Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.44 MB, 115 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
===



===

BÙI THỊ THU

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG MỚI MÔN SINH HỌC)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè, vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới:
Các thầy cô trong khoa Sinh – KTNN, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới là TS. An Biên Thùy, người đã dành cho em sự hướng dẫn
nhiệt tình, và những lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy
cô và các em học sinh trường Trung học phổ thông Tây Tiền Hải đã tạo điều
kiện điều kiện thuận lợi cho em thu thập thông tin và thực nghiệm ở trường
Trong quá trình hoàn thành, đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót


vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm
2019
Sinh viên

Bùi Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi cũng xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. An Biên Thùy, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Bùi Thị Thu


STT

Kí hi

1

GV

2


HS

3

PPDH

4

SGK

5

THPT

6

ATV


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT

Tên bảng biểu

1

Bảng 1.1

2


Bảng 1.2

3

Bảng 1.3

4

Bảng 1.4

5

Bảng 1.5

6

Bảng 3.1

7

Bảng 3.2

8

Bảng 3.3

9

Bảng 3.4


10

Bảng 3.5

11

Biểu đồ 1.1

12

Biểu đồ 3.1


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 2
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
8. Dự kiến những đóng góp của đề tài................................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............5
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới................................................................ 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................6
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài.................................................................................7
1.2.1. Những vấn đề liên quan đến dạy học chuyên đề.......................................7

1.2.2. Những vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông mới......10
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài...........................................................................11
Kết luận chƣơng 1........................................................................................... 15
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM (THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG MỚI MÔN SINH HỌC)................................................................16
2.1. Thiết kế chuyên đề.....................................................................................16
2.1.1. Thiết kế tài liệu........................................................................................17
2.1.2. Thiết kế hoạt động chuyên đề................................................................. 20


2.2. Tổ chức hoạt động......................................................................................27
Kết luận chƣơng 2........................................................................................... 36
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................37
3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 37
3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................37
3.3. Địa điểm và thời gian thực nghiệm............................................................37
3.4. Phương pháp thực nghiệm......................................................................... 37
3.5. Xử lý số liệu...............................................................................................38
3.6. Kết quả thực nghiệm..................................................................................40
3.7. Kết luận......................................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 45
PHỤ LỤC


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục
Trong quá trình đổi mới và hội nhập toàn cầu hiện nay, giáo dục có

những đổi mới trong chương trình hướng tới phát triển năng lực người học là
tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc.” [1]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011
– 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của thủ
tướng Chính phủ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học của người học”. [3]
Ngoài ra, công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã đề cập đến việc xây dựng chuyên đề dạy học trong trường phổ
thông thay cho việc dạy học truyền thống theo từng tiết như hiện nay, kết hợp
với các phương pháp dạy học tích cực giúp phát triển năng lực của học sinh.
1.2. Xuất phát từ ý nghĩa của việc dạy học theo chuyên đề
Ngoài ra, dạy học theo chuyên đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu
biết vào thực tiễn các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến
thức có sự tích hợp cao, tinh giản và tính công cụ cao, đồng thời hướng tới
nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác trong khi dạy học theo truyền thống lại
coi trọng việc xây dựng kiến thức nên chỉ nhắm tới các mục tiêu được cho là
quá trình này có thể mang lại.
Trong dạy học theo chuyên đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội
trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo
một tổng thể mới khác với kiến thức trình bày trong tất cả các nguồn tài liệu.
Hơn nữa, với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm

1



vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời
gian dạy học, tinh giản thời gian dạy, độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều.
1.3. Xuất phát từ thực tiễn mức độ thiết kế và giảng dạy theo chuyên đề
“An toàn vệ sinh thực phẩm” trong trƣờng phổ thông
Trong quá trình thực tập tại trường phổ thông, chúng tôi thấy rằng việc
thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề đặc biệt chuyên đề liên quan đến
vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa thực sự được chú trọng. Nhiều kiến thức
về vệ sinh an toàn thực phẩm học sinh chỉ có những hiểu biết khái quát mặc
dù là một chủ đề rất thiết thực với cuộc sống của các em. Nếu có thì việc dạy
hầu như chỉ trên lý thuyết mà chưa phối hợp với thực hành, trải nghiệm nên
những kiến thức được các em được học không được áp dụng trong cuộc sống.
Chính vì những lý do này mà tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế và tổ chức dạy
học chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm (theo chƣơng trình giáo dục
phổ thông mới môn sinh học)”.
2.

Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm
để phát triển năng lực sinh học cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học theo chuyên đề, tài liệu về vệ
sinh an toàn thực phẩm
3.2. Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề ở
trường phổ thông
3.3. Thiết kế tài liệu chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm
3.4. Thiết kế hoạt động dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm
3.5. Tổ chức các hoạt động dạy học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực
phẩm
3.6. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học đề tài

4.

Khách thể và đối tƣợng

nghiên cứu 4.1. Khách thể
nghiên cứu

2


Hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học sử dụng phương
pháp dạy học theo chuyên đề ở trường phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
-

Nội dung chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy trình thiết kế tài liệu, thiết kế hoạt động chuyên đề vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Quy trình tổ chức dạy học chuyên đề vệ sinh an toàn thực
phẩm.
5.

Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên tự thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề Vệ sinh an
toàn thực phẩm thì sẽ phát triển được năng lực sinh học cho học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sinh học 11)


7.

Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phương pháp dạy và
học của Đảng, Nhà nước.
Nghiên cứu những nội dung lý thuyết liên quan đến dạy học theo
chuyên đề
Nghiên cứu nội dung liên quan đến Vệ sinh an toàn thực phẩm.
7.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề
7.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn nội dung về chuyên
đề Vệ sinh an toàn thực phẩm, giảng dạy theo chuyên đề của các thầy cô có
kinh nghiêm giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tây Tiền Hải.
7.5. Phương pháp xử lý số liệu

3


8.

Xử lý các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel.

Dự kiến những đóng góp của đề tài

8.1. Tổng hợp được một số tài liệu liên quan đến việc thiết kế và tổ

chức dạy học theo chuyên đề.
8.2. Đề xuất được một số biện pháp giúp vận dụng hiệu quả hoạt động
dạy theo chuyên đề.
8.3. Xây dựng được chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm.
8.4. Đề tài là một nguồn tài liệu giúp giáo viên, sinh viên tham khảo.

4


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Phương pháp dạy và học theo chuyên đề đã được áp dụng ở nhiều nền
giáo dục trên thế giới. Tại Mỹ, dạy học theo chuyên đề đã được tiến hành và
phát triển rộng trong phong trào đào tạo và giáo dục. Một nghiên cứu của
Yorks và Follow (1993) cho rằng học sinh học theo các chuyên đề sẽ tốt hơn
là học theo chương trình giảng dạy truyền thống. Những năm đầu thế kỷ XX,
tại Malaysia đã tiến hành việc dạy học theo chuyên đề. Theo trung tâm phát
triển chương trình dạy Malaysia (2003), dạy họ theo chuyên đề là một nỗ lực
để tích hợp kiến thức, kĩ năng, giá trị học tập và sáng tạo tư duy.
Hiện nay, việc dạy học theo chuyên đề đã phát triển một cách mạnh mẽ,
với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Australia, Anh, Nhật Bản,…đã
áp dụng thành công phương pháp dạy học chuyên đề.
Đối với Nhật Bản, dạy học theo chuyên đề đã được đưa vào giảng dạy
khá sớm. Họ cho rằng đây là cách dạy và học giúp học sinh có nhiều hứng
thú, tich cực tham gia hoạt động học tập hơn, giúp phát triển nhiều kĩ năng
một cách nhanh chóng.

Mỹ đã có nhiều nhà giáo dục học nghiên cứu phương pháp dạy học
theo chuyên đề. Tiêu biểu là một số nhà khoa học sau:

Theo Kucer (1991), ông đã nêu được những lợi ích của phương pháp
tiếp cận theo chủ đề đẻ thiết kế chương trình giảng dạy là một cách tiếp cận
chuyên đề trong đó khuyến khích giáo viên và học sinh sử dụng kiến thức sẵn
có.[9]. Theo Henderson và Landesman (1995), hướng dẫn chuyên đề có thể
cung cấp một cách hiệu quả ngữ cảnh hóa giảng dạy,đồng thời lại sử dụng
một phương pháp học tập rĩ ràng vừa làm định hướng để tạo điều kiện cho các
cơ hội học tập rõ ràng vừa làm định hướng để tạo điều kiện cho các cơ hội
học tập hợp tác và tương tác trong lớp học.[9]
Ngoài ra, tại một quôc gia có nền giáo dục phát triển chất lượng trên thế
giưới như Phần Lan thì các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về

5


phương pháp dạy học theo chuyên đề từ những năm đầu thập niên 90 của thế
kỉ XIX. Năm 2015, Chính phủ Phần Lan thông báo về việc cải cách chương
trình giáo dục theo chuyên đề.
Không những thế trong những năm gần đây, việc dạy học theo chuyên
đề được mở rộng ở nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Canada, Đức,…với nhiều
thay đổi trong cách tiếp cận nội dung, đổi mới nội dung nhằm đạt được nhiều
hiệu quả trong việc dạy và học.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tại các trường THPT tại Việt Nam hiện nay, phương pháp dạy học theo
chuyên đề không hoàn toàn là phương pháp mới lạ đối với giáo viên và học
sinh. Đội ngũ giáo viên tại các trường THPT cũng đã được tập huấn về xây
dựng chuyên đề dạy học phù hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực; biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học tích cực , tự lực và
sáng tạo của học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo
Kế hoạch số 984/KH-BGDĐT. ngày 04/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Do đó đông đảo giáo viên đã hiểu được sự cần thiết và có nhận thức đúng đắn
về dạy học theo chuyên đề.
Nhìn chung, việc giảng dạy theo chuyên đề đang được nhiều trường
THPT lựa chọn và thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Phương pháp cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với quá trình
hình thành và phát triển năng lực của học sinh .
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng các nghiên
cứu hiện nay đã nêu được hình thức dạy học tích hợp, cấu trúc của dạy học
theo chuyên đề, vai trò của dạy học theo chuyên đề. Tuy nhiên, nội dung về
xây dựng tài liệu chuyên đề vẫn chưa có, chưa đi sâu vào nội dung thiết kế
hoạt động và tổ chức dạy học theo chuyên đề . Vì vậy, nội dung của chúng tôi
sẽ làm rõ khái niệm chuyên đề, đặc điểm, vai trò, cấu trúc của chuyên đề, thiết
kế chuyên đề dạy học (nguyên tắc, quy trình tổ chức) và cách thức tổ chức.

6


1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Những vấn đề liên quan đến dạy học chuyên đề
1.2.1.1. Khái niệm dạy học chuyên đề
Chuyên đề là một nội dung học tập/đơn vị kiến thức tương đối trọn vẹn
trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định trong quá trình
học tập.
Dạy học chuyên đề là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế chuyên
đề dạy học và tổ chức dạy học chuyên đề đó. GV sử dụng các phương pháp
dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng
dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm
vụ.
1.2.1.2. Vai trò của dạy học chuyên đề
Dạy học theo chuyên đề tăng cường sự tích hợp kiến thức, làm cho kiến

thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức các
ứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn,
hấp dẫn người học hơn.
1.2.1.3. Cấu trúc của chuyên đề dạy học
Cấu trúc của một chuyên đề dạy học như sau:
1.
Nội dung và mục tiêu của chuyên đề (1.1. Nội dung; 1.2. Mục tiêu
(Kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực)).
2.
Tổ chức dạy học (2.1. Phương pháp dạy học; 2.2. Chuẩn bị của GV
và HS; 2.3. Thời lượng chuyên đề; 2.4. Tiến trình dạy học; 2.5. Chú ý (Chú ý
dành cho GV: một số nhận định, chú ý về nội dung, phương pháp dạy học, bổ
sung về lí luận và thực tiễn cho GV trước quá trình dạy học theo chuyên đề,
về mục tiêu, công cụ và phương pháp đánh giá HS trong quá trình học tập
theo chuyên đề)).
1.2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức dạy học theo chuyên đề ở
trường THPT
a. Thuận lợi

7


Đối với việc áp dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề đối với
nội dung dung Vệ sinh an toàn thực phẩm có tính khả thi vì các kiến thức có
tính thực tế, kế thừa được lại kiến thức về phần Vi sinh vật do đó học sinh
nhận thức vấn đề rất nhanh, có khả năng hệ thống logic lại các vấn đề.
Tổ chuyên môn có sự đoàn kết cao, có sự phối hợp, bàn bạc, học hỏi
kinh nghiệm giữa các thành viên, thống nhất ý kiến. Các GV quan tâm đến
vấn đề tích cực hóa trong dạy học, cũng như nghiên cứu các biện pháp, kĩ
thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học. Các GV đều nhận thức đúng đắn

về sự cần thiết của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề trong môn
Sinh học
Học sinh có ý thức tốt, tích cực, độc lập trong học tập, có hứng thú
cao với học tập theo chuyên đề
b. Khó khăn
-

Do hạn chế về cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học

-

Khó khăn về sắp xếp thời gian giữa các tiết học cho hợp lí

Học sinh còn hạn chế trong việc nghiên cứu, tìm tòi tài tài liệu phục
vụ học tập
Khả năng khai thác sử dụng thiết bị và tài liệu bổ trợ hỗ trợ trong quá
trình tổ chức dạy học và tự học ở nhà của học sinh còn kém hiệu quả
1.2.1.5. Quy trình thiết kế hoạt động chuyên đề
Bước 1: Xác định vấn đề
Vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề có thể là một trong các
loại sau:
-Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới
-Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức

-Vấn đề tìm kiếm, xậy dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới
Tùy từng nội dung kiến thức, điều kiện thực tế của địa phương, nhà
trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức
độ sau:

8



Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá
kết quả làm việc của học sinh
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyêt vấn
đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi
cần. Giáo viên và học sinh đánh giá
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề. Học
sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, vấn đề.
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của
mình hoặc công đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn
đề vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên
khi kết thúc
Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được
sử dụng để tổ chức hoạt động cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây, dự
kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động của
học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa
chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/ tiết trong sách giáo khoa của một
môn học và các môn có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy
học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho
học sinh theo chuyên đề sẽ xây dựng
Bước 4: Mô tả yêu cầu
Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể
sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy

học.
Bước 5: Biên soạn câu hỏi và bài tập

9


Biên soạn câu hỏi và bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh
giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học theo chuyên đề
Thiết kế tiến trình dạy học theo chuyên đề thành các hoạt động học
được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học
trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của
phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học,
đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát
Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải
pháp giải quyết vấn đề, thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề, báo cáo, thảo
luận, kết luận,… Dựa và các quy trình trên giáo viên có thể thiết kế các
chuyên đề dạy học phù hợp
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến chƣơng trình giáo dục phổ thông mới
1.2.2.1. Quan điểm xây dựng chương trình
Tuân thủ các quy định nêu trong chương trình giáo dục phổ
thông
tổng thể
Tiếp cận với xu hướng quốc tế
Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp
Giáo dục phát triển bền vững và gắn với cuộc sống hằng ngày
của học
sinh
1.2.2.2. Mục tiêu chương trình

Chương trình giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu các khái niệm, quy luật
sinh học làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến
bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống; trên cơ sở đó học sinh định
hướng được ngành nghề để tiếp tục học và phát triển sau trung học phổ thông.
1.2.2.3. Hệ thống chuyên đề học tập


10


STT

Tên chuyên đề

1

Công nghệ tế bào và một số thành tựu

2

Công nghệ enzyme

Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm

3

môi trường

Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây


4

trồng và nông nghiệp

5

Một số bệnh dịch ở người và cách phòng

6

Vệ sinh an toàn thực phẩm

7

Sinh học phân tử

8

Kiểm soát sinh học

9

Sinh thái nhân văn

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Mục đích điều tra
Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và áp dụng phương pháp
dạy học theo chuyên đề dạy học
1.3.2. Đối tƣợng điều tra
-


5 giáo viên giảng dạy ở trường THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình

142 học sinh khối lớp 11 của trường THPT Tây Tiền Hải, Thái
Bình
1.3.3. Nội dung điều tra
-



Thực trạng học môn Sinh học ở trường phổ thông

Thực trạng thiết kế và sử dụng chuyên đề trong dạy học môn
Sinh học
trường THPT

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chuyên đề dạy
học môn Sinh học
1.3.4. Phƣơng pháp điều tra


Bằng phương pháp quan sát (thông qua dự giờ, thăm lớp), điều tra
bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV, HS)

11


Chọn mẫu khảo sát: 5 giáo viên giảng dạy ở trường THPT Tây Tiền
Hải và 142 học sinh khối lớp 11 của trường THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình
-


Thời gian khảo sát: tháng 3 năm 2019

1.3.5. Kết quả điều tra
1.3.5.1. Điều tra đánh giá thực trạng học môn Sinh học ở trường phổ thông
Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (Phụ lục) kết quả hỏi ý kiến của
142 HS cho thấy:
Bảng 1.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học
PPDH
Thuyết trình
Hỏi – đáp
Làm thí nghiệm
Quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video
Phương pháp khác
Từ bảng trên chúng ta thấy tỉ lệ phương pháp thuyết trình được sử dụng là
19%, tỉ lệ phương pháp hỏi – đáp được sử dụng là 49%, tỉ lệ sử dụng phương
pháp làm thí nghiệm chiếm 10%, tỉ lệ sử dụng phương pháp quan sát mẫu vật,
tranh ảnh, chiếu video là 15%, và tỉ lệ sử dụng phương pháp khác là 7%.

Thuyết trình
7%
15%

19%

Hỏi - đáp
Làm thí nghiệm

10%


Quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu

video

49%

Phương pháp khác

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học

12


Về hứng thú của HS với việc học tập theo chuyên đề có kết quả như
sau:
Bảng 1.2. Hứng thú của HS với việc học tập theo chuyên đề

M

Nhìn vào khảo sát chúng ta thấy có 123 HS chiếm 86,62% có ý kiến
rằng có hứng thú với việc dạy học theo chuyên đề, 19 HS chiếm 13,38% lại
không hứng thú với việc dạy học theo chuyên đề.
1.3.5.2. Điều tra giáo viên về việc thiết kế và giảng dạy theo chuyên đề
Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (Phụ lục) kết quả hỏi ý kiến của
5 GV cho thấy:
Bảng 1.3. Khảo sát ý kiến áp dụng dạy học theo chuyên đề

Từ bảng trên chúng tôi thấy rằng có 05/05 GV cho rằng nên áp dụng
dạy học theo chuyên đề vào môn Sinh học.
Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV cho kết quả như

sau:
Bảng 1.4. Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV

3

Qua bảng trên, có 2 GV có mức độ dạy học theo chuyên đề là rất ít, có
GV có mức độ dạy học theo chuyên đề là thỉnh thoảng.

13


Tiến hành khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề cho kết quả
như sau:
Bảng 1.5. Khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề
Hiệu quả của dạy học theo chuyên đề
Ít hiệu quả
Tương đối hiệu quả
Hiệu quả
Rất hiệu quả
Qua khảo sát chúng ta thấy có 1 GV cho rằng dạy học theo chuyên đề
tương đối hiệu quả, 3 GV cho rằng có hiệu quả và 1 GV cho rằng rất hiệu quả
khi dạy học theo chuyên đề

14


Kết luận chƣơng 1
Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử nghiên cứu của dạy
học chuyên đề trên thế giới cũng như ở trong nước. Chúng tôi nhận thấy rằng
dạy học theo chuyên đề đã xuất hiện khá lâu về trước nhưng chưa có hướng đi

mới được nghiên cứu.
Chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
của đề tài. Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi chú trọng tới
những cơ sở về những đặc điểm của dạy học chuyên đề, quy trình thiết kế
chuyên đề dạy học Sinh học. Ngoài ra, những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình thiết kế chuyên đề dạy học ở trường THPT, thực trạng thiết kế và tổ chức
dạy học theo chuyên đề dạy học môn Sinh học tại trường THPT cũng là
những điều cần chú trọng dựa vào nội dung và phương pháp điều tra và kết
quả khảo sát.
Những vấn đề này sẽ được chúng tôi vận dụng trong thiết kế chuyên đề
Vệ sinh an toàn thực phẩm ở chương 2.

15


CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (THEO
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI MÔN
SINH HỌC)
2.1. Thiết kế chuyên đề
Thiết kế chuyên đề gồm 2 giai đoạn:
-

Thiết kế tài liệu

-

Thiết kế hoạt động chuyên đề

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước 2: Tìm kiếm thông tin
Giai đoạn 1: Thiết kế
tài liệu

Bước 3: Sắp xếp và xử lí thông tin
Bước 4: Viết bản thảo
Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia
Bước 6: Hoàn thiện tài liệu

Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2: Xây dựng nội dung
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ
Giai đoạn 2: Thiết kế hoạt
động chuyên đề

năng, thái độ
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu
Bước 5: Biên soạn câu hỏi và bài tập
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề

16


×