Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tiểu luận các giải pháp của chính phủ trung quốc để giải quyết tình trạng thất nghiệp và bài học rút ra cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.79 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------***-------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG
QUỐC ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

Giảng viên:
Môn học:

TS. NUYỄN LAN HƯƠNG
KINH TẾ CHÍNH TRỊ VỀ CẢI CÁCH KINH TẾ
Ở TRUNG QUỐC

Sinh viên thực hiện:

ĐẶNG THỊ THU HƯỜNG

Mã sinh viên:

16051754

Khóa- Khoa:

QH-2016-E KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020



MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã không ít tạo ra những
sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn. Trong những năm gần đây,
Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thật, các
ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực, thực phẩm…Đằng sau những
thành tựu mà Trung Quốc đạt được thì cũng có không ít vấn đề cần quan tâm như:
lạm phát, thất nghiệp,…Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là
thất nghiệp.
Thất nghiệp là vấn đề mà cả thế giới quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền
kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề
không thể tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp ở mức độ thấp hay cao mà thôi. Thất
nghiệp nó còn kéo theo nhiều vấn đề đằng sau, sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm nền
kinh tế.
Nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp là do đâu?
Đó là do :
- Trình độ học vấn
- tỷ lệ sinh đẻ cao
- Do cơ cấu ngành nghề không phù hợp
- Do chính sách nhà nước
- Và lý do gần đây nhất chính là do dịch covid 19 gây ra


Do vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc làm, ổn định đời sống cho người lao
động trở thành mục tiêu của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Sau đây em xin trình bày đề tài: “Các giải pháp của chính phủ Trung Quốc để giải
quyết tình trạng thất nghiệp và bài học rút ra cho Việt Nam "

I. Cơ sở lý luận
Tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc đang có xu hướng gia tăng, trong đó nguyên
nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp TQ đẩy mạnh cải tổ toàn diện, buộc phải sa

thải lao động. Số liệu của Tổng cục Thống kế quốc gia Trung Quốc cho biết tỉ lệ
thất nghiệp nước này trong quý I/2016 vẫn trong giới hạn mục tiêu đề ra nhưng có
chiều hướng gia tăng. Cụ thể, trong Quý I vừa qua, tỉ lệ đăng ký thất nghiệp trung
bình tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc ở mức 4,04 % và vẫn thấp hơn chỉ tiêu
4,5% đã đề ra, nhưng tại các thành phố lớn tỉ lệ thất nghiệp liên tục tăng, từ mức
4,99% trong tháng 1 lên mức 5.1% trong tháng 2 và 5,2% trong tháng 3. Bộ Nhân
lực và xã hội Trung Quốc cũng nhận định tình hình thị trường việc làm đang có xu
hướng xấu đi. Trong khi nhu cầu việc làm không ngừng gia tăng, số việc làm mới ở
các thành phố trên toàn quốc đã giảm từ 13,22 triệu việc làm năm 2014 xuống còn
13,01 triệu việc làm năm 2015. Trong 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã tạo ra
được 4,43 triệu việc làm mới ở thành phố, đạt 44,3% mục tiêu cả năm và số lao
động nông thôn ra thành phố kiếm việc tăng 2,9%, nhưng điều đáng lo ngại là các
đơn vị sử dụng lao động đã giảm số lượng tuyển dụng khoảng 230.000 người (giảm


4,5 % so với cùng kỳ năm trước). Riêng khu vực Đông Bắc, số người được tuyển
dụng giảm 12.000 người, trong khi nhu cầu tìm việc làm lại tăng thêm 141.000
người.
Áp lực thất nghiệp tại Trung Quốc gia tăng chủ yếu do nước này đang trong giai
đoạn quan trọng của tiến trình cải cách mô hình kinh tế, hướng vào tiêu dùng nội
địa thay vì thị trường xuất khẩu đang ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong thời
gian gần đây, Trung Quốc cũng tập trung cắt giảm công suất dư thừa trong các
ngành sản xuất, nhất là ngành thép và ngành than (Theo chương trình của Chính
phủ TQ, hơn 1.000 mỏ than sẽ bị đóng cửa và hơn 90% dự án xây dựng mới các
mỏ khai thác than phải dừng lại, dự kiến sẽ có khoảng 800.000 việc làm trong hai
lĩnh vực này sẽ bị sa thải trong 3 năm tới). Bên cạnh đó, kinh tế tăng trưởng chậm
lại khiến một bộ phận doanh nghiệp làm ăn khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất
và cắt giảm nhân công. Kết quả khảo sát gần đây của Bộ Nhân lực và Xã hội Trung
Quốc cũng cho thấy trong quý I vừa qua, số công nhân được tuyển dụng mới giảm
9% so với cùng kì năm 2015, có tới 15% số doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung

Quốc cắt giảm lao động và khoảng 16% số doanh nghiệp có kế hoạch sa thải nhân
công trong quý II. Vấn đề việc làm năm 2016 cũng đang trở nên đáng lo ngại khi số
lượng thanh niên cần việc làm sẽ lên tới khoảng 15 triệu người (trong đó riêng sinh
viên tốt nghiệp tăng cao kỷ lục, vào khoảng 7,65 triệu sinh viên, tăng 160.000 so
với năm 2015 và là mức cao nhất từ trước đến nay
Thất nghiệp đang là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bất ổn về xã
hội, nhất là hoạt động biểu tình, đình công ở nhiều địa phương của Trung Quốc.


II. Thực trạng
1. Thị trường lao động
- Thị trường lao động ngày càng tồi tệ
Một số chỉ số thống kê cho thấy tình trạng việc làm tại Trung Quốc đang ngày một
trở nên tồi tệ. Chỉ số theo dõi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được thống
kê bởi công ty tư vấn tài chính Fathom tại Anh cho thấy con số này hiện đang ở
mức 12,3%, cao hơn gấp 3 lần so với năm 2012.
Trong khi đó, các con số thống kê chính thức về tỷ lệ thiếu việc làm của Cục Thống
kê Trung Quốc (NBS) lại không phản ánh được thực tế trên. Tỷ lệ này luôn xoay
quanh mốc 4,1%, dường như không có những thay đổi đáng kể từ năm 2010 trở lại
đây, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế đang giảm tốc như hiện nay.
NBS cũng đồng thời công bố tỷ lệ không có việc làm dựa trên phương pháp thống
kê mới hơn, tuy nhiên con số này cũng giữ ở mức ổn định 5% trong suốt một thời
gian dài, cho thấy chỉ số này cũng chưa có những đổi mới định kỳ. Điều này phản
ánh các con số thống kê về tình trạng việc làm tại Trung Quốc đang ngày càng trở
nên thiếu độ tin cậy.
Điều không ổn ở đây chính là cách thống kê này đã không tính đến hơn 270 triệu
người lao động nhập cư trên khắp Trung Quốc vốn không đăng ký nhận trợ cấp thất
nghiệp tại quê hương mình hay tại nơi mình làm việc, do đó sai số của thống kê là
rất lớn.
- khai thác lực lượng không hiệu quả



Mặc dù giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh việc giữ ổn định việc làm cho
người dân là ưu tiên hàng đầu, nhưng báo cáo của Fathom lại cho thấy không phải
như vậy. Theo Fathom, số người không làm việc hết công suất/hết số giờ lao động
quy định đã tăng.
Về triển vọng kinh tế của Trung Quốc, giới lãnh đạo nước này đã từng cam kết sẽ
cắt giảm công suất dư thừa của các mỏ than và nhà máy thép, trong khi vẫn sẽ giữ
vững mức tăng trưởng kinh tế năm 2016 tối thiểu 6,5%.
Nhưng hiện tại, chính quyền các địa phương vì để tránh gây ra bất ổn xã hội đã giữ
lại những nhà máy làm việc yếu kém thay vì đóng cửa chúng như cam kết. Mặc dù
cách thức này giúp giảm thiểu tình trạng sa thải hàng loạt có thể làm gia tăng nguy
cơ bất ổn xã hội, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó lại hạn chế sự chuyển dịch lao
động sang khu vực dịch vụ vốn là lĩnh vực vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng
vững chắc trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang có những định hướng điều
chỉnh mới.
2. Tác động do dịch covid 19
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, thị trường lao động của Trung Quốc đối mặt với
áp lực trên nhiều mặt trận trong bối cảnh nền kinh tế nước này vật lộn với dịch
bệnh Covid-19.
2.1. Những tác động, ảnh hưởng của dịch covid 19
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt kỷ lục
Dựa trên điều tra xã hội thì tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 5,2% vào
tháng 12/2019 lên mức cao kỷ lục là 6,2% vào tháng 2/2020 khi đại dịch Covid-19


là nặng nề nhất ở Trung Quốc, trước khi giảm xuống mức 5,9% vào tháng 3, theo
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Cùng thời điểm trên, tổng lượng việc làm ở đô thị trong tháng 3 rớt 6% so với ngày
1/1/2020, tương đương với khoảng 26 triệu việc làm bị mất.

Qu Hongbin, kinh tế trưởng về Trung Quốc của HSBC viết: “Điều này tương phản
với mức tăng ròng 8,3 triệu việc làm ở thành phố trong năm 2019 và là mức sụt
giảm đầu tiên về việc làm đô thị trong hơn 4 thập kỷ”.
Khoảng 18,3% lực lượng lao động bị chấm dứt tuyển dụng, bị cắt giảm lương hoặc
bị cho nghỉ không lương trong quý 1 năm 2020.
- Ác mộng của lao động nhập cư
Là mắt xích cần thiết cho phép lạ kinh tế Trung Quốc từ 30 năm qua, số 290 triệu
lao động nhập cư - đã từ bỏ miền quê lên thành thị kiếm sống, ngày nay là những
người bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội chưa từng
thấy do đại dịch gây ra.
Sau khi sụt mất 6,8% trong quý I, một điều chưa bao giờ xảy ra kể từ khi Cách
mạng văn hóa kết thúc năm 1976, nền kinh tế Trung Quốc chậm chạp ngoi dậy.
Tiêu thụ nội địa giảm sút, các công ty xuất khẩu không tìm được khách hàng do thế
giới bị tê liệt vì con virus xuất phát từ Vũ Hán. Kết quả là thất nghiệp bùng nổ,
trong một đất nước hầu như không có phúc lợi xã hội.
Theo số liệu chính thức thì tỉ lệ thất nghiệp là 6% vào tháng Tư, so với tháng
12/2019 là 5,2%, tức 4 triệu việc làm bị mất đi. Nhưng con số này chỉ là một phần
sự thật.


Cuối tháng Tư, một nghiên cứu của công ty môi giới chứng khoán Trung Thái
(Zhongtai Securities) ở Sơn Đông ước lượng tỉ lệ thất nghiệp thực sự tại Trung
Quốc là 20,5%, tức 70 triệu người không công ăn việc làm
Số người không có việc làm sụt xuống còn 33 đến 40 triệu vào đầu tháng Năm,
nhưng lại có một mối đe dọa khác : « Có khả năng là đến 10 triệu nhân công sẽ bị
sa thải trong những tháng tới, ở các lãnh vực liên quan đến xuất khẩu của Trung
Quốc, vì suy thoái toàn cầu và căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc
Kinh. Đến cuối năm nay, rất có thể khoảng mấy chục triệu người vẫn bị thất
nghiệp » - theo cảnh báo của Ernan Cui, nhà kinh tế thuộc Gavekal Dragonomics.
- Trợ cấp thất nghiệp tối thiểu

Chỉ có 2,3 triệu người Trung Quốc nhận được trợ cấp trong quý I, theo số liệu
chính thức. Một con số hết sức thấp, cho dù số lượng người thất nghiệp rất lớn. Và
dù được trợ cấp, số tiền này không thấm vào đâu so với thu nhập bị mất đi, vì được
tính theo lương tối thiểu, vốn không tăng bao nhiêu kể từ năm 1994.
Theo Nicholas R.Lardy và Tianlei Huang, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson
(PIIE) : « Trợ cấp trong quý I/2020 là 1.350 nhân dân tệ (190 euro) cho mỗi người
thất nghiệp trong một tháng, chỉ bằng 20 đến 30% lương trung bình của các công
ty công và tư ở thành thị ».
- Chế độ bị lung lay
Giáo sư Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin), nhà phân tích độc lập ở Thượng Hải nhận
xét : « Bảo đảm việc làm là bảo vệ người dân nhưng đồng thời cũng bảo vệ giới


cầm quyền. Một khi việc làm được duy trì và nhu cầu thực phẩm thiết yếu được
giải quyết, thì sự ổn định của chế độ không bị đe dọa ».
Với gần 200 vụ đình công kể từ đầu năm nay, so với trên 700 vụ cùng kỳ năm
ngoái, theo tổ chức phi chính phủ China Labour Bulletin, người lao động Trung
Quốc ít xuống đường hơn trước. Eric Sautedé, phụ trách châu Á của Planet Labor
giải thích : « Sợ dịch bệnh, bị phong tỏa, chính quyền tăng cường kiểm soát, nên
các phong trào xã hội khó có điều kiện diễn ra, nhưng điều này không có nghĩa là
không có khủng hoảng xã hội ». Tuy nhiên sự phẫn nộ, bất bình được bộc lộ qua
các phương tiện khác, chủ yếu trên các mạng xã hội, khó thể định lượng được.
Trong khi nhu cầu thế giới sụt giảm mạnh, ổn định việc làm và hạn chế sa thải cũng
là cách tốt nhất để tái thúc đẩy tiêu dùng nội địa, mà từ nay tăng trưởng của Trung
Quốc phải dựa vào phần lớn. Lần đầu tiên từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa Hoa lục,
thu nhập thực của các hộ gia đình giảm đi 3,5% trong quý I, và chi cho tiêu thụ
giảm 12,5%.
2.2.Tình cảnh thê thảm trong ngành du lịch , lưu trú và ăn uống
Các ngành dịch vụ chủ chốt như du lịch và lưu trú đang chịu áp lực lớn.
Theo một khảo sát của Hiệp hội Lưu trú Trung Quốc, doanh thu du lịch nội địa đã

giảm 60% trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động vào đầu tháng 5 so với một năm trước
đó, còn doanh thu các nhà hàng giảm tới một nửa.
Nhiều doanh nghiệp ăn uống bắt đầu cung cấp dịch vụ “ship” hàng để bù lại thiệt
hại do thiếu khách đến ăn trực tiếp nhưng hơn 45% đơn vị kinh doanh cho biết các


đơn hàng vào tháng 4 vừa qua là thấp hơn cả hồi tháng 2, cho thấy mức chi tiêu của
thực khách đang phục hồi chậm chạp.
Một cuộc khảo sát riêng rẽ của Hiệp hội Lưu trú Trung Quốc vào tháng 4/2020 đối
với 300 khách sạn cho thấy 1/4 số khách sạn này đã cắt giảm ít nhất 20% nhân
viên, khiến tổng đầu người bị giảm 18% so với năm 2019.
Yao Wei, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng Pháp Societe Generale nói:
“Nếu xuất khẩu không phục hồi được trong nửa đầu năm nay (2020) và người tiêu
dùng tiếp tục cảnh giác cao về việc đến các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và các điểm
du lịch, thì tổng số người thất nghiệp có thể cao hơn nhiều, ở mức khoảng 30 triệu
người vào cuối năm nay”.
Theo một nghiên cứu do Bộ Thương mại Trung Quốc xuất bản vào năm 2019, gần
112 triệu người được tuyển trực tiếp hoặc gián tiếp trong các chuỗi cung ứng phục
vụ xuất khẩu.
Larry Hu, kinh tế trưởng về Trung Quốc của Macquarie Group, ước tính tỷ lệ thất
nghiệp có thể vọt lên mức 9,4% vào cuối năm nay.
Tình hình thất nghiệp ở Trung Quốc sẽ nặng nề thêm khi năm nay nước này sẽ có
8,7 triệu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng
2.3.Những khó khăn và gánh nặng của doanh nghiệp phải đối mặt
- Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của đại bộ phận
DN hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường
xuất khẩu đều gặp khó khăn. Đây là hệ quả tất yếu khi đại dịch bùng phát, người
dân Việt Nam và các nước thuộc thị trường xuất khẩu truyền thống của nước ta



(Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật...) phải thực hiện giãn cách xã hội, lao động mất việc
làm, thu nhập giảm sút nên nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Có tới 57,7% số DN bị
ảnh hưởng cho rằng thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh. Đáng chú ý, trong các DN có
hoạt động xuất khẩu, có tới 47,2% DN khẳng định thời gian qua hàng hóa sản xuất
ra không xuất khẩu được.
- Thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt. Dịch COVID-19 càng kéo
dài, nguyên vật liệu đầu vào dự trữ của doanh nghiệp càng cạn kiệt.
DN quy mô lớn là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong tiếp cận nguồn nguyên
liệu đầu vào, với 42,8% số DN. Nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt của DN chủ yếu
đến từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nếu xét riêng DN quy mô lớn có hoạt động
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, khi đó tỷ lệ DN thiếu hụt lên tới 53,8%.
DN FDI là đối tượng chủ yếu bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào, với 39,6% số
DN bị thiếu hụt. Nếu chỉ tính riêng đối với DN nhập khẩu thì tỷ lệ trên tăng lên
mức 56,9%.
Đối với các DN thuộc nhóm ngành may mặc và da giày cần sử dụng nguồn nguyên
liệu nhập khẩu, tỷ lệ DN thiếu hụt lên tới 70,3% đối với ngành may mặc và 71,0%
đối với ngành da giày. Ngành sản xuất các sản phẩm điện tử và sản xuất ô tô có tỷ
lệ thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu lần lượt là 62,1% và 58,1%.
- Thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Có tới 45,4% số DN khảo sát đang
bị thiếu hụt nguồn vốn cho SXKD, đây là một trong những khó khăn hàng đầu của
DN hiện nay và cũng là tình trạng chung của toàn bộ khu vực DN. Theo loại hình
DN, khu vực DN Nhà nước có tỷ lệ thiếu hụt nguồn vốn cho SXKD cao nhất với


49,8%. Theo ngành kinh tế, khu vực DN nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ
thiếu hụt vốn cao nhất với 54,1% số DN. Khu vực DN công nghiệp và xây dựng có
tỷ lệ thiếu hụt vốn là 52,1%, tỷ lệ này ở khu vực dịch vụ là 40,5%.
III. CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT
NGHIỆP Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY
Vấn đề thất nghiệp không chỉ được nhà nước quan tâm, mà là tiêu điểm của toàn xã

hội. Năm 2006, theo đánh giá của người dân Trung Quốc, vấn đề thất nghiệp cùng
với khám bệnh khó, khám bệnh đắt, chênh lệch thu nhập quá lớn, phân hoá giàu
nghèo là một trong ba

vấn đề xã hội nổi bật nhất trong năm.

Đứng trước tình hình thất nghiệp ngày càng phức tạp và những thách thức to lớn về
việc làm, hậu quả thất nghiệp gây ra đối với đời sống kinh tế xã hội nh gây thiệt hại
về kinh tế, đời sống người dân khó khăn, tệ nạn xã hội Đảng và chính phủ Trung
Quốc đã không ngừng nghiên cứu, thảo luận và đa ra những giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề thất nghiệp.
1.

Các

chính

sách

kinh

tế

1.1. Điều chỉnh kết cấu kinh tế phát triển việc làm
Chú trọng phát triển ngành nghề tập trung nhiều lao động. Phát huy ưu thế nguồn
nhân lực dồi dào trong nước, Trung Quốc chú trọng phát triển ngành nghề có thể
tạo nhiều vị trí việc làm như : ngành dệt may, gia công, linh kiện, tiến tới mở rộng
xuất khẩu, đặc biệt là phát triển ngành dịch vụ. Trung Quốc đã ra những biện pháp
hữu hiệu nhằm phát triển ngành dịch vụ, phát huy tiềm lực to lớn thu hút lao động
từ ngành dịch vụ như điều chỉnh kết cấu ngành dịch vụ, tăng cường cải cách doanh



nghiệp, mở rộng đầu vào thị trường cho ngành dịch vụ, mở rộng phát triển các
ngành dịch vụ mang tính sản xuất, làm phong phú dịch vụ mang tính tiêu dùng.
Hiện nay số doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký hoạt động trên cả nước là hơn 8
triệu, chiếm trên 99% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, thu hút được trên 75%
lao động ở thành phố, thị trấn.
Vì thế, song song với chiến lược phát triển doanh nghiệp lớn, tập đoàn doanh
nghiệp lớn, cần thiết phải chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ
Trung Quốc sẽ nỗ lực ủng hộ và giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ về các mặt đầu
tư vốn, dịch vụ kỹ thuật, mở rộng thị trường, tư vấn thông tin, bồi dưỡng nhân tài.
Chú trọng phát triển kinh tế phi công hữu.
Muốn phát triển kinh tế phi công hữu, đòi hỏi xã hội có cái nhìn tiến bộ, giải phóng
tư tưởng, thay đổi quan niệm, từng bước xoá bỏ sự kỳ thị, để kinh tế phi công hữu
cũng được hưởng sự đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Coi trọng
phương thức việc làm tự do. Trung Quốc chủ trương xóa bỏ quan niệm truyền
thống về việc làm chính quy hay việc làm thể diện, ra sức phát triển đa dạng hình
thức việc làm nh việc làm thời vụ, việc tạm thời, việc theo giờ, khuyến khích người
lao động tự chủ tìm việc làm, tránh tình trạng chờ cơ hội việc làm dẫn tới tăng số
người thất nghiệp. Đặc biệt, Trung Quốc rất coi trọng công tác giáo dục tư tưởng
nghề nghiệp, nâng cao quan điểm kính nghiệp cho mỗi người lao động.
1.2. Điều chỉnh một số chính sách kinh tế phát triển việc làm
Tích cực điều chỉnh chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Yếu tố đầu tư nước
ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và giải quyết việc


làm. Nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước, Trung
Quốc đã hình thành và khuyến khích công ty xuyên quốc gia tăng cường vốn đầu tư
vào trong nước; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường vốn vào các
ngành nền tảng như giao thông, năng lượng, nguyên vật liệu, chú trọng ổn định môi

trường trong nước nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi bằng cách duy trì ổn định
chính trị xã hội, điều chỉnh hệ thống luật pháp, giảm bớt các thủ tục đầu tư rờm rà,
phức tạp, đa dạng hoá hình thức và lĩnh vực đầu tư và đa ra các chính sách ưu đãi
cho các nhà đầu tư.
Thực hiện chính sách tài chính tích cực. Chính sách tài chính có vai trò khá trực
tiếp và rõ rệt đối với giải quyết việc làm. Chính phủ đầu tư tài chính càng nhiều vào
ngân sách việc làm thì việc giải quyết việc làm càng thuận lợi và nhanh chóng. Để
giải quyết áp lực việc làm, bảo đảm môi trường cải cách ổn định, chính sách tài
chính ở Trung Quốc đã có sự chuyển hướng từ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sang
thúc đẩy mở rộng việc làm với nội dung: xác lập khuôn khổ cơ bản của chính sách
tài chính ủng hộ việc làm; bảo đảm nhu cầu cần thiết của quỹ an sinh xã hội và việc
làm; hoàn thiện chính sách u đãi về thuế liên quan tới việc làm, phát huy năng lực
điều tiết việc làm của thuế; hoàn thiện biện pháp bảo đảm khoản vay và trả lãi tài
chính,

khuyến

khích

2. Các chính sách xã hội

người

thất

nghiệp,

mất

việc


tự

tìm

việc.


2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn cho người lao động. Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã nêu rõ: Thực thi chiến lược phát triển mở rộng việc làm, thúc đẩy
việc sáng tạo nghề nghiệp để tạo ra việc làm.
Tăng cường xây dựng nguồn nhân lực là hướng đi quan trọng để biến một nước
Trung Quốc đông dân thành một cường quốc về nguồn nhân lực, cũng là giải pháp
cơ bản để giải quyết vấn đề việc làm hiện nay.
Trung Quốc đang tích cực điều chỉnh kết cấu chi tiêu tài chính, tăng đầu tư kinh phí
bồi dưỡng ngành nghề của chính quyền các cấp, ra sức tăng cường giáo dục và đào
tạo ngành nghề, ưu hoá cơ cấu bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo
cho người lao động. Nâng cao kỹ năng lao động và trình độ nhận thức của người
lao động cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của tiến bộ khoa học kỹ thuật và
phát triển kinh tế. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng rất chú trọng tới vấn đề bồi dưỡng
tâm lý người lao động khi bị thất nghiệp trong việc đào tạo nghề.
2.2. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
Cùng với việc doanh nghiệp nhà nước thực hiện biện pháp cải cách giảm nhân viên
tăng hiệu quả, chuyển vị trí công tác, số lượng nhân viên mất việc, thất nghiệp tất
yếu sẽ tăng. Trong hoàn cảnh chế độ an sinh xã hội chưa kiện toàn, những người
thất nghiệp, mất việc sẽ không được bảo đảm cuộc sống. Vì vậy, trong công tác tái
tạo việc làm, Trung Quốc một mặt kết hợp điều chỉnh chính sách thúc đẩy tái tạo
việc làm với chính sách kinh tế vĩ mô, mặt khác kết hợp giữa chính sách thúc đẩy
việc làm tích cực với hoàn thiện chế độ an sinh xã hội, bảo đảm cuộc sống cơ bản



cho người mất việc, thất nghiệp. Chủ yếu là mở rộng diện bao phủ của hệ thống an
sinh xã hội và phạm vi quy hoạch xã hội; thực hiện quy hoạch thống nhất an sinh
xã hội trên toàn quốc; kết hợp giữa bảo hiểm thất nghiệp và tái tạo việc làm.
3. Tăng cường vai trò chỉ đạo của chính quyền
3.1.

Chỉ

đạo

thực

hiện

chiến

lược

phát

triển

việc

làm

Trước mắt và trong tương lai gần, nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền các cấp là
thực thi các chính sách, biện pháp, phương châm tái tạo việc làm, thực hiện mục

tiêu tăng vị trí việc làm. Ra sức tăng vị trí việc làm, thực thi toàn diện chính sách
ủng hộ tái tạo việc làm, tăng đầu tư cho ngân sách việc làm, bồi dưỡng kỹ năng
việc làm, từng bước làm tốt dịch vụ tái tạo việc làm, hướng dẫn chuyển biến quan
niệm việc làm của người mất việc, thất nghiệp, thực hiện bảo đảm xã hội cho họ.
Về lâu dài, chính quyền tích cực tìm tòi, nghiên cứu chiến lược phát triển việc làm
phù hợp với tình hình trong nước. ở thành phố, thị trấn, chính quyền địa phương
khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận nhân viên mất việc và nhân viên dư thừa của
doanh nghiệp nhà nước; ủng hộ về vốn đầu tư để doanh nghiệp tạo việc làm cho lao
động; lập hệ thống bảo đảm về khoản cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ để giải
quyết khó khăn về vốn khi người lao động tìm việc; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có
thể tạo ra vô số cơ hội việc làm; thực hiện chính xác chính sách ngành nghề, phát
triển ngành mới nổi và ngành kỹ thuật cao, từ đó có thể giải quyết thêm nhiều việc
làm; chú trọng quan tâm tạo việc làm cho người lớn tuổi, trình độ văn hoá và tay
nghề thấp bằng cách tạo việc làm và bồi dưỡng chuyên môn cho họ trong ngành
dịch vụ công cộng ở các thành phố, thị trấn. Ở nông thôn, chính quyền các cấp tích
cực thực hiện phát triển mô hình kinh tế tập trung đông lao động và kỹ thuật tận


dụng nhiều lao động, khuyến khích vùng nông thôn phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ tập trung nhiều lao động; mở rộng khai thác tiềm lực việc làm trong nông
nghiệp; ngoài ra, các địa phương phối hợp thực hiện chiến lược đại khai
phát miền Tây, tích cực mở ra không gian việc làm nông nghiệp ở đây, chuyển
dịch lao động dư thừa sang vùng lân cận, có chính sách ủng hộ, tạo môi trường
việc làm, thu hút doanh nghiệp phía Bắc và nước ngoài đến miền Tây, tăng số
lượng lao động nông thôn miền Tây trong những ngành phi nông nghiệp.
3.2. Khống chế tốc độ tăng dân số
Thất nghiệp ở Trung Quốc không chỉ do vấn đề kết cấu, mà còn là vấn đề tổng
lượng, nghĩa là tổng cung lao động vượt tổng cầu lao động. Vì thế khống chế tăng
dân số là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đề thất nghiệp trong một thời gian
dài.

Sau khi hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tập trung các yếu tố
khoa học kỹ thuật và trí tuệ nhiều hơn, tình trạng cung vượt quá cầu về lao động sẽ
vẫn căng thẳng. Chính phủ chủ trương quán triệt thực hiện chính sách sinh đẻ kế
hoạch, đặc biệt ở vùng nông thôn. Xây dựng những tổ chức truyền thông dân số,
tuyên truyền, giáo dục sinh đẻ kế hoạch, để người dân nông thôn nhận thức được
hậu quả của việc sinh nhiều. Ở thành phố, chính quyền cũng đa ra biện pháp điều
chỉnh chính sách sinh con một để tránh ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương
lai, vì xu hướng sinh con một sẽ làm già hóa dân số Trung Quốc, cạn kiệt nguồn
nhân lực.


3.3. Làm tốt công tác lập pháp về việc làm
Bước tiến mới trong vấn đề phát triển việc làm và bảo vệ quyền lợi người lao
động ở Trung Quốc là sự ra đời Luật Xúc tiến việc làm được chính thức thông
qua tại Hội nghị Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.
Nhiều ý kiến cho rằng việc thực thi Luật Xúc tiến việc làm sẽ rất khó khăn bởi sự
kỳ thị trong việc tuyển dụng lao động ở Trung Quốc đã hình thành từ rất lâu. Do
đó, để thay đổi quan niệm này, Bộ luật đã quy định áp dụng lối tuyển dụng theo
hình thức luật pháp để bảo vệ quyền bình đẳng việc làm cho mỗi người lao động.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hiệp thương ba bên cũng được Bộ
luật chú ý tới. Chủ thể của cơ chế này gồm chính phủ, tổ chức công đoàn và tổ
chức doanh nghiệp với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề cơ bản chung của người lao
động, đó là vấn đề phúc lợi đãi ngộ cho lao động gồm lương, bảo hộ lao động, bảo
hiểm xã hội không chỉ một mình doanh nghiệp thực hiện mà là sự thoả thuận, thống
nhất giữa công đoàn và doanh nghiệp. Đây là con đường hiệu quả để bảo vệ quyền
lợi người lao động.
IV. BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
- Tích cực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu; giãn
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế.

Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu
tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp nói
riêng với các khoản.


Kích thích tăng trưởng bằng các gói kích cầu.
- Sắp xếp lại cơ cấu lao động đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động. Việt
Nam có dân số trẻ nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ nhưng do cơ cấu bố trí chưa
hợp lý nên việc khai thác lao động kém hiệu quả.
- Tăng nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay nợ nước ngoài) đẩy
nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi, thủy điện giao thông… nhằm
tạo việc làm mới cho người lao động. Đồng thời, nới lỏng các chính sách tài chính,
cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo nguồn việc
làm cho người dân. Bên cạnh đó khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản
xuất.
- Ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự
án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp thông
qua việc giảm thuế, hoán thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc
làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể, hỗ trợ vay vốn
cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho
người lao động.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu
côngnghiệp các dự án kinh tế, giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công
nhân.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp và dịch vụ, hướng người lao động đến những việc làm ở những


ngành nghề, đem lại giá trị cao trong các chuỗi giá trị, với điều kiện lao động phải

có hiểu biết, có kỹ năng chuyên môn để dần thay thế khu vực kinh tế nông nghiệp
kém hiệu quả bằng khu vực kinh tế có giá trị cao hơn, thông qua đó nâng cao đời
sống và thu nhập của người lao động, tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh để
giảm nguy cơ thất nghiệp khi có khủng hoảng.
- Lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ chuyên
môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
- Cần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh, các
khu công nghiệp và các làng nghề, tăng cường mối quan hệ giữa sản xuất công
nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt khai thác mối liên kết kinh tế giữa các
thành phố lớn với các khu vực phụ cận nhằm tạo ra nhiều việc làm tại chỗ.
- Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm
được việc làm mới thông qua trung tâm tư vấn việc làm. Bên cạnh việc giải quyết
việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém
phần quan trọng.
- Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội.
- Tình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học đang diễn ra. Để khắc phục tình
trạng này thì việc làm tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, phối
hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là hết sức cần thiết.
V. Kết luận
Nhìn chung, những giải pháp mà chính phủ Trung Quốc đa ra và thực thi đã đạt
hiệu quả to lớn: giải quyết phần lớn vị trí việc làm và thu nhập, ổn định kinh tế gia


đình cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia; góp phần
giảm tệ nạn, ổn định trật tự xã hội. Nhưng mặt khác, những giải pháp đa ra phần
nào chưa phù hợp với hoàn cảnh sống của từng lao động, tình hình cụ thể từng địa
phương, thêm vào đó là sự thiếu công bằng, phân biệt trong công tác tạo việc làm
cho từng đối tượng lao động thuộc những vùng miền khác nhau. trương xây dựng
hài hoà cơ cấu việc làm của Trung Quốc là bước tiến mới trong việc giải quyết
những vấn đề liên quan tới thất nghiệp và việc làm hiện nay. Đây cũng là một bước

quan trọng tiến tới góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội lấy cải thiện dân sinh làm
trọng điểm được đa ra trong Báo cáo của Uỷ ban Trung ơng Đảng Cộng sản Trung
Quốc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ Lao động và
bảo đảm xã hội Trung Quốc sẽ tiếp tục quán triệt thực hiện chính sách việc làm tích
cực.
Trọng điểm là tái tạo việc làm cho người mất việc, thất nghiệp, đặc biệt là những
người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó tìm cách làm tốt công tác tạo việc làm
cho sinh viên ra trường, lao động nông thôn, quân nhân phục viên chuyển nngành,
sẽ có bước tiến mới trong việc giải quyết vấn đề của lịch sử để lại, có đột phá mới
về tạo việc làm cho lao động tăng mới. Với những nét tương đồng về văn hoá, xã
hội, dựa vào tình hình thực tế trong nước, cộng thêm kinh nghiệm xử lý vấn đề thất
nghiệp và việc làm từ Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có những quyết sách đúng
đắn, tránh tình trạng nóng về thất nghiệp và việc làm, nhằm ổn định xã hội, thúc
đẩy

tăng

trưởng

kinh

tế



hội

nhập

kinh


tế

quốc

tế.



×