Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.97 KB, 44 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
HẢI PHÒNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài nguyên và Môi trường
Tên giao dịch : Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng
Trụ sở đặt tại : 275 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng
Số điện thoại : 0313732425
Số fax : 03137326272
Website : www.haiphong.gov.vn/sotainguyen
Giám đốc Sở : Bùi Quang Sản
- Trước năm 1981, Sở Tài nguyên và Môi trường có tên gọi là Phòng
quản lý ruộng đất thuộc uỷ ban nông nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Năm 1982, Sở chuyển tên thành Ban chỉ đạo thống kê đất thuộc
UBND TP Hải Phòng.
- Từ năm 1985, Sở đổi tên thành Ban quản lý ruộng đất trực thuộc
UBND TP Hải Phòng.
- Từ năm 1987, Sở đã đổi tên thành Ban quản lý đất đai trực thuộc
UBND TP Hải Phòng.
- Tiếp đó ngày 19/10/1994 căn cứ vào quyết định 1111/QĐ - Tổ chức
chính quyền quyết định thành lập Sở địa chính Hải Phòng.
- Sau đó ngày 19/10/2001 căn cứ vào quyết định 2957/QĐ – UB thành
lập Sở địa chính – nhà đất Hải Phòng.
- Cuối cùng là từ năm 2003 đến nay,Uỷ ban nhân dân thành phố Hải
Phòng căn cứ vào:
+ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân
+ Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, đổi tên Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và công nghệ thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương và thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-
BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ


hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan
chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi
trường ở địa phương
+ Thông báo số 183/TB-TU ngày 15/8/2003 của Ban Thường vụ Thành uỷ
về công tác tổ chức, cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và
Công nghệ,Sở Xây dựng đã quyết định thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường
thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, trên cơ sở tổ chức, bộ máy Sở Địa
chính – Nhà đất hiện tại và tiếp nhận chức năng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế
quản lý nhà nước, tổ chức và biên chế sự nghiệp các lĩnh vực:
 Tài nguyên nước (từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chuyển sang).
 Tài nguyên khoáng sản (từ Sở Công nghiệp chuyển sang).
 Môi trường (từ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chuyển
sang)
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại
Kho bạc nhà nước thành phố và sử dụng con dấu theo quy định.
Trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng đặt tại 275
Lạch Tray- Ngô Quyền- Hải Phòng
2.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường
Hải Phòng
* Vị trí và vai trò
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân
dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và
bản đồ.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân
dân thành phố về tổ chức, biên chế và các mặt công tác theo chức năng nhiệm
vụ được giao, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Chức năng và nhiệm vụ

Với vị trí và vai trò quan trọng như trên, Sở Tài nguyên và Môi trường có
những chức năng và nhiệm vụ cụ thể là :
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định và chỉ thị về quản
lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí
tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi
trường) trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo phân cấp của Chính phủ.
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố quy hoạch phát triển, chương trình, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài nguyên và môi trường phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định các biện pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường ở địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình,
quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt; Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật và thông tin về tài nguyên và môi trường.
 Về tài nguyên đất:
 Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố lập quy hoạch, kế hoạch, sử dụng đất và
điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp thành phố; hướng dẫn
kiểm tra việc thực hiện.
 Tổ chức thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận, huyện, thị xã và kiểm tra việc thực
hiện.
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền
của Uỷ ban nhân dân thành phố.
 Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng đất
và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa
chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của
pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liên
với đất đối với các tổ chức.

 Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá,nguyên
tắc,phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định.
 Về tài nguyên khoáng sản:
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép khai thác,
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác
tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm
quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.
 Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên
quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình
Chính phủ xem xét quyết định.
 Về tài nguyên nước và khí tượng thuỷ văn:
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt
động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện.
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt
động của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương;
chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện sau khi được cấp phép.
 Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo
hướng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trường.
 Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai
ở thành phố.
 Về môi trường:
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp, gia hạn, thu hồi quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất kinh
doanh theo phân cấp.
 Cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các
tổ chức, cá nhân theo phân cấp.
 Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở
theo phân cấp.
 Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

 Về đo đạc và bản đồ:
 Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷ quyền
cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký
hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
 Trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt kết quả thẩm tra, thẩm định
chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và
bản đồ chuyên dụng của thành phố.
 Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc, cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ
thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên
dụng.
 Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý
nhà nước về xuất bản, việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ
có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh
thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật.
 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực
tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
 Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và môi
trường ở cấp huyện và cấp xã.
 Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ các công trình nghiên
cứu, quan trắc về khí tượng thuỷ văn, địa chất khoáng sản môi trường, đo đạc
bản đồ.
 Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật,giải quyết các tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật.
 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý
tài nguyên và môi trường ; tham gia hợp tác quốc tế; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp
luật.
 Tham gia thẩm định các dự án, công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực
tài nguyên và môi trường.

 Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về
lĩnh vực công tác được giao cho thành phố và Bộ tài nguyên và môi trường.
 Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức thuộc sở, trong ngành và cán bộ
xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường theo quy
định của bộ tài nguyên và môi trường và Uỷ ban nhân dân thành phố.
 Quản lý tài chính, tài sản của sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của
Uỷ ban nhân dân thành phố .
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố giao.
Phòng Quản lý Môi trường
Giám đốc &MT)
Phó Giám đốc
Văn phòng sở
Công ty Xây dựng và Tư vấn TN - MT
Bộ phận nhận và trả kết quả
Phó Giám đốc
Phòng Quản lý TNKS Nước & KTTV Phòng Quản lý Tài nguyên đất
Thanh tra sở
Trung tâm quan trắc Môi trường Phòng bản đồ - địa chính
Phòng pháp chế
Trung tâm thông tin TN - MT
Trung tâm kỹ thuật TN - MT
Trung tâm phát triển quỹ đất
Văn phòng ĐK QSDĐ
2.1.3. Tổ chức và chế độ làm việc
* Sơ đồ bộ máy
SƠ ĐỒ BỘ MÁY
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG




* Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban trong Sở
• Giám đốc Sở:
Giám đốc Sở điều hành mọi hoạt động của cơ quan và trực tiếp phụ trách
một số lĩnh vực công tác và các đơn vị cụ thể như sau:
- Phụ trách lĩnh vực: Công tác tổ chức cán bộ; Tài chính, Quy hoạch - Kế hoạch;
Cải cách hành chính.
- Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng; Chủ tịch Hội đồng Khoa học; Chủ tịch
Hội đồng thẩm định…
- Phụ trách các phòng: Văn phòng Sở; Phòng quản lý tài nguyên đất; Phòng Bản
đồ - Địa chính và các đơn vị sự nghiệp: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất,
Trung tâm kỹ thuật tài nguyên – môi trường.
Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Thành
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác của ngành trước Thành
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi
trường khi được yêu cầu.
• Phó giám đốc Sở:
Phó giám đốc Sở 1 :
- Phụ trách lĩnh vực: Tài nguyên Khoáng sản - Nước – Khí tượng thuỷ
văn; Môi trường; Công nghệ thông tin.
- Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng; Phó Chủ tịch Hội đồng khoa
học.
- Phụ trách các phòng: Quản lý môi trường; Tài nguyên Khoáng sản -
Nước và Khí tượng thuỷ văn và các đơn vị sự nghiệp; Trung tâm Quan trắc môi
trường; Trung tâm thông tin Tài nguyên – Môi trường
Phó giám đốc Sở 2 :
- Phụ trách lĩnh vực: Thanh tra; Tiếp công dân; Công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng.

- Phụ trách các phòng: Pháp chế; Thanh tra Sở và các đơn vị: Trung tâm
Phát triển quỹ đất, Công ty xây dựng và tư vấn Tài nguyên – Môi trường.
Các Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về
lĩnh vực được phân công. Ngoài nhiệm vụ được phân công trên các Phó Giám
đốc được cử tham gia thành viên các Ban chỉ đạo, Hội đồng tư vấn của thành
phố và các công trình trọng điểm thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
Được uỷ quyền giải quyết các công việc khác khi Giám đốc vắng mặt hoặc theo
yêu cầu công tác.
• Văn phòng Sở:
- Chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp và toàn diện của Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở trong các lĩnh vực: Tổ chức
bộ máy và cán bộ; nhân sự và tiên lương; tổng hợp, thi đua – khen thưởng; văn
thư – lưu trữ; quản trị hành chính; tài chính – tài vụ; nhận và trả kết quả theo cơ
chế “một cửa”.
• Phòng quản lý môi trường:
- Là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
• Phòng quản lý tài nguyên khoáng sản - nước và khí tượng thủy văn:
- Là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
Tài nguyên Khoáng sản - Nước và Khí tượng thuỷ văn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng theo quy định của pháp luật.
• Phòng bản đồ - địa chính:
- Là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
Tài nguyên Khoáng sản - Nước và Khí tượng thuỷ văn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng theo quy định của pháp luật.

• Phòng quản lý tài nguyên đất:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập hồ sơ giao đất; cho thuê đất; thu hồi đất;
chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất.
• Phòng pháp chế:
- Giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh
vực tài nguyên và môi trường; Tổ chức thực hiện công tác xây dựng các văn bản
hướng dẫn thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền
của UBND thành phố; Thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp
luật; Kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Giám đốc Sở; Tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với các tổ
chức và công dân trên địa bàn thành phố; Kiểm tra việc thực hiên pháp luật.
• Thanh tra Sở:
Thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng
thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
• Trung tâm quan trắc môi trường:
Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường bao gồm: quan trắc, giám sát, phòng chống ô nhiễm, cải
thiện chất lượng môi trường, ứng dụng công nghệ, điều tra, xây dựng cơ sở dữ
liệu, đào tạo cán bộ kỹ thuật về bảo vệ môi trường, tuyên truyền, giáo dục pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ cho các tổ chức và công dân trong lĩnh vực
quan trắc, phân tích môi trường và ứng dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường.
• Trung tâm thông tin tài nguyên – môi trường:
- Giúp Giám đốc Sở thực hiện việc triển khai xây dựng, quản lý, khai thác hệ
thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của thành phố Hải Phòng phục
vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước của ngành và đáp ứng nhu cầu thông tin của các
đối tượng sử dụng.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu về tài nguyên và môi trường.

- Quản lý công trình xây dựng đo đạc hình thành trong quá trình quản lý nhà
nước về địa chính trên địa bàn thành phố theo phạm vi quản lý và phân cấp của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.1.4. Một số hoạt động cơ bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng
* Lập và thực hiện quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất
- Lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất các cấp:
Từ nhu cầu sử dụng đất cho phát triển đô thị và công nghiệp trong giai
đoạn từ 2008 – 2010 và đến 2020 là rất lớn nên ngành đã chủ động tham mưu
cho Ủy ban nhân dân thành phố lập đề án điều chỉnh, kế hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố.
- Thực hiện quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất):
Năm 2008 Sở đã trình UBND thành phố ban hành thông báo chủ
trương thu hồi đất 37 dự án, diện tích 272,6 ha.
Thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng - theo nghị
quyết 36 ngày 28/12/2006 của Chính phủ, năm 2008 đã thực hiện thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất 64 dự án, diện tích 772,39 ha, đạt 103,9% kế hoạch năm
2008, trong đó: khu vực đô thị 30 dự án, diện tích 339,36 ha; khu vực nông thôn
34 dự án, diện tích 433,03 ha.
* Đăng ký thống kê, kiểm kê đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 14/12/2007 của TTCP về kiểm kê
quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê
đất, UBND thành phố đã thành lập ban chỉ đạo do lãnh đạo UBND thành phố
làm trưởng ban, giám đốc Sở TN&MT làm phó ban thường trực.
Sở TN&MT với trách nhiệm cơ quan thường trực ban chỉ đạo đã xây dựng
kế hoạch và triển khai thực hiện đúng theo tiến độ theo quy định của ban chỉ
đạo Trung ương và Bộ TN&MT.
Qua kiểm kê thấy phần lớn các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê
đất có ý thức quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai (xây dựng
nhà xưởng sản xuất, văn phòng làm việc, cửa hàng, xây dựng tường bao để bảo

vệ đất). Nhưng vẫn còn nhiều tổ chức sử dụng đất không có hiệu quả, lãng phí
tài nguyên đất; có hiện tượng xin giao đất, thuê đất nhưng không sử dụng đất do
hạn chế về năng lực tài chính và tự ý chuyển nhượng không đúng quy định.
Năm 2008 là năm thứ ba tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân thành phố khóa 13, hoàn thành cấp giấy quyền sử dụng đất cho hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn thành phố.
* Về hoạt động đo đạc bản đồ và xây dựng giá đất
Thẩm định nguồn gốc đất phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng 11 dự án công trình trọng điểm có vướng mắc phức tạp với diện tích
488,28 ha gồm 551 hộ gia đình, cá nhân và 15 tổ chức.
Hoạt động đo đạc bản đồ có nhiều tiến bộ cả về phương tiện kỹ thuật và
chất lượng, Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường đã chủ động cải tiến công
nghệ trang bị thêm máy móc hiện đại để đảm đương những công trình trọng
điểm. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các quận, huyện đều được Sở phê
duyệt đề án làm căn cứ pháp lý để hoạt động đo vẽ, lập trích lục, trích sao hồ sơ
địa chính đáp ứng yêu cầu giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và bồi thường giải phóng mặt bằng.
Công tác xây dựng giá đất là nhiệm vụ mới nhưng ngành chưa có cán bộ
và kinh nghiệm, được sự hỗ trợ tích cực của ngành Tài chính với sự nỗ lực của
các thành viên trong tổ công tác liên ngành Tài chính – Tài nguyên và Môi
trường, sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, đăch biệt là sự chủ động trong
khảo sát, đề xuất của các quận, huyện và nghiên cứu tham khảo mức giá đất của
các tỉnh, thành phố liền kề và có cùng vị thế đã xây dựng bảng giá đất năm 2009
đảm bảo tiến độ báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố
tại kỳ họp thứ 14 để ra nghị quyết thông qua ngày 10/12/2008.
* Bồi thường giải phóng mặt bằng
Trong năm 2008, tại 14 quận, huyện (trừ Bạch Long Vỹ) đã thực hiện bồi
thường 212 dự án với diện tích 2091,69 ha; 17.049 hộ có đất bị thu hồi, trong đó
có 4.740 hộ có đất thổ cư; 881 hộ phải bố trí tái định cư; tổng số tiền bồi
thường, hỗ trợ: 4.040 triệu đồng, 7.389 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn 1.535

hộ chưa nhận tiền bồi thường do nhiều nguyên nhân.
Công tác bồi thường giải phóng đang gặp nhiều thách thức lớn do tâm lý
chờ đợi giá đất thay đổi hàng năm; vấn đề chính sách giải quyết lao động và
việc làm, bố trí tái định cư và những vấn đề xã hội khác. Thực tiễn công tác giải
phóng mặt bằng trong năm qua đã chứng minh việc liên tục thể chế hoàn thiện
cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời với việc phân
cấp triệt để là hướng chỉ đạo đúng, hiệu quả. Thành phố chỉ tập trung việc hoạch
định chính sách, kiểm tra, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp
huyện và chủ đầu tư.
* Đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Việc đấu giá quyền sử dụng đất đã đưa chính sách đất đai vào cuộc sống,
việc đấu giá công khai, minh bạch là thể hiện công bằng xã hội, dân chủ, công
khai, từng bước làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản ở cả đô thị và nông
thôn đã chứng minh hiệu quả về kinh tế, lượng đất sử dụng hàng năm cho nhu
cầu ở tại khu vực nông thôn chỉ bằng 1/3 những năm trước đây nhưng số thu từ
sử dụng đất lại đạt từ 1,5 đến 2 lần hàng năm tại các huyện. Việc đấu giá quyền
sử dụng đất ở vừa thực hiện đúng luật đất đai vừa chấm dứt tình trạng giao đất
trái thẩm quyền ở khu vực nông thôn từng diễn ra trong những năm trước đây.
* Quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
Năm 2008 cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho 07 dự án với tổng diện
tích 432,87 ha. Thành phố đã quyết định phê duyệt kết quả thăm dò đánh giá trữ
lượng khoáng sản cát làm vật liệu san lấp 03 dự án với tổng diện tích 204,58 ha,
trữ lượng 7.718.470 mét khối. Thành phố đã ký cấp giấy phép khai thác khoáng
sản: 07 doanh nghiệp, diện tích 31,79 ha, trữ lượng 2.694.131 mét khối. Cấp
giấy phép khai thác nước dưới đất và cấp giấy phép cho một số tổ chức.
* Quản lý và bảo vệ môi trường
Kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và hiện trạng gây
ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố, kiểm soát
hoạt động nhập khẩu phế liệu, báo cáo đánh giá môi trường…
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi
Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành 06 chương trình, đề án thành
phố giao trong năm 2008, đó là: Đề án thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường, đề
án thành lập Quỹ bảo vệ môi trường, đề án GPMB nhanh các dự án trọng điểm,
đề án tăng cường quản lý đất đai và phát triển thị trường bất động sản, giai đoạn
2 dự án hỗ trợ năng lực thiết bị công nghệ thông tin, sắp xếp địa điểm làm việc
các đơn vị sự nghiệp của Sở, quy hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng đến
năm 2020.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kịp thời tham mưu cho thành
phố một số giải pháp thực hiện để giải phóng mặt bằng, giao đất các dự án trọng
điểm: dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, khu công nghiệp Đình Vũ,
khu đô thị và sân golf Sông Giá, khu công nghiệp An Dương (Thâm Quyến)
đảm bảo yêu cầu tiến độ của thành phố và nhà đầu tư.
Không những vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chủ đề tiếp tục
CCHC và giải phóng mặt bằng hiệu qủa, nâng cao chất lượng cải cách thủ tục
hành chính, kịp thời sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, bồi thường GPMB, các khoản phí, lệ phí, giảm thời gian giải quyết,
đưa công tác CCHC vào nề nếp đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; thực hiện
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong quá
trình giải quyết thủ tục tại tất cả các phòng và văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất, trung tâm quan trắc môi trường của Sở.
Theo như thường lệ, Sở vẫn định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban với
phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm
vụ và hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc của địa phương, tổ chức toàn thể
cán bộ công chức học tập, nghiên cứu chính sách pháp luật, thông tin khoa học,
công nghệ và kỹ năng lãnh đạo quản lý, từng bước nâng cao nghiệp vụ và ý
thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong Sở, trong Ngành. Ngoài ra, Sở
còn định kỳ 3 tháng một lần tổ chức giao lưu trực tuyến với các doanh nghiệp
và công dân đúng yêu cầu của Bộ, đảm bảo chất lượng và nội dung trả lời, kịp
thời gian; đối thoại với các doanh nghiệp có vướng mắc, bị chậm thời gian trong

các lĩnh vực giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), hoạt
động khoáng sản, nhập khẩu phế liệu.
Đặc biệt, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng luôn nhận được sự
hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về chuyên môn nghiệp vụ và kịp
thời tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách để và kịp thời giải quyết
các nhu cầu bức thiết của tổ chức và công dân trên địa bàn thành phố trong các
lĩnh vực giao đất, hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình hoạt động Sở Tài nguyên và
Môi trường Hải Phòng cũng đã gặp phải không ít khó khăn, bất lợi, điển hình là:
- Nhiều việc giải quyết còn chậm, lúng túng trong việc đề xuất giải pháp tháo gỡ
khó khăn, chưa kịp thời báo cáo xin ý kiến cấp trên để giải quyết các việc tồn
đọng trong thời điểm nhạy cảm giữa chính sách cũ và chính sách mới nhất là về
chế độ giao đất và bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thành 2 đề án
(Đề án thực hành tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên đất, khoáng sản, nước gắn
liền với việc thanh tra, kiểm tra và thu hồi đất do vi phạm luật đất đai và Đề án
quy hoạch khoanh vùng cấm hoạt động khoáng sản gắn với quy hoạch hoạt
động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến 2010 – 2020) phải
chuyển sang năm 2009.
- Do chậm triển khai việc lập và trình duyệt quy hoạch khoanh vùng cấm hoạt
động khoáng sản nên không lập được quy hoạch hoạt động khoáng sản dẫn đến
việc phải tham vấn, xin ý kiến nhiều ngành, nhiều cấp kéo dài thời gian, nhất là
việc giới thiệu trùng nhiều nhà đầu tư vào cùng một địa điểm, gây phức tạp kéo
dài thời gian giải quyết công việc và bức xúc cho doanh nghiệp.
- Chưa kiểm soát được nguy cơ ô nhiễm môi trường nhất là kiểm tra việc chấp
hành luật bảo vệ môi trường(BVMT) sau khi báo cáo được hội đồng thẩm định
phê duyệt; tình hình ô nhiễm ngày càng gia tăng, việc nhập khẩu phế liệu làm
Bộ phận lái xeBộ phận tạp vụBộ phận y tếBộ phận bảo vệBộ phận văn thư
Bộ phận tổ chức cán bộ
nguyên vật liệu sản xuất không tuân thủ luật BVMT, không được làm sạch tại

nơi xuất khẩu, đang diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường các nguồn nước
sinh hoạt của thành phố chưa được ngăn chặn kịp thời, tình trạng rác thải sinh
hoạt, rác thải công nghiệp để bừa bãi tại nơi công cộng, dọc các trục đường giao
thông và khá phổ biến chưa được chính quyền địa phương và các ngành tập
trung xử lý.
- Chưa luân chuyển được các vị trí công tác theo nghị định 158/2007/NĐ-
CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ, Chỉ thị 13/CT-CT ngày 17/04/2008 của
Chủ tịch UBND thành phố và Quyết định 921/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ
TN&MT. Sự kêu ca, phàn nàn của các tổ chức, doanh nghiệp tuy có giảm dần
trong mấy năm qua nhưng chưa chấm dứt.
2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG TẠI SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẢI PHÒNG
2.2.1. Cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức – Hành chính (TC – HC)
 Sơ đồ cơ cấu
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Trưởng phòng
Phó trưởng phòng

×