Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Nghiên cứu thành phần loài sán lá đơn chủ (monogenea) ở một số loài cá biển tại hệ sinh thái rừng ngập mặn tiên yên, tỉnh quảng ninh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 75 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN
SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN THỊ HOÀNG HÀ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI SÁN LÁ ĐƠN CHỦ
(MONOGENEA) Ở MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN TẠI HỆ SINH THÁI
RỪNG NGẬP MẶN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành : Động vật học (Ký sinh trùng)
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Hà

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do bản thân tôi thực hiện. Các trích
dẫn trong luận văn theo các nguồn công bố đầy đủ. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Nếu sai sự thật tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả

Nguyễn Thị Hoàng Hà


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo hướng


dẫn tôi là TS. Nguyễn Văn Hà, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn trong thời
gian sớm nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sinh thái- tài nguyên sinh vật
và Ban giám hiệu Trường Đại học Thái Nguyên nhiệt tình giúp đỡ cả về tinh
thần và vật chất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô giáo, các Cán bộ của hai Phòng
Đào tạo thuộc Viện Sinh thái – tài nguyên sinh vật và Trường Đại học Thái
Nguyên đã tận tình cung cấp tri thức khoa học, phương pháp nghiên cứu để
tôi hoàn thành khóa học và công trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cán bộ nghiên cứu khoa học của Phòng
Ký sinh trùng và một số phòng ban khác trong Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật đã luôn chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành
cùng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Nguyễn Thị Hoàng Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................
2. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................
1.1. Tình hình nghiên cứu sán lá đơn chủ ở các nước lân cận: .........................
1.2 Tình hình nghiên cứu sán lá đơn chủ trong nước .......................................
1.3. Đặc điểm khu vực rừng ngập mặn Tiên Yên, Quảng Ninh .......................
1.3.1.Điều kiện tự nhiên [7] ........................................................................
1.3.2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Yên – Quảng Ninh [7] .................

1.3.3.Đặc điểm chung của sán lá đơn chủ (Monogenea) Van Beneden,
1858 Bychowsky,1937 .................................................................................
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........
2. 1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................
2. 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ..........................................................
2. 3. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................
2.4. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất: ..................................................................
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................
3.1. Hệ thống phân loại các loài sán lá đơn chủ ..............................................
3.2. Mô tả các loài sán lá đơn chủ ...................................................................
1.

Haliotrema macasarensis (Yamag

1971.........................................................................................................
2.

Haliotrema platycephali Yin & Sp

3.

Euryhaliotrema johni (Tripathi, 19

4.

Metahaliotrema kulkarnii Venkata

5.

Metahaliotrema mizellei Venkatan


6.

Metahaliotrema scatophagi Yamag

7.

Metahaliotrema similis Kritsky, N


8.

Metahaliotrema ypsilocleithrum Kritsky, Nguyen, Ha & Heckmann,

2014.........................................................................................................
9. Ligophorus hamulosus Pan et Zhang, 1999 ........................................
10.

Ligophorus huitrempeFer

11.

Ligophorus imitans Euze

12.

Ligophorus leporinus (Zh

13.


Ligophorus sp.1 .............

14.

Ligophorussp.2 ...............

15.

Ligophorus sp.3 ..............

16.

Calydiscoides flexuosus (

17.

Diplectanum blairense G

18.

Murraytrema pricei Bych

3.3. Tình hình nhiễm các loài sán lá đơn chủ ở các loài cá nghiên cứu ...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
PHỤ LỤC .......................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Thành phần, số lượng vật chủ cá nghiên cứu................................13

Bảng 3.1. Tình hình nhiễm sán lá đơn chủ ở các loài cá biển nghiên cứu.....53
Bảng 3.2. Mức độ nhiễm các loài sán lá đơn chủ ở vật chủ...........................55


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Ảnh chụp các mẫu vật chủ trước khi tiến hành nghiên cứu..........14
Hình 2.2. Sơ đồ khu vực nghiên cứu..............................................................15
Hình 2. 3. Một điểm nghiên cứu ở rừng ngập mặn Tiên Yên, Quảng Ninh .. 15

Hình 2. 4. Sơ đồ đo kích thước cơ quan bám và cơ quan giao phối...............18
Hình 3.1. Haliotrema macasarensis...............................................................22
Hình 3.2. Haliotrema platycephali.................................................................23
Hình 3.3. So sánh hình thái của cơ quan giao cấu của 2 loài Haliotrema spp.
.........................................................................................................................24
Hình 3. 4 a. Euryhaliotrema johni..................................................................25
Hình 3. 4 b. Euryhaliotrema johni................................................................. 26
Hình 3.5.Metahaliotrema kulkarnii(theo Kritsky et al., 2016 [34])...............27
Hình 3.6.Metahaliotrema mizellei(theo Kritsky et al., 2016 [34]).................28
Hình 3.7. Metahaliotrema scatophagi(theo Kritsky et al., 2016 [34])...........30
Hình 3.8. Metahaliotrema similis(theo Kritsky et al., 2016 [34])..................32
Hình 3.9. Metahaliotrema ypsilocleithrum(theo Kritsky et al., 2016 [34]). . .34
Hình 3.10. Hình thái móc bám (trái) và cơ quan giao cấu (phải) của
Metahaliotrema spp........................................................................................ 36
Hình 3.13.Ligophorus imitans........................................................................40
Hình 3.14. Ligophorusleporinus.................................................................... 41
Hình 3.15.Ligophorussp.1..............................................................................42
Hình 3.16.Ligophorussp.2..............................................................................44
Hình 3.17.Ligophorussp.3..............................................................................45
Hình 3.18.Hình thái móc bám của các loài Ligophorus spp.......................... 46
Hình 3.19. Calydiscoides flexuosus (Yamaguti, 1953)Young, 1969..............47

Hình 3.20. Diplectanum blairense Gupta & Khanna, 1974...........................49
Hình 3.21.Murraytrema pricei Bychowsky, 1977..........................................50


CHỮ VIẾT TẮT
1.

MCO: Cơ quan giao phối đực.

2.

PCR:

3.

Haptor:

4.

Ootyp: tử cung.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Sán lá đơn chủ (Monogenea) là nhóm ký sinh trùng có kích thước nhỏ,
sống ký sinh chủ yếu trên cá. Nhóm động vật này ký sinh ở cả cá nuôi và cá
tự nhiên, một số loài có khả năng gây ra tỷ lệ tử vong cao đối với các loài cá.
Chúng có chu trình sống phát triển trực tiếp, lây nhiễm trực tiếp từ cá thể vật
chủ này sang cá thể vật chủ khác. Hầu hết các loài sán lá đơn chủ sống, di
chuyển tự do trên bề mặt các tế bào biểu mô của mang và da nhờ chất nhầy

của cá. Vì có đời sống phát triển trực tiếp (đơn vật chủ) nên mối quan hệ giữa
sán và vật chủ rất chặt chẽ, thông thường mỗi loài sán lá đơn chủ chỉ ký sinh
trên một loài vật chủ và ngược lại mỗi loài vật chủ có một số loài sán ký sinh
nhất định. Xác định thành phần sán lá đơn chủ ký sinh gây bệnh trên cá là
công việc quan trọng và trước tiên khi nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá.
Rừng ngập mặn Tiên Yên phân bố chủ yếu ở phía Bắc, Tây và Tây
Nam của vịnh Tiên Yên. Vịnh Tiên Yên là một vịnh kín, được che chắn bởi hệ
thống đảo phía ngoài, vì thế điều kiện tự nhiên nơi đâyphù hợp với sự phát
triển nghề nuôi trồng hải sản.Theo điều tra của Viện Tài nguyên Môi trường
biển (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), khu hệ thủy
sinh vật của vịnh rất đa dạng, đã xác định được 98 loài cá biển thuộc khu vực
vịnh Tiên Yên, trong đó khoảng 20 loài có giá trị kinh tế.
Đề tài nghiên cứu xác định thành phần loài và mức độ nhiễm sán lá đơn
chủ ở một khu vực nhỏ của rừng ngập mặn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh nhằm
tìm hiểu khu hệ sán lá đơn chủ ở một trong các hệ sinh thái biển đặc trưng của
Việt Nam. Kết quả của đề tài nghiên cứu trong luận văn sẽ cung cấp thông tin
mức độ đa dạng, phân bố địa động của vật chủ sán lá đơn chủ, về mối quan hệ
hữu cơ giữa vật ký sinh và vật chủ, vai trò của chúng trong quá trình gây bệnh
cho vật chủ và khả năng lan truyền tới khu vực nuôi hải sản.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu:
1- Xác định được thành phần loài sán lá đơn chủ kí sinh trên một số
loài cá phổ biến ở vùng rừng ngập mặn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Mô tả đặc điểm hình thái và sắp xếp các loài sán lá đơn chủ theo hệ
thống phân loại hiện hành.
2 – Nghiên cứu mức độ nhiễm sán lá đơn chủ ở các loài cá nghiên cứu.


2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu sán lá đơn chủ ở các nước lân cận:
Nghiên cứu về khu hệ sán lá đơn chủ ở biển Đông và các vùng biển lân
cận thời gian gần đây mới được quan tâm nghiên cứu sâu rộng. Ở Trung Quốc,
Yamaguti (1937) mô tả loài sán lá đơn chủ đầu tiên Axine chinensis từ cá
Hapalogenys mitens trên vùng biển phía đông nhưng mãi đến 12 năm sau mới có
công trình tiếp theo về đối tượng này khi Yin và Sproston (1949) [60] phát hiện 2
giống Ancyrocephalus và Haliotrema. Năm 2003, Jianying và cộng sự
[31]

đã thống kê được 337 loài sán lá đơn chủ thuộc 146 giống, 31 họ ký sinh

trên cá biển Trung Quốc, một số loài trong số đó trích dẫn nguồn tài liệu
nghiên cứu ở biển Đông của Việt Nam.
Vùng đảo Ludon (Philippin) nằm phía Đông của biển Đông được nghiên
cứu thành phần sán lá đơn chủ từ khá sớm. Tubangui (1931) [55] phát hiện 3

loài sán lá đơn chủ mới thuộc họ Dactylogyridae và Microcotylidae ở các loài
cá hồng và cá đìa. Sau đó, Valasquez (1982) [56] và Rohde (1989) [47] phát
hiện thêm 10 loài sán lá đơn chủ ở vùng biển này. Đến nay, mới khoảng 20
loài sán lá đơn chủ được phát hiện ở vùng biển Philippin.


các vùng biển ở phía Nam của biển Đông, Yamaguti (1953) [58] lần

đầu tiên mô tả 28 loài sán lá đơn chủ ở biển Makassar (Inđônêxia). Năm 1990
-


2000, nhiều loài sán lá đơn chủ mới được phát hiện ở ngoài khơi Peninsular

Malaysia. Năm 1998, Lim [39] đã tổng hợp được 113 loài sán lá đơn chủ ký
sinh ở 69 loài cá biển trong các vùng biển Đông Nam Á; Malaysia có thành
phần loài sán lá đơn chủ nhiều nhất - 57 loài, tiếp đến là Inđônêxia – 32 loài,
Việt Nam – 25 loài, Philippin – 14 loài.
Tuy nhiên trong 10 năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện khoảng
20 loài sán lá đơn chủ mới cho khoa học ở các vùng biển xung quanh biển Đông,
trong đó 7 loài ở biển Trung Quốc (Cao et al., 2010 [11]; Tingbao et al.,

3


2005 [54], Wu et al., 2005 [57]; Yang et al., 2005 [59]; Yuan et al., 2013 [61];
Zeng et al., 2007 [62]) và 10 loài ở ngoài khơi Boneo, Malaysia (Chisholm &
Whittington, 2005, 2012 [13-14-15]; Lim, 2006 [40]; Soo et al., 2015 [53]).

Nhìn chung, nghiên cứu về thành phần loài sán lá đơn chủ ở các nước
trong khu vực có tính chất đơn lẻ, rải rác ở một số loài cá và trên một vài vùng
biển nhỏ ở Boneo, Peninsular (Malayxia) hay biển Hoa Đông (Trung Quốc).
Nếu so sánh với một số vùng biển thuộc phía Tây Thái Bình Dương của
Ôxtrâylia thì số lượng loài sán lá đơn chủ được phát hiện ở khu vực biển
Đông khiêm tốn hơn rất nhiều. Với tổng số 3365 loài cá được ghi nhận
(Randall & Lim, 2000 [46]) phân bố trong 3,4 triệu km 2 ở vùng biển nhiệt đới
Đông Nam Á, rõ ràng sự hiểu biết về khu hệ ký sinh trùng nói chung và khu
hệ sán lá đơn chủ nói riêng còn rất hạn chế.
Những năm gần đây, các kỹ thuật nghiên cứu hiện đại đã được sử dụng
thường xuyên hơn trong công tác xác định thành phần loài ký sinh trùng nước
mặn bên cạnh với các phương pháp truyền thống. Các loài sán lá đơn chủ tuy

vẫn được nghiên cứu về hình thái học mô tả là chủ yếu, nhưng các kỹ thuật
sinh học phân tử đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xác định nhanh tên loài, vị trí
của chúng trong hệ thống phân loại và mối quan hệ họ hàng của các loài, quần
thể loài trong các hệ sinh thái biển (Wu et al., 2005 [57]; Dang et al., 2010,
2012 [17-18]; Soo et al., 2015 [53]; Kritsky et al., 2016 [33]).
1.2 Tình hình nghiên cứu sán lá đơn chủ trong nước
Nghiên cứu khu hệ sán lá đơn chủ ở biển Việt Nam chỉ bắt đầu khi các
nhà khoa học người Nga công bố về khu hệ giun sán ký sinh ở họ cá Khế Carangidae (Lebedev, 1968a)[34] và các loài của họ sán lá đơn chủ
Monogenoidea,Gasterocotylidae,

Gasterocotylinae



Heteraxinidae

(Lebedev, 1968 b,c) [35-36].
Năm 1970, trong công trình “Giun sán ký sinh ở cá nổi của biển Đông”,

4


Lebedev [37] đã công bố 28 loài sán lá đơn chủ từ 26 loài cá nổi nghiên cứu.
Cũng trong năm này, Mamaev [41] đã công bố 15 loài sán lá đơn chủ ở 9 loài
cá biển ở vịnh Bắc bộ trong công trình “Giun sán ký sinh ở một số loài cá
thực phẩm ở vịnh Bắc bộ”. Sau đó, một số công trình nghiên cứu về tình hình
nhiễm giun sán ở cá biển tiếp tục được công bố, một số loài sán lá đơn chủ
mới được mô tả.
Năm 1998, khi nghiên cứu về thành phần ký sinh trùng ở 3 loài cá Song
nuôi ở vịnh Hạ Long, gồm cá Song sáu sọc (Epinephelus sexfasciatus), cá

Song mỡ (E. tauvina) và cá Song (E. bruneus), Bùi Quang Tề [6] đãphát hiện
13 loài ký sinh trùng, trong đó ghi nhận 5 loài sán lá đơn chủ (Benedenia
epinepheli,

Benedenia

sp.,

Diplectanum

hargisi,

Haliotrema

sp.,

Pseudorhabdosynochus epinepheli) có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 71,4-93,8%.
Võ Thế Dũng (2005) [2] khi nghiên cứu 3 loài cá Mú nuôi ở tỉnh Khánh
Hòa đã ghi nhận một số loài sán lá đơn chủ.
Arthur & Bui (2006) [10] trong công trình “Checklist of the parasites
of fishes of Vietnam” đã tổng hợp được 56 loài sán lá đơn chủ ở cá biển Việt
Nam, chủ yếu do các nhà khoa học người Nga phát hiện.
Năm 2006, Phan Thi Vanet al. [8]nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến


cá Mú và cá Giò nuôi, đã xác định loài sán lá đơn chủ

Pseudorhabdosynochus epinepheli gây bệnh nguy hiểm với cường độ nhiễm
khá cao ở cá Giò ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Đây là một trong số ít công
trình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng trên cá biển nuôi ở Bắc Việt Nam.

Đo Thi Hoa et al. (2008) [4] khi nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở
cá biển nuôi ở Khánh Hòa đã phát hiện các loài sán lá đơn chủ Neobenedenia
melleni, N. girellae, N.epinepheli và Neobenedenia sp. là tác nhân chính gây
bệnh mè cá (bệnh ngoài da). Ngoài ra, các tác giả còn phát hiện các loài
Haliotrema sp., Diplectanum sp. và Pseudorhabdosynochus sp. là tác nhân
gây bệnh mủ mang trên cá biển nuôi ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Gerasev et al. (2011) [29] khi tiến hành nghiên cứu thành phần loài sán

5


lá đơn chủ ở một số loài cá Đối (họ Mugilidae) ở Hải Phòng đã phát hiện 14
loài thuộc giống Ligophorus, đây là nhóm ký sinh trùng đặc trưng cho họ cá
Đối, lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Hà (2011) [3] trong công trình nghiên cứu khu hệ giun sán
ở một số loài cá biển ở vịnh Hạ Long đã phát hiện và bổ sung 12 loài sán lá
đơn chủ mới cho khu hệ ký sinh trùng biển Việt Nam.
Năm 2012, Truong Thi Hoa et al. [5] nghiên cứu một số bệnh ký sinh
trùng gây ra trên cá Chẽm (Lates calcarifer) đã xác được hai bệnh phổ biến do
ký sinh trùng gây ra đó là bệnh trùng bánh xe Trichodina và bệnh do sán lá
đơn chủ Pseudorhabdosynochus trên cá Chẽm nuôi ở Thừa Thiên Huế. Bệnh
xảy ra trên cá Chẽm giai đoạn cá giống và cá thịt, làm cá chết rải rác đến hàng
loạt. Kết quả sử dụng formalin và hydrogen peroxide để trị bệnh trùng bánh
xe và bệnh do sán lá đơn chủ gây ra trên cá Chẽm cho thấy hai loại thuốc này
có khả năng trị bệnh. Sử dụng formalin ở nồng độ 200ppm và hydrogen
peroxide ở nồng độ 300ppm để tắm cho cá trong 30 phút có thể tiêu diệt được
Trichodina và Pseudorhabdosynochus ký sinh trên cá Chẽm.
Đang Thuy Binh et al. (2010, 2012, 2013) [16-17-18] nghiên cứu khu
hệ sán lá đơn chủ ở cá Mú nuôi ở vịnh Nha Trang đã phát hiện 6 loài mới của
các giống Haliotrema và Pseudorhabdosynochus.

Kritsky et al.(2016) [33] đã phát hiện 5 loài sán lá đơn chủ thuộc giống
Metahaliotrema, trong đó mô tả 2 loài mới cho khoa học ký sinh trên mang cá
Nâu (Scatophagus argus) ở ven biển Việt Nam.
Nguyen et al.(2016) [44] đã mô tả 2 loài sán lá đơn chủ mới
(Unnithanaxine naresii và Loxuroides pricei) ở cá chuồn (Cypselurus naresii)
ngoài khơi vịnh Bắc Bộ (Việt Nam).
Tổng cộng 95 loài sán lá đơn chủ đã được phát hiện và ghi nhận ở khoảng
hơn 30 loài cá biển Việt Nam, đây là con số rất nhỏ so với số lượng loài cá biển
được thống kê ở biển Việt Nam. Đặc biệt, theo thống kê có khoảng 160 loài cá

6


biển kinh tế nhưng mới chỉ có khoảng 10% trong số đó được nghiên cứu về
bệnh ký sinh trùng ở một vài vùng biển của Việt Nam.
Qua các kết quả phân tích ở trên cho thấy chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về bệnh ở các loài cá kinh tế được nuôi trên các vùng biển Việt
Nam, đặc biệt ở các vùng nuôi lớn như Cát Bà (Hải Phòng), Vân Đồn, Bái Tử
Long (Quảng Ninh) hoặc Phú Quốc (Kiên Giang). Tiên Yên (Quảng Ninh).
Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Hồng mỹ, cá Vược nhật chưa được
nghiên cứu ký sinh trùng và bệnh do ký sinh trùng gây ra. Đặc biệt, còn thiếu
các dẫn liệu về ký sinh trùng trên các loài cá có giá trị kinh tế ngoài tự nhiên
nhưng chưa được nhân nuôi.
1.3. Đặc điểm khu vực rừng ngập mặn Tiên Yên, Quảng Ninh
1.3.1.Điều kiện tự nhiên [7]
Vịnh Tiên Yên nằm ở vùng bờ biển Đông Bắc Việt Nam, có chiều dài
khoảng 50 km, chiều rộng trung bình 7 km với tổng diện tích gần 400 km 2.
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở phía Bắc, Tây và tây Nam của vịnh Tiên
Yên. Thực vật ngập mặn phát triển tập trung ở khu vực xã Đồng Rui, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đồng Rui là khu rừng ngập mặn điển hình nhất

tại miền Đông Bắc Việt Nam. Vịnh Tiên Yên trao đổi nước với vịnh Bắc Bộ
qua 5 cửa chính gồm Cửa Tiểu, Cửa Đại, Bò Vàng, Cửa Mô và Đầu Tán, đồng
thời được che chắn bởi hệ thống đảo Cái Bầu, Vạn Vược, Vạn Mực, Cái
Chiên và Vĩnh Thực tạo thành vịnh tương đối kín, phù hợp với sự phát triển
nghề nuôi trồng hải sản. Vịnh Tiên Yên cũng chịu ảnh hưởng của các sông từ
đất liền chảy ra như sông Ka Long, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà và Hà Cối. Do
có sự ảnh hưởng mạnh của sông nên đặc điểm các hệ sinh thái của vịnh là sự
phát triển mạnh của rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển.[1]
Mặc dù ở khu vực này có lượng mưa lớn (trên 2000 mm/năm) nhưng do
sông suối ngắn, dốc nên nước mưa chảy mạnh ra biển và chóng hòa lẫn vào nước
biển. Nồng độ muối cao và biến động ít (trung bình toàn năm khoảng 2,8-

7


3,0%), mặt khác tác động của con người không lớn lắm (do thưa dân) nên rừng

ngập mặn phát triển rộng.[1]
1.3.2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Yên – Quảng Ninh [7]
Rừng ngập mặn Tiên Yên là điển hình nhất ở vùng Đông Bắc Việt
Nam. Trong số 4000 ha đất bãi triều thì có tới 3000 ha rừng ngập mặn và chủ
yếu là rừng tự nhiên gồm Vẹt dù bông đỏ, Đước vòi, Mắm biển, Trang, Sú
biển,..các cây thường cao 5-6m. Cỏ biển thường phát triển trên nền đáy cát ít
bùn. Loại cỏ chiếm ưu thế là cỏ Lươn, cỏ Xoan.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Yên chia thành 2 đới rõ rệt: đới bãi
triều lầy, bùn thấp và đới bãi triều với mực triều trung bình và cao. Do đó
nguồn lợi hải sản cũng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loài thân mềm,
nhiều loài cá, tôm, cua. Hiện nay đã xác định được 711 loài thủy sinh vật biển
tại hệ sinh thái này, bao gồm động vật đáy – 224 loài, thực vật phù du
– 191 loài, rong biển – 99 loài, thực vật ngập mặn – 25 loài, cỏ biển – 2 loài,

động vật phù du – 72 loài, cá biển có 98 loài chiếm 13,7% (Trần Đức Thạnh,
2008). [7]
Thành phần loài cá biển tại khu hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Yên
gồm 98 loài, trong đó có khoảng 20 loài cho sản lượng cao và được coi là các
loài cá kinh tế chính. Một số loài như cá Vược, cá Đối, cá Song, cá Liệt, cá
Dìa, cá Tráp, cá Nâu, cá Đù, cá Chai là đối tượng được khai thác nhiều nhất
và quanh năm. Hầu hết các loài cá ở đây có nguồn gốc biển, chỉ có một số ít
loài có nguồn gốc nước ngọt.
Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở khu vực
rừng ngập mặn Tiên Yên là rất lớn, lớn hơn nhiều so với tiềm năng khai thác
nguồn lợi tự nhiên do có điều kiện tự nhiên ưu đãi, nước biển trong, độ mặn cao,
nguồn thức ăn dồi dào. Qua khảo sát, một số đối tượng thủy sản đang được nuôi
ở khu vực này là cá Song, Mú (nuôi lồng), cá Vược, cá Đối (nuôi đầm), cá Bống
bớp, cá Dìa, cá Nâu (nuôi lồng), hàu, vẹm (nuôi giàn), ngao, ngán, sò

8


lông, sò huyết (nuôi thả trên bãi triều), tôm Rảo, cua Xanh (nuôi trong đầm).
1.3.3.Đặc điểm chung của sán lá đơn chủ (Monogenea) Van Beneden, 1858
Bychowsky,1937
Sán lá đơn chủ là nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp
(Plathelminthes), chủ yếu ký sinh ở cá, một số loài gặp ở lưỡng cư, bò sát, thú
nước. Cho đến nay, trên thế giới đã phát hiện khoảng 500 loài. Phần lớn các
loài có đời sống ngoại ký sinh, một số rất ít có đời sống nội ký sinh.
Sán lá đơn chủ có chu trình phát triển đơn giản, không thay đổi vật chủ.
Từ trứng hình thành ấu trùng không sai khác lắm với cá thể trưởng thành.
a)

Đặc điểm hình thái cấu tạo:

Cơ thể dẹp, hình lá, dài khoảng 0,02 – 30 mm phụ thuộc vào kích thước

vật chủ: vật chủ càng lớn thì vật ký sinh càng lớn, ngoài ra yếu tố môi trường
cũng ảnh hưởng đến kích thước cơ thể vật ký sinh, ví dụ: loài
Gyrodactyluscernuae ở các tháng mùa đông có kích thước cơ thể lớn hơn các
tháng mùa hè.
Đa số cơ thể sán lá đơn chủ chia làm hai phần: cơ quan bám và phần
thân chứa đựng các nội quan.
Cơ quan bám:
Phần trước cơ thể sán lá đơn chủ là cơ quan bám. Có nhiều kiểu cơ
quan bám khác nhau. Kiểu nguyên thủy nhất được gọi là mấu đầu gồm có một
hoặc hai thùy di động, mỗi thùy có tuyến đơn bào tiết ra các chất dính.
Cơ quan bám hoàn chỉnh nhất là thùy bám, đó là hai phần dày lên nằm
đối xứng hai bên ở mút trước cơ thể, có chiều dài bằng nhau hoặc theo từng
nhóm riêng biệt, trên bề mặt thùy có lỗ thoát của các ống dẫn tuyến đầu. Thùy
bám ở hố đầu là cơ quan phát triển mạnh nhưng chưa tách rời khỏi túi bao bì
cơ, bên trong có tế bào tuyến. Hố đầu ở phía trước cơ thể có chức năng giúp
phần trước cơ thể bám chắc vào vật chủ trong quá trình dinh dưỡng.

9


Cơ quan bám phức tạp là đĩa bám. Đĩa bám nguyên thủy chỉ có móc kitin
nằm hai bên mép đĩa bám. Số lượng móc bám thay đổi từ 10 – 16 móc. Mỗi móc
gồm có cán và móc có dạng cong. Thường chính giữa đĩa bám có 1 hoặc
2

đôi móc. Giữa các móc có tấm nối. Móc kitin có chức năng bám, phần cuối

nhọn , lồi trên mặt đĩa bám để luồn sâu vào mô vật chủ.

Vỏ cơ thể là túi bao bì cơ: ở sán lá đơn chủ, vỏ cơ thể có cấu tạo đặc
trưng của ngành giun dẹp. Dưới lớp biểu bì là lớp cơ vòng, cơ chéo và cơ dọc.
Cơ dọc đôi khi tạo thành bó giúp cho sự chuyển động của đĩa bám. Dưới lớp
bao bì cơ là nhu mô chứa các nội quan giữ chức năng đưa các chất dinh
dưỡng đến các nội quan và đảm nhận các chức năng bài tiết.
Hệ tiêu hóa:
Bao gồm lỗ miệng nằm ở mút trước cơ thể, tiếp đến là phễu miệng,
trước hầu, hầu cơ, thực quản ngắn hoặc không có, ruột có cấu tạo khác nhau
tùy loài. Ở sán lá đơn chủ bậc thấp, kích thước cơ thể bé, hệ tiêu hóa hoặc có
dạng túi như ở lớp sán tiêm mao Turbellaria hoặc dạng vòng kín hoặc là hai
nhánh ruột tịt như ở sán lá. Ở sán lá đơn chủ có kích thước lớn, hai nhánh ruột
phân nhánh lần thứ hai tạo thành mạng lưới các nhánh bên dày đặc trong nhu
mô. Ngoài ra còn nhiều tế bào tuyến đổ ra trước hầu, cạnh thực quản và tế bào
tuyến nằm trực tiếp trong biểu mô ruột giúp làm hòa tan thức ăn. Tế bào tuyến
không có trong biểu mô ruột ở sán lá đơn chủ bậc thấp.
Hệ sinh dục lưỡng tính
Cấu tạo theo kiểu chung của ngành giun dẹp, tuy nhiên có một số đặc
điểm riêng, chủ yếu là ống dẫn của hệ sinh dục cái phức tạp hơn so với sán lá
và sán dây. Đó là dấu hiệu nguyên thủy nói lên cấu tạo của hệ sinh dục còn
chưa hoàn chỉnh.
Cơ quan sinh dục đực gồm có tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến sinh dục phụ
và cơ quan giao phối. Số lượng tinh hoàn biến đổi tùy loài, từ một, hai đến

10


vài trăm tinh hoàn. Từ tinh hoàn có các ống dẫn tinh bé nối với nhau (thường


giữa cơ thể) tạp thành ống dẫn tinh dài, cong, khi phình ra tạo thành túi chứa


tinh và cuối cùng là ống phóng tinh. Cấu tạo của ống dẫn tinh sai khác tùy loài.
Cơ quan sinh dục cái chỉ có một buồng trứng, ống dẫn trứng ngắn đổ vào
trong ootyp. Ở nhiều loài có túi nhận tinh. Đặc biệt có ống ngắn, hẹp nối từ ống
dẫn trứng với ruột gọi là ống “ruột – sinh dục’’ có chức năng như ống lôrơ ở

sán lá (thải các sản phẩm sinh dục thừa trong quá trình hình thành trứng).Từ
ootyp nối với ống tử cung ngắn. Lỗ sinh dục mở ra ở mặt bụng của phần trước
cơ thể.
b)

Chu trình phát triển
Sán lá đơn chủ phát triển không xen kẽ thế hệ và không đổi chủ.
Sán lá đơn chủ đẻ trứng, một số loài đẻ con (Gyrodactylidae). Trứng có

cấu tạo phức tạp, hình dạng rất khác nhau tùy loài, trứng thường có râu ở một
hoặc hai cực để giúp trứng trôi nổi trên mặt nước hoặc dính vào cây thủy sinh
hoặc bám dính vào mang, da của vật chủ để phát triển thành ấu trùng ở môi
trường ngoài (trừ bộ Gyrodactylidae).
Ấu trùng sống tự do trong nước có hình dạng dài, cơ thể phủ tiêm mao
như miracidium của sán lá, giúp ấu trùng bơi trong nước. Phần sau cơ thể ấu
trùng có đĩa bám, xung quanh có móc. Hệ tiêu hóa gồm lỗ miệng, phễu
miệng, trước hầu, hầu cơ phát triển. Mầm ruột có dạng túi đơn giản hoặc dạng
vòng kín. Chính giữa cơ thể có đám tế bào bé, đó là mầm sinh dục. Ở 1/3 phía
trước cơ thể có nhiều tuyến đầu, có ống dẫn mở ra ở mút trước cơ thể. Hệ bài
tiết và hệ thần kinh phát triển. Cơ quan cảm giác là các nhú đơn nằm trên bề
mặt cơ thể. Hầu hết các ấu trùng sán lá đơn chủ có mắt phát triển.
Dựa vào đặc điểm hình thái có thể chia ấu trùng thành hai nhóm: nhóm
thứ nhất có tiêm mao phát triển tương đối yếu, có 2 đôi mắt và đĩa bám có 1416


móc, gặp ở họ Dactylogyrdae, Teteronchidae, Polystomatidae v.v… thuộc

phân lớp Polyonchoinea. Nhóm thứ hai có tiêm mao phát triển, có một mắt (bắt

11


nguồn từ 2 mắt) và đĩa bám có 10 móc, gặp ở các loài phân lớp Oligonchoinea.

Ngay sau khi thoát khỏi trứng, ấu trùng sống tự do hoạt động rất mạnh.
Thời gian đầu, ấu trùng không có khả năng cảm nhiễm do mầm móc của đĩa
bám còn bị các mô che lấp, ngay cả khi rơi vào vật chủ thích hợp, vật ký sinh
cũng không thể bám được. Giai đoạn sau đó các móc đĩa bám đã thò hẳn phần
cuối của móc nhọn ra ngoài. Chính thời gian này, ấu trùng mới trở thành ấu
trùng cảm nhiễm, có khả năng bám vào mang hoặc da của vật chủ. Đặc điểm
này của ấu trùng nhằm loại trừ khả năng ấu trùng bám vào vật chủ cũ, đảm
bảo nhiễm vào vật chủ mới. Đó là đặc tính thích nghi, giúp cho việc phát tán
loài.
Thời gian sống của ấu trùng ở môi trường ngoài rất ngắn giống như các
giai đoạn sống tự do của ấu trùng sán lá và sán dây, chúng được xác định bởi
số lượng các chất dinh dưỡng dự trữ (glycogen) trong cơ thể ấu trùng.

12


CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.

1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các loài sán lá đơn chủ thuộc các họ


Ancyrocephalidae, Diplectanidae.
Các loài cá bao gồm cả cá nuôi, cá tự nhiên phổ biến đang được nuôi và
đánh bắt ở khu vực rừng ngập mặn Tiên Yên (Quảng Ninh).
Bảng 2. 1. Thành phần, số lượng vật chủ cá nghiên cứu
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

13


Cá Đối mục

Cá Đối anh

Cá Lượng nhật

Cá Nâu

Cá Đù nanh

Cá Đục bạc


Cá Hường

Cá Chai ấn độ

Hình 2. 1. Ảnh chụp các mẫu vật chủ trước khi tiến hành nghiên cứu

14


2.

2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Đề tài đã tiến hành điều tra thu mẫu ven biển ở khu vực rừng ngập mặn

Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2017.

Hình 2.2. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Hình 2. 3. Một điểm nghiên cứu ở rừng ngập mặn Tiên Yên, Quảng Ninh
2. 3. Phương pháp nghiên cứu:
Thu mẫu và xác định loài cá: Cá được đánh bắt bằng câu hoặc đánh
lưới, mẫu cá được bảo quản bằng đá lạnh trong thùng xốp trước khi phân

15


tích. Mẫu cá được chụp ảnh, ghi nhãn để định loại xác định tên khoa học. Tài
liệu phân loại cá được sử dụng là Động vật chí Việt Nam (phần cá biển). Mẫu
cá sau đó tiếp tục được giữ trong thùng xốp cho đến khi thu xong mẫu ký sinh
trùng.

Phân lập, xử lý và bảo quản sán lá đơn chủ: Các mẫu cá được kiểm tra
lần lượt ở da, vây và mang để thu mẫu sán lá đơn chủ. Mẫu sán lá đơn chủ
được xác định và phân lập tại chỗ bằng kính lúp soi nổi Olympus SZ51
(dissecting microscope), sau đó được xử lý và làm tiêu bản glyxerin – gelatin
để nghiên cứu cấu trúc gai, móc và cơ quan giao phối; mẫu để làm tiêu bản
nhuộm được bảo quản trong dung dịch formol 4%, mẫu để làm PCR được bảo
quản trong cồn 95%.
Làm tiêu bản trên cơ: Mẫu sán lá đơn chủ được làm tiêu bản để nghiên
cứu gai, móc bám bằng phương pháp làm mẫu tươi. Mẫu được làm ngay tại
thực địa sau khi thu mẫu trực tiếp từ các cá thể cá vật chủ. Mẫu sán lá đơn chủ
được gắp trực tiếp để trên lam kính, để cho khô bớt nước, sau đó nung nóng
Gelatin-glyxerin rồi nhỏ giọt lên mẫu sán lá đơn chủ trên lam kính, đậy
lamen. Giữ cố định cho mẫu khô, ghi tên loài và kí hiệu lên lam kính đã gắn
mẫu. Khi mẫu tiêu bản khô cất vào trong hộp đựng tiêu bản.
Làm tiêu bản nhuộm: Mẫu sán lá đơn chủ được làm tiêu bản để nghiên
cứu hình thái, cấu trúc nội quan theo phương pháp của Kirsky (1995) [32]:
* Giai đoạn nhuộm mẫu:
-

Mẫu sán lá đơn chủ được lấy từ dung dịch bảo quản để ngâm trong dung


dịch thuốc nhuộm Gomori s trichrome khoảng 1-2 phút (nếu mẫu có kích thước

to thì để khoảng 2 phút, mẫu có kích thước nhỏ để khoảng 1 phút). Mỗi lần
nhuộm chỉ lấy khoảng 2 - 3 mẫu sán lá đơn chủ.
* Giai đoạn khử nước:
-

Dùng cồn etanol 70% hòa loãng dung dịch thuốc nhuộm để dừng


nhuộm ngay tức thì, tránh mẫu bị bắt màu quá đậm.

16


-

Gắp mẫu đã nhuộm cho vào dung dịch cồn etanol 70%, ngâm trong

thời gian 5 phút.
-

Gắp mẫu sang cồn etanol 80%, ngâm trong 5 phút.

-

Gắp mẫu sang cồn etanol 90%, ngâm trong 5 phút.

-

Gắp mẫu sang cồn etanol 100%, ngâm trong 5 phút.

*

Giai đoạn làm trong mẫu:

-

Sau khi loại nước, làm trong mẫu bằng xylen hoặc thinh dầu Đinh


hương khoảng 10 phút (nếu mẫu có kích thước to hơn thì thời gian ngâm
trong có thể dài hơn khoảng 20 phút).
*

Giai đoạn gắn tiêu bản và ghi nhãn

-

Mẫu đã rõ các nội quan khi quan sát dưới kính lúp soi nổi Olympus

SZ51 thì được gắn tiêu bản. Nhỏ một giọt bom canada pha loãng lên lam kính,
dàn mỏng, gắp mẫu đặt lên (theo đúng chiều và có độ dàn phẳng nhất), dùng
lamen đậy lên. Giữ cố định cho mẫu khô, ghi tên loài và kí hiệu lên lam kính
đã gắn mẫu. Khi mẫu tiêu bản khô cất vào trong hộp đựng tiêu bản.
Định loại sán lá đơn chủ: Đo vẽ và chụp ảnh mẫu tiêu bản gắn gelatinglyxerin và tiêu bản nhuộm trên kính hiển vi quang học Olympus CH40 (hình
2.4; 2.5); đối chiếu với các tài liệu phân loại hiện hành để xác định tên khoa
học của loài.

17


×