Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Yếu tố tự truyện trong sống mòn của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.97 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

––––––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HÀ NINH

YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG SỐNG
MÒN CỦA NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

––––––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ HÀ NINH

YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG SỐNG
MÒN CỦA NAM CAO
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,
tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
-

PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo

tận tình, tạo điều kiện tốt nhất để giúp tôi hoàn thành luận văn.
-


Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo và các thầy giáo, cô giáo

trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong Khoa Văn - xã hội.
-

Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn quan tâm, chia sẻ, động viên

trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả

Phạm Thị Hà Ninh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài ..........................................................................................

2.

Lịch sử vấn đề .............................................................................................

3.


Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ............................................................

4.

Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .....................................................

5.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................

6.

Đóng góp của luận văn ...............................................................................

7.

Cấu trúc của luận văn ................................................................................

NỘI DUNG.....................................................................................................
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ TRUYỆN VÀ TỰ
TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ...........................................................
1.1.

Khái niệm tự truyện..............................................................

1.2.

Tự truyện trong tiểu thuyết ..................................................

1.2.1. Vài nét về tiểu thuyết ............................................................................

1.2.2. Tiểu thuyết có yếu tố tự truyện .............................................................
1.3.

Sự xuất hiện yếu tố tự truyện trong các sáng tác của Nam C

* TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................................
Chương 2: TIẾNG NÓI CÁI TÔI - BIỂU HIỆN YẾU TỐ TỰ
TRUYỆN TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO ...................................
2.1.

Cái tôi trong đời sống cơm áo hàng ngày ............................

2.2.

Cái tôi trong quan hệ với gia đình .......................................

2.2.1. Cái tôi trong quan hệ với vợ con ...........................................................
2.2.2. Cái tôi trong quan hệ với những người thân trong gia đình..................
2.3.

Cái tôi trong quan hệ với những người xung quanh ............


iv
2.3.1. Cái tôi trong quan hệ với đồng nghiệp..................................................59
2.3.2. Cái tôi trong quan hệ với các nhân vật khác.........................................63
2.4. Cái tôi trong quan hệ với chính nó...........................................................66
2.4.1. Cái tôi trong nghề nghiệp......................................................................66
2.4.2. Cái tôi với những khát khao, ước vọng thầm kín..................................72
* TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...............................................................................76

Chương 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TỰ TRUYỆN
TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO.....................................................78
3.1. Phương thức trần thuật.............................................................................78
3.2. Miêu tả tâm lí nhân vật............................................................................ 82
3.3. Thời gian, không gian nghệ thuật.............................................................87
3.3.1. Không gian chật chội, tù túng............................................................... 87
3.3.2. Thời gian trì trệ và dồn nén...................................................................90
3.4. Ngôn ngữ..................................................................................................93
* TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...............................................................................97
KẾT LUẬN....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................101
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, việc khẳng định cái tôi
cá nhân luôn trở thành khát vọng và nhu cầu của con người. Nếu như trong
văn học trung đại Việt Nam, người ta không nói nhiều đến những cảm xúc
mang tính riêng tư thì đến văn học hiện đại, cảm xúc cá nhân gần như được
giải phóng. Các tác giả đều bày tỏ đời sống nội tâm và những khát khao mang
tính chủ thể. Do đặc thù về điều kiện lịch sử văn hóa, thể tự truyện vào những
năm 1940 mới xuất hiện với ít tác phẩm như: Những ngày thơ ấu - Nguyên
Hồng, Cỏ dại - Tô Hoài, Sống mòn - Nam Cao, Dã tràng - Thiết Can, Sống
nhờ - Mạnh Phú Tư… Sự dân chủ xã hội trở thành môi trường đích thực để tự
truyện phát triển. Thể tự truyện bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong văn học
1930 - 1945 và lắng xuống trong giai đoạn 1945 - 1975. Đến thời kì đổi mới,
thể tự truyện lại càng có cơ hội phát triển mạnh. Vì thế, nghiên cứu vấn đề tự
truyện trong thực tiễn văn học Việt Nam hiện đại là một vấn đề có ý nghĩa

khoa học và thực tiễn.
1.2. Trong chương trình SGK phổ thông, Nam Cao là tác giả được chọn giảng
dạy trong nhà trường. Ông là nhà hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa xuất
sắc của văn học Việt Nam, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại
hóa truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tính tự truyện trong
văn xuôi của Nam Cao thể hiện qua toàn bộ các tác phẩm của ông, đặc biệt
qua Sống mòn - cuốn tiểu thuyết kết thúc sự nghiệp viết của Nam Cao trước
1945; cũng là cuốn tiểu thuyết kết tinh trọn vẹn gương mặt hiện đại của văn
học Việt Nam - sau 30 năm hình thành và phát triển.
Cùng với những sáng tác gần gũi về đề tài, giọng điệu như Trăng sáng,
Nước mắt, Đời thừa….thì Sống mòn tập trung toàn bộ suy nghĩ của Nam Cao
về người tri thức. Với gần 300 trang tiểu thuyết, tác phẩm đã dựng lên cuộc
đời người trí thức nghèo cả bề rộng, bề dài và bề sâu. Cuộc sống của những


2
người lao động áo trắng, những vô sản đeo cổ cồn đó cũng toàn một màu xám
nhức nhối: Không tối đen mà xam xám nhờ nhờ (Xuân Diệu). Sống mà như
lạc ra ngoài dòng đời, quẫy cựa để thoát ra khỏi một vòng quay nghiệt ngã của
số phận; nhưng càng quẫy lại càng lún sâu hơn vào bi kịch và bất hạnh. Vì
nghèo túng triền miên, vì chết mòn về tinh thần. Giá trị của tác phẩm mang lại
một phần là do yếu tố tự truyện chân thực về chính bản thân Nam Cao, về
tầng lớp trí thức của ông trong cuộc sống nghèo khổ, bế tắc. Tác phẩm viết ra
không chỉ với ngòi bút vuốt ve, thi vị hóa mà còn vạch ra cả những ước vọng
thầm kín, thậm chí thói xấu của chính mình.
1.3. Xuất phát từ sự yêu mến, trân trọng nhà văn Nam Cao, từ nhu cầu thực tế
để phục vụ cho quá trình giảng dạy THPT, trên cơ sở tri thức về tự truyện,
khuynh hướng tự truyện trong văn học, luận văn đi nghiên cứu Yếu tố tự
truyện trong Sống mòn của Nam Cao để phát hiện những mới mẻ trong tổ
chức tự sự cũng như trong trình hiện cái tôi của nghệ sĩ trong tác phẩm.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu thể tự truyện ở Việt Nam
Tự truyện tuy không chiếm vị trí quan trọng nhất trong loại hình văn xuôi,
nhưng là thể loại không thể không kể đến trong hệ thống thể loại văn học hiện
đại. Tự truyện ra đời không những làm phong phú bộ mặt văn học mà còn góp
phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Trong quá trình vận động của nền văn học Việt Nam từ phạm trù văn
học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại, tính tự truyện đã thể hiện khá rõ
trong tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, Vũ Trung tùy bút
của Phạm Đình Hổ, Sơ kính tân trang của Phạm Thái… Tuy nhiên, đó chưa
phải là những tác phẩm tự truyện. Đến thời kì văn học cuối XIX, đầu XX,tính
tự truyện có dấu hiệu xuất hiện rõ hơn ngay từ tác phẩm văn xuôi viết bằng
chữ Quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazarô Phiền: của Nguyễn Trọng Quản. Toàn
bộ truyện dài 32 trang in, không có một dòng nào là đề tự thuật hay tự truyện


3
nhưng nó dường như lại đầy đủ tính cách của một tác phẩm tự truyện. Tác
phẩm có hai tầng trần thuật, hai người kể xưng tôi: một là Lazarô Phiền, hai là
người đã nghe chuyện của Phiền rồi kể lại cho độc giả. Người đọc đều nhận ra
Lazarô Phiền chính là nhân vật của tự truyện bởi Phiền tự kể lại câu chuyện
của đời mình, những lầm lỗi trong quá khứ, tâm trạng đau khổ tột cùng của
một con chiên sám hối. Tuy nhiên, truyện này cũng chỉ kể về một cái tôi hư
cấu, không có bằng chứng nào để chứng tỏ người kể xưng tôi trong truyện là
tác giả Nguyễn Trọng Quản.
Đến thời kì văn học 1930 - 1945, tự truyện đã có mặt cùng với các thể
loại khác, làm nên diện mạo mới cho văn học Việt Nam. Góp phần vào sự
thành công của thể loại tự truyện chúng ta không thể không nói tới Phan Bội
Châu niên biểu của Phan Bội Châu hay Tản Đà với Giấc mộng lớn. Song đến

mãi hơn mười năm sau, khi Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Sống nhờ
của Mạnh Phú Tư…xuất hiện, thì sự nhận thức cho rằng tự truyện là một thể
loại mới bắt đầu.
Vấn đề tự truyện trong văn học được giới phê bình quan tâm, trong đó
có thể kể đến các ý kiến đánh giá:
Trong bài viết Tự thuật và tiểu thuyết Pháp ở thế kỉ XX của Đặng Thị
Hạnh, mặc dù đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết Pháp nhưng những vấn đề
như bối cảnh, hành trình đặc điểm của thể loại được đề cập đến trong công
trình nghiên cứu này đã giúp cho việc hiểu về tự truyện Việt Nam thêm cụ thể,
rõ ràng. Nhà nghiên cứu sau khi mô tả nguồn gốc của việc lấy cái tôi làm đối
tượng miêu tả là tinh thần tự thú và hành trình của nó trong văn học Pháp đã
nêu định nghĩa về thể loại của P.Lejeune làm cơ sở: Năm 1971, trong cuốn Tự
thuật ở Pháp, Philippe Lejeune đã định nghĩa nó như sau: Truyện kể mang
tính nhìn lại dĩ vãng, mà một người có thật viết về cuộc sống của mình, khi
người đó đặt trọng âm lên đời sống riêng, nhất là lên sự hình thành nhân
cách. [13, tr.36]. Tác giả bài viết đã nhấn mạnh, tự truyện tức là kể lại cái tôi
cá nhân trong hiện tại, chiêm nghiệm về quá khứ.


4
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân (chủ biên) cho
rằng: Tự truyện là tác phẩm tự sự thường được viết bằng văn xuôi trong đó
tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình [2, tr.28]. Theo quan
niệm này, một tác phẩm tự truyện là bức tranh của cái tôi thuần túy. Tác giả,
người kể chuyện và nhân vật chính là một, ngoài ra không có sự xuất hiện của
cá nhân khác.
Trong bài viết Tự truyện không hẳn là văn học, Triệu Xuân viết: Nó là
một thể văn viết ghi lại tư liệu có thật nhằm thuật lại cuộc đời, sự nghiệp của
một cá nhân, gia đình, dòng họ. Tự truyện chỉ có thể là văn học khi nó được
viết theo cái cách của văn học. Thông qua số phận cá nhân ấy, gia đình ấy,

phản ánh và biểu hiện tâm thế của cộng đồng, một dân tộc, một thời đại…
Các cuốn như Thép đã tôi thế đấy của N. Ôxtrovski, Bộ ba tác phẩm: Thời
thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M. Gorki, Những ngày
thơ ấu của Nguyên Hồng, Cai của Vũ Bằng là tự truyện chính cống. Điều này
giải thích tự truyện có hai phạm vi tồn tại: Tự truyện mang phẩm chất văn học
và tự truyện phẩm chất văn học ít hơn (Ví dụ như tự truyện của ca sĩ, cầu thủ
bóng đá…). Bởi trên thực tế, tự truyện còn có thể đọc ở nhiều phương diện
khác nữa như phương diện tư liệu, phương diện văn hóa, phương diện xã
hội… chứ không chỉ cảm nhận bằng mỗi phương diện văn chương.
Không cùng quan điểm với tác giả trên, Đoàn Cầm Thi trong bài phỏng
vấn Tương lai của tự truyện Việt Nam cho rằng, sự lên ngôi của cái tôi trong
đời sống và trong văn học là tiền đề của sự phát triển tự truyện. Những câu
chuyện như Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô Hoài, Tôi đã trở
thành nhà văn như thế nào của Phùng Quán, Những ngày thơ ấu của Nguyên
Hồng có thể gọi là tự sự và tự sự với ý nghĩa chỉ văn học viết về chính mình,
là chiếc áo mặc nhờ. Tuy nhiên, chị cũng khẳng định, cuộc sống hàng ngày
thay đổi, tự truyện sẽ mọc ra như nấm ở Việt Nam. Hơn thế nữa, tôi tin trong
tương lại gần, nó sẽ có những chuyển biến về chất. Đó không chỉ là những tác


5
phẩm được viết để thỏa mãn nhu cầu giãi bày uẩn khúc, mà sẽ là cuộc tìm
kiếm nghệ thuật đích thực [46].
Đỗ Hải Ninh trong luận án tiến sĩ: Khuynh hướng tự truyện trong văn
học Việt Nam đương đại cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hướng nghiên
cứu tự truyện: Vấn đề tự truyện là vấn đề có ý nghĩa đối với văn học đương
đại bởi nó gắn với cái tôi của tác giả - sự khẳng định cái tôi cá nhân mạnh
mẽ trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự tương tác và dung nạp lẫn
nhau giữa các thể loại. Cùng với quá trình đổi mới, yếu tố tự truyện xuất hiện
ngày càng nhiều thể hiện nhu cầu được bộc lộ cái tôi, ý thức phản tỉnh và

khuynh hướng nhận thức lại thực tại của dòng văn học tự vấn [26]. Có thể coi
công trình của Đỗ Hải Ninh là một trong những công trình nghiên cứu sâu và
khá toàn diện về tiểu thuyết sử dụng chất liệu tự truyện trong văn học Việt
Nam đương đại.
Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tự truyện mà
trong phạm vi bao quát còn hạn chế của mình, chúng tôi xin được điểm qua
như sau:
Luận văn Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê của tác giả Bùi Thị
Thu đã chỉ ra sự có mặt của yếu tố tự truyện trên các thể loại như: trữ tình, tự
sự: Viết những tác phẩm văn học mang yếu tố tự truyện cũng là một cách để
tác giả thể hiện cái tôi cá nhân của mình… Có thể thấy, cái tôi bản thể của
người viết luôn có nhu cầu được bộc lộ, tìm đến sự đồng cảm, chia sẻ từ độc
giả. Ở Việt Nam, yếu tố tự truyện trong văn học tuy phát triển muộn nhưng đã
có mầm mống từ rất lâu đời và có mặt trên hầu hết các thể loại [50].
Bùi Thị Mát với Yếu tố tự truyện trong hồi kí và tiểu thuyết Một mình
một ngựa của Ma Văn Kháng đã trình bày những quan điểm, vấn đề cơ bản
xoay quanh vấn đề tự truyện. Không những vậy, luận văn còn đi so sánh
những điểm giống và khác nhau giữa yếu tố tự truyện trong hồi kí và tiểu
thuyết. Rồi khẳng định cùng với xu hướng của nghệ thuật đương đại, sự thâm


6
nhập lẫn nhau giữa các thể loại sáng tác là điều không thể tránh khỏi… Mặt
khác, xét từ bản chất của sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều
xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ tình cảm của mình. Mỗi
trang viết đều là những trải nghiệm của bản thân nhà văn, là hành trình đi
tìm cái tôi của cá nhân, tuy nhiên, với mỗi thời đại, mỗi khu vực văn hóa,
trong mỗi nền văn học và mỗi nhà văn lại có cách thức thể hiện riêng, mục
đích riêng. Do vậy, không cần phải quá cứng nhắc trong việc xác định thể
loại, chỉ cần người đọc tìm thấy điều gì có ý nghĩa đối với họ trong tác phẩm

mới là đủ [25].
Tác giả Trần Thị Xuân Hợp trong Luận văn Thạc sĩ Yếu tố tự truyện trong
tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới [19] khai thác yếu tố tự truyện trong tiểu
thuyết Nguyễn Khải trên các phương diện cốt truyện, hệ thống nhân vật, giọng
điệu, quan điểm trần thuật dựa trên các khái niệm cơ bản về tự truyện.

Với những phác thảo trên đây, có thể khẳng định rằng, yếu tố tự truyện
trong văn học là một vấn đề đang được giới nghiên cứu phê bình quan tâm,
đặc biệt trong xã hội ngày nay, khi mà cái tôi cá nhân luôn được đề cao, khẳng
định. Dựa trên những cơ sở lý thuyết về tự truyện, luận văn của chúng tôi sẽ
tập trung đi sâu nghiên cứu một trường hợp cụ thể là yếu tố tự truyện trong
Sống mòn của Nam Cao. Không có nhiều tham vọng cung cấp cho người đọc
những lý thuyết mới về tự truyện, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ giúp người đọc
đến gần hơn với nhà văn Nam Cao và tác phẩm Sống mòn của ông.
2.2. Nghiên cứu về tác phẩm Sống mòn - Nam Cao
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các công trình nghiên
cứu phê bình và giới thiệu về con người của Nam Cao đã lên đến một con số
đáng nể, không thua kém bất kỳ một tên tuổi cùng thời nào như: Xuân Diệu,
Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử... Với tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao cũng
nhận được rất nhiều sự quan tâm, đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình.


7
Nhà nghiên cứu Hà Bình Trị trong bài viết Chủ nghĩa nhân đạo mới
mẻ, độc đáo của Nam Cao - sự ý thức về cá nhân có dành một nửa dung
lượng để bàn về Sống mòn. Ông cho rằng, trong tác phẩm này, Nam Cao phân
biệt sự sống trên hai bình diện. Bình diện thứ nhất: sống chỉ như sự tồn tại
sinh học. Bình diện thứ hai: sống với đầy đủ giá trị sự sống, sống đúng với ý
nghĩa cuộc sống của con người [51, tr.45]. Ông cũng chỉ rõ nếu cuộc sống chỉ
là sự tồn tại thì cuộc sống ấy không khác gì đã chết. Thứ là người ý thức rõ về

sự sống mòn của cá nhân nhưng không làm cách nào thoát ra được.
Trong bài viết Hai không gian sống trong Sống mòn Đỗ Đức Hiểu đã
chỉ ra được sự xung đột giữa không gian xã hội (xó nhà quê và ngoại ô Hà
Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần, mơ ước, không gian hồi tưởng,
không gian khát vọng [28, tr.488] của nhân vật Thứ. Không gian xã hội chật
hẹp tù túng đối lập gay gắt với không gian tinh thần lớn lao của nhân vật. Qua
đó, người đọc thấy được những bi kịch tinh thần đau đớn mà tầng lớp trí thức
phải gánh chịu.
Trong Nam Cao - tiếng cười đầy xót thương cho những kiếp Sống mòn
của nhà nghiên cứu Trần Văn Hiếu, tác giả đã đi sâu tìm hiểu tiếng cười Nam
Cao trong các truyện ngắn có tính trào phúng giai đoạn 1941 - 1945 và tiểu
thuyết Sống mòn. Sau đó, kết luận lại, đối tượng của tiếng cười Nam Cao
không phải là bản thân sự sống mòn hay chết mòn mà là sự không cưỡng lại
được, không thoát ra được, không vượt lên sự sống mòn, chết mòn kia do ham
muốn thèm khát thỏa mãn những dục vọng tầm thường [34, tr.202].
Phong Lê là một tác giả có nhiều năm nghiên cứu về Nam Cao, với bài
viết Đọc lại và lại đọc Sống mòn, ông đã nhận thấy: Có lẽ, Nam Cao là người
đầu tiên và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực Việt Nam cho ta
cảm nhận một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo mà thật mặn
chát của một sự sống…mòn; cái sống mòn đã trở thành một phát hiện kỳ thú,
một biểu trưng cho sự độc đáo trong sáng tạo của Nam Cao [38, tr.488].


8
Quản Thị Diệp với luận văn thạc sĩ: Giá trị và vị trí của Sống mòn
trong sự nghiệp viết của Nam Cao. Tác giả bài viết phân tích những giá trị về
nghệ thuật và nội dung tác phẩm, khẳng định một lần nữa giá trị to lớn của
Sống mòn trong sự nghiệp của Nam Cao nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung [5]. Ngoài ra, còn có rất nhiều những bài viết, bài nghiên cứu, phê bình,
tiểu luận khác về tác phẩm Sống mòn.

Có thể khẳng định, Sống mòn là một trong những tác phẩm xuất sắc
nhất trong sự nghiệp của Nam Cao. Đã gần 70 năm trôi qua, nhưng Sống mòn
vẫn còn nguyên giá trị. Đó là hình ảnh của người trí thức ở một thời kì đã qua
nhưng bạn đọc dường như vẫn thấy bản thân mình ngày hôm nay trong tác
phẩm. Cuốn tiểu thuyết dài gần 300 trang của Nam Cao vẫn được bạn đọc yêu
thích, vẫn được giới phê bình quan tâm và nghiên cứu. Không những vậy,
người đọc còn quan tâm tới những tâm sự, trăn trở về cuộc sống, gia đình,
nghề nghiệp của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Đó chính là thành công lớn
nhất trong sự nghiệp viết văn của Nam Cao.
2.3. Nghiên cứu về yếu tố tự truyện trong Sống mòn - Nam Cao
Nghiên cứu tự truyện là vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đặc biệt,
trong xã hội hiện nay, đó là vấn đề mang ý nghĩa khoa học và thực tiến. Yếu
tố tự truyện của Nam Cao thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Sống mòn. Đây là
tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá của giới phê bình:
Như đã nói, Phong Lê là nhà phê bình có nhiều công trình nghiên cứu
về Nam Cao, sau này trong bài viết Đọc lại và lại đọc Sống mòn, ông viết:
Sống mòn có phần được hiểu như một tiểu thuyết nội tâm, thậm chí còn hẹp
hơn, một kiểu tự truyện của Nam Cao. Vì vậy đọc Sống mòn là để hiểu Nam
Cao, hiểu một thế hệ trí thức kiểu Nam Cao và hiểu một thời thanh niên Nam
Cao đã sống. Đồng thời cũng như là một cách tự soi lại con người mình, thế
hệ mình. Soi lại mà thấy sao những Thứ, San, Đích, Oanh và cả thế giới
những người thân kẻ sơ chung quanh họ vẫn cứ là thế giới quen thuộc, dẫu


9
thời thế đã đổi khác. Từ đặc điểm ấy mà nhìn, có lẽ Nam Cao là người đầu
tiên và cũng là người cuối cùng của văn học hiện thực Việt Nam cho ta cảm
nhận được một cách đầy đủ hơn bất cứ ai cái dư vị nhạt phèo mà thật mặn
chát của một sự sống mòn; cái sống mòn đã trở thành một phát hiện kì thú,
một biểu trưng cho sự độc đáo trong sáng tạo của Nam Cao [32, tr.488].

Viết về tác phẩm Đời thừa nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành
Khung thường xuyên nhắc kèm tới Sống mòn: Một số nhân vật trí thức nghèo
của Nam Cao thường là nhà văn, nhà giáo, những nhân vật mà người đọc dễ
dàng nhận ra là hình ảnh tác giả... Với Đời thừa (sau đó là Sống mòn, Nam
Cao đã đề cập gần như trực diện vấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu được khẳng
định và phát triển của cá nhân - vấn đề mà lâu nay, người ta tưởng đâu chỉ
đặt ra trong văn học lãng mạn đương thời. Tác giả cũng khẳng định, chủ đề
cá nhân không có trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nhưng
lại là chủ đề tâm huyết của Nam Cao. Và niềm khao khát được làm đầy trái
tim, khao khát được sống mạnh mẽ, sâu sắc, vượt lên trên cái bằng phẳng,
tầm thường [34, tr.144].
Nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu với Hai không gian sống trong Sống mòn
cũng viết: Sống mòn là một quyển tiểu thuyết kiểu tự thuật, khi viết ở ngôi thứ
ba, nó như một độc thoại dài, với những dằn vặt day dứt, với những câu hỏi
lớn về cuộc sống, gợi đến Sống hay không sống; từ chương này đến chương
khác. Thứ, nhân vật trung tâm, khao khát sống cho ra sống, lùi lại, hèn nhát,
lại ước mơ hi vọng một cuộc đời có ý nghĩa. Kết thúc hơn hai trăm trang
quyển tiểu thuyết nội quan này, là một câu hỏi lớn: Thứ đã làm gì chưa? [34,
tr.173]. Cuối cùng, ông kết luận: Tiểu thuyết kiểu tự truyện này gợi người đọc
nhớ đến Rútxô, nhà văn Pháp đầu tiên viết tự truyện Tự thú, gợi nhớ đến
Gide, nhà văn đa dạng có ảnh hưởng sâu rộng trong văn xuôi Việt Nam 1930
- 1945... Sống mòn gây xáo lộn, gây tình trạng bất ổn trong tâm tư con người,
nó hé mở cuộc sống tự do, chân chính của người trí thức [34, tr.181].


10
Nói về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm, nhà phê bình Nguyễn Ngọc
Thiện với bài Bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn có đoạn: Trước cách mạng
tháng Tám, một nhà phê bình đồng thời với Nam Cao đã sớm nhận ra ở tác giả
mới xuất hiện này một tài năng đích thực, với một bút pháp độc đáo, mới mẻ:

Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối riêng, ông đã đem đến cho văn chương
một lối văn mới [32, tr.470]. Tác giả chỉ rõ, lối đi riêng, lối văn mới ấy, tức là
những tìm tòi nghệ thuật của bút pháp và giọng điệu Nam Cao, phải chăng là
cách kể như là tự thú tự vấn và sám hối trước sự tha hóa của tâm hồn khi đối
diện trước lương tri, lẽ phải và điều thiện [32, tr.471].

Sự tổng hợp trên cho thấy mỗi công trình có một hướng nghiên cứu,
tiếp cận khác nhau. So với những tác phẩm như Giăng sáng, Đời thừa… thì
Sống mòn chính là tác phẩm thể hiện trọn vẹn yếu tố tự truyện của Nam Cao.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào mang tính quy mô,
nghiên cứu chuyên sâu yếu tố tự truyện thể hiện trong Sống mòn mà chỉ là
những bài đánh giá mang tính đơn lẻ. Các bài viết, các bài nghiên cứu trên sẽ
là nguồn tư liệu quý báu, là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu một cách cụ thể yếu tố
tự truyện trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. Với hướng tiếp cận này,
hi vọng độc giả sẽ hiểu sâu sắc hơn con người cá nhân của nhà văn, khẳng
định lại một lần nữa vị trí của Nam Cao trong nền văn học hiện đại.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Trên cơ sở lý thuyết tự truyện, luận văn sẽ nhận diện, phân tích yếu

tố tự truyện trong Sống mòn, từ đó, khẳng định thể loại tiểu thuyết có yếu tố



11
tự truyện là một trong những thành công lớn nhất của tác giả bên cạnh sở
trường truyện ngắn.
-

Khẳng định một lần nữa vị trí và vai trò của Nam Cao trong sự nghiệp

văn học Việt Nam, đặc biệt là thể tự truyện, góp phần phong phú nền văn
nghệ nước nhà.
4.

Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố đời tư và tính tự truyện trong văn

học nói chung và sự phóng chiếu của cái tôi cá nhân trong quá trình sáng tạo.
-

Chất liệu đời tư của nhà văn thể hiện qua các mối quan hệ với gia

đình, xã hội, nghề nghiệp…
-

Phương thức nghệ thuật thể hiện các yếu tố tiểu sử, đời tư của Nam

Cao trong tiểu thuyết Sống mòn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có
các phương pháp cơ bản sau:
-

Phương pháp tiểu sử: Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng trong nghiên cứu văn học nói chung và trong việc nghiên cứu về yếu tố
tự truyện nói riêng. Phương pháp tiểu sử giúp người nghiên cứu có sự đối
sánh giữa cuộc đời thực của nhà văn với con người nhà văn trong tác phẩm.
-

Phương pháp xã hội học: giúp người viết tìm hiểu về mối quan hệ của

bản thân nhà văn với xã hội thông qua các mối quan hệ với bạn bè, đồng
nghiệp và những người xung quanh. Qua đó, thấy được cách cảm nhận, đánh
giá của nhà văn với cuộc đời.
-

Tiếp cận thi pháp học: Đây là con đường quan trọng để người viết tìm

hiểu các phương thức thể hiện yếu tố tự truyện của tác giả như về ngôn ngữ,
cách trần thuật, thời gian, không gian nghệ thuật, miêu tả diễn biến tâm lí…
-

Phương pháp phân tích tác phẩm: đây là phương pháp cơ bản, thường

xuyên được sử dụng trong luận văn, góp phần tìm hiểu rõ nét, cụ thể về nội


12

dung và nghệ thuật tác phẩm, từ đó nổi bật những luận điểm cơ bản trong
Sống mòn.
-

Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khác

nhau như lịch sử, xã hội học, tâm lí học, dân tộc học…để cái nhìn nhìn toàn
diện và sâu sắc hơn về yếu tố tự truyện trong tác phẩm.
5.

Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận văn, bước đầu chúng tôi tìm hiểu yếu tố tự

truyện qua tác phẩm Sống mòn - cuốn tiểu thuyết để đời của Nam Cao - viết
về chính bản thân và tầng lớp trí thức của mình. Trong quá trình viết, chúng
tôi có đi so sánh với các tác giả khác với mong muốn đánh giá sâu sắc và toàn
diện hơn yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao.
6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài Yếu tố tự truyện trong Sống mòn của Nam Cao, luận văn đã
tổng hợp tìm hiểu một cách khá sâu sắc về con người cá nhân, nhân vật văn
học và hình tượng tác giả trong tác phẩm Sống mòn.
Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu phương thức thể hiện yếu tố tự truyện
trong tác phẩm của Nam Cao, luận văn góp phần khẳng định đóng góp xuất
sắc của nhà văn trong việc phát triển một loại hình văn học mới là tự truyện.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, phần Nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ TRUYỆN VÀ TỰ
TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
Chương 2: TIẾNG NÓI CÁI TÔI - BIỂU HIỆN YẾU TỐ TỰ

TRUYỆN TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO
Chương 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TỰ TRUYỆN
TRONG SỐNG MÒN CỦA NAM CAO


13
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỰ TRUYỆN VÀ
TỰ TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
1.1.Khái niệm tự truyện
Thuật ngữ tự truyện trong tiếng Pháp viết là Autobiographie, được tạo
ra từ ba gốc từ Hi Lạp: autos nghĩa là chính mình, bios nghĩa là cuộc đời,
graphein nghĩa là viết. Tự truyện hay cái nhìn về bản thân, có thể coi là một
đặc sản của văn minh phương Tây. Nó có hai nguồn gốc chính: từ nền văn
minh Hi Lạp qua câu ngạn ngữ nổi tiếng connais - toi toi - même (ý nói kẻ
thông thái phải biết về cá nhân mình), và từ truyền thống Thiên chúa giáo
qua lệ tự vấn lương tâm. Trong các nền văn hóa khác, nó chỉ tồn tại một cách
hiếm hoi, thậm chí bị cấm, như trong các nước theo đạo Hồi. Ngay tại châu
Âu, ý muốn kể lại đời mình cũng không phải dễ Chấp nhận. Pascal - triết gia
thế kỷ XVII, tuyên bố: Cái tôi thật đáng ghét [25, tr.12]. Vì vậy, tự truyện chỉ
thực sự xuất hiện ở thế kỷ ánh sáng, vào buổi sơ khai của dòng văn học lãng
mạn, khi chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh. Trên thế giới, tác phẩm Những
lời tự thú của Jean Jacques Rousseau được coi là tác phẩm tự sự đầu tiên.
Trong tác phẩm Lịch sử tính dục (Historie de la sexualité), Michel Foucault
cho rằng nếu trong xã hội phong kiến, người ta cấm nói chuyện tình dục công
khai thì trong phòng xưng tội của nhà thờ Thiên Chúa giáo, con chiên được
phép nói chuyện tình dục thoải mái trước mặt Đức cha. Văn học thế kỉ XVIII
và XIX đã biến lời thú tội thầm kín đó là lời thú tội công khai [8, tr.78].
Những định nghĩa sau này của các từ điển, của các nhà nghiên cứu, xác định

truyện kể hồi cố bằng văn xuôi do một con người có thực kể về cuộc sống của
chính mình, khi người đó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của đời sống cá
nhân, đặc biệt vào lịch sử hình thành nhân cách mình, chính là căn


14
cứ vào tác phẩm của Rousseau. Xuất phát từ đó mà có rất nhiều cách hiểu về
thể loại tự truyện.
Tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học viết: Tự truyện là tác phẩm văn học
thuộc thể loại tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình… [12, tr.389].
Đồng quan điểm, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học
cũng cho rằng: Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã
qua (của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc
sống kinh nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi cũng vận dụng hư cấu,
thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình
bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán. Tự truyện luôn là hành vi khắc
phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống
lại những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là sống lại cuộc
đời mình từ đầu. Tự truyện do vậy thường được viết vào thời tác giả đã trưởng
thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời [2, tr.29].

Theo Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên viết: Tự truyện thường
là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ vãng của chính tác giả...
Theo Lơjon, bởi vì, về quá khứ, kỷ niệm bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi
viết về tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, và vì các sự kiện được sắp
xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật... Tự truyện
không phải là một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một
truyện, một tiểu thuyết…[14, tr.1905-1906].
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì Tự truyện là những tác phẩm

văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả
tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm.
Như vậy, theo quan điểm của các tác giả nói trên thì tự truyện được coi
là một thể loại văn học trong đó tác giả tự kể về cuộc đời mình. Tác phẩm tự
truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua của tác giả như một


15
chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của
mình. Người viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại
các chi tiết của cuộc đời mình. Do luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã
qua, hình thức tự truyện thường được viết khi tác giả đã trưởng thành, đã trải
qua phần lớn các chặng đường trong cuộc đời mình và nhìn lại những gì đã
qua như một sự chiêm nghiệm.
Nguyễn Thành Thi trong Văn học thế giới mở đã viết: Nhà văn khi sáng
tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo một mô hình thể loại xác định. Thể
loại tác phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình
của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình
thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể [47, tr.12].
Vậy khi nhà văn sáng tác theo một thể loại nào đó, đầu tiên sẽ tuân thủ
những mô chuẩn nghệ thuật quy ước, tạo nên những nét riêng, những đặc trưng
cơ bản của thể loại đó. Ở thể loại tự truyện nhà văn đóng vai trò trong tác phẩm
như là nhân vật tôi đứng ra kể lại, tả lại những gì xảy ra. Vì vậy, cần khẳng định
tự truyện là tác phẩm văn học tự sự do tác giả viết về cuộc đời mình.

Trong thực tế, tự truyện bao gồm cả yếu tố truyện (hình thức, một thể
loại tự sự) và yếu tố tự thân (nội dung, bản thân) của người viết truyện. Yếu tố
đời tư là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với nhiều mục đích nghệ
thuật khác nhau. Các nhà văn lãng mạn ở thế kỉ XVIII sử dụng đời tư của bản
thân như chất liệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp

trong hoạt động tâm lý của mỗi cá nhân con người. Song viết về cái tôi của
mình ở thời kỳ này chưa phải là hoàn toàn được xã hội tiếp nhận. Người ta chỉ
coi đó như là quyền xưng tội của các tín đồ Thiên chúa giáo. Còn nói về mình
trong tác phẩm đó chẳng hay ho gì. Nhà văn muốn bộc lộ những điều riêng tư
của mình phải kín đáo bằng cách này hay cách khác. Balzac đã rải vào tiểu
thuyết của mình những yếu tố riêng. Huygo cũng phải vung vãi, xé vụn, phân
chia rồi mới ban phát cuộc đời mình cho các nhân vật, các địa điểm


16
trong tiểu thuyết của mình. Nhà văn hiện thực thế kỉ XIX lại viết về bản thân
để phơi bày các mối quan hệ giữa người và người, quan hệ giữa con người và
hoàn cảnh xã hội. Ở thế kỉ XX, nhiều nhà văn thuật lại cuộc đời của chính
mình để qua đó phản ánh số phận của dân tộc, cộng đồng và thời đại. Như
vậy, tự truyện có thể bao quát hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư,
thế sự và sử thi.
Xuất phát từ văn hóa truyền thống của người Việt, nhà văn thường thể
hiện bản thân trong tác phẩm một cách kín đáo. Văn học thời trung đại là nền
văn học có khuynh hướng thiên về cái vô ngã. Đến thời kì 1930 - 1945, văn
học nhắc nhiều đến cái tôi với những tác phẩm của Nguyên Hồng, Nam Cao,
Kim Lân… Tuy nhiên, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, do
yêu cầu của thời đại, văn học tập trung vào những vấn đề chung của thời đại.
Do vậy cái tôi cá nhân một lần nữa ít được nhắc đến trong văn học. Đến thời
kỳ đổi mới, văn học thể hiện sự thay đổi trên nhiều phương diện, cái tôi lại
quay về chiếm lĩnh văn đàn, qua tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh,
Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Thuận… Với nhiều nhà văn, viết tác
phẩm trở thành một hành trình tìm kiếm chính mình, chăm chú vào bí ẩn của
cái tôi, lật xới vấn đề muôn thuở cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái
tôi ? Do vậy khuynh hướng tự truyện trong văn học đương đại đang dần trở
nên gây chú ý. Cũng như bất kì một khuynh hướng nghệ thuật mới nào,

khuynh hướng tự truyện hiện nay trong văn học Việt Nam phải đối diện với cả
hai khả năng: sự khuyến khích của giới phê bình chuyên nghiệp và cả sự phản
ứng của người đọc do thói quen tiếp nhận cũ.
Có thể nói, nhìn một cách tổng quát, tự truyện đã và đang trở thành một
thể loại ngày càng phát triển. Sự khác biệt giữa tự truyện nói chung và tự
truyện văn học chủ yếu được phân định qua tiêu chí nghệ thuật của tự truyện.
Tự truyện của một cầu thủ bóng đá, một ca sĩ hay một diễn viên khác với tự
truyện văn học bởi phẩm tính nghệ thuật của nó. Nếu tự truyện của các tác giả


17
mang đầy đủ những giá trị văn học thì sẽ được coi là một tự truyện văn học.
Xoáy sâu vào cái tôi cá nhân, tự truyện với tư cách là một thể loại văn học vẫn
không tách rời những vấn đề lớn của thời đại. Do vậy, tự truyện không chỉ là
tôi, mà qua tôi đạt đến chúng ta, từ cái cá nhân mà phản ánh vấn đề xã hội.
1.2. Tự truyện trong tiểu thuyết
1.2.1. Vài nét về tiểu thuyết
Tiểu thuyết một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn
cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của
cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện
bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định [2, tr.326].
Là một thể loại thuộc phương thức tự sự, tiểu thuyết ra đời từ rất sớm.
Hình thành trong một quá trình lâu dài và phát triển mạnh mẽ trong những
điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, văn minh thích hợp, thể loại tiểu thuyết đã
để lại trong kho tàng văn học thế giới những thành tựu rực rỡ: từ những pho
tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc đến những tác phẩm đồ sộ
của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ những dòng chảy mạnh mẽ
của tiểu thuyết Đông Âu thế kỷ XX đến những nguồn mạch dồi dào của tiểu
thuyết huyền thoại Mỹ Latinh,... Chính những mô hình khác nhau đó đã từng
bước kế tiếp, thay thế và góp phần tạo nên diện mạo đặc biệt phong phú cho

thể loại tiểu thuyết qua nhiều chặng đường phát triển.


Việt Nam, đầu thế kỉ XX, người ta mới sử dụng thuật ngữ tiểu thuyết

như là ở Trung Quốc. Truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, hoàn toàn đồng
nghĩa với các thuật ngữ trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, đoản
thiên tiểu thuyết. Trong Tiếng Việt hiện đại, người ta dùng thuật ngữ tiểu
thuyết để chỉ tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ vẫn gọi là
truyện. Cùng với phong trào Thơ mới, tiểu thuyết 1930 - 1945 đánh dấu một
thời kì rực rỡ huy hoàng trong văn học dân tộc. Các nhà tiểu thuyết lãng mạn
của nhóm Tự Lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch


18
Lam đã góp phần đắc lực vào sự hình thành của thể loại. Chính họ đã có công
lao to lớn trong việc mở đầu tiến trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Các
nhà tiểu thuyết hiện thực với những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nam Cao,
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng tiếp tục duy trì sức sáng
tạo và đẩy thể loại tiểu thuyết phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm hiện
thực xuất sắc. Trải qua hai cuộc kháng chiến: chống Pháp và chống Mỹ, đội
ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam càng trở nên đông đảo với sự đóng góp của
Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Hồ Phương,
Phan Tứ, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu... Đến thời kì đổi mới, nổi bật lên một
số tên tuổi như Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Chu Lai... cùng sự hiện diện của
nhiều thế hệ nhà văn với những tài năng, phong cách và bản lĩnh nghệ thuật
mới đã làm thay đổi diện mạo và góp phần khẳng định vai trò chủ lực của tiểu
thuyết trong nền văn học hiện đại.
Tiểu thuyết là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính
chất văn xuôi, vì vậy trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của tiểu

thuyết. Các tác giả luôn có những hư cấu trong tiểu thuyết, nhưng những hư
cấu nghệ thuật ấy lại tìm thấy ở cuộc đời - những chất liệu để xây dựng tác
phẩm, xây dựng nhân vật. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng
biến đổi, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân. Trong cuộc hội thảo Đất
nước, con người, văn hóa Hà Lan do Trung tâm nghiên cứu văn hóa quốc tế
(RICC) tổ chức tại Hà Nội năm 1997, Giáo sư tiến sĩ Hugo Bousset của
trường Đại học Louvain gửi một bản tham luận với cái tên gây tò mò: Tiểu
thuyết là một củ hành: Tiểu thuyết hiện đại của Hà lan và vùng Flandres. Ông
cho rằng, nhà viết tiểu thuyết phải bóc hết lớp vỏ này đến lớp vở khác cho
đến khi ta thấy cái lõi của củ hành, ăn vào mắt cay sè, lúc đó ta mới khám
phá ra sự thật - chân lý của cuộc sống [8, tr.80]. Điều đó tạo cho tiểu thuyết
có thể phơi bày tận cùng sự phức tạp của cuộc sống: cả xấu, cả tốt, cả bi, cả
hài, cả lớn lao và nhỏ bé…. Chất văn xuôi được thể hiện rõ trong các


19
tác phẩm của Balzac, Tolstoi, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam
Cao, Nguyễn Khải…
Nhân vật tiểu thuyết vừa là sản phẩm lại vừa là chủ thể tác động đến
cuộc sống. Trong cuộc đời không hiếm những con người lấy nhân vật tiểu
thuyết làm khuôn mẫu, làm lẽ sống. Những nhân vật lý tưởng trong tiểu
thuyết nhiều khi có sức ám ảnh rất lớn đối với con người ngoài cuộc đời.
Nhưng không vì thế mà đồng nhất nhân vật tiểu thuyết với con người ngoài
cuộc đời. Bởi vì nhân vật tiểu thuyết là nhân vật của hư cấu và tưởng tượng, là
nhân vật có tính chất điển hình được xây dựng theo quan niệm nghệ thuật của
nhà văn. Đặc trưng của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và
sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Tiểu
thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều
dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực
trong tác phẩm của mình. Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu

trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân
vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng
không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá
chiều sâu số phận các nhân nhân vật. So với truyện ngắn và truyện vừa, tiểu
thuyết có những cái thừa, nhưng thực ra lại là chính yếu của nhân vật về thế
giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các mối quan hệ, diễn biến tâm lí tình
cảm, ngóc ngách tâm hồn… của các nhân vật. Nhân vật tiểu thuyết phải có
đời sống riêng, số phận riêng phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật
và logic của đời sống. Nhân vật ấy được miêu tả từ nhiều góc độ, nhiều mặt,
sống động như một người thật. Đặc biệt, phải là những người nếm trải qua
nhiều khổ đau, sóng gió trong đời. Đó không chỉ là một người, mà còn là tập
hợp của nhiều người, một gia tộc hoặc nhiều thế hệ. Bởi vậy, Sống mòn của
Nam Cao là tập hợp những suy nghĩ của Thứ về gia đình, bạn bè đồng nghiệp,
về ước mơ, về miếng ăn, về công việc… Những câu chuyện về nhà ông Học,


×