Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.32 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Ngµnh: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Năng


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau
Đại học, các giảng viên Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
cùng gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập
và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Hà Quang Năng, người đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................iv
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn..............................................................6
7. Cấu trúc dự kiến của luận văn.....................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................8
1.1. Hội thoại và các dạng thức hội thoại........................................................8
1.1.1. Khái niệm hội thoại...........................................................................8
1.1.2. Vận động hội thoại............................................................................9
1.1.3. Các dạng thức hội thoại...................................................................11
1.2. Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt......................17
1.2.1. Khái niệm từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.....................................17
1.2.2. Phân loại từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt...................................... 18
1.3. Từ thông tục........................................................................................... 20
1.4. Thành ngữ trong tiếng Việt.....................................................................21
1.5. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ
Trọng Phụng.................................................................................................. 23
1.5.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng...................................23
1.5.2. Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.......................................25

iii



1.6. Ngôn ngữ nhân vật và từ ngữ trong lời thoại nhân vật của tác phẩm
Số đỏ Vũ Trọng Phụng.................................................................................. 28
1.6.1. Ngôn ngữ nhân vật.......................................................................... 28
1.6.2. Từ ngữ trong lời thoại nhân vật của tác phẩm Số đỏ Vũ Trọng Phụng
...................................................................................................................... 30

1.7. Tiểu kết...................................................................................................31
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC
PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TỪ NGỮ
XƯNG HÔ 32
2.1. Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt......................32
2.2. Các loại từ ngữ xưng hô trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng.................................................................................32
2.2.1. Nhân vật dùng từ xưng hô là đại từ.................................................32
2.2.2. Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc và các danh từ khác....41
2.3. Từ xưng hô và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng.................................................................................................. 50
2.3.1. Mối quan hệ giữa xưng hô và kiểu nhân vật...................................50
2.3.2. Từ xưng hô của một số kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng........................................................................................ 51
2.4. Tiểu kết chương 2...................................................................................60
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
TSỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TỪ
NGỮ THÔNG TỤC VÀ THÀNH NGỮ

61

3.1. Dẫn nhập................................................................................................ 61

3.2. Từ thông tục trong lời thoại nhân vật.....................................................63
3.2.1. Từ thông tục trọng lời thoại nhân vật ở tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng........................................................................................ 63
3.2.2. Từ ngữ thông tục của một số kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ
...................................................................................................................69


iv


3.2.3. Vai trò của từ ngữ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu
thuyết Số đỏ...............................................................................................74
3.3. Vai trò của việc sử dụng thành ngữ trong ngôn ngữ nhân vật ở tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.................................................................75
3.4. Tiểu kết...................................................................................................80
KẾT LUẬN...................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................85
NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT CỦA LUẬN VĂN.....................................88

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê tần số sử dụng ĐTNX trong lời thoại nhân vật của
tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 33
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng và tần số xuất hiện các từ xưng hô có
nguồn gốc từ danh từ thân tộc và các từ các danh từ khác của
nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

42


Bảng 3.1. Bảng thống kê các từ ngữ thông tục được sử dụng trong tiểu
thuyết Sô đỏ của Vũ Trọng Phụng

61

Bảng 3.2. Bảng thống kê các thành ngữ được sử dụng trong tiểu thuyết Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng 76

iv


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Giao

tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện dưới hai dạng nói và viết. Tác phẩm văn
học là sản phẩm giao tiếp thuộc phong cách viết nhưng lại có tính tích hợp cả
hai phong cách nói và viết thành một dạng giao tiếp đặc thù: giao tiếp nghệ
thuật. Văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. Ngôn ngữ trong tác
phẩm văn học, do vậy, thể hiện một cách sinh động hoạt động giao tiếp của con
người trong xã hội thông qua sự sáng tạo của nhà văn. Nghiên cứu ngôn ngữ
trong hoạt động hành chức trong cuộc sống là một trong những hướng nghiên
cứu mà ngôn ngữ học hiên đại đang quan tâm. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên
cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một cách tiếp cận phù hợp với xu
hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận và phương diện cụ thể.
Ngôn ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Tùy theo hoàn
cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp mà người giao tiếp lựa chọn cách xưng hô

sao cho phù hợp. Việc sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô khác
trong hội thoại là rất quan trọng. Bởi vì, các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô
thể hiện thái độ tình cảm của người nói đối với người nghe hay đối tượng được
nói tới.
Vũ Trọng Phụng là một trong số các nhà văn có nhiều tác phẩm thành
công ở thể loại tiểu thuyết, tạo ra phong cách, giọng điệu riêng. Các tác phẩm
của nhà văn này đã phản ánh được nhiều vấn đề nóng bỏng về hiện thực xã hội.
Ngôn ngữ của các nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có nhiều điều
đáng được quan tâm. Ông sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xưng và lớp từ
xưng hô khác trong tác phẩm của mình, điều này mang rất nhiều dụng ý nghệ
thuật của tác giả. Vậy, việc Vũ Trọng Phụng sử dụng từ xưng hô là các đại từ
nhân xưng, từ xưng hô có nguồn gốc là danh từ thân tộc, từ ngữ thông tục và
thành ngữ trong tác phẩm của ông mang lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
1


Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện đề tài, nội dung từ tưởng tác phẩm và tài
năng của nhà văn? Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ
nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” cho công trình luận văn
của mình. Luận văn của chúng tôi sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu những đặc
điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng vận dụng quan điểm
ngữ dụng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lí thuyết ngôn ngữ dưới ánh sáng ngữ
dụng học và thêm một lần nữa khẳng định tài năng, những đóng góp của nhà
văn vào thành công của nền văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ trong hoạt động giao
tiếp đã trở thành một trong những hướng nghiên cứu được nhiều nhà ngôn ngữ
học quan tâm. Những kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực này được các nhà nghiên
cứu triển khai theo những hướng khác nhau, như: nghiên cứu về dụng học Pragmatics (J.L. Austin, 1965; Ch.W. Morris, 1966; J.R. Searle, 1969); nghiên
cứu về ngôn ngữ học xã hội - Socio - Lingiustics (Nikolski, 1920; E. Sapir, O.

Jespersen, 1922,...); hướng nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản - Text
Lingiustics (L. Bloomfield, 1926; E. Benveniste, 1960; A.A. Reormatxky,
1967,...). Ở hướng nghiên cứu dụng học, các nhà ngôn ngữ học xác định 4 vấn
đề: sự chiếu vật và chỉ xuất, nghĩa tường minh và hàm ẩn, hành động ngôn ngữ
và lí thuyết hội thoại. Trong các vấn đề đó, lí thuyết hội thoại (bàn về lĩnh vực
giao tiếp đối thoại) được xem là một vấn đề trọng tâm. "Ngôn ngữ chỉ sống
trong sự giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp
đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống ngôn ngữ. Toàn bộ cuộc
sống của ngôn ngữ, trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng nó (sinh hoạt, sự vụ, khoa
học, nghệ thuật v.v) đều thấm nhuần những quan hệ đối thoại" [32, tr.172].
Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung, ngôn ngữ nhân vật nói riêng không
thể tách nó khỏi lĩnh vực lời nói, tức khỏi ngôn ngữ với tư cách là hiện tượng
toàn vẹn cụ thể.

2




Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã có nhiều công trình nghiên cứu về

lĩnh vực ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học văn bản đề cập đến
sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp. Về vấn đề ngôn ngữ hội thoại, ngôn
ngữ nhân vật, các hành động ngôn ngữ, đã có nhiều nghiên cứu ở các quy mô
khác nhau, đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Trong các công trình nghiên
cứu, các tác giả đã nêu lí thuyết hội thoại, nhận xét, đánh giá về đặc điểm và
các phương diện hội thoại. Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh: "Hội thoại là hoạt động
giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. (...)
Phải nghiên cứu sự hành chức của những cặp trả lời như cặp hỏi/trả lời theo
một quan điểm hội thoại, tức trong sự đối đáp của các nhân vật giao tiếp trong

một hoàn cảnh nhất định" [8, tr.276]. Nhiều công trình nghiên cứu về hội thoại
đã được công bố như: Về ngữ nghĩa của lời (Hoàng Phê, 1981); Phân tích các
nhân tố trong hội thoại (Nguyễn Thiện Giáp, 1999); Ngữ nghĩa lời hội thoại
(Đỗ Thị Kim Liên, 1999), v.v. Nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn
ngữ hội thoại trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Chẳng hạn, Ứng xử ngôn
ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt (Nguyễn Văn Khang chủ biên, 1999);
Phân tích về vai trò của từ trong hoạt động giao tiếp (Bùi Minh Toán, 1999);
Bàn về vai xã hội và ứng xử trong giao tiếp (Nguyễn Như Ý, 1990); Phân tích
đặc điểm của khẩu ngữ tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng giao tiếp (Nguyễn Chí
Hòa, 2009); Về từ xưng hô trong gia đình đến ngoài xã hội của người Việt (Bùi
Minh Yến, 2001), v.v.
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đã mang lại cái nhìn vô cùng mới mẻ về xã hội
Việt Nam đầu thế kỉ XX. Cho đến nay, những bài nghiên cứu, viết về cuộc đời, tác
phẩm của ông đã lên tới hàng trăm bài. Theo Nguyễn Quang Trung trong cuốn
“Tiếng cười Vũ Trọng Phụng”, (NXB Văn hóa thông tin, 2002) đã thống kê, có
hơn 200 bài tiểu luận, nhiều cuốn sách, chuyên đề luận văn, luận án nghiên cứu về
cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng; và sau 12 năm qua, chắc chắn sẽ có

3


rất nhiều bài viết về ông. Điều này càng thêm khẳng định tài năng kiệt xuất,
những cống hiến của ông đối với nền văn học nước nhà cũng như sự yêu thích
của các nhà nghiên cứu đối với các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Các công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói
chung và nghiên cứu về tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói riêng cho đến nay là
tương đối nhiều, song mỗi nhà nghiên cứu lại có cách đánh giá riêng, dưới
những góc nhìn riêng.
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong cuốn “Nhà văn tiền chiến và quá
trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945” (NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2005) đã nhận xét: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài
hoa trên cả hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết, song trước hết Vũ Trọng
Phụng là một “kiện tướng” về phóng sự, bởi xét về mặt thể tài thuần túy, phóng
sự của Vũ Trọng Phụng đã là một cái gì rất chín, rất thành thục không chê vào
đâu được. Sở dĩ nói Vũ Trọng Phụng đi xa hơn cả so với nhiều cây bút phóng
sự khác là ở chỗ trong khi miêu tả những sự đời ấy, ông biết làm cho nó lung
linh lên, thật đấy mà huyễn hoặc đấy, ma quái đấy. Những sự thật được ông
khai thác đôi khi tưởng như riêng lẻ, cá biệt song lại nói được bản chất sự vật”.
Trong cuốn “Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng”. (NXB Thanh Niên,
2008), tác giả Trần Đăng Thao cho rằng “cái tôi trần thuật của nhà văn họ Vũ
đã vươn đến giọng điệu bình luận sắc sảo, kín đáo, hay hàm ý trào phúng, phê
phán sâu cay và bộc lộ trực tiếp nhận thức của chính nhà văn trước sự vật và
hiện tượng”.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới từ góc độ ngôn
ngữ, chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong
tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tiễn nghiên cứu về đặc điểm ngôn
ngữ và về tác giả Vũ Trọng Phụng, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ
nhân vật trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng”

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
-

Qua việc miêu tả, phân tích việc sử dụng một số kiểu loại từ ngữ của

nhân vật qua ngôn ngữ hội thoai, đề tài nhằm làm sáng tỏ đặc điểm ngôn ngữ

nhân vật và phong cách ngôn ngữ của tác phẩm văn học trong tiểu thuyết “Số
đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần tập trung giải quyết tốt các
nhiệm vụ sau:
a. Hệ thống hóa các quan điểm lí luận chung liên quan đến đề tài, như: lí
thuyết hội thoại, hành động ngôn ngữ trong hội thoại của nhân vật, nhân vật và
ngôn ngữ nhân vật, vai trò của từ ngữ trong tác phẩm, qua đó xác lập cơ sở lí
luận cho việc nghiên cứu;
b. Khảo sát, thống kê, phân loại nguồn ngữ liệu liên quan đến ngôn ngữ
hội thoai, các lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng;
c. Miêu tả, phân tích, nêu vai trò của các lớp từ ngữ tiêu biểu trong việc
thể hiện đặc điểm ngôn ngữ nhân vật qua các lời thoại nhân vật trong tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng;
d. Tổng hợp, rút ra những đặc điểm nổi trội về sự hành chức của các lớp
từ ngữ trong lời thoại nhân vật và đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng, từ đó góp phần làm rõ phong cách ngôn ngữ của nhà văn này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong
tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ở
việc tìm hiểu từ ngữ trong lời thoại nhân vật bao gồm từ xưng hô là đại từ, từ

5


xưng hô là danh từ thân tộc và các danh từ khác, việc sử dụng các từ ngữ thông
tục, các thành ngữ trong tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng từ

góc độ ngữ dụng.
5.

Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thống kê - phân loại được dùng để thống kê các câu văn

là lời thoại của nhân vật; các từ ngữ tiêu biểu trong ngôn ngữ nhân vật; phân
loại các lớp từ ngữ, tính tần số sử dụng của các từ ngữ. Phương pháp này vừa là
cơ sở để xác định đối tượng nghiên cứu (từ ngữ của ngôn ngôn ngữ nhân vật),
vừa cung cấp các số liệu làm minh chứng cho các luận điểm trong từng chương
của luận án.
5.2 Phương pháp so sánh phân tích diễn ngôn dùng để phân tích các ngữ
liệu trên các bình diện của diễn ngôn hội thoại, chỉ ra sự chi phối của các nhân
tố giao tiếp, của các phương châm hội thoại đến các tuyến nhân vật và ngôn
ngữ của họ; tổng hợp để rút ra đặc điểm khái quát về từ ngữ trong ngôn ngữ
của nhân vật trong tác phẩm, đối chiếu để chỉ ra sự giống và khác nhau trong
ngôn ngữ của nhân vật.
5.3 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng được dùng trong tìm
hiểu nội dung ý nghĩa của từ ngữ và vai trò của chúng trong lời thoại của các
nhân vật tham gia giao tiếp trong tác phẩm.
6.

Ý nghĩa và đóng góp của luận văn

6.1. Ý nghĩa lí luận
Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống và đầy đủ
đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở bình
diện từ ngữ từ góc độ ngữ dụng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ phục vụ thiết thực cho việc giảng

dạy tác phẩm văn học trong nhà trường, cung cấp một cách tiếp cận mới đối với
việc phân tích tác phẩm văn học, phân tích nhân vật từ góc độ ngôn ngữ học
nói chung, ngữ dụng học nói riêng.
6


7.

Cấu trúc dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn sẽ

gồm 3 chương có bố cục như sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng qua từ ngữ xưng hô
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng qua sử dụng từ thông tục và thành ngữ

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Hội thoại và các dạng thức hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu đều cho rằng Hội thoại là
hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của ngôn ngữ và cũng là
hình thức cơ sở của mọi hoạt động khác.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) hội thoại “là sử dụng một
ngôn ngữ để nói chuyện với nhau” [26, tr. 444]

Đỗ Hữu Châu không đưa ra định nghĩa hội thoại nhưng khẳng định tầm
quan trọng của nó: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến
của ngôn ngữ, có cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ
khác”[10, tr. 201]
Tác giả Nguyễn Đức Dân chỉ rõ hơn đặc điểm của hội thoại: “Trong
giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai
trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở
thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản
nhất là hội thoại” [12, tr. 76]
Theo tác giả Nguyễn Như Ý đã nhấn mạnh: “Hội thoại là hoạt động
giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các
nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” [41, tr.122]. Theo Đỗ
Thị Kim Liên: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời
giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà họ có
sự sáng tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến
một đích nhất định” [19, tr.18]. Trong nhiều tác phẩm văn học, cùng với ngôn
ngữ của tác giả là sự xuất tồn tại luân phiên, xem kẽ ngôn ngữ hội thoại của các
nhân vật.
8


Trong bất kể một tác phẩm văn học nào, hội thoại hầu như đều có mặt,
nó không xuất hiện độc lập mà luôn gắn liền với ngôn ngữ của tác giả, hoàn
thiện tác phẩm ở cả mặt nội dung và hình thức.
1.1.2. Vận động hội thoại
Để hình thành một cuộc hội thoại gồm có cấu trúc: sự trao lời, sự trao
đáp và sự tương tác. Để hình thành một cuộc giao tiếp hoàn chỉnh và đúng hình
thức thì đây là những điều kiện cần phải có.
Để thực hiện cuộc hội thoại, ban đầu người nói đưa ra phát ngôn của
mình hướng về phía người nghe nhằm phát đi thông tin và hướng tới một đối

tượng nhất định nào đó, hoạt động đó được gọi là trao lời “vận động trao lời
của người nói”.
Sau khi tiếp nhận phát ngôn từ phía người nói, người nghe sẽ phản hồi
bằng cách đưa ra phát ngôn nhằm thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của
mình để đáp trả lại ý kiến của người nói, đây được gọi là “sự trao đáp”.
Trong quá trình hội thoại, các đối ngôn sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, tác động
đến cách thức giao tiếp của nhau. Đó được xem là vận động tương tác xảy ra
trong hội thoại.
1.1.2.1. Sự trao lời
Đây là vận động đầu tiên xuất hiện trong một cuộc hội thoại. “Trao lời là
vận động mà Sp1(vai nói) nói lượt lời của mình và hướng lượt lời của mình về
phía Sp2 (vai nghe) nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra
đó là giành cho Sp2.”[10, 205]
Ví dụ 10: “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!” [1, 345]
Phát ngôn trên là của Sp1 (Xuân tóc đỏ) hướng đến Sp2 (ông Phán mọc
sừng) nhằm thực hiện hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai người.
Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là tất yếu, không thể thiếu. Sự có mặt đó
thể hiện ở nhiều dấu hiệu như: từ xưng hô ngôi thứ nhất, tình cảm, thái độ, quan

9


điểm của Sp1 trong nội dung lời trao. Ngoài ra còn phải kể đến những yếu tố
phi lời khác như: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…; qua những yếu tố hàm ẩn
tiền giả định trong giao tiếp, qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như lời hô
gọi, chỉ định, lời thưa gửi…
1.1.2.2. Sự trao đáp
Trao đáp hay còn gọi là sự đáp lời là lời mà Sp2 (vai nghe) dùng để đáp
lại lời của Sp1( người nói). Phải có lời trao đáp thì một cuộc thoại mới chính
thức được hình thành.

Ví dụ 11:
“Sp1: Ô kìa, con bé lạ nhỉ? Thế mày làm sao?
Sp2: U ạ, dễ thường tôi…dễ thường tôi chửa…”[1, tr.99]
Đây là lời trao đáp của Sp2 (nhân vật thị Mịch) thông báo với Sp1 (nhân
vật bà Đồ) về việc mình đã mang thai với Nghị Hách
Ví dụ 12:
“Sp1: Mẹ kiếp! Con Giời với chả con Phật!
Sp2: Cứ nói nhảm thế, chứ cậu ấy còn bé dại như thế, đã biết quái gì!”
[1, 400]
Trong ví dụ trên, lời trao đáp của Sp2(người vú nuôi) thể hiện thái độ
phản đối với hành vi cảm thán thể hiện sự bất bình, chê trách của Sp1(Xuân tóc
đỏ) trước lối sống của con trai bà Phó Đoan.
1.1.2.3. Sự tương tác
Trong quá trình hội thoại, các đối ngôn sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động
đến cách ứng xử của nhau. Đây được xem là vận động tương tác xảy ra trong hội
thoại. Trước khi hội thoại giữa các đối ngôn tồn tại một khoảng cá ch nhất định về
sự hiểu biết lẫn nhau, về tâm lí, tình cảm… Sau khi hội thoại,nếu những khoảng

10


cách ấy được thu hẹp lại, rút ngắn lại, khi ấy có thể nói đã có một cuộc hội thoại
tích cực. Ngược lại, khoảng cách ấy vẫn giữ nguyên hoặc mở rộng ra, khi ấy
cuộc thoại có thể bị xem là tiêu cực. Tương tác là một kiểu quan hệ xã hội giữa
người với người. Có một hoạt động xã hội thì có sự tương tác. Tương tác bằng
lời là một kiểu tương tác, là hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Ví dụ 13:
“Sp1: Nhục! Giời ơi! Nhục ơi là nhục!
Sp2: Ô hay! Đẻ làm gì thế? Đi phu thì đã làm sao?
Sp1: Nhục! Sức vóc học trò! Rồi ốm! Rồi chết!” [1, 28]

Đây là cuộc thoại giữa hai nhân vật: Phú và mẹ Phú. Cuộc thoại diễn ra
với hai quan điểm, thái độ, tình cảm khác nhau trước việc Phú phải đi hộ đê.
Sp1 (bà cụ Cử) phản đối việc Phú đi hộ đê, vô cùng lo lắng, đau khổ vì điều đó.
Còn với Phú đi hộ đê là công việc bình thường, tất yếu trong hoàn cảnh của gia
đình và tự tin mình có thể làm được. Như vậy các nhân vật trong cuộc thoại đã
không cộng tác với nhau khiến cho cuộc thoại trở nên căng thẳng, không củng
cố được mối quan hệ giữa các nhân vật.
Như vậy trong các cuộc hội thoại ba vận động: trao lời, đáp lời, tương
tác là ba vân động đặc trưng, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Bằng
vận động trao lời, đáp lời, các nhân vật hội thoại sẽ tự hòa phối, liên hòa phối
để thực hiện vận động tương tác.
1.1.3. Các dạng thức hội thoại
Qua khảo sát và thống kê các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi
nhận thấy, ngôn ngữ của tác giả sử dụng nhiều dạng thức hội thoại như đơn
thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại. Dưới đây là những dạng thức hội thoại.
1.1.3.1. Đơn thoại
Có thể hiểu trên cơ sở lí thuyết thì đơn thoại là lời thoại của một nhân vật
phát ra hướng đến người nghe nhưng không có lời đáp trực tiếp. Việc tiếp nhận
11


nội dung lời thoại được phản hồi bằng hành động thực hiện hay cử chỉ không
được tác giả trực tiếp mô tả.
Dạng đơn thoại biểu hiện rõ nhất ở kiểu lời trần thuật của nhân vật, có
nghĩa là lời nói của nhân vật có xen một yếu tố kể của mình, của người. Có thể
minh chứng bằng ví dụ sau:
“Nó đọc thật to, lại lai nhai giọng hò như giọng ê a của đứa trẻ con học
bài thuộc lòng chữ Hán vậy. Có điều đáng lạ là bài nó học chính tự nó đặt ra:
-


Mẹ kiếp! Quần với chả áo! Cái này là cái gì? À Lời hứa!... Thắt đáy,

nở ngực, nở đít… phải phải! Thắt đáy, nở ngực, nở đít là Lời hứa! Hở ngực, hở
tay, hở đù là Chinh phục! Hở đến nách và nửa vú là ngây thơ!
Cái chổi cướng cái đinh rơi xuống đất. Nó cúi nhặt mồn vẫn đọc to:
Hở đến nách và nửa vú là Ngây thơ! Hở… hở là… Ngây thơ!” [28, tr.
54]
-

Đoạn văn là lời thoại của nhân vật “nó” với việc học thuộc những mẫu
thời trang mà nó được giao một cách nhanh nhất. Động từ dẫn: “Nó đọc thật to”
“mồm vẫn đọc to” của một thằng ma cà bông đang tìm cách đặt chân vào giới
thượng lưu lúc bấy giờ. Trong truyện “Người tù được tha” cũng có đoạn thoại
sau:
“Lần đầu trong đời, cụ phán Uyên dám nói ra miệng mấy câu tưởng
không khi nào cụ dám nói:
-

Các ông nói rất phải. Nó chết như thế cố nhiên là hơn chết vì hóc

xương gà! Kể ra cho đúng thì nó là người cũng đáng phục, có chí khí lỗi lạc
khác nhiều người, khác tôi. Tôi sống thế này là hèn nhát cực điểm, vinh thân
phì ra thế chứ có biết hy sinh là cái quái gì! Xã hội toàn những người như tôi
cả thì cũng hỏng bét! Thôi thì… giữa lúc đau đớn, các ông khuyên tôi nên lấy
thế làm vinh, tôi cũng xin lấy thế làm vinh chứ sao! Thì tôi cũng xin kiêu ngạo
vì đã là bố nó, để mong khuây khỏa được đôi chút...” [27, tr. 157]

12



Đây là đoạn thoại giữa cụ phán Uyên và những người dân, nhưng có thể
thấy ông cụ đang độc thoại với chính mình. Ông đang kể về về cái chết của cậu
con trai với những lời lẽ tự hào. Và ai cũng ngạc nhiên về mấy câu nói hùng
hồn bất ngờ của cụ phán mà tính nhút nhát là không còn ai chẳng biết. Trong
mắt cụ thì cậu con trai chính là anh hùng, là vĩ nhân.
Dạng đơn thoại còn tồn tại ở kiểu cấu trúc mệnh lệnh sai khiến:
“Châu trừng mắt nhìn một lượt ba người chức vị, rồi nghẹn ngào hỏi:
- Anh Phách tôi có mệnh hệ gì phải không?
Lý trưởng đành rút giấy công văn để dưới đèn ra đưa cho Châu.”[27, tr. 153]
Đơn thoại không có bất kì lời đáp đồng ý nào nhưng đem lại hiệu quả cao.
Thay vì lời đáp là hành động sẵn sàng của nhân vật. Vì vậy, cuộc thoại đã
đạt đích. Dĩ nhiên dang đơn thoại là vắng mặt lời đáp, mỗi nhân vật tự đeo đuổi
một ý nghĩa riêng của mình nhưng đều tuân theo một lôgic. Ở nhân vật Châu sự
lo lắng nghẹn ngào đã lên đến đỉnh điểm để thốt ra câu hỏi trong sự thúc giục
về cái chết của anh Phách. Hành động của Lý trưởng đã làm thoải mãn và đạt
đến cái đích mà Châu muốn biết.
1.1.3.2. Song thoại
Đây là dạng thoại chủ yếu và được quan tâm nhiều nhất của lý thuyết hội
thoại. Song thoại làm nền tảng cho việc nghiên cứu đa thoại và tìm hiểu các
dạng đa thoại. Theo Nguyễn Đức Dân: “Nếu không có chú thích gì đặc biệt thì
thuật ngữ hội thoại sẽ được hiểu là song thoại” [12, tr.77].
Song thoại là lời của người trao hướng đến người nghe và có sự đối đáp
bằng hành vi ngôn ngữ, thường gọi là hành vi trao lời và hành vi đáp lời. Ở
dạng thoại này, thường nhân vật trực tiếp đưa ra lời nói của mình vào hội thoại,
bảo đảm yếu tố trao lời và đáp lời của nhân vật, bảo đảm nguyên tắc luân phiên
lượt lời của hội thoại.
Trong hội thoại có thể nhận ra “tác giả” của lời nói qua hệ thống tên
riêng của nhân vật. Chẳng hạn trong Bụng trẻ con có đoạn:

13



“Liên vẫn không tin lại hỏi: Chỉ dối!... thế sao mợ không phải mua ống
tre? Sao mở chỉ bỏ tiền vào hòm? Mợ bảo: Mợ có nhiều tiền nên không phải bỏ
vào ống tre… Liên lại bảo: Nhỏ cũng có hòm, sao không bỏ vào hòm mà phải
mua ống tre? Thằng nhỏ gãi đầu, không biết đáp thế nào, phải làm một câu:
Thưa chị, tôi sợ cứ ăn quả cả ngày như chị thì hết mất nên tôi phải mua ống tre
để giành. Liên quay gót ra ngẫm nghĩ…”[28, tr.28]
Trong đoạn thoại này, các nhân vật tham gia hội thoại lần lượt trao và
đáp lời, mỗi lời đáp đều hướng vào trọng điểm hỏi, hướng vào nội dung của
câu trao, mỗi lời trao là một lời đáp, không có hiện tượng đè lên nhau.


dạng song thoại, có thể không có lời dẫn và từ dẫn mà được biểu hiện

bằng hình thức “gạch ngang đầu dòng”.
- Thế là xong, tôi đã đóng một vai trò tàn nhẫn hết sức!
- Thế nào?
-

Tôi đã bảo Oanh thế này: “Tôi chỉ còn thương hại cô mà thôi! Cô hỏi

tôi có giận không? Có yêu đâu mà giận! Sao xưa kia, cô đã khinh tôi như thế?
Bây giờ khổ sở, cô mới hận, mới quay lại yêu tôi…Cái yêu như thế hỏi có giá
trị gì? Có ai lại vớt lại một bát nước mà ta đã hắt xuống đất?” Oanh xúc cảm
quá mạnh nên không nói được gì cả. oanh nấc lên mộ cái thì tôi bỏ mặc ra
về”[27, tr.78]
Hoặc có đoạn:
- Cứ ỡm ờ mãi!
- Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi!

- Khỉ lắm nữa!
- Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn…
-

Thật đấy. Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ? Nhưng này!

Duyên kia ai đợi mà chờ? Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình….[28, tr.6]


dạng song thoại xuất hiện một hiện tượng: Về hình thức nó là đối

thoại, nhưng về mặt nội dung lại là tự nói với mình, nhằm thể hiện suy nghĩ

14


cảm xúc của mình. Dạng này diễn ra phổ biến ở nhiều tác phẩm: Tự do, Lấy vợ,
Số đỏ…Đây là dạng thoại được vận dụng do hệ quả của song thoại. Có đoạn sau:

Sau khi vợ anh ra phố mua bán, Doãn bèn hỏi tôi: - Chắc anh rất ngạc
nhiên khi thấy một người như tôi mà đi lấy một người vợ như thế ấy? Tôi vội
vàng ngừng đũa. Làm ra vẻ ngạc nhiên: - Sao? Sao anh lại hỏi tôi thế nhỉ? Có
lẽ sự vờ vĩnh của tôi không được tự nhiên mấy nên anh Doãn mỉm cười mà
rằng: - Chà! Cái thằng mới sính đóng kịch làm sao! Thôi, chỗ chúng ta, tôi cho
phép anh cứ việc nói thẳng những điền anh nghĩ. Tôi bèn nói: - Vợ chồng là
duyên số. Ở đời này không phải hễ mình muốn thì là được và không muốn thì
là thoát.”[27, tr. 94]
Song thoại là dạng thức cơ bản của lí thuyết hội thoại và cũng là dạng
thức hội thoại chủ yếu của hội thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
1.1.3.3. Tam thoại

Trong giao tiếp thường ngày cũng như bên trong một tác phẩm văn học
luôn có sự giao tiếp của hai hoặc hơn hai nhân vật đối thoại trực tiếp với nhau
trở lên. Ở dạng giao tiếp này được gọi là tam thoại. Tam thoại là dạng thoại
xuất hiện khi có từ ba nhân vật giao tiếp cùng một chủ đề, trong một không
gian và ở cùng một thời điểm. Ở hình thức giao tiếp này có thể quy về dạng
tam thoại. Trong tiểu thuyết Vũ Trong Phụng, dạng thức hội thoại này xuất hiện
khá nhiều, điều đó cũng thể hiện mối quan hệ đan xen nhiều chiều, phức tạp
giữa các nhân vật trong tiểu thuyết, biểu hiện ở một số trường hợp sau:
Trong Lấy nhau vì tình có đoạn:
“Người ta nói chuyện như là đôi trẻ đã lấy nhau rồi vậy. Quỳnh bèn hỏi:
- Thưa me, có phải me đã nhận lời rồi, hay không?
Bà tham Bích ngơ ngác mất một lúc rồi nói:

-

Không! Me đã nói gì đâu! Dẫu bằng lòng đến chết đi nữa thì cũng phải

từ từ chứ ai lại vồ ngay đến như thế!
- Vì con thấy cô với me nói chuyện y như đã nhận lời rồi ấy.

15


Ông phán Hòa gật đầu:
-

Chưa nhận thì cũng như đã nhận rồi! Hai đứa lấy nhau là phải. Tuy

thằng Liêm là cháu gọi tôi bằng cậu thật đấy, nhưng mà tôi xin thề rằng tôi nói
thế cũng như một người ngoài mà thôi. Liêm nó là người thế nào, hẳn người cô

ruột của Quỳnh đã biết.
Bà Phán cũng dọa:
-

Chính thế, chị ạ. Học thức thì... đõ tú tài ấy. Con nhà thì... tử tế. Tính

nết thì... ngoan ngoãn. Ờ, chị ạ, ngoan lắm, ít có đấy, không chơi bời gì
cả.”[27, tr. 60]


đoạn này có đến ba nhân vật tham gia hội thoại, nội dung chủ yếu

xoay quanh việc làm mai cho Quỳnh và Liêm. Các nhân vật tư do bày tỏ ý kiến
của mình và hướng câu trả lời về phía người trao thoại.
“- Không sợ! Cái đó là người ta bày ra làm đồi chơi, không có ma. Ta
ngồi xa xa ở đây vậy.
- Nhà này là nhà ai hở anh?
- Nhà một ông giáo sư già, đõ cử nhân, bạn dạy học của anh.
- Thế ông ấy đâu?
- Ông ấy đi xa một tuần lễ, nhờ anh đến đây trông hộ.
- Lạ nhỉ?
- Chính thế đấy.
- Người ngủ dưới nhà hẳn là đầy tớ?
- Bẩm vâng ạ.
- Sợ nó biết...
-

Bẩm không ạ! Nó ngủ thì ắt nó không biết và đã nó có biết thì cũng

không dám nói với ai, vì nó sợ nói với ai thì chủ nó sẽ đuổi nó!” [27, tr. 65]

Cuộc hội thoại xuất hiện ba nhân vật giao tiếp gồm: Liêm, Quỳnh và
người đầy tớ. Nội dung xoay quanh việc Liêm đưa Quỳnh đến nhà một người
bạn đi công tác xa và đang nhờ Liêm trông coi hộ. Các nhân vật đều tư do thể
hiện suy nghĩ và ý kiến của mình.
16


×