Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

15 đề TV CUỐI kì 1 lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.38 KB, 45 trang )

BỘ 15 ĐỀ THI HKI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
ĐỀ SỐ 1
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:
A.I. (1,5 đ) Đọc thành tiếng: Đọc một trong năm đoạn văn của bài Hũ bạc của người
cha (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 121 - 122)
A.II. Đọc thầm và làm bài tập (Khoảng 30 phút):
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0, 5 đ) Ông lão bảo với con trai hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là gì?
a. Hai bàn tay con
b. Hũ vàng
c. Tiết kiệm
2. (0, 5 đ) Ông lão mong ước điều gì ở người con trai?
a. Muốn con trai trở thành một đại gia
b. Trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm
c. Muốn con trai trở thành người sang trọng
3. (0, 5 đ) Người Chăm sống chủ yếu ở đâu?
a. Tây Nguyên
b. Nam Trung Bộ
c. Bắc Trung Bộ
4. (0, 5 đ) Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì?
1


a. Vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng
b. Khóc thật to
c. Lấy cây khiều tiền ra

2



5. (0, 5 đ) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ tích của dân tộc nào?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
6. (0, 5 đ) Tìm từ chỉ hoạt động trong câu “Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao”.
.....................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. (0, 5 đ) Dựa theo nội dung bài tập đọc Hũ bạc của người cha, em hãy đặt một
câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về ông lão.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn.
B. I. (2,0 điểm) Chính tả (khoảng 20 phút):
- GV đọc cho HS ghe - viết bài: “Đêm trăng trên Hồ Tây” – SGK, Tiếng việt 3, tập 1,
trang 105.
- Viết cả bài
B.II. (3 điểm) Viết văn (25 phút):
Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để
làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
* Gợi ý:
3


a. Lí do viết thư (Em biết về bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, ...).
b. Nội dung bức thư (Em tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn bạn cùng thi đua học tốt

... )


4


HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 3
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:
* Đọc thành tiếng : (1,5 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập:
Câu 1: Ý a (0,5 điểm)
Câu 2 Ý b (0,5 điểm)
Câu 3: Ý b (0,5 điểm)
Câu 4: Ý a (0,5 điểm)
Câu 5: (0,5 điểm) - Chăm
Câu 6: (0,5 điểm) – vứt
Câu 7: HS vận dụng đặt câu theo ý mình, đúng yêu cầu đạt 0,5 điểm
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn.
* Chính tả : 2 điểm
- Viết đúng bài “Đêm trăng trên Hồ Tây” chữ viết rõ ràng, sạch, đẹp, biết cách trình
bày: 2 điểm
- Viết sai 2 lỗi trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn, ... trừ 0,5
điểm toàn bài.
* Tập làm văn: 3 điểm
Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau, đạt 3 điểm:
- Viết một bức thư ngắn theo gợi ý ở đề bài (đủ các phần của một bức thư); riêng phần
nội dung thư viết được 5 câu văn trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
5


- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

* Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về diễn đạt và chữ viết, ... có thể cho các mức
điểm: 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.

ĐỀ SỐ 2
Trường TH …………………KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC …….
Lớp 3

Môn Tiếng việt 3 (Phần đọc)

Họ tên: ………………………

(Thời gian làm bài: 40 phút)

1/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:
Dựa và nội dung bài tập đọc: “Người liên lạc nhỏ” (sách Tiếng việt 3, tập 1,
trang 112 và 113)
Hãy khoanh trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các câu hỏi theo yêu cầu:
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
A. Đưa thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
B. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
C, Dẫn đường đưa cán bộ đến gặp giặc Tây.
Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
A. Bác cán bộ thích cách ăn mặc của người Nùng.
B. Bác cán bộ luôn yêu núi rừng Việt Bắc.
C. Để dễ hòa đồng với mọi người, làm địch tưởng bác cán bộ là người địa
phương.
Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

6



……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 4: Sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng đã giúp được hai bác cháu điều gì?
A. Khiến bọn giặc vui mừng nên hai bác cháu đã thoát khỏi vòng vây của địch.
B. Khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên để hai bác cháu đi qua.
C. Khiến nơi ở của người Nùng luôn bị giặc tấn công.
Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính.
B. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá
C. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.
Câu 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một bông hoa trong vườn.
………………………………………………………………………………………….....
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………….
II/ Đọc thành tiếng :
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc
một đoạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một khoảng: 1 phút 45 giây – 2
phút 00 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định như sau:
Bài 1: “Cô giáo tí hon”; đọc đoạn: “Bé treo nón,…mớ tóc mai.” (trang 17 và 18 ).
Bài 2: “Bài tập làm văn”; đọc đoạn: “Tôi cố nghĩ …bài tập làm văn.” (trang 46).
7


Bài 3: “Nhớ lại buổi đầu đi học”; đọc đoạn: “Hằng năm ,…hôm nay tôi đi học.” (trang
51).

-

Thời gian kiểm tra:

* Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.
* Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra
và chấm ngay tại lớp.

8


KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC
Môn Tiếng việt 3 (phần viết)
Thời gian làm bài: 40 phút
I/ Phần chính tả: (nghe – viết) bài: “Ông ngoại” Sách Tiếng việt 3, trang 34),
-

Viết đoạn từ: “Thành phố …………. chữ cái đầu tiên.”

II/ Phần Tập làm văn:
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đén 7 câu) kể những điều em biết về nông
thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau:
+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?
+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu?
+ Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?
+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT 3 (phần đọc)
I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (4 điểm)

Câu 1, 2, 4: Điền đúng mỗi câu ghi: 0.5 điểm (A, C, B)
Câu 3: (1 điểm)
Câu 5: (1 điểm) Đặt đúng mẫu câu: Ai thế nào?
II Đọc thành tiếng: (6 điểm)
9


Có thể phân ra các yêu cầu sau:
1/Đọc đúng tiếng, đúng từ: 2.0 điểm
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 2,0 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ

: 1,5 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên

: 0.5 điểm

3/Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm

: 0,5 điểm

Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm

: không ghi điểm

4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định
Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.
5/Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu
Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng

: 1,0 điểm
: ghi 0,5 điểm

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I, Năm học: 2014 - 2015
Môn: TIẾNG VIỆT 3 (phần viết)
10


I. Chính tả: (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình
bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa
đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn:
trừ 1 điểm cho toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
- Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau :
+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?
+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
+ Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?
+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức
sau :4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.


11


ĐỀ SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I KHỐI 3

NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 40 phút (không kể thời gian phát đề)
A. Đọc (6 điểm)
I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một
trong các bài tập đọc sau:
1) Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)
2) Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)
3) Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)
4) Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)
5) Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)
6) Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)
7) Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)
II. Đọc hiểu (3,5 điểm)
* Đọc thầm bài: “Cửa Tùng” sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu
hỏi sau.
Cửa Tùng
12


Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một
thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng
phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh
mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng
được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có
ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt
biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi
sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào
mái tóc bạch kim của sóng biển.
Theo Thuỵ Chương
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)
a. Xanh thẩm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
13


c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)
a. Thuyền
b. Thổi
c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai

(con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu
nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)

Câu

7:

Đặt

câu



Ai

thế

nào?”

(0,5điểm)

II. Viết ( 4 điểm)
1. Chính tả ( 2 điểm)
- Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá
thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần,


14


người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và
chiêng trống dùng khi cúng tế.
2. Tập làm văn (2 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về
nông thôn (hoặc thành thị).
Gợi ý:
+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..) ?
+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
+ Em thích nhất điều gì?
+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

15


ĐÁP ÁN
I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm (Đọc sai 1 - 2 tiếng: 1 điểm; Sai 3 – 4 tiếng:
0,5 điểm; Sai 5 – 6 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (Có thể mắc lỗi về ngắt
nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ): 1,5 điểm. (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 – 4 dấu câu: 1
điểm; Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 câu trở lên: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: Đọc quá 1 – 2 phút: 0,5 điểm; Quá 2 phút, phải đánh vần:
0 điểm.
II. Đọc hiểu (3,5 điểm)
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)
b. Thổi
5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai
(con gì, cái gì)? (0,5 điểm)
a. Cửa Tùng.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “ Câu lạc bộ thiếu
nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)
16


Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp
Câu 7: Đặt câu “Ai thế nào?” (0,5điểm)
Tùy theo học sinh đặt câu hoàn chỉnh để giáo viên chấm.
II. Viết (4 điểm)
1. Chính tả: Nghe - viết (2 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách,
trình bày đúng đoạn văn. (2 điểm)
Sai - lẫn 2 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy
định trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn. (2 điểm) Đảm bảo các yêu cầu:
Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; Sử dụng từ ngữ chính xác; Viết câu
đúng ngữ pháp;Bài viết sai không quá 5 lỗi chính tả và theo trình tự sau:
- Giới thiệu được lý do em định kể về nơi đó? (0,5 điểm)
- Kể được cảnh vật, con người ở đó như thế nào? (0,5 điểm)
- Nói được điều em thích nhất nơi giới thiệu. (0,5 điểm)
- Cảm nghĩ của em về nơi kể (0,5 điểm)

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 1,5 - 1,0
0,5.
Nếu bài viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn
trừ 0,5 điểm toàn bài chính tả và tập làm văn.

17


ĐỀ SỐ 5

A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt:
Cho văn bản sau:
Thả diều
Cánh diều no gió

Trời như cánh đồng

Sáo nó thổi vang

Xong mùa gặt hái

Sao trời trôi qua

Diều em lưỡi liềm

Diều thành trăng vàng.

Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió


Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Nhạc trời reo vang

Diều hay chiếc thuyền

Tiếng diều xanh lúa

Trôi trên sông Ngân.

Uốn cong tre làng.
TRẦN ĐĂNG KHOA

Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
A.1- Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Đọc hai khổ thơ trong bài thơ “Thả diều”
A.2- Đọc thầm và làm bài tập (4,5 điểm) – (Thời gian 15 – 20 phút)

18


- Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi
dưới đây:
Câu 1: Câu thơ “Cánh diều no gió” trong bài thơ được tác giả lặp lại mấy lần?
A. 3 lần


B. 4 lần

C. 5 lần

Câu 2: Câu thơ “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” tả cảnh diều vào lúc nào?
A. Vào ban ngày

B. Vào lúc hoàng hôn

C. Vào ban đêm

Câu 3: Em hiểu “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” là thế nào?
A. Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
B. Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
C. Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.

Câu 4: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?
A. thả diều, phơi, gặt hái
B. trong ngần, chơi vơi, xanh
C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm

Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
A. Tiếng sáo diều trong ngần.
B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.
C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.

- Tự luận:
Câu 6: Trong bài thơ, tác giả thấy cánh diều giống những sự vật nào?
...........................................................................................................................................

Câu 7: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu thơ sau:
“Tiếng diều xanh lúa- Uốn cong tre làng.”
19


Câu 8: Khổ thơ 4 có hình ảnh so sánh nào?
............................................................................................................................................
B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn:
B.1- Chính tả nghe- viết (2,0 điểm) – Thời gian 15 phút
Cảng Cam Ranh
Cam Ranh của chúng ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất
thế giới. Cảng Cam Ranh nằm bên quốc lộ số 1. Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo
nhỏ nhấp nhô tạo thành bức bình phong chắn sóng Biển Đông. Vì thế, quanh năm lúc
nào Cam Ranh cũng bình yên êm ả ...
ĐẮC TRUNG
B.2- Viết văn (2,0 điểm) – Thời gian 35 phút
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 – 10 câu) Kể về một vùng quê nơi em đang ở
hoặc nơi em yêu thích.
Gợi ý:
a) Đó là vùng quê ở đâu?
b) Cảnh đẹp, con người ở vùng quê có gì đáng yêu?
c) Em thích nhất điều gì?

20


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:

A.1- Đọc thành tiếng (1,5 điểm):

- Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, ...

– được 1,5 điểm;

- Đọc đúng nhưng chưa trôi chảy, rõ ràng, ...

– được 1,0 điểm;

- Đọc còn sai (Không quá 5 tiếng) , ...

– được 0,5 điểm

A.2- Đọc thầm và làm bài tập (4,5 điểm):
- Chọn và khoanh tròn đúng các câu 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1: Chọn B
Câu 2: Chọn C
Câu 3: Chọn C
Câu 4: Chọn B
Câu 5: Chọn A
- Ghi nội dung trả lời, bài làm:
Câu 6: trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm

- được 0,5 điểm

Câu 7: Uốn (Uốn cong)

- được 0,5 điểm

Câu 8: Trời – cánh đồng; Diều – lưỡi liềm
(hoặc: Trời như cánh đồng; Diều em lưỡi liềm)


- được 1,0 điểm

B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn:
B.1- Viết chính tả (2,0 điểm):
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn – 2 điểm
21


- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai (âm đầu, vần, thanh); không viết hoa đúng qui
định, trừ 0,2 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình
bày bẩn, … trừ 0,5 điểm toàn bài.
B.2- Viết văn (2,0 điểm):
- Đảm bảo các yêu cầu sau, được 2 điểm:
+ Viết được một đoạn văn kể, đơn giản chừng 7 câu đến 10 câu đúng theo yêu cầu của
đề, câu hỏi gợi ý;
+ Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả;
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết, … có thể cho các mức điểm:
1,5 – 1,0 - 0,5
--------------------------------------------- Hết ------------------------------------------

22


ĐỀ SỐ 6
A/ Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập I – trang 127 đọc thầm bài: “Nhà
rông ở Tây Nguyên” khoảng 08 - 10 phút.
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng

cho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc?
a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.
b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn
giáo không vướng mái.
2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
a. Treo rất nhiều hình ảnh.
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo
những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa.
3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì?
a. Là nơi thờ thần làng.
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..
4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau “Nhà rông ở Tây Nguyên cao, to
như một ngọn núi nhìn từ xa”.
5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu: Ai là gì?

23


6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết).
sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay

24


Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc?

c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn
giáo không vướng mái.
2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo
những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì?
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau “Nhà rông cao, to như một ngọn
núi nhìn từ xa”.
Nhà rông cao, to so sánh với một ngọn núi nhìn từ xa
5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu: Ai là gì?
Học sinh đặt câu có hai bộ phận chính VD: Bố em là công nhân.(0.5đ)
6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết).
sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay
Sáng nay, các bạn lớp 3A hát rất hay. Viết hoa chữ Sáng (0.5đ) điền đúng dấu phẩy và
chấm (0.5đ)

25


×