Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tác động của việc thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.16 KB, 9 trang )

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

Factors inluencing rice farming households’ income
in Chau hanh district, Tra Vinh province
Le Truc Linh, Phan Chi Hieu, Le hi Nghia, Huynh Nga,
Phan Quoc Nam, Dang Hoa hai, Luu hi huy Hai

Abstract
Farmers’ rice production in Tra Vinh in particular and in other provinces in general in the Mekong Delta has been
facing diiculties and challenges because of reducing farmers’ income. herefore, this study was conducted to
identify factors inluencing the total income of rice farms in Chau hanh district, Tra Vinh province. he research
data were collected by interviewing the farmers using structured questionnaires and analyzed by applying the
multivariate regression method. he results of statistical analysis showed that when increasing 1% rice cultivated
area, the household income could be improved by about 0.43%. Participating in non-agricultural activities and social
organizations could also help the farmers enhancing their income by 49% and 23%, respectively. Hence, in order
to improve the income, the rice farmers should actively participate in non-agricultural activities, and explore the
positive efects of joining social organizations in their communities.
Keywords: Tra Vinh, income, non-agricultural income, rice, farmer

Ngày nhận bài: 10/3/2020
Ngày phản biện: 19/3/2020

Người phản biện: TS. Đoàn Mạnh Tường
Ngày duyệt đăng: 23/3/2020

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH
Khương Mạnh Hà1, Nguyễn Hữu Hảo2, Nguyễn Văn Hoan2

TÓM TẮT


Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thị xã Đông Triều
đến năm 2020 tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng là 2.453,79 ha, trong đó chủ yếu chuyển sang
mục đích phi nông nghiệp, chuyển mục đích trong nội bộ đất nông nghiệp là 87,15 ha. Diện tích đất chưa sử dụng
được đưa vào sử dụng là 435,66 ha. Việc thực hiện phương án điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 đã tác động đến các
mặt kinh tế, xã hội và môi trường của thị xã Đông Triều. Bên cạnh đó, phương án điều chỉnh QHSDĐ đã giúp chính
quyền địa phương sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai, tạo nguồn lực cho định hướng quy hoạch
theo đúng chiến lược kinh tế xã hội của hị xã đề ra. Từ việc đánh giá tác động của phương án điều chỉnh QHSDĐ
thị xã Đông Triều đến năm 2020 nghiên cứu đã đề xuất một số nhóm giải pháp: Giải pháp về tổ chức thực hiện quy
hoạch; Giải pháp về chính sách đất đai; Giải pháp về nguồn lực; Giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với quá trình
phát triển của thị xã Đông Triều trong thời gian tới.
Từ khóa: Kinh tế - xã hội, phương án, quy hoạch sử dụng đất, thị xã Đông Triều

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch sử dụng đất (Land Use Planning) là
một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ
và hợp lý có hiệu quả cao thông qua việc phân phối
và tái phân phối quỹ đất của quốc gia, tổ chức sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư
liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường (Đoàn Công Quỳ, 2006).
1

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là
một yêu cầu đặc biệt để phân bổ quỹ đất cho các lĩnh
vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), giữ vững an ninh
quốc phòng, tránh được sự chồng chéo, gây lãng phí
trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá vỡ

môi trường sinh thái. Vì vậy, việc đánh giá chính
xác, khách quan các tác động tích cực, tiêu cực của
phương án QHSDĐ đến tình hình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đề ra các giải pháp

Đại học Nông Lâm Bắc Giang; 2 Đại học Hồng Đức, hanh Hóa
89


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

nâng cao hiệu quả công tác QHSDĐ có ý nghĩa thiết
thực đối với địa phương (Lê Phương Ngân, 2018).
hị xã Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh
Quảng Ninh, gồm có 21 đơn vị hành chính với tổng
diện tích tự nhiên là 39.658,35 ha. Để đáp ứng yêu
cầu quản lý, sử dụng đất đai phục vụ mục tiêu phát
triển KTXH, quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã
Đông Triều giai đoạn 2016 - 2020 và cụ thể hóa các
chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của thị xã; làm cơ sở
để thực hiện việc bồi thường, giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các
dự án đầu tư, phát triển KTXH đúng tiến độ, hị xã
đã tiến hành lập điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển
KTXH đã đề ra.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và
đất chưa sử dụng trên địa bàn thị xã Đông Triều; tình
hình biến động các loại đất và tác động của phương

án điều chỉnh QHSDĐ đến đời sống kinh tế - xã hội môi trường của địa bàn nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra số liệu
a) Điều tra số liệu thứ cấp
hu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến điều
kiện tự nhiên, KTXH, hiện trạng sử dụng đất và các
tài liệu, số liệu khác có liên quan đến tình hình thực
hiện QHSDĐ của thị xã Đông Triều tại các cơ quan,
đơn vị: Chi cục hống kê, Phòng Quản lý đô thị,
Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
b) Điều tra số liệu sơ cấp
- Xác định dung lượng mẫu điều tra: Chọn ngẫu
nhiên 100 hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh… cho các
dự án của thị xã Đông Triều để điều tra, phỏng vấn
tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch ảnh
hưởng đến người dân.
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp chịu tác động của
phương án điều chỉnh QHSDĐ.
+ Tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế,
lao động, thu nhập của người dân khi bị thu hồi đất
để phục vụ các dự án quy hoạch.
+ Tìm hiểu ý kiến của nông hộ sau khi thực hiện
phương án điều chỉnh QHSDĐ.

90

- Phỏng vấn 20 cán bộ có liên quan đến công
tác QHSDĐ gồm: cán bộ Phòng Tài nguyên &

Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất, Trung tâm phát triển quỹ đất và địa chính xã,
phường. Nội dung điều tra về tình hình thực hiện
công tác QHSDĐ và tác động của các dự án quy
hoạch đến phát triển KT - XH của thị xã Đông Triều.
2.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả và tổng
hợp số liệu điều tra thành bảng biểu làm căn cứ đưa
ra các nhận định, kết luận về vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh
QHSDĐ
- So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số,
lao động, việc làm dưới tác động của việc thực hiện
phương án điều chỉnh QHSDĐ.
- So sánh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, cơ cấu cây trồng dưới tác động của việc thực
hiện phương án điều chỉnh QHSDĐ.
- So sánh sự thay đổi ngành nghề của hộ gia đình
trước và sau khi thực hiện phương án điều chỉnh
QHSDĐ.
- So sánh sự thay đổi về thu nhập của hộ nông
dân, lao động việc làm trước và sau khi thực hiện
phương án điều chỉnh QHSDĐ.
- So sánh chất lượng cơ sở hạ tầng trước và sau
khi thực hiện dự án quy hoạch.
- So sánh mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi
xã hội trước sau khi thực hiện phương án điều chỉnh
QHSDĐ.
2.3. hời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 2018

đến tháng 6 năm 2019 tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
của thị xã Đông Triều
hị xã Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh
Quảng Ninh, gồm có 21 đơn vị hành chính với tổng
diện tích tự nhiên là 39.658,35 ha với 21 đơn vị
hành chính (gồm 6 phường và 15 xã). Xã có diện
tích tự nhiên lớn nhất là xã An Sinh với diện tích là
8.306,43 ha, phường Đông Triều có diện tích nhỏ
nhất với diện tích là 76,22ha. Trong đó nhóm đất
nông nghiệp: 30.968,91 ha, chiếm 78,09 % diện tích
tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp: 7.458,92 ha,
chiếm 18,81 % diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử
dụng: 1.230,53 ha.


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

Kinh tế thị xã Đông Triều phát triển ổn định và có
mức tăng trưởng khá. hị xã đã tạo điều kiện thuận
lợi về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, các
thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh. Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 16.734 tỷ đồng,
tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,7%, vượt 0,2% so
với dự kiến.
3.2. Phương án điều chỉnh QHSDĐ thị xã Đông Triều
Bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm
2020 phần lớn bằng hoặc vượt chỉ tiêu cấp tỉnh phân

bổ. Các chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu phân bổ gồm các

chỉ tiêu như: đất trồng lúa vượt 242,21 ha, đất trồng
cây lâu năm vượt 266,77 ha, đất thương mại dịch vụ
vượt 70,40 ha, đất cho hoạt động khoáng sản vượt
195,17 ha, đất phát triển hạ tầng vượt 259,69 ha, đất
ở tại đô thị vượt 39,63 ha. Điều này cho thấy nhu cầu
phát triển ngành thương mại dịch vụ, ngành công
nghiệp khai khoáng và phát triển hạ tầng đô thị của
thị xã Đông Triều là rất cao. Tuy nhiên, diện tích
đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa vẫn được bảo
vệ một cách chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu an ninh
lương thực.

Bảng 1. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính đến năm 2020 của thị xã Đông Triều

Hiện trạng 2016
STT

1
1.1

Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện

Quy hoạch đến năm 2020
Cấp
Tổng số
Cấp tỉnh

huyện xác
phân bổ
định, bổ Diện tích Cơ cấu
(ha)
(ha)
(%)
sung (ha)

tích (ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích đất tự nhiên

39.658,35

100,00 

 

Đất nông nghiệp

31.706,21

79,95

29.274,73

Đất trồng lúa


5.941,12

14,98

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

5.262,27

 

39.658,35

100,00

359,72

29.634,45

74,72

4.895,92

242,21

5.138,13

12,96

13,27


4.559,14

 -

4.559,14

11,50

352,90

0,89

268,97

26,83

295,80

0,75

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

1.3

Đất trồng cây lâu năm

5.808,88


14,65

3.903,90

266,77

4.170,67

10,52

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

1.458,08

3,68

1.534,22

- 98,11

1.436,11

3,62

2

Đất phi nông nghiệp


7.375,71

18,60

10.242,85

- 359,72

9.883,13

24,92

2.1

Đất khu công nghiệp



 -

150,00

 -

150,00

0,38

2.2


Đất cụm công nghiệp



 -

70,78

 -

70,78

0,18

2.3

Đất thương mại dịch vụ

85,71

0,22

218,53

70,40

288,93

0,73


2.4

Đất cho hoạt động khoáng sản

387,70

0,98

812,91

195,17

1.008,08

2,54

2.5

Đất phát triển hạ tầng

2.161,48

5,45

2.600,75

259,69

2.860,44


7,21

2.6

Đất có di tích lịch sử -văn hóa

14,68

0,04

204,21

- 69,77

134,44

0,34

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải

8,50

0,02

42,15

- 16,96


25,19

0,06

2.8

Đất ở tại nông thôn

770,94

1,94

912,40

 -

912,40

2,30

2.9

Đất ở tại đô thị

545,01

1,37

592,87


39,63

632,50

1,59

Đất chưa sử dụng

576,43

1,45

140,77

 -

140,77

0,35

3

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh (2016).

Một số chỉ tiêu sử dụng đất thấp hơn so với chỉ
tiêu phân bổ của tỉnh như: đất nuôi trồng thủy
sản thấp hơn 98,11 ha, đất có di tích lịch sử văn
hóa thấp hơn 69,77 ha, đất bãi thải, xử lý rác thải
thấp hơn 16,96 ha, đất tôn giáo thấp hơn 18,31 ha.

Trong kỳ điều chỉnh QHSDĐ, do nhu cầu sử dụng

đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KTXH
của thị xã nên diện tích đất nông nghiệp chuyển
sang mục đích đất phi nông nghiệp theo phương
án được phê duyệt trong kỳ quy hoạch là 2.453,79 ha.
Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi trong nội bộ
là 87,15 ha.
91


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

Bảng 2. Diện tích chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch của thị xã Đông Triều
STT

Chỉ tiêu



1
1.1
 
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8

2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3

Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng
Đất trồng lúa chuyển sang đất NTTS
Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất NTTS
Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là đất rừng
Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở

NNP/PNN
LUA/PNN
LUC/PNN
HNK/PNN

CLN/PNN
RPH/PNN
RDD/PNN
RSX/PNN
NTS/PNN
NKH/PNN
 
LUA/CLN
LUA/LNP
LUA/NTS
HNK/NTS
RSX/NKR(a)
PKO/OCT

Diện tích
chuyển mục
đích (ha)
2.453,79
687,82
631,69
46,69
870,52
55,71
0,00
696,93
96,12
0,00
87,15
2,25
0,00

55,90
10,00
19,00
24,62

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh (2016).
Bảng 3. Diện tích đất chưa sử dụng
đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch
TT

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

Chỉ tiêu




Tổng
Đất nông nghiệp
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng
Đất thương mại dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp
Đất cho hoạt động
khoáng sản
Đất phát triển hạ tầng
Đất có di tích lịch sử
-văn hóa
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất sản xuất vật liệu xây
dựng gốm sứ

 
NNP
RPH
RSX
NTS
NKH
PNN
CQP
TMD


Diện tích
(ha)
435,66
372,72
165,85
205,22
1,45
0,20
62,94
13,00
1,00

SKC

0,75

SKS

33,93

DHT

0,20

DDT

3,76

ONT

ODT

0,13
0,17

SKX

10,00

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh (2016, 2019).
92

Diện tích đất chưa sử dụng theo phương án điều
chỉnh đến năm 2020 đưa vào sử dụng là 435,66 ha,
chủ yếu là vào mục đích trồng rừng. Nguyên nhân là
do diện tích đất chưa sử dụng còn lại chủ yếu là đất
đồi chưa sử dụng nên chỉ phù hợp để trồng rừng.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng với mục
đích phi nông nghiệp là 62,94 ha, phần diện tích đất
bằng chưa sử dụng còn lại của thị xã Đông Triều
không nhiều và phân bố nhỏ lẻ nên khó để đưa vào
sử dụng (Bảng 3).
3.3. Tác động của phương án điều chỉnh QHSDĐ
thị xã Đông Triều
3.3.1. Tác động kinh tế
- Cơ cấu các ngành kinh tế: Phương án điều chỉnh
QHSDĐ đã chuyển 2.071,76 ha đất nông nghiệp
sang mục đích phi nông nghiệp. hực tế cho thấy,
việc tăng diện tích đất phi nông nghiệp do chuyển
đổi mục đích sử dụng đất đã tác động phần nào đến

việc tăng giá trị sản xuất các ngành, tạo điều kiện
cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết
quả nền kinh tế của hị xã đã tăng trưởng rõ rệt,
bình quân hàng năm từ 2016 - 2018 đạt 14,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ.
Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ước đạt


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

4.100 USD/người/năm (trong đó: thu nhập khu vực
đô thị ước đạt 5.500 USD/người/năm; thu nhập khu
vực nông thôn ước đạt 2.700 USD/người/năm).
Bảng 4. Cơ cấu các ngành kinh tế
giai đoạn 2016 - 2018
Năm

Công nghiệp
(%)

2016
2017
2018

62,80
62,90
62,30

hương mại Nông - lâm - dịch vụ

ngư nghiệp
(%)
(%)
27,30
9,90
28,20
8,90
29,70
8,00

Nguồn: UBND thị xã Đông Triều (2016, 2017, 2018).

- hu nhập bình quân: Việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và
thương mại - dịch vụ đồng nghĩa với việc lao động
từ ngành nông nghiệp sẽ giảm dần và chuyển dần
sang các ngành kinh tế khác. Việc chuyển đổi này
đã góp phần cải thiện thu nhập của người lao động
tăng lên từ 3000 USD trên người năm vào 2016 lên
4.100 USD trên người vào năm 2018, đời sống kinh
tế của các hộ gia đình vì vậy cũng ổn định hơn
(UBND thị xã Đông Triều 2016, 2017, 2018).
- Giá trị sản xuất các ngành: Phương án điều chỉnh
QHSDĐ đến năm 2020 cũng tác động tích cực đến
sự phát triển của nền kinh tế thị xã Đông Triều, biểu
hiện là giá trị sản xuất của các ngành sản xuất có sự
biến động rõ rệt. Ngành nông nghiệp tuy bị giảm tỷ
trọng do phải chuyển một phần diện tích đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu
cầu xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp và

dịch vụ, mở rộng đất dân cư nhưng với việc áp dụng
những mô hình sản xuất tiên tiến (VietGAP), hiện
đại vào sản xuất, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vật
nuôi, chủ động xây dựng thương hiệu cho những sản
phẩm chủ lực nên hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
đã tăng lên đáng kể.
Bảng 5. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế
các năm 2016 - 2018
ĐVT: tỷ đồng
Năm
Giá trị sản xuất
Nông nghiệp
Công nghiệp
hương mại,
dịch vụ

2016
12.592,90
1.244,50
7.915,00

2017
14.587,00
1.289,00
9.180,00

2018
16.734,00
1.342,00
10.416,80


3.433,40

4.118,00

4.975,00

Nguồn: UBND thị xã Đông Triều (2016, 2017, 2018).

- Diện tích, sản lượng cây trồng chính: Tuy tăng
trưởng kinh tế là mục tiêu chính nhưng vấn đề an
ninh lương thực cũng không thể xem nhẹ bởi khi

diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông
nghiệp quá lớn dễ dẫn đến thiếu hụt lương thực thực
phẩm, từ đó sẽ dẫn đến lạm phát, tăng trưởng kinh
tế sẽ đi xuống. Trên cơ sở phân bổ diện tích đất lúa
đến năm 2020 của tỉnh trên địa bàn thị xã Đông
Triều. Phương án điều chỉnh QHSDĐ đảm bảo giữ
được diện tích đất lúa của hị xã đến năm 2020 là
5.138,15 ha (trong đó diện tích chuyên trồng lúa
nước là 4.559,14 ha, bằng chỉ tiêu phân bổ của tỉnh).
Bảng 6. Diện tích, sản lượng một số
cây lương thực chính tại Đông Triều
Năm
2016
2017
2018

Diện tích gieo trồng

Sản lượng
(ha)
(tấn)
Lúa
Ngô
Lúa
Ngô
8354,10
158,44 52919,20 615,10
8985,90
150,77 51904,70 585,00
8903,73
199,25 51652,60 773,10

Nguồn: UBND thị xã Đông Triều (2016, 2017, 2018).

- hu chi ngân sách: hông qua phương án điều
chỉnh QHSDĐ, giá trị của đất được nâng lên, thúc
đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, thị trường bất động
sản, thị trường lao động, tạo ra nguồn vốn, nguồn
lực vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển
KT - XH của địa phương. Phương án quy hoạch đã
tạo ra quỹ đất cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
du lịch, đất ở đô thị, tạo nguồn thu từ việc giao đất
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Đây là
nguồn thu quan trọng góp phần làm thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội vì dự kiến 70% kinh phí để xây
dựng cơ sở hạ tầng khu vực thu hồi đất, chi trả tiền
đền bù thu hồi đất, đầu tư phát triển KT - XH và

tăng cường công tác quản lý đất đai.
Bảng 7. hu, chi ngân sách nhà nước
của thị xã Đông Triều qua các năm
Năm
2016
2017
2018

hu (tỷ đồng)
1037,60
2349,00
2289,00

Chi (tỷ đồng)
982,00
1013,50
1096,20

Nguồn: UBND thị xã Đông Triều (2016, 2017, 2018).

3.3.2. Tác động xã hội
- Về cơ sở hạ tầng: Phương án điều chỉnh QHSDĐ
đến năm 2020 có nhiều tác động tích cực đến đời
sống, xã hội của đại bộ phận người dân sinh sống
trên địa bàn thị xã Đông Triều. Việc bố trí quỹ đất
hợp lý đã đáp ứng được nhu cầu đất ở, đất sản xuất,
đất sinh hoạt, đất vui chơi giải trí của người dân khi
dân số ngày càng tăng.
93



Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

Bảng 8. Chất lượng cơ sở hạ tầng trước và sau khi thực hiện dự án quy hoạch
STT

Trước khi thực hiện
dự án quy hoạch (%)

Hạng mục

Sau khi thực hiện
dự án quy hoạch (%)

Tổng

Tốt

TB

Kém

Tổng

Tốt

TB

Kém


1

Giao thông

100,0

38,0

57,0

5,0

100,0

71,0

29,0



2

hủy lợi

100,0

40,0

50,0


10,0

100,0

54,0

46,0

 -

3

Y tế

100,0

43,0

57,0



100,0

56,0

44,0

 -


4

Văn hóa (công viên,
cây xanh,…)

100,0

30,0

64,0

6,0

100,0

62,0

38,0

 -

5

Giáo dục

100,0

62,0

38,0


 -

100,0

68,0

32,0

 -

6

hể dục, thể thao

100,0

35,0

65,0

 -

100,0

60,0

40,0

 -


7

Chợ, cửa hàng, siêu thị

100,0

46,0

54,0

 -

100,0

64,0

36,0

 -

8

Cấp điện

100,0

56,0

44,0


 -

100,0

62,0

38,0

 -

9

Cấp thoát nước

100,0

43,0

57,0

 -

100,0

65,0

35,0

 -


Tổng số phiếu điều tra: 100 phiếu
Nguồn: Tổng hợp theo phiếu điều tra.

- Về quá trình đô thị hóa: Phương án điều chỉnh
QHSDĐ gắn phát triển đô thị đi đôi với việc cấu
trúc lại hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, các khu đô
thị mới được xây dựng, mở rộng và nâng cấp không
những cải thiện điều kiện sống cho cư dân đô thị,
mà còn tạo thêm nhiều phúc lợi công cộng (y tế,
giáo dục, văn hóa, khoa học công nghệ, thông tin
liên lạc...) đáp ứng nhu cầu của nhân dân nói chung.
Mặt khác cũng từng bước xây dựng nếp sống văn
minh công nghiệp và đô thị, khắc phục những hạn
chế của phong tục tập quán lạc hậu. Cụ thể, kết quả
phương án điều chỉnh QHSDĐ trên địa bàn thị xã
Đông Triều đã thực hiện 2 dự án đất vui chơi công
cộng với diện tích 0,76 ha; 4 dự án chợ với diện tích
2,01 ha; 5 dự án đất y tế, văn hóa, sinh hoạt cộng
đồng với diện tích 2,50 ha; 23 dự án đất giáo dục
với diện tích 13,33 ha; 5 dự án đất thể thao với diện
tích 114,18 ha; 38 dự án giao thông với tổng diện
tích 164,30 ha; 96 dự án đất ở đô thị với tổng diện
tích 363,40 ha. Một số dự án, công trình trọng điểm
triển khai trong giai đoạn này như: trung tâm thể
thao Khe Chè 100,0 ha; khu đô thị Đức Dương
60,0 ha; khu đô thị Đức Chính, Hồng Phong 59,7 ha;
quy hoạch đường giao thông trung tâm thị xã
32,2 ha; đường hành hương nối chùa Hồ hiên với
chùa Ngọa Vân 40,03 ha. Phần lớn diện tích các dự

án này được thực hiện từ việc chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp sang.
- Về bảo tồn văn hóa, danh lam thắng cảnh và
phát triển du lịch: Phương án điều chỉnh QHSDĐ
đến năm 2020 đã dành quỹ đất để tôn tạo, mở rộng
94

các di tích lịch sử văn hóa với tổng diện tích là
119,76 ha, một số dự án như: tôn tạo, mở rộng di
tích lịch sử chùa Ngọa Vân, chùa Hồ hiên 1,60 ha;
khu di tích đền Sinh và các lăng mộ vua Trần
40,55 ha; bảo quản, tu bổ khu di tích lịch sử địa điểm
khai thác than đầu tiên của Việt Nam tại núi Yên
Lãng, xã Yên họ 23,56 ha và mở rộng nhiều đình,
chùa khác. Việc quan tâm bảo tồn và phát triển các
di tích lịch sử ngoài mang ý nghĩa về mặt văn hóa thì
còn giúp thị xã phát triển du lịch tâm linh, du lịch
làng quê, gia tăng lượng khách du lịch đến với Đông
Triều, góp phần phát triển KT - XH của địa phương.
- Việc làm, đời sống, thu nhập của người dân:
Sau khi phương án điều chỉnh QHSDĐ đi vào thực
hiện, cơ cấu các nhóm ngành có sự chuyển dịch theo
xu thế: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tăng
dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch
vụ đồng nghĩa với việc lao động trong ngành nông
nghiệp giảm dần chuyển sang làm các ngành nghề
khác. Việc thu hồi đất nông nghiệp làm một bộ phận
người dân bị mất đất sản xuất, họ chủ yếu là lao động
chưa qua đào tạo nên bước đầu gặp nhiều khó khăn
khi chuyển đổi ngành nghề sản xuất, ảnh hưởng

trực tiếp đến thu nhập của gia đình. Việc chuyển đổi
ngành nghề của địa phương diễn ra chậm, thu hút
lao động ít, chuyển đổi ngành nghề của bản thân hộ
mang tính chất tình thế, thiếu bền vững, phần lớn
là chuyển sang buôn bán nhỏ hoặc đi làm thuê các
công việc phổ thông không ổn định tại địa phương
hoặc các đô thị.


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

Bảng 9. Nghề nghiệp của các lao động

3.3.3. Tác động đến môi trường

trong gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất
Trước
Sau
khi bị khi bị
STT Loại hình lao động (người)
thu hồi thu hồi
(%)
(%)
1 Lao động nông nghiệp
54,94
41,21
2 Lao động thương nghiệp
17,31
23,35
3 Lao động công nghiệp, TTCN 21,43

26,92
4 Lao động đi làm thuê
2,75
4,95
5 Lao động là cán bộ, CNVC
3,57
3,57
Tổng cộng
100,00 100,00

Mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn đang có
dấu hiệu gia tăng, đặc biệt khi triển khai thực hiện
các dự án phát triển công nghiệp. Việc xây dựng các
nhà máy, các khu, cụm công nghiệp và hoạt động
sản xuất trong đó đã thải ra môi trường nhiều khí
thải, khói bụi, các chất thải công nghiệp và nước
thải. Hầu hết các chất thải này đều chưa qua xử lý
hoặc chưa được xử lý triệt để dẫn đến môi trường
bị ô nhiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
khu vực xung quanh và chính những công nhân trực
tiếp sản xuất tại đó.

Nguồn: Tổng hợp theo phiếu điều tra.

Số liệu bảng 9 cho thấy, tình hình lao động trên
địa bàn hị xã có sự chuyển dịch khá rõ nét từ lao
động nông nghiệp sang lĩnh vực thương nghiệp,
công nghiệp, TTCN hoặc đi làm thuê do ảnh hưởng
của việc thu hồi đất nông nghiệp thực hiện các dự án
quy hoạch. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm 17,93 %

từ 54,94% trước khi thu hồi đất xuống còn 41,21%
sau khi thu hồi đất. Lao động ở các lĩnh vực công
nghiệp, TTCN, thương nghiệp tăng 11,53%, lao
động làm thuê tăng 2,20%.
Bảng 10. Biến động thu nhập
của hộ nông dân bị thu hồi đất

Nguồn: Tổng hợp theo phiếu điều tra.

Qua bảng 10 cho thấy, trước và sau khi thu hồi
đất cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình có
sự thay đổi. Nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp giảm 8,73%, trong khi nguồn thu từ
nhóm ngành phi nông nghiệp tăng 3,56% và nguồn
thu khác tăng 5,17%.
Bảng 11. Tình hình lao động, việc làm
các năm 2016 - 2018

Số lao động được giải
quyết việc làm (người)
Tỷ lệ lao động qua
đào tạo (%)

STT

Mức độ ô nhiễm

1
Ô nhiễm nặng
2

Ô nhiễm trung bình
3
Ô nhiễm ít
4
Chưa ô nhiễm
Tổng cộng

Trước khi
thực hiện
(%)
 0,00
12,00
27,00
61,00
100,00

Sau khi
thực hiện
(%)
 0,00
29,00
32,00
39,00
100,00

Nguồn: Tổng hợp theo phiếu điều tra.

Trước Sau khi
STT
Nguồn thu nhập

khi thu thu hồi
hồi (%)
(%)
1
Nguồn thu từ nông nghiệp 37,24
28,51
Nguồn thu từ các ngành
2
45,16
48,72
phi nông nghiệp
3
Nguồn thu khác
17,60
22,77
Tổng cộng
100,00 100,00

Tiêu chí

Bảng 12. Mức độ ô nhiễm môi trường
trước và sau khi thực hiện dự án quy hoạch

Năm
2016

Năm
2017

Năm

2018

2550

2600

2500

68,00

70,00

76,00

Nguồn: UBND thị xã Đông Triều (2016, 2017, 2018).

3.4. Tổng hợp ý kiến về tình hình thực hiện phương
án điều chỉnh QHSDĐ
3.4.1. Ý kiến của người dân
Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy, đa số
người dân đã được tiếp cận với thông tin về QHSDĐ.
Các nguồn thông tin chủ yếu là thông tin trên cổng
thông tin điện tử và được công khai tại Phòng
TN&MT, UBND các xã, phường. Điều này cho thấy
các thông tin về QHSDĐ đã đảm bảo sự công khai,
minh bạch. Phần lớn các hộ dân cho rằng việc thực
hiện điều chỉnh quy hoạch được tiến hành đúng quy
trình theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc
thu hồi đất để thực hiện phương án quy hoạch đã tác
động không nhỏ đến đời sống, việc làm và thu nhập

của hộ gia đình (do phần lớn các hộ bị thu hồi đất
là các hộ sản xuất nông nghiệp). 100% hộ dân cho
rằng dự án điều chỉnh QHSDĐ có ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế xã hội và môi trường với mức độ
ít hoặc nhiều.
3.4.2. Ý kiến của cán bộ
100% cán bộ đều cho rằng công tác lập điều
chỉnh QHSDĐ đã thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật. Các thông tin về quy hoạch đã được
công khai, minh bạch đến người dân và các tổ chức,
95


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

doanh nghiệp. Về cơ bản công tác công tác thu hồi,
bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện
theo đúng phương án điều chỉnh quy hoạch.
Quá trình triển khai các dự án quy hoạch: 45%
cán bộ cho rằng có gặp khó khăn trong quá trình
triển khai. Nguyên nhân được đưa ra là do vướng
mắc về thủ tục hành chính, vướng mắc về chủ đầu
tư hoặc nguồn vốn và một phần do người dân không
hợp tác. 80% cán bộ cho rằng công tác thu hồi, giải
phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất được thực hiện đúng theo phương án quy
hoạch. 100% các cán bộ cho rằng cần thiết phải điều
chỉnh phương án QHSDĐ do trong quá trình trực
tiếp triển khai quy hoạch nhận thấy một số dự án

quy hoạch không phù hợp với thực tế phát triển ở
địa phương.
3.5. Một số hạn chế trong thực hiện phương án
điều chỉnh QHSDĐ
- Phương án điều chỉnh QHSDĐ còn thiếu
những dự báo mang tính khả thi, một số chỉ tiêu
dự báo mang tính chung chung chưa thực sự sát với
định hướng phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, các lĩnh vực gây khó khăn trong
quá trình thực hiện, dẫn đến một số chỉ tiêu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đạt. Việc bố trí
quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực chưa thực sự
mang lại hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế, xã hội,
môi trường.
- Việc lấy ý kiến ngưới dân vào phương án điều
chỉnh QHSDĐ, thực hiện công bố, công khai quy
hoạch đã được quan tâm nhưng còn mang tính hình
thức dẫn đến một bộ phận người dân không nắm rõ
được đầy đủ các nội dung quy hoạch.
- Một số tổ chức, nhất là tổ chức kinh tế; một bộ
phận người dân chưa chấp hành nghiêm túc các quy
định của pháp luật về đất đai, còn tự ý chuyển mục
đích sử dụng đất không đăng ký nhu cầu với cơ quan
Nhà nước. Chế tài xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai chưa đủ mạnh để răn đe đối với các
trường hợp vi phạm…
- Công tác lập, phê duyệt phương án điều chỉnh
QHSDĐ còn chậm so với quy định. Việc giám sát,
quản lý quá trình tổ chức thực hiện còn buông lỏng,
có khi chồng chéo giữa các ngành với chính quyền

địa phương dẫn đến việc sử dụng đất kém hiệu quả,
sai mục đích vẫn xảy ra.
96

3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả của phương án
điều chỉnh QHSDĐ cho thị xã Đông Triều thời
gian tới
3.6.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch
Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến đến sản
xuất nông nghiệp của thị xã Đông Triều, ngoài vấn
đề sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, cần xây
dựng kế hoạch sử dụng đất cụ thể, phân bổ hợp lý
các nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, tránh
đẩu tư dàn trải ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và
cảnh quan đô thị. Nội dung các phương án quy hoạch
phải được xây dựng thống nhất và được công bố quy
hoạch công khai kỳ đầu và kỳ cuối của phương án
điều chỉnh để hộ dân định hướng trong sử dụng đất
để người dân ở các xã phường trên địa bàn thị xã
Đông Triều chủ động trong sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng chính sách tài chính trong quản lý đất
đai, coi đây là nguồn thu thường xuyên của ngân
sách. Tập trung khai thác, huy động các nguồn vốn
trong đó có nguồn vốn từ đấu giá quỹ đất, đấu thầu
các dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
3.6.2. Giải pháp về chính sách đất đai
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung
đầu tư một số mô hình sản xuất rau an toàn, trồng
cây ăn quả gắn với phát triển dịch vụ tạo hướng đi
mới trong sản xuất nông nghiệp. Duy trì và phát

triển mô hình sản xuất tại các xã, phường của hị xã
Đông Triều. Hoàn thiện một số chính sách về kinh
tế như chính sách khuyến khích phát triển các loại
hình kinh tế thu hút nhiều lao động; chính sách đối
với các dự án đầu tư thu hút nhiều lao động tại chỗ;
chính sách khuyến khích người lao động học tập để
thích nghi với thị trường lao động.
Xác định chỉ tiêu khống chế sử dụng đất trồng
lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong trường
hợp cần thiết chuyển mục đích, các địa phương phải
có kế hoạch bù đắp diện tích đất lúa đã bị mất và
phải được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy
định của pháp luật.
3.6.3. Giải pháp về nguồn lực
Đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và
ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai nhằm
nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định,
quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
3.6.4. Giải pháp bảo vệ môi trường
Đối với việc xử lý nước thải, chất thải công
nghiệp: đối với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở


Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020

sản xuất trong các dự án theo phương án điều chỉnh
QHSDĐ cần có biện pháp bắt buộc về xử lý nước
thải, chất thải.
Đối với nguồn nước ngầm: cần xây dựng hệ

thống cống rãnh thoát nước tốt, xử lý nghiêm những
trường hợp đổ chất thải, rác thải ô nhiễm xuống lòng
đất. Việc khai thác nguồn nước ngầm cũng phải từng
bước đưa vào quản lý và thực hiện theo quy hoạch
tránh tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, gây
cạn kiệt nguồn nước.
IV. KẾT LUẬN
- Phương án điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020
của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh bám sát quan
điểm, định hướng và mục tiêu phát triển KT - XH
của thị xã, đảm bảo tính thống nhất trong công tác
quản lý và sử dụng đất đai. Phương án điều chỉnh
QHSDĐ được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo
tính công khai, minh bạch, đã có những tác động
tích cực trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phương án điều chỉnh QHSDĐ đã thực hiện
chuyển 2.453,79 ha đất nông nghiệp sang mục đích
sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó tập trung chủ
yếu cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, công trình
công cộng, quy hoạch đất ở đô thị và nông thôn.
Chuyển 435,66 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng,
chủ yếu là trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Phương án điều chỉnh QHSDĐ của thị xã mang
đến các tác động tích cực như chuyển đổi cơ cấu
nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,
thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng
thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cải

thiện việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình. Tuy

nhiên, quá trình phát triển các cụm công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản
theo phương án điều chỉnh quy hoạch phần nào ảnh
hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái và sức
khỏe của người dân.
- Từ việc đánh giá tác động của phương án điều
chỉnh QHSDĐ thị xã Đông Triều đến năm 2020,
nghiên cứu đã đề xuất một số nhóm giải pháp về:
Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch; Giải pháp
về chính sách đất đai; Giải pháp về nguồn lực; Giải
pháp bảo vệ môi trường phù hợp với quá trình phát
triển kinh tế xã hội của thị xã Đông Triều trong thời
gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đoàn Công Quỳ, 2006. Quy hoạch sử dụng đất. NXB
Nông nghiệp. Hà Nội.
Lê Phương Ngân, 2018. Đánh giá kết quả và những tác
động của việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 thành phố hái Bình, tỉnh hái
Bình. Luận văn thạc sĩ. Đại học Tài nguyên & Môi
trường Hà Nội.
UBND thị xã Đông Triều, 2016, 2017, 2018. Báo cáo
tình hình kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018.
UBND tỉnh Quảng Ninh, 2016. Quyết định số 2333/
QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chung
thị xã Đông Triều đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
UBND thị xã Đông Triều, 2019. Báo cáo điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.


Impact of implementing the land use planning project to 2020
in Dong Trieu town, Quang Ninh province
Khuong Manh Ha, Nguyen Huu Hao, Nguyen Van Hoan

Abstract
he results of the study showed that the total area of changing purpose of agricultural land use was 2,453.79 ha,
which was mainly transferred to non-agricultural purposes, and changing purpose within agricultural land was
87.15 ha in the adjusting project of the land use planning of Dong Trieu town to 2020. 435.66 ha of unused land was
put into use. he implementation of land use adjustment efected the socio-economic and environmental aspects of
the Dong Trieu town. In addition, the project helped the local authority to use appropriately and efectively the land
resources, creating resources for the planning orientation in accordance with the socio-economic strategy of Dong
Trieu town. From the evaluation of the adjustment of land use planning in Dong Trieu town to 2020, the study has
proposed a number of solutions such as the solutions of organization and implementation of the planning, land
policies and resources, and environmental protection in accordance with the development process of Dong Trieu
town in the future.
Keywords: Dong Trieu town, land use planning, project, socio-economy

Ngày nhận bài: 19/02/2020
Ngày phản biện: 15/3/2020

Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn hanh Trà
Ngày duyệt đăng: 23/3/2020
97



×