Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.92 KB, 130 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, do tôi tự nghiên cứu và hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của TS. Lương Minh Việt.
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Thanh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lương Minh
Việt người hướng dẫn khoa học đã tận tâm chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Học viện Hành
chính, đặc biệt là các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, khoa sau Đại học,
Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự của Học viện hành chính, Lãnh đạo UBND
huyện Tuy An, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy An, UBND các xã
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Thanh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
PTNT


: Phát triển nông thôn

DTTN

: Diện tích tự nhiên

BVTV

: Bảo vệ thực vật

UBND

: Ủy ban nhân dân



: Quyết định

BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp và PTNT
TT

: Thông tư

TTg

: Thủ tướng



: Nghị định


CP

: Chính phủ

LUA

: Lúa

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài luận văn......................................................................11
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn............................... 12
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước.............................12
2.2. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới..........................................................17
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn....................................................... 18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn..................................... 19
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận luân................19
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn…………………………………..18

7. Kết cấu của luận văn............................................................................... 22
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.............23
ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP............................................................. 23
1.1. Tổng quan về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp......................23
1.1.1. Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
23

1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp....................................................... 23
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp..............................................................23
1.1.1.3. Đặc điểm chủ yếu của đất nông nghiệp......................................... 25
1.1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp..........28
1.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất bền vững..................29
1.1.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất...........29
1.1.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững.................................................. 32
1.1.2.3. Quan điểm xây dựng định hướng...................................................34
1.1.2.4. Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hệ thống sử dụng đất
bền vững ở Việt Nam..........................................................................................34
1.1.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp..............36
1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp............................. 39
1.2.1. Hệ thống hóa lý luận Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp...........40
1.2.2. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất...................................................... 40
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý....................................................................41
6


1.2.3. Các văn bản quản lý Nhà nước về nông nghiệp................................43
1.2.4. Kiểm tra về việc sử dụng đất nông nghiệp........................................44
1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm..........44
1.3.1. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới..........................................................44
1.3.2. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam...........................................................45
Kết luận Chương 1......................................................................................50
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG
NGHIỆP..............................................................................................................51
TẠI HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN..................................................51
2.1. Khái quát và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của

huyện Tuy An......................................................................................................51
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................51
2.1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................... 51
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo...........................................................................52
2.1.1.3. Khí hậu...........................................................................................52
2.1.1.4. Địa chất thủy văn và tài nguyên nước............................................53
2.1.1.5. Tài nguyên đất................................................................................53
2.1.1.6. Tài nguyên rừng............................................................................. 55
2.1.1.7. Tài nguyên biển, hồ, đầm...............................................................56
2.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản...................................................................56
2.1.1.9. Tài nguyên du lịch và nhân văn..................................................... 56
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................57
2.1.2.1. Kinh tế............................................................................................57
2.1.2.2. Xã hội.............................................................................................58
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tư nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu

61
2.2. Khái quát tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện............................ 62
2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp...................................................65
2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tuy An................................ 68
2.2.2.1. Tình hình sản xuất trồng trọt..........................................................68
7


2.2.2.2. Tình hình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật......................69
2.2.2.3. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật..................71
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tuy An .. 73

2.3.1. Tình hình quản lý đất nông nghiệp ở Tuy An hiện nay.....................73
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 76

2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tuy
An........................................................................................................................77
2.3.4. Ban hành văn bản quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp.................78
2.4. Đánh giá quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện...79
2.4.1. Những ưu điểm đạt được.................................................................. 79
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại...................................................................... 80
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế........................................................................81
2.5. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu 85
2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp taịhuyện Tuy An
89
2.6.1. Đánh giá về kinh tế........................................................................... 89
2.6.1.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính...................................... 90
2.6.1.2. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất........................................... 91
2.6.2. Đánh giá xã hội................................................................................. 96
2.6.3. Đánh giá về môi trường..................................................................97
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TUY AN, TỈNH
PHÚ YÊN...........................................................................................................99
3.1. Phương hướng đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
có triển vọng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đảm bảo tính
bền vững.............................................................................................................99
3.1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất định hướng sử dụng đất. 99
3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...................99
3.1.3. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất...........................................101
3.2. Đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có triển
vọng.................................................................................................................. 101
3.2.1. Quan điểm phát triển và sử dụng đất nông nghiệp..........................101
3.2.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến 2020...............102
8



3.3. Đề xuất các loại hình sử dụng đất chính........................................ 105
3.4. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đảm bảo tính bền vững
cho những loại hình sử dụng đất được lựa chọn tại địa bàn nghiên cứu...........108
3.4.1. Giải pháp về chính sách.................................................................. 108
3.4.2. Giải pháp về vốn đầu tư.................................................................. 109
3.4.3. Giải pháp về kỹ thuật...................................................................... 109
3.4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực.......................................................... 110
3.4.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................111
3.4.6. Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi............................................ 112
3.4.7. Giải pháp cải tạo nâng cao độ phì đất.............................................112
3.5. Đề xuất những giải pháp trong công tác Quản lý Nhà nước về đất nông
nghiệp hợp lý tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.................................................113
3.5.1. Tiếp tục thực hiện và tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý
113
3.5.2. Tiến hành cải cách hành chính theo hướng tinh giảm bộ máy, hiệu
quả và giảm bớt các thủ tục...............................................................................115
3.5.3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của
chính quyền cấp xã............................................................................................116
3.5.4. Các giải pháp hỗ trợ........................................................................117
KẾT LUẬN..............................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................125
PHỤ LỤC.................................................................................................127

9


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 2.1. Vị trí địa lý của huyện Tuy An..................................................................... 51
Bảng 2.1. Tình hình giáo dục huyện Tuy An................................................................................ 60

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuy An năm 2016................................................... 61
Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tuy An năm 2016................................................... 63
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Tuy An năm 2012 -2016................................ 63
Bảng 2.4. Kết quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tuy An giai đoạn 2012-2016. 64
Hình 2.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tuy An giai đoạn 2012-2016 . 65

Bảng 2.5. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm............................................................. 69
Hình 2.4. Vị trí các xã được lựa chọn làm điểm điều tra.......................................................... 90
Bảng 2.6. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 (xã An Lĩnh).............................................. 91
Bảng 2.7. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 (xã An Thạch)........................................... 92
Bảng 2.8. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 (xã An Ninh Đông)................................. 93
Bảng 2.9. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại tiểu vùng 1............96
Bảng 2.10. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại tiểu vùng 2.........97
Bảng 2.11. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại tiểu vùng 3..........97
Biểu đồ 2.1. Hiệu quả sử dụng đất các LUT tại tiểu vùng 1........................................ 92
Biểu đồ 2.2. Hiệu quả sử dụng đất các LUT tại tiểu vùng 2........................................ 94
Biểu đồ 2.3. Hiệu quả sử dụng đất các LUT tại tiểu vùng 3........................................ 95
Bảng 2.12. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các loại hình sử dụng đất trên các vùng
Error! Bookmark not defined.

10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn

Đất nông nghiệp có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội. Trong nông nghiệp, đất không chỉ là địa điểm tiến hành sản xuất
mà đất còn tham gia trực tiếp vào sản xuất, là một tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng
và không thể thay thế. Ngày nay, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh,

sự gia tăng dân số làm do diện tích đất nông nghiệp suy giảm nhanh chóng. Vì vậy,
công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện
tích. Việc sử dụng đất nông nghiệp không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, hiệu quả xã hội
mà tạo môi trường bền vững trước mắt và lâu dài. Thực tiễn cho thấy công tác quản lý
nhà nước đối với đất nông nghiệp trong thời gian qua rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi
phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, quyết tâm của người
dân thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp mới đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy An là địa phương nằm ở phía bắc của tỉnh Phú Yên, có tài nguyên đất đai
phong phú và đa dạng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 15.845 ha,
chiếm 65,01% đất nông nghiệp. Trong đó, đất trồng trồng cây hàng năm là loại đất chủ
đạo trong đất sản xuất nông nghiệp, với 13.967 ha, tiếp theo là đất trồng cây lâu năm
có 1.878ha. Trong đất trồng cây hàng năm thì đất trồng lúa có 5.928ha, đất trồng cây
hàng năm còn lại chiếm diện tích trung bình với 8.005ha. Những năm qua, huyện Tuy
An xác định nông nghiệp là mũi nhọn phát triển kinh tế, từng bước hình thành các
vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, là tâm điểm phát triển của ba huyện
phía Bắc, góp phần phát triển kinh tế chung cả tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy An
thời gian qua được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và đã mang lại những
kết quả tích cực như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 100 %
diện tích, đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm để làm
căn cứ quản lý, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp,...Bên cạnh những kết quả đạt
được thì cũng gặp nhiều khó khăn như thực tế sản xuất chưa đúng với quy hoạch sử
11


dụng đất nông nghiệp, nhiều loại cây trồng có diện tích sản xuất vượt như cây sắn, cây
lúa, cây cao su, cây tiêu, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, tình trạng
tranh chấp đất đai vẫn còn xảy ra, chưa hình thành vùng chuyện canh sản xuất cây
trồng chính mang lại tính chất hàng hóa,...Trước tình hình đó, đòi hỏi chính quyền

huyện Tuy An phải phát huy những mặt đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại,
hạn chế, sớm đưa công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp vào khuôn khổ,
góp phần tạo điều kiện thuận lợi để người dân sản xuất có hiệu quả, giúp phát triển
kinh tế xã hội địa phương.
Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ huyện Tuy An, nhiệm kỳ 20152020; trong đó, tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nhà với mục
tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên một đơn vị diện tích đất sản
xuất, sớm hình thành các vùng chuyên canh cây trồng có thế mạnh của địa phương như
cây lúa, cây bắp, cây mía, cây đậu xanh và cây rau màu; hình thành các chuỗi sản
phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ; sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện có ít nhất 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để
đạt được những mục tiêu này, thì công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tuy An là một trong những giải pháp rất quan trọng. Do đó, tôi
chọn thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên” làm luận văn nghiên cứu thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ khi đổi mới đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa
học nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều bình diện, cụ thể một số nghiên cứu như sau:
Tổng kết lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam qua các thời kỳ, có nghiên cứu của Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa, Một số vấn
đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn (2002) [17]; Nguyễn Sinh Cúc, Nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002) (2003) [1]; Nguyễn Kế
Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và
bước đi (2006) [23]; Nguyễn Danh Sơn, Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân
12


Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (Báo cáo tổng hợp)
(2010) [18].

Những nghiên cứu này cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, vai
trò, mục tiêu của nó trong nền kinh tế quốc dân cũng như việc đem lại thu nhập cho
người nông dân là những nội dung mà chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông
thôn của Việt Nam hiện nay cần quan tâm. Nghiên cứu toàn diện các mặt, các nguồn
lực và các yếu tố phát nông nghiệp có tác phẩm của Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp
- lý thuyết và thực tiễn (2003) [9]; Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (2013)

[19]. Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
có Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (2007) [11]; Luận án tiến sỹ của
Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 (2012)
[22].

Các tác phẩm này không những làm rõ vị trí, đặc điểm của nông nghiệp mà còn

đi sâu vào phát triển nông nghiệp bền vững, các chủ thể kinh tế nông nghiệp, các
nguồn lực và sự tác động của tiến bộ khoa học, yếu tố 8 thị trường, chính sách phát
triển cũng như quản lý nhà nước về nông nghiệp. Thể hiện rõ nhận thức lý luận về
quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm rõ
những căn cứ, nội dung đổi mới quản lý nhà nước về nông nghiệp trước yêu cầu hội
nhập. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý nhà nước nhằm phát
triển nông nghiệp bền vững có Luận văn thạc sỹ của Khuất Văn Hợp, Quản lý nhà
nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc (2010) [8];
Luận văn thạc sỹ của Kiều Anh Vũ, Nông nghiệp phát triển bền vững ở thành phố Cần
Thơ (2011) [27]; Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quốc Khanh, Quản lý nhà nước nhằm
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Bến Tre (2013) [10]. Các luận văn
này đã chỉ rõ được cơ sở lý luận về nông nghiệp phát triển bền vững với các yếu tố cấu
thành; một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững; phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp và đưa ra các quan điểm,
giải pháp cơ bản cho nông nghiệp phát triển bền vững.

Những công trình trên đây đều có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn trong phát
triển nông nghiệp và quản lý nông nghiệp cũng như đánh giá thực trạng nông nghiệp
của nước ta nói chung và ở một số vùng cụ thể nói riêng; đồng thời đưa ra được những
13


lý giải, quan điểm, những giải pháp phát triển tất cả các mặt của nông nghiệp, nông
thôn.
* Các công trình nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự
nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135/160
nước trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh
làm cho bình quân diện tích đất trên người lại càng giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng
dân số là 1 - 1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 [29].
Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt
Nam trong những năm tới [25]. Thực tế, những năm qua nước ta đã quan tâm giải
quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong việc sử dụng đất nông nghiệp,
việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây
trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực
hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
[1]. Trên các phạm vi, các vùng sinh thái khác nhau, có các công trình nghiên cứu khoa

học khác nhau, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử
dụng đất thích hợp. Cụ thể:
Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên
cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của
tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [22]; Đánh giá
phân hạng toàn quốc của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm
1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 [6],...

Trong tương lai trên cơ sở đầu tư cải tạo hệ thống kênh mương tưới tiêu nước,
kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,… thì loại đất
kém thích hợp hiện tại (S3) sẽ không còn, chỉ còn mức độ thích hợp cao và thích hợp
trung bình. Mức độ thích hợp cao (S1) là 2619,04 ha, chiếm 50,64% diện tích đất canh
tác, tăng 1.042,01 ha và tăng 65,97% so với hiện tại. Mức độ thích hợp trung bình (S2)
là 2533,29 ha chiếm 49,36% diện tích đất canh tác, tăng 689,33 ha và tăng 36,98% so
với hiện tại. Hệ số sử dụng đất hiện tại từ 2,58 lần lên 2,94 lần vào năm 2015, tăng
0,36 lần.
14


Tác giả Phạm Quang Khánh, năm 2003 khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất ở
Bà Rịa - Vũng Tàu đã rút ra kết luận như sau: [19].
- Trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 có 9 nhóm đất và 32 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm đất đỏ

có 81.621 ha (41,31%), nhóm đất xám có 28.689 ha (14,52%), nhóm đất cát có 20.480
ha (19,37%), nhóm đất phèn có 17.962 ha (9,09%), nhóm đất dốc tụ có 12.287 ha
(6,22%), nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 8.572 ha (4,34%), nhóm đất đen có 8.321 ha
(4,21%), nhóm đất phù sa có 7.582 ha (3,84%) và nhóm đất mặn chỉ có 1.069
ha (0,54%).
- Kết quả xây dựng bản đồ đất đai tỷ lệ 1/50.000 trên cơ sở lồng ghép 05 lớp thông tin về

đặc trưng thổ nhưỡng, địa hình, độ dày tầng đất, khả năng tưới, lượng mưa và vị trí
cho thấy toàn tỉnh có 64 đơn vị đất đai. Các đơn vị đất đai này là cơ sở cho các tính
toán trong quy hoạch sử dụng tài nguyên đất.
Tiến hành phân hạng mức độ thích hợp đất đai tỉnh Quảng Trị tác giả Nguyễn
Văn Toàn, đã rút ra một số kết luận như sau: [22].
Trong số 26.621 ha đang canh tác lúa của tỉnh Quảng Trị có 12.448 ha rất thích
hợp, chiếm 47%; thích hợp có 7.927,6 ha, chiếm 29,8% và đất ít thích hợp có 6.205,8
ha chiếm 23,2%, trong số này có 1.747 ha đất chuyên lúa, còn lại là đất đang trồng

màu, đây là diện tích đất có vấn đề trầm trọng cần được chuyển đổi.
Kết quả nghiên cứu về đánh giá đất của Đỗ Nguyên Hải và cộng sự, 2006 cho
thấy [22]:
Trên diện tích 8.305,67 ha đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng năm của
huyện Phổ Yên đã xác định được 36 LMU với 503 khoanh đất. Các kiểu sử dụng đất:
lúa Đông Xuân - lúa Mùa - khoai tây; lúa Đông Xuân - lúa Mùa - rau; lạc Xuân - lúa
Mùa - khoai tây; lạc Xuân - đậu tương Hè Thu - rau; đậu tương Xuân - lúa Hè Thu rau là những kiểu sử dụng đất có triển vọng cho sử dụng đất bền vững trong vùng,
mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được việc làm ở nông thôn.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Gương và cộng sự năm 2001 ở tỉnh Cà
Mau cho thấy: [19].
- Đất đai Cà Mau đa dạng và có khả năng thích nghi cho nhiều mô hình sử dụng đất đai

khác nhau. Có 09 kiểu sử dụng đất đai đã được lựa chọn trong đó bao gồm cả
lúa - nuôi trồng thủy sản và rừng.
15


- Diện tích có khả năng trồng lúa cao sản cho năng suất cao khoảng 109.161,4

ha (vùng I) chủ yếu tập trung ở các vùng đất cao không phèn có khả năng thâm canh
cao, có khả năng ngăn mặn triệt để và có khả năng thích nghi với nhiều mô hình thuộc
các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh và Thới Bình.
-

Mô hình rừng Tràm kết hợp với nuôi Cá là thích hợp nhất cho các vùng chung
quanh rừng U Minh và các vùng phèn nặng khác, đồng thời cũng đáp ứng mục
tiêu bảo vệ và khôi phục rừng Tràm. Diện tích đề xuất cho khu vực này khoảng
21.000 ha bao gồm rừng Tràm đang có và một số lâm trường đang trồng Tràm.

- Diện tích có khả năng thích nghi và đề xuất chuyển đổi sang mô hình có kinh tế và phù


hợp với điều kiện tự nhiên là mô hình lúa - tôm chiếm diện tích khoảng 236.773 ha
phân bố ở các vùng canh tác lúa gặp khó khăn như thấp trũng, đất phèn,
khả năng ngập sâu cao.
Đánh giá đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, các tác giả Trịnh Văn Chiến
và Đỗ Ánh cho biết: [17].
- Ở huyện Yên Định có 4 nhóm và 10 loại đất chính, trong đó nhóm đất phù sa chiếm diện

tích lớn nhất (83,23%) tiếp đến là đất xám (7,87%) và đất tầng mỏng (6,68%), thấp
nhất là đất đỏ vàng (2,02%).
-

Bản đồ đơn vị đất đai của huyện Yên Định tỷ lệ 1/25.000 có 37 đơn vị đất đai.
Chất lượng đất khá phức tạp và không đồng đều. Các nhóm đất xám và đất đỏ
vàng phân hóa tính chất đất phức tạp hơn nhóm đất phù sa. Trong 37 đơn vị đất
đai có 32 đơn vị thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với diện tích là 12.861 ha và
5 đơn vị thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp là 1.112 ha.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ích Tân, Hà Anh Tuấn khi nghiên cứu ở huyện

Võ Nhai, cho thấy [23]: Võ Nhai có diện tích đất chưa sử dụng lớn với diện tích
22.541,78 ha chiếm 26,27% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào
sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội còn ít so với tiềm năng.
Dựa vào các chỉ tiêu phân cấp: Loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ dày
tầng đất, chế độ nước để đánh giá thích hợp đất đai theo quan điểm sinh thái và phát
triển lâu dài đã xác định được 17.225,29 ha, chiếm 76,42% diện tích đất chưa sử dụng
có khả năng sử dụng đưa vào định hướng cho sản xuất nông lâm nghiệp.
16


Lựa chọn được 5 loại hình sử dụng đất thích hợp cho đất chưa sử dụng có khả

năng sử dụng đưa vào định hướng sản xuất nông lâm nghiệp. Loại hình sử dụng đất
thích hợp: Trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày 1.292,26 ha chiếm 7,56%;
cây công nghiệp lâu năm là 2.761,08 ha chiếm 16,03%; cây ăn quả là 2.617,99 ha
chiếm 15,20%; cây lâm nghiệp là 10.540,26 ha chiếm 61,19%; nuôi trồng thủy sản là
13,7 ha chiếm 0,08%.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên
đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và
bảo vệ đất cũng như xác định các chỉ tiêu cho đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp hàng hoá trong điều kiện cụ thể của từng vùng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu về đất và sử dụng đất mới được thực
hiện trên phạm vi vùng không gian rộng, cho nên tính thực tiễn của nó chưa cao. Do
vậy, trong thời gian tới cần phải có giải pháp quản lý nhà nước và sử dụng đất nông
nghiệp mang tính chất cụ thể hơn, thực tiễn hơn cho từng địa phương (như cấp xã, cụm
xã, cấp huyện), có như vậy thì mới đem lại hiệu quả sử dụng đất bền vững.
2.2. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên thế giới.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt
và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế
giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với
từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại
cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm
các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng
mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng
đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có
nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới xác định: Đối với các
vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể
chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và
hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu
17



nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người
dân, nhất là ở nông thôn.
- Theo Vũ Ngọc Tuyên (1994) [33], đất trồng trọt trên thế giới chiếm xấp xỉ 10% tổng diện

tích đất đai, trong đó: Có 46% đất có khả năng trồng trọt, vậy còn 54% đất có khả năng
trồng trọt chưa được khai thác.
* Tình hình nghiên cứu ở một số nước
Trung Quốc: Hoạt động khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để
phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các
chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định như chế độ sở hữu giao đất cho nông
dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân
trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
Thái Lan: Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất
thông qua công thức luân canh lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu hiệu quả thấp vì chi phí
tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa
cây đậu thay thế lúa Đông Xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản
lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được
tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.
Philippin: Tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật
canh tác SALT (Kỹ thuật canh tác trên đất dốc). SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều
băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu
năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích
Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà

nước về đất nông nghiệp tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
3.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa lý luận quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính taịhuyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
18


Đề xuất những giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp hợp
lý tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp chính tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên các loại đất sản xuất nông nghiệp của huyện
Tuy An, tỉnh Phú Yên, với các xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện, đó là:
+ Xã An Ninh Đông (xã ven biển)
+ Xã An Thạch (xã đồng bằng)
+ Xã An Lĩnh (xã miền núi)
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp dùng để nghiên cứu được sử dụng trong

khoảng thời gian từ năm 2012 - 2016.
- Phạm vi nội dung: Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp đại diện 3 xã của

huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận luân


5.1. Phương pháp luận: Là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp: Những số liệu đã được công bố hay thu thập trong quá khứ hay
do một nhóm thứ ba thu thập. Số liệu này thường được thu thập từ các cơ quan có liên
quan, các nghiên cứu trước đó, cơ quan thống kê của nhà nước Internet,…
Tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình
sử dụng đất nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Tuy An và của các
xã nghiên cứu thông qua UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng thống kê, UBND các xã.
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
19


Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự
tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Appraisal) và phỏng vấn bán cấu
trúc.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Các điểm nghiên cứu phải đại diện được
cho các vùng sinh thái và các vùng kinh tế, trình độ sử dụng đất của nông hộ ở huyện.
Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa và tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn,
mỗi tiểu vùng chúng tôi chọn một xã điển hình.
- Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu
+

Số liệu thứ cấp sau khi thu thập về được tổng hợp, phản ánh thông qua các bảng,
đồ thị,...


+

Số liệu sơ cấp dùng phần mềm Microsoft Excell để tổng hợp, phân tích, xử lý các số
liệu thô phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp phân tích tổng hợp và đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng

đất:
Hiệu quả kinh tế
Năng suất cây trồng.
Giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị của những sản phẩm
vật chất và dịch vụ do các cơ sở quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất định thường
tính trong 1 năm (GO = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm).
Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost): Trong nông nghiệp gồm chi phí vật
chất và chi phí dịch vụ được quy thành tiền trong quá trinh sản xuất.
Chi phí vật chất bao gồm giống, phân bón các loại, thuốc trừ sâu, sửa chữa,...
Chi phí dịch vụ như công cụ, phương tiện, thuê lao động,...
Giá trị gia tăng (VA – Value Added): Là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản
xuất, chính là giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian (VA = GO - IC)
Tỷ suất hoàn vốn (VA/IC): là tỷ số giữa giá trị gia tăng (VA) và chi phí trung
gian (IC). Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi
phí tăng thêm.
Tỷ suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu
được bao nhiêu đồng chi phí sản xuất.
20


Tỷ suất VA/LĐ: Chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị tăng thêm.
Từ việc tính toán các chỉ tiêu như vậy để đưa ra các nhận xét, kết luận liên quan
như:

+ Giá trị sản xuất trên 1 ha đất (GO/1ha).
+ Chi phí trung gian trên 1 ha đất (IC/1ha).
+ Giá trị tăng thêm trên 1 ha đất (VA/1ha).
+ Giá trị tăng thêm trên 1 công lao động (VA/1 công lao động).
+ Giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị chi phí (Có thể là 1 VNĐ, VA/1VNĐ).

Hệ số sử dụng ruộng đất: là tỷ số giữa diện tích gieo trồng với diện tích canh
tác hàng năm ở đơn vị nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng đất canh tác
hay cho biết mức quay vòng đất canh tác trong một năm, được tính như sau:
Tổng diện tích gieo trồng trong năm

Hệ số sử dụng ruộng đất =

Tổng diện tích canh tác
Tỷ lệ sử dụng đất: là tỷ số giữa diện tích đất đã được sử dụng với tổng diện tích

đất đai ở vùng nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng đất và được tính
bằng công thức sau:
Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) =

Tổng diện tích đất đai - diện tích đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất đai

Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất
mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về
mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng. Hiệu quả
về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được đánh giá thông qua một số tiêu
chí như:

Giá trị ngày công lao động.
Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm.
Thu nhập của nông hộ từ các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
Mức độ chấp nhận của người dân: thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trong tương lai.
21


Hiệu quả môi trường
Việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với
môi trường sinh thái là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất,
nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng
tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường sinh thái của các
kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu: Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường; nhận định chung của nông dân về mức
độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
-

Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong
tương lai.
- Cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển
sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức thu nhập của người dân trên địa bàn

nghiên cứu.

-

Cung cấp thông tin cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua các
loại hình sử dụng đất chính của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

-

Góp phần cung cấp luận chứng kinh tế kỹ thuật để lập quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

- Là tài liệu hữu ích giúp cơ quan chuyên môn trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp

có hiệu quả và bền vững.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên .
Chương 3: Phương hướng và giải pháp công tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
22


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

1.1.1. Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng
đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và
chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi [14,
tr.740]. Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi
Hổ quan niệm: “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng
của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố
kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm
có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản”.
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát
triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc
thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây:
Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông, khoai
tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệp
nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa).
Vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng ở châu
Âu)
Đất trồng cây lâu năm ví dụ như trồng cây ăn quả).
Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc.
23


Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp được

chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các nước đang khô
hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi đất tưới tiêu.
Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc gia,
trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông nghiệp, chẳng
hạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp bao gồm 38% diện tích
đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một phần ba đất nông
nghiệp (11% diện tích đất của thế giới).
Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp
khác.
Đất nông nghiệp gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi
phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng
hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng
rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm
nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng
thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính
(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu
thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo
24



cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông
sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.3. Đặc điểm chủ yếu của đất nông nghiệp
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp

Đất đai là điều kiện cần thiết để con người sinh tồn và đặc biệt quan trọng khi là
tư liệu sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho sự sống của con người. Trong
cuốn Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi Hổ cho rằng, đất
đai giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi: “…hiện nay loài người chưa
có loại tư liệu sản xuất nào có thể thay thế ruộng đất trên quy mô rộng lớn…đối với
sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng.
Do đó, đất ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Mà
sinh vật là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp” [9, tr.28]. Với điều kiện diện
tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên đầu người ở nước ta thuộc nhóm thấp
nhất trên thế giới, việc bảo vệ quỹ đất ngày càng trở nên bức thiết vì đất đai đang bị
xâm lấn bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và tác động của biến đổi khí
hậu. Vì thế, chúng ta cần làm tốt công tác quy hoạch để bảo tồn quỹ đất và đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp để khai thác hiệu
quả nguồn đất.
-

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và mang tính vùng,
miền
Sản xuất trên đất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như:

đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết. Ở mỗi vùng, miền, ngoài sự khác nhau về điều
kiện tự nhiên, còn có sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, 13 tập quán,
con người… Do vậy, cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch nhằm xây dựng

những vùng chuyên canh, sản xuất lớn vừa đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, vừa phù
hợp với từng vùng, miền. Mỗi vùng, miền không chỉ có những sản phẩm nông nghiệp
phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn có những sản phẩm nông nghiệp mang lợi thế
cạnh tranh bởi tính đặc sản và chất lượng nông sản.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống có sự sinh trưởng và phát

triển riêng biệt
25


Trong sản xuất nông nghiệp, con người nắm chắc chu trình sinh trưởng của cây
trồng, vật nuôi để nâng cao sản lượng và đạt hiệu quả kinh tế. Chúng ta cần đẩy mạnh
nghiên cứu các phương pháp nuôi, trồng đồng thời ứng dụng khoa học, kỹ thuật một
cách hiệu quả để tận dụng ưu đãi của điều kiện tự nhiên, tính thời vụ, giúp nông
nghiệp phát triển bền vững và ổn định.
-

Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội Lương thực, thực phẩm là
yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc

phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển…Xã hội càng
phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người
về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng lẫn chủng
loại, nguyên do bởi tác động của các nhân tố như 14 sự gia tăng dân số và nhu cầu
nâng cao mức sống của con người. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, điều kiện tiên
quyết cho sự phát triển là tăng lượng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng
sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.
- Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị Nông


nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công
nghiệp và khu vực thành thị
Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây: i) Nông nghiệp là khu vực dự
trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp
hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác, nhờ đó mà năng
suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp
được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển
công nghiệp và đô thị; ii) Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị
của sản phẩm nông nghiệp được tăng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hoá nông sản và sự mở rộng thị trường…; iii) Trong giai đoạn đầu của công
nghiệp hoá, khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho sự phát triển
kinh tế. Việc đầu tư và huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp
là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải
26


bằng sự áp 15 đặt của chính phủ. Những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều
nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp.
- Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp và nông

thôn.
Là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp, ở hầu hết các nước đang phát triển,
sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ
yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến
sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, làm tăng thu
nhập cho dân cư nông nghiệp cũng như sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu
về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao

chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.
- Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại
nông, lâm, thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công
nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa
vào sản phẩm từ nông, lâm, thuỷ sản. Xu hướng chung, nhiều nước trong quá trình
công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng
cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và sau đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao
của nền kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên
thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp
tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng,
làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.
- Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn giữ vai trò to lớn, là cơ sở cho sự phát triển bền
vững của môi trường, vì sản xuất nông nghiệp gắn trực tiếp với môi trường tự nhiên,
như đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Một mặt, nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng
trọt, có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường do quá trình phát triển tự nhiên của
cây trồng có tác dụng hấp thu khí điôxít cácbon, góp phần bảo vệ môi trường từ tác
động tiêu cực của phát thải khí hiệu ứng nhà kính do công nghiệp tạo ra. Song, mặt
khác, nông nghiệp lại sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu…
27


×