Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.39 KB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG
5.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC CHỈ SỐ
TÀI CHÍNH
5.1.1. Đánh giá khả năng sinh lời
BẢNG 13: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
LN sau thuế (1) Triệu đồng 2.837,5 3.961,3 3.896,9
DT thuần (2) Triệu đồng 156.654,8 353.997,4 768.418
Vốn chủ sở hữu bình quân (3) Triệu đồng 11.387,9 13.143,9 24.236,6
Tổng tài sản bình quân (4)
Triệu đồng 63.443,2 108.428,2 229.253,2
Tỷ suất lợi nhuần ròng trên doanh thu
(ROS) (1)/(2)
% 1,81 1,12 0,51
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên chủ sở hữu
(ROE) (1)/(3)
% 24,92 30,14 16,08
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
(ROA) (1/)(4)
% 4,47 3,65 1,70
( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
5.1.1.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty giảm dần. .
Nếu năm 2008, ROS là 1,81%, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,0181 đồng lợi
nhuận ròng. Sang năm 2009, 2010, ROS giảm chỉ còn 1,12% và 0,51%. Nguyên nhân
ROS giảm trong năm 2009 là do doanh thu thuần tăng mạnh đến 126% nhưng các chi
phí của công ty cũng tăng cao so với năm 2008, như giá vốn hàng bán tăng đến
127.21%, chi phí bán hàng tăng 286.8%, chi phí quản lý tăng 39.67%... đã làm cho lợi


nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 39,6%, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
giảm. Năm 2010, do tình hình giá cả đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nên giá vốn hàng
bán và các chi phí khác tăng chậm lại, tuy nhiên vẩn cao hơn mức tăng của doanh thu
thuần, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh hơn so với năm 2009, đưa
ROS xuống còn 0,51%. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi
phí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của công ty trở nên cao hơn, tăng
hiệu quả sản xuất.
5.1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty khá cao, đạt
mức 24,92% tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,2492 đồng lợi nhuận sau thuế.
Sang năm 2009, ROE tăng so với năm 2008, lên 30,14%. Do trong năm 2009, do lợi
nhuận công ty tăng 39,6% so với năm 2008 trong khi vốn chủ sở hửu chỉ tăng 15%, vì
vậy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng. Sang năm 2010, ROE giảm xuống rất
mạnh chỉ còn 16,08%, do lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 1,6% so với năm 2009 trong
khi đó vốn chủ sở hữu bình quân tăng mạnh tăng tới 84,4%. Do hoạt động mở rộng quy
mô sản xuất nên công ty đã vay vốn nhiều từ các ngân hàng và chịu chi phí lãi vay cao
nên dẫn đến lợi nhuận giảm xuống. Trong thời gian tới hoạt động mở rộng sản xuất đi
vào ổn định thì lợi nhuận sau thuế của công sẽ tăng lên đáng kể.
5.1.1.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản giảm dần. Năm 2008,
ROA là 4,47%, tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,047 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2009,
ROA giảm còn 3,65% và tiếp tục giảm xuống 1,7% vào năm 2010. Nguyên nhân là do
tổng tài sản bình quân của công ty trong năm 2009, 2010 tăng cao (năm 2009 tăng 71%,
năm 2010 tăng 111,4%) nhưng lợi nhuận sau thuế tăng thấp hơn (năm 2008 tăng 39,6%,
năm 2009 giảm 1,6% 22%), khiến cho ROA giảm mạnh liên tục trong 2 năm. Tổng tài
sản của công ty tăng cao là do công ty đã tiến hành mua nhiều tài sản cố định phục vụ
cho hoạt động sản xuất của các nhà máy mới xây dựng. Trong giai đoạn đầu mới khai
thác và đưa vào sử dụng, tài sản của công ty chưa phát huy hết hiệu quả sản xuất, nên
lợi nhuận thu được còn thấp. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các
nhà máy, tăng nguồn doanh thu và lợi nhuận.

5.1.2. Đánh giá kết quả kinh doanh:
BẢNG 14: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
LN thuần từ HĐKD (1) Triệu đồng 1.238,9 4.567,5 3.008,9
LN sau thuế TNDN (2) Triệu đồng 2.837,5 3.961,3 3.896,9
LN trước thuế TNDN (3) Triệu đồng 3.152,7 4.401,5 4.329,9
Doanh thu thuần (4) Triệu đồng 156.654,8 353.997,4 768.418
Tỷ suất LN thuần từ
HĐKD/ DT thuần (1)/(4)
% 0,79 1,29 0,39
Tỷ suất LN trước thuế/
DT thuần (3)/(4)
% 2,01 1,24 0,56
Tỷ suất LN sau thuế
TNDN/ DT thuần (2)/(4)
% 1,81 1,12 0,51
( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính )
5.1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD có sự biến động tăng,
giảm qua từng năm. Năm 2009, tỷ suất này là 1,29%, tăng 63,3% so với năm 2008. Tỷ
suất này tăng lên chứng tỏ hiệu quả hoạt động từ hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
tốt. Điều này cho thấy dấu hiệu tốt từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến
năm 2010, thì tỷ suất này lại giảm xuống đáng kể giảm còn 0,39% tức giảm 69,8% so
với năm 2009.
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD hoạt động tốt vào năm 2009, nhưng đến năm
2010 thì tỷ suất này chưa đạt được hiệu quả tốt. Công ty cần có những biện pháp đánh
giá toàn diện từ hoạt động kinh doanh để có thể đề ra những giải pháp làm tăng tăng tỷ
suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần góp phần làm tăng lợi nhuận chung

của công ty.
5.1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần của công ty liên tục
giảm xuống qua 3 năm. Năm 2008, tỷ suất này là 2,01%, đến năm 2009 giảm xuống
còn 1,24% và năm 2010 lại tiếp tục giảm đáng kể chỉ còn 0,56%. Tốc độ tăng của
doanh thu thuần khá nhanh nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế TNDn lại chậm
hơn rất nhiều dẫn đến tỷ suất này giảm liên tục qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế TNDN trên doanh thu thuần giảm mạnh, do đó công ty cần chú trọng nhiều trong
việc quản lý chi phí hơn nữa.
5.1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu thuần
Cũng gióng như tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu thuần, tỷ suất
lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu thuần qua 3 năm cũng có xu hướng giảm
xuống rõ rệt. Năm 2008, tỷ suất này là 1,81% thì sang năm 2009 giảm còn 1,12% và
đến năm 2010 thi tiếp tục giảm còn 0,51%. Mặc dù, doanh thu thuần tăng qua các năm
nhưng mức lợi nhuận sau thuế lại tăng chậm hơn nhiều so với doanh thu thuần do đó
làm tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu giảm xuống liên tục qua các năm.
Tỷ suất này cũng giảm cho thấy mức lợi nhuận sau thuế TNDN không chịu ảnh hưởng
nhiều của chi phí thuế TNDN mà phụ thuộc vào các yếu tố hoạt động sản xuất kinh
doanh và kiểm soát chi phí của công ty. Do đó công cần chú ý nhiều hơn nữa các hoạt
động trên để làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
5.1.3. Đánh giá mức độ sử dụng chi phí
BẢNG 15: CÁC CHỈ SỐ VỀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CHI PHÍ
GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 147.954,1 336.159,4 745.187
Chi phí QLDN Triệu đồng 1.927 2.691,4 2.445,9
Chi phí QLDN Triệu đồng 4.549,4 3.761,1 12.460,3
Doanh thu thuần Triệu đồng 156.654,8 353.997,4 768.418
Tỷ suất giá vốn hàng

bán/ DT thuần
% 94,45 94,96 96,98
Tỷ suất chi phí
QLDN/ DT thuần
% 1,23 0,76 0,32
Tỷ suất chi phí tài
chính/ DT thuần
% 2,90 1,06 1,62
( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính )
5.1.3.1. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Qua bàng trên ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần khá cao và
liên tục tăng qua các năm. Năm 2008, tỷ suất này là 94,45% thì sang năm 2009 tăng lên
là 94,96% và đến năm 2010 lại tăng lên là 96,98%. Tỷ suất này tăng lên cho thấy tốc độ
tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Đây cũng
là nguyên nhân làm cho các chỉ số đánh giá kết quả kinh doanh liên tục giảm qua các
năm. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu nên việc liên tục
tăng giá vốn hàng bán qua các năm làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức tăng lợi nhuận
cua công ty. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát tăng cao và công ty phải chịu sức ép
cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đễn giá vốn hàng bán liên tục tăng mạnh qua các
năm. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng quản lý tốt loại chi phí này sẽ góp phần
làm tăng mức lợi nhuận chung của công ty đáng kể.
5.1.3.2. Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần
Khác với tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, tỷ suất chi phí QLDN
trên doanh thu thuần liên tục giảm qua các năm. Điều này cho thấy dấu hiệu khả quan
hơn, công ty quản lý loại chi phí QLDN rất tốt và làm cho loại chi phí này tăng chậm
hơn nhiều so với mưc tăng của doanh thu thuần dẫn đến tỷ suất chi phí QLDN trên
doanh thu thuần liên tục giảm qua các năm. Năm 2008, tỷ suất mày là 1,23% sang năm
2009 tỷ suất này giảm xuống còn 0,76% và năm 2010 tiếp tục giảm chỉ còn 0,32%. Tỷ
suất giảm qua các năm cho thấy công ty quản lý chi phí QLDN rất tốt và cấn tiếp tục
phát huy trong những năm tới để góp phần gia tăng lợi nhuận chung của công ty.

5.1.3.3. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần có sự biến động qua các năm. Năm
2008, tỷ suất này là 2,9% đến năm 2009 giảm xuống còn 1,06% và qua năm 2010 thì
tăng lên là 1,62%. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần ở năm 2009 rất tốt
giảm xuống rất nhiều so với năm 2008. Năm 2010, do phải mở rộng sản xuất kinh
doanh nên công ty đã vay từ ngân hàng dẫn đến tỷ suất chi phí tài chính trên doan thuần
tăng lên. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần tuy có sự biến động nhưng sự
biến động này không lớn và cũng có hiệu quả tốt.

×