Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu thực tế mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.59 KB, 12 trang )

Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG THU HOẠCH TỪ...............................................................................3
CHUYẾN ĐI THỰC TẾ...........................................................................................................3
1. Tổng quan về điều kiện tự nhên của Lâm Đồng..................................................................3
1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................................3
2 Tìm hiểu mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao....................................................5
2.1 Những hạn chế, khó khăn của sản xuất nông nghiệp úng dụng công nghệ cao.................6
3 Thực trạng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng...................................7
3.1 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.............................................................................8
3.2 Giải pháp khắc phục hạn chế.............................................................................................9
4 Giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Đăk Nông.......9
PHẦN 3: KẾT LUẬN.............................................................................................................11

Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

1


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Thực hiện chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị, trong quá
trình học tập tại trường chính trị mỗi học viên khi tham gia học tập sẽ được tiếp
thu được những kiến thức lý luận khoa học, quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước, kiến thức lịch sử và cách mạng của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kỹ năng lãnh đạo quản lý, các nghiệp vụ khác…,
là hệ thống tri thức đã được tổng kết từ kinh nghiệm thực tế trong từng ngành,
từng lĩnh vực và được thể hiện trong nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng


cho cán bộ cấp cơ sở v.v..., những kiến thức mà học viên tiếp thu được là
những lý luận khoa học. Có lý luận, nếu mỗi học viên trong quá trình học tập
được tham gia nghiên cứu, được tiếp xúc trực tiếp với những vấn đề thực tế
diễn ra ở cơ sở, sẽ giúp học viên hoàn thiện tri thức của bản thân. Vì vậy
nghiên cứu thực tế là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu trong quá
trình giáo dục của nhà trường. Xuất phát từ nhu cầu đó, sau khi đã hoàn thành
các học phần lý luận theo quy định. Trường chính trị tỉnh Đăk Nông đã tổ chức
chuyến đi thực tế đến Thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Nha
Trang – Tỉnh Khanha Hòa cho lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
khoá 51 từ ngày 03 tháng 4 đến ngày 07 tháng 4 năm 2018. Với mục tiêu giúp
các học viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế về tất cả các mặt công tác ở địa
phương, mà cụ thể là nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
mỗi học viên, kinh nghiệm để phục vụ công tác của bản thân tại địa phương,
đơn vị của mình. Thời gian đi thực tế tuy không dài nhưng đã mang lại thật
nhiều điều bổ ích về những ấn tượng khó phai, về những kết quả mà thành phố
Đà Lạt và Thành phố Nha Trang đã và đang làm được: đó là sự phát triển kinh
tế - xã hội dựa trên những mô hình phát triển du lịch, thương mại - dịch vụ; mô
hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,… đến sự thân thiện từ môi trường
sống lẫn con người ở nơi đây. Là một giáo viên dạy nghề làm công tác truyền
đạt kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trên địa bàn
tỉnh Đăk Nông , trong chuyến đi nghiên cứu thục tế này tôi thực sự tâm đắc với
Mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Đà
Lạt - Lâm đồng. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế rất cao và nhất là nó có
thể áp dụng hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó tỉnh Đăk
Nông người ta thường ví như Đà lạt thứ hai. Bằng vốn kiến thức về lý luận đã
được học tập tại trường, cùng với kiến thức tiếp thu được trong đợt nghiên cứu
lần này tôi hi vọng có thể đóng góp những ý kiến, đề xuất có chất lượng để phát
triển Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Đăk Nông, nhằm


Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

2


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

góp phần cải hiện đời sống – kinh tế cho người dân và phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Đăk Nông.
PHẦN 2: NỘI DUNG THU HOẠCH TỪ
CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
1 Tổng quan về điều kiện tự nhên của Lâm Đồng
1.1 Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên
9.783,34 km2; Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai; Phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận
Phía bắc giáp tỉnh ĐắK Nông
 Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp,
chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lung nhỏ
bằng phẳng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá
rõ ràng từ bắc xuống nam.
+ Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh
cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).
+ Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
+ Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và
bán bình nguyên.
 Thổ nhưỡng
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao
gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: Nhóm đất phù sa (fluvisols);Nhóm đất glây

(gleysols); Nhóm đất mới biến đổi (cambisols); Nhóm đất đen (luvisols); Nhóm
đất đỏ bazan (ferralsols); Nhóm đất xám (acrisols); Nhóm đất mùn alit trên núi
cao (alisols); Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols) Đất có độ dốc dưới 250
chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm
Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp. Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn
lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).
 Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt
giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm
của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường
ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.. Lượng mưa trung bình 1.750 –
3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng
Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

3


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ
dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt
Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và
nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
 Thủy văn
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất
phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ
chứa nước, 92 đập dâng. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết

các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng
nguồn.
- Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Trong đó 3 sông chính
ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng); sông La Ngà và sông Đa Nhim
 Dân tộc, dân cư
Dân số toàn tỉnh là trên 1.289.326 người với 43 dân tộc cùng sinh sốngtrên
địa bàn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 24,1% (riêng dân tộc thiểu số gốc Tây
Nguyên chiếm khoảng 17%).
1.2. Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng
 Về du lịch - dịch vụ:
Thu hút khách du lịch năm 2016 là 5,4 triệu lượt khách (trong đó, khách lưu
trú đạt 3,6 triệu lượt; khách quốc tế đạt khoảng 275.000 lượt) bằng 100% KH,
tăng 5,9%; Có 1041 cơ sở lưu trú/16.613 phòng (348 KS có sao/9.360 phòng);
48 đơn vị lữ hành; Doanh thu xã hội từ du lịch khoảng 7380 tỷ ,có 33 khu điểm
du lịch, 60 điểm tham quan miễn phí
 Về nông nghiệp
Sản sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, tổng diện tích gieo trồng và sản
lượng nông sản tăng so với cùng kỳ. triển khai thực hiện tốt chương trình tái
định cư cây cà phê: đến nay tổng diện tích đã thực hiện đạt trên 35 ngàn ha;
năng suất cà phê trung bình toàn tỉnh đạt 29,6 tạ/ha tăng 4,7 % so với cùng kỳ.
Chương trình nông nghiệp công nghiệp cao tiếp tục phát triển, diện tích, năng
suất, chất lượng được tăng lên đáng kể. nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công
nghệ cao được nhân rộng. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao Đạt 49,089 hécta, tăng 6.005 ha so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở
diện tích rau, hoa; năng suất cây trồng ứng dụng công nghệ cao tăng từ 30%
đến 50% so với bình quân chung, chất lượng nông sản được nâng lên, lợi nhuận
đạt trên 40 % doanh thu.
 Về công nghiệp:
Ngành Công nghiệp Lâm Đồng phát triển bởi, công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản, phân bón và sản xuất phân phối điện, khí đốt. Để phát triển công

Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

4


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

nghiệp hiện đại tỉnh Lâm đồng tập trung kêu gọi đầu tư vào 3 khu công nghiệp
gồm: khu công nghiệp Lộc Sơn 183 ha, khu công nghiệp Phú hội 109ha, khu
Công nghiệp Nông nghiệp Tân Phú 323 ha và 6 cụm công nghiệp với quy mô
238 ha.
 Văn hóa lễ hội:
Đà lạt được Chính phủ công nhận thành phố Festival hoa và được tổ chức
hai năm một lần, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các lễ hội như lễ hội chè và
lễ hội văn hóa các dân tộc.
 Giáo dục và đào tạo
Lâm Đồng có 2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp
chuyên nghiệp và trên 50 cơ sở đào tạo nghề, 3 viện nghiên cứu hóa học: viện
nghiên cứu sinh học, viện Pasteur và viện nghiên cứu hạt nhân.
2 Tìm hiểu mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Mô hình nông nghiệp úng dụng công nghệ cao Theo Vụ Khoa học Công
nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất,
bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản
xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ
sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,
đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ
sở canh tác hữu cơ”. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp
thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế

thấp với việc áp dụng những thành tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông
nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả vả chất
lượng cao. Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm
cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất
lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường.
- Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất
cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Không những vậy
việc ứng dụng khoa học công nghệ cao còn giúp nhà sản xuất tiết kiệm các chi
phí như nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và do đó góp phần bảo vệ môi
trường. Chính những lợi ích như vậy mà sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp thế kỷ XXI.
- Nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất,
giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
Việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản
xuất nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra
Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

5


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu
giúp nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình. Do không phụ thuộc
mùa vụ và thời tiết nên có thể cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có
giá bán cao hơn và do đó đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Không
những vậy, hiệu ứng nhà kính với các môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh
được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển nhiên là năng xuất cây trồng vật nuôi
trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiều lên thì tất yếu thị trường
được mở rộng hơn.

- Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao giúp giảm giá thành sản phẩm, đa
dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Khi áp dụng công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên
đất, nước do tính ưu việt của các công nghệ này như công nghệ sinh học, công
nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Với việc
tiết kiệm chi phí và tăng năng xuất cây trồng vật nuôi, quá trình sản xuất rễ
rằng đạt được hiệu quả theo quy mô và do đó tạo ra nền sản xuất lớn với lượng
sản phẩm đủ để cung cấp cho quá trình chế biến công nghiệp. Ví dụ về trồng
rau công nghệ cao trong nhà lưới đã cho thấy doanh thu đạt 120 – 150 triệu
đồng/ha, gấp 3 – 4 lần canh tác theo lối truyền thống.
2.1 Những hạn chế, khó khăn của sản xuất nông nghiệp úng dụng công
nghệ cao.
- Khó khăn về nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng, bởi
lẽ, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trước tiên phải có vốn đầu tư lớn
cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng,
vật nuôi, đào tạo người lao động, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm… Ví dụ: ước
tính, ngoài chi phí vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, giống, đào tạo
người lao động,… để xây dựng được một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo
mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cần khoảng 140 tỷ đồng - 150 tỷ đồng
(gấp 4 lần - 5 lần so với trang trại chăn nuôi truyền thống); 1 ha nhà kính hoàn
chỉnh với hệ thống tưới nước, bón phân có kiểm soát tự động theo công nghệ
của Ixra-xen cần ít nhất từ 10 tỷ đồng - 15 tỷ đồng.
- Khó khăn về nguồn nhân lực. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao,
đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế ở nước ta, nguồn nhân
lực chất lượng cao am hiểu về khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp còn thiếu
và yếu. Chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập
so với yêu cầu phát triển và hội nhập.
- Khó khăn về tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng: Để sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, cần phải có đất đai với quy mô lớn, ở vị trí thuận lợi
cho sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

6


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

- Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao sẽ tạo ra một số lượng nông sản lớn, nếu không tính toán kỹ về thị
trường sản phẩm làm ra sẽ không tiêu thụ hoặc khó tiêu thụ được. Hiện nay ở
nước ta, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn hẹp, không ổn định,
khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất một số sản phẩm còn thấp,
chưa tương xứng với mức độ đầu tư.
3 Thực trạng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng.
Lâm Đồng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh
tế cao. Cách đây 12 năm, Tỉnh ủy Lâm Đồng xác định nông nghiệp công nghệ
cao là một khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó có nhiều giải pháp
thúc đẩy công nghệ cao trong sản xuất. Giờ đây, vùng đất nam Tây Nguyên này
đã trở thành “hình mẫu” trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả
nước… Từ năm 2004 đến nay, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành nhiều nghị quyết
chuyên đề, đưa ra các giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh về nền nông
nghiệp địa phương. Kết quả trong thời gian qua, khẳng định phát triển nông
nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là chủ trương đúng đắn về lý luận và thực
tiễn. Giai đoạn khởi đầu 2004-2010, tỉnh Lâm Đồng bắt đầu xây dựng quy
hoạch vùng, các dự án NNCNC để kêu gọi đầu tư, xây dựng mô hình điểm về
chăn nuôi, trồng trọt. Việc triển khai chương trình NNCNC có tác động mạnh
mẽ đến các cấp, các ngành và được nhân dân hưởng ứng. Tổng diện tích ứng
dụng NNCNC năm 2010 là 6.407 ha, giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đạt 76
triệu đồng, tăng 3,8 lần so với năm 2004, cao gấp nhiều lần bình quân cả nước.

Có 61 đơn vị, cá nhân sản xuất rau, hoa được chứng nhận GlobalGAP,
VietGAP; tổng diện tích chè ứng dụng công nghệ cao là hơn 536 ha, 20 đơn vị,
cá nhân được cấp chứng nhận VietGAP; xuất hiện nhiều trang trại sản xuất
nông, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao… Tổng vốn
đầu tư NNCNC đạt hơn 2.600 tỷ đồng. Trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm của
giai đoạn đầu, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Nghị quyết 05 về “Đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2011-2015”, theo đó, mở
rộng một số cây trồng, vật nuôi như chè, cà-phê, cá nước lạnh, cây lúa và cây
đặc sản. Tỉnh tập trung nhân rộng các mô hình hiệu quả, xây dựng các mô hình
mới phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi. Nhiều mô hình sản xuất rau cao
cấp đạt đến 500 triệu đồng/ha/năm, cá biệt rau thủy canh đạt từ 8 đến 9 tỷ đồng;
hoa đạt đến 1,2 tỷ đồng, chè chất lượng cao đạt 250 triệu đồng và cà-phê đạt
240 triệu đồng/ha/năm.
Để có thành tựu như hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư nghiên cứu, xây
dựng mô hình, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới. Những công
Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

7


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

nghệ phổ biến trong sản xuất rau, hoa hiện nay đã và đang được áp dụng gồm:
công nghệ sinh học trong nhân giống (nuôi cấy mô thực vật in vitro, công nghệ
ghép cây rau); công nghệ nhà lưới; công nghệ tưới nhỏ giọt có hệ thống điều áp
và cung cấp phân bón; công nghệ chiếu sáng bổ sung điều khiển quang chu kỳ
thông qua sử dụng hệ thống đèn compact, đèn led tự động bật tắt trong canh tác
cây trồng,... Cùng với đó là các công nghệ sau thu hoạch với việc ứng dụng
công nghệ sấy lạnh, sấy nhiệt, công nghệ tạo màng trong bảo quản nông sản,
ứng dụng chế phẩm giữ cho hoa tươi lâu, sử dụng các loại máy tự động hoặc

bán tự động trong thu hoạch sản phẩm. Qua đó, giúp nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Với việc áp dụng thành công các ứng dụng kỹ thuật cao đã đưa nền nông
nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển vượt bậc, đồng thời đưa sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh trở thành “điểm sáng” về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Những kết quả trên ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong định hướng về
phát triển nông nghiệp công nghệ cao một cách bền vững của tỉnh Lâm Đồng./.
3.1 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Việc thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Lâm Đồng “Về phát triển nông
nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại, giai đoạn 2016-2020; định hướng đến
năm 2025” ở một số địa phương chưa tốt, chưa bền vững.
- Do mặt bằng kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều và chưa cao nên đã
ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.
- Chưa có đội ngũ cán bộ là công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ cao
để hướng dẫn cho nông dân.
- Sự phát triển các nông sản như rau, hoa quả cao cấp theo hướng công
nghệ cao chưa có quy hoạch vùng chiến lược phát triển lâu dài có tính chất vỹ
mô, hầu hết đều chay theo lợi nhuận ban đầu
- Chưa có thị trường rộng, giá bán chưa được ổn định và giá đầu vào còn
cao. Sản phẩm NNCNC sach và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được phân biệt
rõ với hàng có chất lượng chưa cao.
- Một số đơn vị nhập nội hoàn toàn công nghệ của Israel về nhà kính không
lường trước được ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết đã ảnh hưởng
không tốt đến năng suất, chất lượng cây trồng do tác động hiệu ứng nhà kính
làm tăng nhiệt độ .
- Chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm làm ra từ công nghệ cao dẫn
đến giá bán ra các loại sản phẩm trên chưa chênh lệch nhiều sản phẩm công
nghệ cao có chi phí sản xuất cao hơn nên nguy cơ bị thua lỗ, khó cạnh tranh với
sản phẩm cùng loại canh tác trong điều kiện thông thường.


Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

8


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

- Ở một số mô hình trang thiết bị vật liệu, chế phẩm dinh dưỡng và giống
có năng suất cao phù hợp, có giá trị kinh tế cao thích ứng với điều kiện sản xuất
đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể là các màng che phủ khổ lớn khoảng
vài trăm mét chiều dài, chiều rộng, giống hoa , cà chua, dưa chuột,…dung dịch
dinh dưỡng Growtek, hệ thống cảm ững nhiệt độ và ẩm độ trong nhà kính đều
được nhập nội và phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, hiện nay Việt Nam
chưa tạo ra được.
3.2 Giải pháp khắc phục hạn chế.
- Lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt nghị quyết số 05 – NQ/TU của tỉnh ủy về
phát triển nông nghiệp toàn diện, bên vững và hiện đại giai đoạn 2016 – 2020
và định hướng đến 2025.
- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, xác định nông dân là chủ thể
và là lực lượng quan trọng có tính chất quyết định đến việc thực hiện chủ
trương tái cơ cấu nông nghiệp, có kế hoạch đào tạo hợp lý, tạo điều kiện cho
nông dân, đặc biệt là “nông dân thế hệ mới” phát triển sản xuất.
- Nhân rộng quy trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho
nông dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản. chuyển
mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang sản xuất theo bộ gia đình liên
kết trong hợp tác xã kiểu mới và các mô hình kinh tế hợp tác khác.
4 Giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở
tỉnh Đăk Nông
Căn cứ đặc điểm tự nhiên - xã hội, những điều kiện thuận lợi của tỉnh Đăk
Nông; cùng với những kiến thức có được thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu

mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng, để ứng dụng
một cách có hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Đawk Nông, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp Trong xây dựng kế hoạch cần lựa chọn, xác
định để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện, tình hình
thực tế của tỉnh; Ưu tiên các nhiệm vụ gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử
dụng tiết kiệm nước nhằm thích ứng với tình hình hạn hán đang diễn ra ngày
càng nghiêm trọng và các nhiệm vụ phục vụ cho việc hình thành vùng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch của tỉnh.
Thứ hai: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và lồng ghép chương trình
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh với các nhiệm vụ phát
triển của ngành, địa phương
Thứ ba: Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý trong việc kiểm soát quy
Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

9


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

chuẩn chất lượng các sản phẩm nông nghiệp được minh bạch, tin cậy và
khuyến khích đầu tư, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch với
đặc thù giá thành cao; xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận, vi phạm pháp
luật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cần phải quan tâm việc dự báo để
cung cấp thong tin thường xuyên về cung, cầu, giá cả thị trường, giúp người
nông dân đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm...
Thứ tư: cần phải có đột phá trong cơ chế đầu tư tín dụng phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, nhất là tín dụng cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản sạch.
- Ưu tiên tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
đã
được Trung ương phân bổ cho tỉnh để triển khai các dự án đầu tư trang thiết bị
phân tích kiểm nghiệm, thiết bị công nghệ thông tin của Trung tâm thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Đăk Nông;
- Tranh thủ đa dạng hóa các nguồn vốn để đầu tư mới và nâng cấp hiện
đại hóa các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các trung tâm, đơn vị trực
thuộc của ngành nông nghiệp.
Thứ năm: Đầu tư, phát triển tiềm lực và năng lực ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp:
- Có chính sách ưu đãi (về đất đai, chính sách hỗ trợ khác…) nhằm thu
hút, mời gọi các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước thành lập
các chi nhánh, các tổ chức nghiên cứu, thực nghiệm về công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp tại tỉnh; Tuyển chọn, xác định doanh nghiệp nông nghiệp có
tiềm năng tại tỉnh để tập trung hỗ trợ toàn diện về khoa học và công nghệ, như:
đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ, Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa
học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để ươm tạo, thành lập tại tỉnh những
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ công nhân kỹ thuật
cán bộ có trình độ đại học và sau đại học về các chuyên ngành có liên quan đến
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Áp dụng quy trình sản xuất theo
tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao và cán bộ chỉ đạo trực tiếp sản xuất trên địa bàn các xã, huyện của
tỉnh; Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác có vùng
nông nghiệp công nghệ cao về kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, sơ chế và kinh
doanh sản phẩm; kinh nghiệm quản lý, giám sát sản xuất, kiểm tra chất lượng
sản phẩm và cấp chứng nhận sản phẩm an toàn.

Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51


10


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Thời gian nghiên cứu 4 ngày trên hai tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Khánh Hòa
là khoảng thời gian không nhiều để có thể hiểu rõ về một miền đất Nam Tây
Nguyên trù phú, năng động và phát triển; về một thành phố đầy mộng mơ hay
những con người thân thiện, dễ mễn nhất là đến với những nét văn hóa của
những buôn làng trên địa bàn tỉnh. Nhưng 4 ngày của lần đi thực tế lại đủ cho
bản thân tôi nhận thấy những kiến thức được học trên ghế nhà trường đều sát
với thực tế. Qua đợt đi thực tế với chủ đề rõ ràng và mục tiêu cụ thể đã làm rõ
hơn cho bản thân, giữa lý luận và thực tiễn và khơi dậy cho bản thân những
nhận định và ý tưởng sáng trong công việc như việc.
Bản than vô cùng biết ơn các thầy, cô ở Trường Chính trị tỉnh Đăk Nông
đã quan tâm, truyền đạt kiến thức, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để cho
tôi được tham gia và hoàn thành khóa học cũng như có được một chuyến đi
nghiên cứu thực tế đầy ý nghĩa này.
Sau thời gian hơn 06 tháng học tập và qua chuyến đi thực tế này, bản
thân thật sự cảm thấy mình đã học hỏi được rất nhiều, ngày càng trưởng thành
hơn trong suy nghĩ và hành động,... Chuyến đi nghiên cứu thực tế cũng đã trang
bị cho bản thân nhiều điều bổ ích về công tác tổ chức, công tác quản lý, về các
mô hình phát triển kinh tế của thành phố Đà lạt và thành phố Nha Trang đã cho
bản thân tôi được trãi nghiệm với thực tiễn nhiều hơn. Từ những trải nghiệm đó
và những hiểu biết về lý luận được học tại trường tôi hi vọng rằng những giải
pháp, đề xuất phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
của tôi thực sự có giá trị, có chất lượng có thể áp dụng vào thực tiễn cơ sở
nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông.

Trên đây là báo cáo kết quả chuyến đi nghiên cứu thực tế tại thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo ở trường Chính trị
tỉnh Đăk Nông, các thầy cô tham gia giảng dạy đã giúp cho tôi hoàn thành
chương trình khóa học này./.
Đăk Nông, ngày tháng năm 2018
Người viết báo cáo

Nguyên Văn Đức

Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

11


Báo cáo nghiên cứu thực tế: mô hình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng

Người báo cáo: Nguyễn Văn Đức – Lớp TC LLCT HC K51

12



×