh nghiệp
kinh doanh sữa

 Fonterra
 Hoogwegt
International BV
 Perstima
Bình
Dương
 Tetra pak Indochina
 Nguồn nguyên liệu
sữa trong nước
 Đội ngũ lao động

24


×