QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI
CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam đến năm 2010
3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2015
Theo Chỉ thị 751/CT-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-
2015, dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo đã và đang được đưa ra tham vấn lấy ý kiến,
trong đó đưa ra những định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai
đoạn 2011-2015 như sau:
* Mục tiêu tổng quát:
“Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; tăng
cường tiềm lực phát triển của đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi
cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới
mạnh mẽ khoa học và công nghệ; nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống
nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội”.
* Các chỉ tiêu chủ yếu:
- Kinh tế: GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 7,5-8%/năm. Cơ cấu
GDP 2015: Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19%; công nghiệp và xây dựng
khoảng 40,7%; dịch vụ 40,3%. Tốc độ tăng tổng kinh ngạch xuất khẩu bình
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
11
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
quân: 12,2%/năm. Tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 41,1-
41,5% GDP; bội chi Ngân sách nhà nước 2015: 4,5%.
- Xã hội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 55%. Quy mô dân số
năm 2015 dưới 92 triệu người. Tuổi thọ dân cư đến cuối năm 2015 đạt 74 tuổi.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: 2-3%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2015
khoảng 4%.
- Môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng 2015 lên mức 42,5%; tỷ lệ dân số nông
thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh: 96%; dân cư thành thị được cung cấp
nước sạch: 98%.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 được xây dựng
trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là
hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh
những yếu tố không thuận, trong giai đoạn 2011 - 2015 nước ta cũng có nhiều
thuận lợi từ việc phục hồi và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng,
quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Sự ổn định
về chính trị - xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
3.2.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đến
năm 2015
Theo dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 và
những mục tiêu và định hướng thu hút FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông
qua thì hoạt động này có thể có những định hướng phát triển như sau:
* Chỉ tiêu phát triển:
Xét về phía cung nguồn vốn FDI, Việt Nam có thể đạt mức 10 tỷ
USD/năm vốn thực hiện trong giai đoạn tới. Trong kế hoạch 5 năm cần thu hút
khoảng 12-15 tỷ USD vốn FDI và như vậy mỗi năm cần khoảng 2,5-3 tỷ USD
vốn thực hiện.
* Định hướng thu hút FDI
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
22
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
- Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài
nước (vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý); xây dựng đồng bộ hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào các vùng kinh tế
trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực
và thế giới để tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển đất nước. Đẩy mạnh hợp
tác song phương, đa phương với các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực.
Mở rộng và nâng cao rõ rệt hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo mọi điều kiện thuận
lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Phát huy
nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào xây dựng đất nước.
- Thu hút ĐTNN có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan
trọng: công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển
nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp
và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng;
các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn;
các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và
vắc-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia,...
- Các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh
doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được rà soát, thống nhất
đồng bộ; hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên
ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hóa
các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh
doanh; cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án ĐTNN phải được xây
dựng và ban hành để tạo cơ sở cho các cơ quan QLNN thực thi chức năng quản
lý, kiểm tra, giám sát.
- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định và điều
chỉnh trong một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, nhằm tránh tình trạng
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
33
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
mất cân đối, cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp trong
bối cảnh việc cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương.
- Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động ĐTNN
cần được tập trung giải quyết như: hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ
thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển; sự ổn định về cung cấp
năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng,...
- Tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các
dự án ĐTNN có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã
qua đào tạo; sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào
tạo, trường nghề; phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động nhằm hạn
chế các cuộc định công có thể xảy ra.
- Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần
được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống
nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện hoạt
động này.
- Công tác QLNN, phối hợp giữa các cơ quan trung ương, giữa trung
ương và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và
trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin
kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính
phủ có hiệu quả.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh suy thoái kinh tế
3.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý
nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI tổng thể:
+ Thể hiện được quan điểm từ chối tiếp nhận FDI khi xét thấy dự án
không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Đồng thời cũng
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
44
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
phải biết tiếp nhận các dự án có thể bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững
góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung nhưng
phải có sự chọn lọc và không phải bằng mọi giá.
+ Thực hiện thống nhất với các quy định của Luật Đầu tư trong công tác
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chung đảm bảo việc văn bản được
xây dựng phù hợp với những chính sách, pháp luật chung về đầu tư và các cam
kết quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các văn bản
đã lạc hậu.
+ Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về FDI
theo hướng tăng cường phân cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, quản lý
theo lãnh thổ và ngành. Hoàn thiện nội dung, phương pháp, trình tự thiết lập;
tiêu chuẩn hóa các tổ chức tư vấn tham gia dự thảo theo các cấp.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo ngành:
+ Công nghiệp - xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm
công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công
nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản. Khuyến
khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về
nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
+ Dịch vụ: Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết
quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ
ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, văn hoá, giáo
dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác. Đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một
số lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là dịch vụ vận tải - là lĩnh vực tiềm năng của Việt
Nam.
+ Nông - lâm - ngư nghiệp: Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ
sinh học; dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
55
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc
biệt xuất khẩu; khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng...
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI theo vùng lãnh thổ:
+ Khu vực miền Bắc: Mở rộng quy hoạch theo hướng Đông - Tây, lấy
trục chính Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, mở rộng phát triển theo hướng
Lào Cai sang Côn Minh (Trung Quốc). Phát triển dịch vụ cảng biển Cái Lân
(Quảng Ninh) hướng sang Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc…
+ Khu vực miền Trung: Xây dựng trục kinh tế xuyên Á, lấy Đà Nẵng làm
trung tâm, mở rộng liên kết kinh tế sang Đông Bắc Thái Lan và Xavanakhet
(Lào). Phát triển cảng biển Đà Nẵng theo hướng sang Indonesia, Malaysia…
+ Khu vực miền Nam: Lấy tứ giác kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí
Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu làm trung tâm mở rộng liên
kết kinh tế sang Băng Cốc (Thái Lan), Phnôm Pênh (Campuchia). Lấy cảng
biển Sài Gòn làm trung tâm mở rộng liên kết sang Singapore.
Ngoài ra, để tăng cường thu hút FDI tại những vùng điều kiện kinh tế xã
hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng,
bên cạnh những ưu đãi của Nhà nước đối với FDI tại các vùng này đòi hỏi phải
tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn nhà
nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI vào các KCN:
+ Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN gắn với quy hoạch
các khu dân cư, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà chung cư tại các KCN, bảo
đảm không chỉ thuận lợi cho thu hút đầu tư xây dựng mà còn thuận lợi cho thu
hút nguồn nhân lực chuyên môn cao. Việc cùng đưa các dự án trong nước và
nước ngoài vào tiến hành sản xuất kinh doanh trong các KCN sẽ giúp tiết kiệm
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
66
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
chi phí đầu tư cơ bản, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tạo điều kiện cho hoạt
động QLNN được tốt hơn.
+ Hình thành các KCN chuyên môn hóa theo ngành nghề, lĩnh vực tạo
thuận lợi hơn cho các nhà ĐTNN đặc biệt cho dự án quy mô lớn. Cùng với việc
quy hoạch các KCN cần xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ và
dịch vụ vệ tinh tạo điều kiện cải thiện đời sống, sinh hoạt của người lao động
trong KCN và người dân địa phương.
+ Giao cho các đơn vị xây dựng và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch thu hút FDI vào các KCN tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch. Từ đó, đối với các dự án sai quy hoạch, triển khai
chậm cơ quan nhà nước có thể dễ dàng xử lý kịp thời những vi phạm, tránh để
quy hoạch những KCN tập trung chuyên môn bị phá vỡ.
3.2.2. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp
luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Cải cách quy trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến FDI:
+ Nâng cao chất lượng các đại biểu Quốc hội, tăng số đại biểu chuyên
trách từ 25% hiện nay lên 35% do đây là đội ngũ thực sự có trình độ, có khả
năng tham gia vào việc góp ý xây dựng các dự án luật; đảm nhận một trong ba
quyền năng quan trọng của Quốc hội (quyền lập hiến, lập pháp; quyền giám sát
tối cao và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước).
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các viện nghiên
cứu, các nhà khoa học và tổ chức liên quan; sử dụng các đội ngũ chuyên gia cả
trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu, tư vấn, xây dựng, sửa đổi bổ sung
các dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về FDI nhằm nâng cao chất lượng
các văn bản luật và tiến độ xây dựng luật.
+ Tăng cường cơ hội tham vấn khi dự thảo luật bằng cách tạo điều kiện
cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp ý kiến và tổ chức tập
hợp ý kiến từ những chủ thể chịu sự điều chỉnh của văn bản theo quy mô và
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
77
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
hình thức phù hợp. Các ý kiến đóng góp cho một đề án hoặc dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật cần được thực hiện nghiêm túc, tránh việc thực hiện chỉ
mang tính hình thức. Những ý kiến này phải đưa ra từ những cuộc thảo luận có
tính phê bình; khuyến khích những tiếng nói phản biện và chấp nhận những ý
kiến trái chiều có tính xây dựng chỉ có như vậy mới loại bỏ được những chính
sách thiếu tính khả thi.
+ Việc sửa đổi luật phải được tiến hành đồng thời đối với tất cả các văn
bản pháp luật khác có liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ
giữa các văn bản luật. Sửa đổi luật và các quy định liên quan đến FDI phù hợp
với các cam kết quốc tế và yêu cầu của WTO về rà soát pháp lý với các quyết
định hành chính. Hạn chế việc sử dụng công văn như một loại nguồn của pháp
luật. Vấn đề này sẽ được giải quyết tốt khi chất lượng các văn bản luật được
nâng cao, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của
nhà ĐTNN phải được dự liệu và luật hóa.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến FDI:
+ Rà soát, loại bỏ những ưu đãi đầu tư đầu tư không hợp lý gây thiệt hại
tới lợi ích kinh tế xã hội; loại bỏ những văn bản không còn phù hợp và không
tương thích với những quy định của các hiệp định thương mại và đầu tư mà Việt
Nam ký kết và gia nhập. Để đảm bảo tính khách quan, nên giao cho tòa án các
cấp chịu trách nhiệm rà soát các văn bản này. Đồng thời, có thể quy định chế tài
đối với những chính sách ưu đãi bất hợp lý của địa phương, “xé rào” vượt qua
các quy định chung.
+ Đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật có liên quan đến hoạt động FDI để tạo nền khung pháp lý chuẩn và
đồng bộ cho hoạt động này. Tiêu biểu là một số chính sách như sau:
Với chính sách, pháp luật về thuế, cần tiến hành đánh giá lại tổng thể các
loại thuế đặc biệt là các loại thuế ưu đãi đầu tư. Cải cách hệ thống thuế hiện
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
88
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
hành, đơn giản hóa một số ưu đãi thuế và chỉ duy trì một số ít các loại hình ưu
đãi nhằm phục vụ một số mục đích cụ thể. Riêng với chính sách chống chuyển
giá, cần có các biện pháp thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về giá
giao dịch cho các loại hàng hóa bị nghi ngờ. Khi có nghi ngờ về giá giao dịch,
cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp FDI giải trình về sự chênh lệch
giá. Nếu không có lý do chính đáng, cơ quan thuế có thể định giá theo các
phương pháp chuyên môn.
Với chính sách đất đai, cần tiếp tục rà soát và xem xét lại giá cho thuê
đất, miễn giảm thuê đất trong một số năm đầu kinh doanh để tạo thuận lợi cho
các nhà ĐTNN. Thuế bất động sản nên được ấn định ở một tỷ lệ vừa phải,
không thấp quá để ngăn chặn hành vi đầu cơ cũng không nên quá cao khiến
những người đóng thuế tìm cách trốn thuế, tránh thuế.
Với chính sách, pháp luật về hải quan, cần quy định rõ hơn về thời điểm
tính thuế đối với hàng hóa thông quan; tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm
hải quan. Hành vi giả mạo niêm phong hải quan hoặc giả mạo giấy tờ là những
hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải được coi là tội phạm hoặc bị truy
tố trước tòa án.
Bên cạnh đó, cũng nên tập trung hoàn thiện các chính sách về tuyển dụng
lao động, chính sách đất đai, chính sách chuyển giao công nghệ, chính sách tài
chính, tín dụng và ngoại hối, thực thi tốt các quy định về bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ… đảm bảo những ưu đãi cần thiết để thu hút FDI.
- Minh bạch hóa chính sách, pháp luật về đầu tư:
+ Những thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư cần phải có lộ trình,
công bố công khai và phải được chuẩn bị tâm lý trước cho nhà đầu tư, tránh ảnh
hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư với môi trường đầu tư của Việt Nam và các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Quá trình xây dựng,
Vũ Thị Thu - KH7G Khóa luận tốt nghiệp
99