Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Trình bày các biện pháp mà chính phủ việt nam đã sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách lấy số liệu thực tế làm vd minh họa trong 5 năm trở lại đâyx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.71 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH<small>KHOA KẾ TỐN- KIỂM TỐN</small></b>

<i><b>TIỂU LUẬN MƠN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ</b></i>

<b>ĐỀ TÀI SỐ 2: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐIQUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC</b>

<b>VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ</b>

<i><b>GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

I. Khái niệm...3

a. Bội chi ngân sách nhà nước:...3

b. Tăng trưởng kinh tế...4

II. Nguyên nhân BCNSNN và ảnh hưởng...6

a. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước...6

b. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế...6

c. Tăng trưởng kinh tế...7

III. Quan điểm về mối liên hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế:...8

IV. Bình luận...15

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Mở đầu</b>

Trong những năm gần đây, vấn đề bội chi ngân sách ngày càng được dư luận quan tâm, và luôn là chủ đề được bàn cãi trong các kỳ họp quốc hội. Chúng ta luôn cho rằng: Bội chi ngân sách nhà nước là “một căn bệnh” làm cản trở sự phát triển nền kinh tế, gây nên lạm phát, mất cân đối tài chính quốc gia, tuy nhiên bội chi ngân sách ở một mức độ nhất định, sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Có thể ví bội chi ngân sách như con dao hai lưỡi, quan trọng là “người cầm dao” sử dụng nó như thế nào? Nếu bội chi ngân sách hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng được sự thiếu hụt nguồn vốn đối với các dự án quan trọng. nhưng nếu khơng thực hiện tốt, điều tiết kịp thời thì bội chi ngân sách là một trong những nguyên nhân chính gây khủng hoảng nền kinh tế, gây lên lạm phát, nợ quốc gia. Tuy nhiên mức độ thâm hụt ngân sách ở nước ta đang có xu hướng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nói cách khác, đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ. Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thế nào? Giải pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ra sao? Nhóm chúng tơi sẽ cùng các bạn giải đáp trong bài thảo luận về đề tài: ‘Trình bày các biện pháp mà chính phủ việt nam đã sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Lấy số liệu thực tế làm vd minh họa trong 5 năm trở lại đây’’

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>I.Khái niệm</b>

<b>a. Bội chi ngân sách nhà nước: </b>

Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt q các khoản thu "khơng mang tính hồn trả" của ngân sách nhà nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gianthâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực

<b>Các dạng thâm hụt NSNN</b>

Tài chính cơng hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ. Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mơ chi tiêu cho giáo dục, quốc phịng,... Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính tốn như sau:

Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).

Ngân sách cơ cấu: tính tốn thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.

Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu. Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế

<b>b. Tăng trưởng kinh tế</b>

<b>Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc</b>

tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình qn trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

<b>Đo lường tăng trưởng kinh tế</b>

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng tốn học, sẽ có cơng thức: y = dY/Y × 100(%),

trong đó Y là qui mơ của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Cịn nếu quy mơ kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

<b>Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế</b>

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng.

 Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, ngun vật liệu, cơng nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, ngun vật liệu hay cơng nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát

<i>triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản</i>

<i>của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhânlực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nướcĐức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu khơng có số vốn nhân lực nàythì sẽ khơng bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."</i><small>[1]</small>

 Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trị quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hồn tồn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú khơng quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như khơng có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, cơng nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.

 Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản khơng chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó cịn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mơ nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

 Cơng nghệ: trong suốt lịch sử lồi người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là q trình khơng ngừng thay đổi cơng nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là q trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tịi, nghiên cứu; cơng nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.

<b>II.Nguyên nhân BCNSNN và ảnh hưởng </b>

<b>a. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước.</b>

Có hai nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi ngân sách nhà nước.

<i>- Thứ nhất: Do tác động của chu kỳ kinh doanh, khủng hoảng lạm chi làm cho </i>

thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết khó khăn mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức độ bội chi ngân sách ngân sách nhà nước tăng lên trong giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

<i>- Thứ hai: Do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước. Khi nhà nước</i>

thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Các bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gọi là bội chi cơ cấu.

Trong điều kiện bình thường (khơng có chiến tranh, khơng có thiên tai lớn...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà nước.

<b>c. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế</b>

Bội chi ngân sách nhà nước là một căn bệnh tác hại đến sự phát triển kinh tế nếu xử lý bội chi ngân sách nhà nước không đúng đắn, cho dù bội chi ngân sách nhà nước từ nguyên nhân nào đi chăng nữa. Bội chi ngân sách nhà nước là căn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bệnh không chỉ dành riêng cho bất kỳ quốc gia nào. Nó mang tính phổ biến tồn tại khắp các quốc gia trên thế giới, từ những nước đang phát triển , chậm phát triển cho đến những nước có nền kinh tế phát triển. Đó là nhu cầu chi tiêu và thực tế của nhà nước không thể cắt giảm được mà ngày càng tăng lên, trong khi đó việc tăng thu ngân sách nhà nước từ công cụ thuế sẽ dẫn đến sự phản hồi từ phía dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, và hậu quả nhận được là kìm hãm tốc độ tích lũy vốn cho sản xuất, hạn chế tiêu dùng dẫn đến nguy cơ suy thoái nền kinh tế cao. Còn đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo thì bội chi ngân sách nhà nước là điều khơng thể tránh khỏi bởi tình trạng thu nhập bình quân đầu ngươi quá thấp khơng cho phép chính phủ tăng tỉ lệ động viên từ GDP vào ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu chi tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng lên, nhất là khi nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư nhằm cải thiện cơ cấu kinh tế và hướng dần tới sự tăng trưởng.

Thực tế cho thấy, bội chi ngân sách nhà nước khơng có nguồn bù đắp hợp lý sẽ dẫn đến lạm phát, gây tác hại xấu tới nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Nếu bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng cách phát hành tiền thêm vào sẽ dẫn tới bùng nổ lạm phát.

Bội chi ngân sách nhà nước cũng khơng hồn tồn là tiêu cực. Nếu bội chi ngân sách ở một mức độ nhất định (dưới 5% so với tổng chi ngân sách trong năm) thì lại có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Vì thế ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguời ta vẫn chỉ cố gắng thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước chứ khơng hề có ý loại trừ nó hồn tồn. Nhưng cho dù bội chi ngân sách nhà nước ở mức độ nào đi chăng nữa thì nó vẫn địi hỏi mọi chính phủ phải có biện pháp thích hợp để kiểm sốt và kiềm chế bội chi ngân sách.

<b>d. Tăng trưởng kinh tế</b>

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.

Hiện nay, mức gia tăng tổng giá trị của cải Xã Hội được tính bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vì vậy, tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước.

<i>Các nhân tố tăng trưởng kinh tế:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Vốn là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy lại và tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản … Vốn được thể hiện dưới hình thức hiện vật và tiền tệ. Đó là yếu tố đầu vào của sản xuất, có vai trị rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng. Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành cơng thường khởi đầu q trình phát triển với chỉ số này thấp, thường là tăng 3% vốn để tăng 1% GDP.

- Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Con người có sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng cao, có ý chí, nhiệt tình lao động và được tổ chức hợp lý. Tài năng, trí tuệ của con người là vơ hạn và là nhân tố quyết định trong nền kinh tế tri thức, còn vốn là tài nguyên hữu hạn.

Con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng nó và vốn để sản xuất. Nếu khơng có con người thì các yếu tố này khơng thể tự phát huy tác dụng. Vì vậy, cần phát triển giáo dục, đào tạo, y tế … để phát huy nhân tố con người. Đó chính là sự đầu tư cho tăng trưởng kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cả cơ cấu ngành kinh tế. cơ cấu hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế. nếu kết hợp tốt các nguồn lực của nền kinh tế để tăng năng suất lao động, nâng cao hiểu quả của nền kinh tế, là yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Thể chế chính trị và quản lý nhà nước:

Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc.

Hệ thống chính trị mà đại diện là Nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển KT- XH, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được những tiêu cực của kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và đúng hướng.

<b>III.Quan điểm về mối liên hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế: Năm quan điểm về tác động của bội chi ngân sách đến tăng trưởng kinhtế:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 diễn ra đưa đến những hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế thế giới, theo đó, nhiều vấn đề về quản trị tài chính quốc gia được lật lại nhưng nổi trội hơn hẳn là vấn đề Bội chi ngân sách. Những câu hỏi liên tục được đặt ra: Sức mạnh của bộ chi ngân sách và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế là gì? Chính Phủ cần phải lưu ý những vấn đề gì trong chính sách quản lý Bội chi ngân sách nói riêng và tài chính cơng nói chung? Với mục tiêu trọng tâm hướng về chính sách quản lý Bội chi ngân sách của các quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, phần đầu tiên trong bài nghiên cứu, chúng tơi sẽ trình bày mối quan hệ giữa Bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế - nguyên nhân giúp Chính Phủ nhận thấy cần phải có một chính sách quản lý Bội chi ngân sách phù hợp để đảm bảo tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới, chúng tơi tìm ra được năm quan điểm như sau:

<i>Thứ nhất, Bội chi ngân sách là một nguồn rất cần thiết thuộc cấu trúc vốntài chính của các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, gópphần vào sự phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn cónguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế bởi những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc vàlãi của nó.</i>

<i>Theo quan điểm của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008)</i><small>1</small>, nợ là một trong những nguồn thuộc cấu trúc vốn tài chính của bất kỳ một nền kinh tế nào, đặc biệt, đối với những đất nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, đặc trưng bởi một cấu trúc vốn nội bộ khơng thỏa đáng, do đó, ln gặp phải vịng luẩn quẩn của năng suất thấp do thiếu nguồn vốn đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, cập nhật công nghệ kỹ thuật, rồi dẫn đến thu nhập thấp, kéo theo là tiết kiệm cũng thấp và tiếp tục quay lại với cấu trúc

</div>

×