Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

ctxh với người sủ dụng methadon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.22 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
Báo cáo trước thực địa

2

Phần 1: Hoạt động hướng dẫn trước thực địa

2

1.1. Mục đích, yêu cầu

2

1.2. Nội dung, quá trình triển khai

2

1.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng

3

Phần 2: Thông tin về trung tâm y tế Nam Từ Liêm

4

2.1. Thông tin chung

4

2.2. Chức năng của trung tâm


4

2.3. Nhiệm vụ của trung tâm

4

2.4. Cơ cấu tổ chức của trung tâm

4

Phần 3: Thông tin về cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone

5

3.1. Các hoạt động chính của cơ sở

5

3.2. Các hoạt động can thiệp hỗ trợ về CTXH tại cơ sở

6

Phần 4: Đánh giá cá nhân về trung tâm

7

Phần 5: Thông tin cơ bản về thân chủ

8


Báo cáo thực hành

9

Phần 1: Mô tả ca

9

1.1. Hoàn cảnh của thân chủ

9

1.2. Vấn đề của thân chủ

9

Phần 2: Tiến trình CTXH

10

2.1. Tiếp nhận ca

10

2.2. Thu thập thông tin

13

2.3. Đánh giá, xác định vấn đề


17

2.4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

24

2.5. Thực hiện kế hoạch

27

2.6. Lượng giá

30

Phần 3: Đề xuất, kiến nghị

32

Nhật ký thực hành

33

Đánh giá của cơ sở

39

Phụ lục

40
1



Phần 1: Hoạt động hướng dẫn trước thực địa:
1.1. Mục đích, yêu cầu:
Mục đích của đợt thực hành:
 Thực hành nhằm tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng lý thuyết đã học vào tiếp cận và làm
việc với các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
 Thông qua thực hành, sinh viên có cơ hội áp dụng các triết lý giá trị đạo đức, các
nguyên tắc hành đồng của nhân viên CTXH về nghề CTXH trong làm việc với đối
tượng, qua đó sinh viên có thái độ trau dồi đạo đức nghề nghiệp.
 Hỗ trợ, giúp đỡ đối tượng trong các cơ sở xã hội giải quyết một số khó khăn phù hợp
với tình hình thực tế.
Trách nhiệm của sinh viên khi tham gia thực hành:





Tham gia đầy đủ số ngày/tuần thực hành tại trường và Trung tâm theo quy định.
Tham gia đầy đủ các giờ kiểm huấn của giáo viên hướng dẫn tại trường.
Đảm bảo thực hiện các nội dung trong bản Cam kết thực hành của cá nhân.
Có thái độ tích cực khi tham gia thực hành tại Trung tâm.
Yêu cầu sản phẩm thực hành:

 Báo cáo kế hoạch thực hành trước khi đến cơ sở.
 Nhật ký thực hành (ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, tư duy chuyên
môn trước một sự việc được trải nghiệm hoặc chứng kiến trong cả giai đoạn thực
hành).
 Báo cáo trước thực địa
 Một báo cáo tiến trình thực hành CTXH cá nhân trong đó chỉ rõ các kỹ năng đã thực

hiện được trong quá trình làm việc và thực hành tại cơ sở .
1.2. Nội dung, quá trình triển khai:
Nội dung thực hành:
 Sinh viên tìm hiểu và tiếp cận với cơ sở để hiểu về chức năng nhiệm vụ của cơ sở nơi
đến thực hành.
 Sinh viên tiến hành tìm hiểu về đối tượng người nghiện ma túy và gia đình của người
nghiện ma túy đang điều trị tại trung tâm. Sinh viên áp dụng tiến trình CTXH cá nhân
2


và vận dụng các kỹ năng quan sát, lắng nghe, thấu cảm và làm việc nhóm để làm việc
với đối tượng.
 Xây dựng và giữ mối quan hệ tốt với cơ sở thực hành.
 Ngoài những hoạt động chuyên môn, sinh viên sẽ tham gia một số hoạt động chung
của cơ sở khi trung tâm điều động.
Các lưu ý trước khi bắt đầu quá trình thực hành:
 Nhắc lại các bước tiến trình CTXH (6 bước) và các kỹ năng áp dụng trong quá trình
thực hành như: Lắng nghe, quan sát, thấu cảm, điều phối, làm việc nhóm,… (Tùy
trường hợp và thân chủ)
 Giảng viên giới thiệu một số thông tin cơ bản về từng cơ sở thực hành, giúp sinh viên
có được những hiểu biết ban đầu về cơ sở.
 Giảng viên nhắc lại một số lưu ý khi làm việc với thân chủ.
1.3. Thời gian, địa điểm, thân chủ:
Thời gian: Từ ngày 06 /11/ 2017 đến ngày 19/11/2017. Trong đó:
 Ngày 28/10 đến 2/11: SV học tập, nghe GV hướng dẫn trên lớp tại trường Đại học Lao
động xã hội, và bắt đầu tiền trạm các cơ sở.
 Từ 6/11 – 19/11: SV thực hành tại cơ sở dưới sự kiểm huấn của giảng viên phụ trách
và sự giúp đỡ của cán bộ cơ sở.
Mỗi tuần sinh viên đến cơ sở thực hành 4-5 ngày (Sinh viên có thể thảo luận để thống
nhất lịch với cơ sở để phù hợp với lịch của cá nhân).

Địa điểm: Cơ sở điều trị Methadone Q.Nam Từ Liêm, nằm trong Trung tâm y tế
Q.Nam Từ Liêm - 3, Liên Cơ, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Thân chủ: Chọn một trong những bệnh nhân đang điều trị tại Cơ sở cai nghiện ma túy
bằng Methadone.

Phần 2: Thông tin về trung tâm y tế Nam Từ Liêm:
2.1. Thông tin chung:

3


 Địa chỉ trụ sở cơ quan: Khu Liên Cơ, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, TP.Hà
Nội
 Điện thoại: 043.7680005
 Fax 043.7680005
 Thời gian hoạt động: 08:00 AM - 05:00 PM
2.2. Chức năng của trung tâm:
Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ
chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã
hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, truyền thông giáo dục sức
khỏe trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
2.3. Nhiệm vụ của trung tâm:
Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh,
HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề
nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh
dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo
phân cấp và theo quy định của pháp luật;
Chỉ đạo hoạt động của 10 Trạm Y tế phường thực hiện các nhiệm vụ được giao trên địa
bàn quản lý;
Đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thuộc

nhiệm vụ được giao cho cán bộ y tế xã, phường, nhân viên y tế thôn và các cán bộ
khác;
Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
về lĩnh vực liên quan;
Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế
quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế Hà Nội phân công;
2.4 Cơ cấu tổ chức của trung tâm:
Các phòng nghiệp vụ:
 Phòng Kế hoạch nghiệp vụ;
4


 Phòng Hành chính - Tổ chức - Tài vụ;
 Phòng Truyền thông giáo dục sức khoẻ.
Các khoa nghiệp vụ, chuyên môn:








Khoa Xét nghiệm;
Khoa Y tế công cộng & Quản lí bảo hiểm xã hội;
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;
Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS;
Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm;
Phòng khám Đa khoa Cầu Diễn;
10 Trạm Y tế phường.

Trong những năm qua, Trung tâm đã không ngừng nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất,
đổi mới và hiện đại trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và y đức của
cán bộ để có thể đảm đương được nhiêm vụ CSSK nhân dân trong thời kỳ mới.
Nhiều năm liền đơn vị đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế,
UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm trong việc thực hiện và hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phần 3: Thông tin về cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone:
3.1. Các hoạt động chính của cơ sở:
Ngày 01/12/2009, cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone đầu tiên của Hà
Nội đã được khai trương tại Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm, xã Mỹ Đình, Hà Nội. Cơ
sở có thể tiếp nhận điều trị cho khoảng 250 người nghiện/năm.
Thời gian qua trung tâm đã nỗ lực triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:
tiếp cận với các quần thể nguy cơ nhiễm HIV gồm người tiêm chích ma túy, người
đồng tính nam (MSM), gái mại dâm..., tư vấn khuyến khích và hỗ trợ họ đi xét nghiệm
HIV và điều trị thay thế bằng methadone. 100% người bệnh điều trị tại cơ sở điều trị
methadone đều được sàng lọc lao trong lần khám bệnh đầu tiên và các lần tái khám;
xét nghiệm sàng lọc viêm gan b, C...
Hiện cơ sở điều trị methadone tại trung tâm đang điều trị cho 302 bệnh nhân. 100%
bệnh nhân cải thiện về sức khỏe, hơn 70% bệnh nhân đi làm trở lại hoặc xin được việc
làm sau khi điều trị ổn định.
5


Việc chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV được Trung tâm triển khai từ năm 2006:
quản lý bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự
phòng lao, chuyển tiếp các dịch vụ, đánh giá sức khỏe bệnh nhân qua tái khám định kỳ
1 lần/tháng và tái khám đột xuất, qua xét nghiệm; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con và một số dịch vụ khác như điều trị đồng nhiễm lao/HIV, hỗ trợ tinh thần (chăm
sóc tại nhà, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ)...
Hiện nay, cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone đang tiếp nhận điều trị

khoảng hơn 800 bệnh nhân ngoại trú, bác sĩ điều trị chính là bác sĩ Đỗ Hữu Trăm.
Ngoài điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone, cơ sở còn kết hợp điều trị cai
nghiện bằng thuốc Suboxone với một số bệnh nhân.
Mỗi bệnh nhân điều trị cai nghiện ma túy và HIV/AIDS đều có một mã số riêng để
tiện cho việc quản lý và theo dõi điều trị. Mỗi tháng, hồ sơ bệnh án của toàn bộ bệnh
nhân sẽ được cập nhật một lần.
3.2. Các hoạt động can thiệp hỗ trợ về CTXH:
Hỗ trợ cho các y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên tại cơ sở:
Cục phòng chống HIV/AIDS của Bộ y tế thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về
hoạt động tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân điều trị cai nghiện cho các cán bộ tại cơ sở.
Ngày 11/04/2017, trung tâm y tế Nam Từ Liêm phối hợp với Quỹ chăm sóc sức khỏe
AIDS Hoa Kỳ (AHF) khai trương Dự án “Chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV” tại
trung tâm. Phòng khám HIV/AIDS được đặt cùng tầng với cơ sở điều trị cai nghiện ma
túy và cùng thuộc khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS.
Ngày 13 - 15/6/2016 tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng
(SCDI) đã tổ chức chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của
Điểm Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ điều trị cai nghiện tại cộng đồng cho 10 tỉnh thành
phố phía Bắc”. Đại diện lãnh đạo trung tâm cũng đã đại diện cho các trung tâm cai
nghiện tự nguyện thành phố Hà Nội tham dự chương trình.
Mới đây, từ ngày 17-19/11/2017, trung tâm đã tổ chức xét nghiệm HIV và tư vấn miễn
phí tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chuỗi Dự án Tư vấn và Xét
nghiệm HIV tại cộng đồng do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phát động từ
6


năm 2016 dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa
Kỳ - AIDS Heatlhcare Foundation tại Việt Nam (AHF).
Hỗ trợ cho các bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở:
Trung tâm thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm tự nguyện dành cho các
bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở. Trong các buổi sinh hoạt nhóm này, thường sẽ có các

hoạt động tuyên truyền, talkshow, chia sẻ kinh nghiệm,… do chính những bệnh nhân
thực hiện, hoặc có thể có những buổi chia sẻ kiến thức về chuyên môn do các chuyên
gia được y bác sĩ của trung tâm mời đến.
Ngoài ra, các bệnh nhân khi đến điều trị tại trung tâm đều được tư vấn miễn phí trước
khi bắt đầu quá trình điều trị.
Phần 4: Đánh giá cá nhân về trung tâm:
Về đội ngũ nhân viên y tế: Chuyên môn cao, thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên
nghiệp, nhanh chóng dù khối lượng công việc khá lớn so với nguồn nhân lực hạn hẹp.
Với bệnh nhân luôn có thái độ cởi mở, lịch sự, tận tình, chu đáo. Khi hướng dẫn cho
các sinh viên đến thực hành cũng rất nhiệt tình, gần gũi.
Về bệnh nhân: Vì là cơ sở cai nghiện mà túy và điều trị HIV nên có nhiều bệnh nhân
có hoàn cảnh đặc thù, một số bệnh nhân khi đến cơ sở điều trị còn đang trong tình
trạng lên cơn nghiện, nhưng phần lớn bệnh nhân đều tuân thủ các quy định và hợp tác
với bác sĩ, điều dưỡng. Một số bệnh nhân có thái độ khá thân thiện, cởi mở trong khi
một số ít bệnh nhân vẫn có thái độ bất lịch sự, thậm chí là bạo lực, không hợp tác.
Về cơ sở trang thiết bị: Phòng khám sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị hiện đại, tiện
nghi, khu vực xét nghiệm khép kín, đảm bảo điều kiện xét nghiệm.
Phần 5: Thông tin cơ bản về thân chủ:
Đối tượng: Người nghiện ma túy đang điều trị cai nghiện tại trung tâm bằng
Methadone.
Thân chủ giấu tên; Tuổi: 28; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không; Dân tộc: Kinh;
Nguyên quán: Hà Nội
7


Mức thu nhập: Trung bình; Chưa có gia đình; Người thân: Bố, mẹ, chị gái, anh rể
Tình hình điều trị: Đã điều trị cai nghiện bằng Methadone tại cơ sở được 2 năm, không
nhiễm HIV, không mắc các bệnh khác.

Phần 1: Mô tả ca:

Lý do lựa chọn thân chủ:
- Thân chủ là bệnh nhân điều trị đã lâu tại cơ sở điều trị.
- Thân chủ có quan hệ tốt với bác sĩ, điều dưỡng tại trung tâm, tuân thủ các quy định
của trung tâm, có thái độ tích cực khi điều trị.
- Thân chủ được điều dưỡng của trung tâm giới thiệu.
8


- Thân chủ có hoàn cảnh không quá đặc biệt, giống với đa phần các bệnh nhân khác tại
cơ sở.
1.1. Hoàn cảnh của thân chủ:
Vũ Phi H. là con út trong gia đình. Anh sinh năm 1991, hiện tại đang sống cùng bố mẹ
tại Hà Nội, làm kinh doanh tại gia đình, thu nhập ổn định.Bố anh là viên chức nghỉ
hưu, có lương hưu tạm ổn (thân chủ không chia sẻ rõ). Mẹ anh trước kia làm buôn bán,
sau đó thì chuyển cửa hàng lại cho anh. Gia đình anh hiện tại không có khó khăn về tài
chính. Anh H còn độc thân, không tham gia hội nhóm, không hoạt động xã hội, rất ít
tiếp xúc với họ hàng nội ngoại. Anh H có một chị lớn đã lấy chồng, hiện tại không
định cư ở Việt Nam. Năm 2012, anh H bị bạn bè xấu lôi kéo, lừa hút ma túy và bị
nghiện. Anh H sử dụng ma túy được nửa năm thì bỏ học đại học, dùng tiền đóng học
để mua ma túy. Sau đó một thời gian, nhờ gia đình khuyên nhủ, anh đã nhận ra tác hại
của việc nghiện ma túy và những lỗi lầm trước đây, quyết tâm từ bỏ bạn xấu và cai
nghiện. Đầu năm 2015, anh đã tự nguyện đến trung tâm điều trị cai nghiện Nam Từ
Liêm để điều trị cai nghiện, đến nay đã được gần 2 năm.
1.2. Vấn đề của thân chủ:
Quá trình điều trị cai nghiện là một quá trình dài hơi và rất khó khăn, đòi hỏi bệnh
nhân phải rất kiên trì và được động viên, ủng hộ. Nhưng anh H đã giấu tất cả mọi
người từhọ hàng, bạn bè đến hàng xóm xung quanh việc anh bị nghiện. Chỉ có bố mẹ
và người bạn thân nhất, cũng là người đã giới thiệu anh đến cơ sở điều trị biết việc anh
bị nghiện. Mặc dù nơi ở hiện tại của anh khá xa cơ sở điều trị nhưng anh vẫn không
dám đến cơ sở gần nhà để uống thuốc mà ngày nào cũng phải tự chạy xe máy tới cơ

sởđiều trị. Anh H. cũng không có hoạt động giải trí hay công việc nào khác ngoài việc
kinh doanh cửa hàng mẹ đã giao lại. Ngoại trừ ở nhà chơi cờ với bố ra, anh chỉ chơi
một vài game đơn giản trên mạng để giải trí và có rất ít liên lạc với bạn bè.Từ sau khi
phải điều trị cai nghiện, anh H càng ít khi ra khỏi nhà, ít tiếp xúc với người xung
quanh và luôn lo lắng người quen biết được anh đang phải điều trị cai nghiện.Dù đã
được gia đình và bạn bè ủng hộ nhưng anh H vẫn không thể duy trì lịch đến uống
thuốc liên tục.
Phần 2: Tiến trình Công tác xã hội:
9


2.1. Tiếp nhận ca:
Cách thức tiếp cận:
Sau khi xuống thực địa, sinh viên bắt đầu thực hiện việc ti ếp cận địa bàn, h ọc
nội quy ứng xử tại cơ sở, nghe kiểm huấn viên giới thi ệu về c ơ s ở, quan sát cách
thức làm việc và tạo lập mối quan hệ với các nhân viên tại cơ sở.
Sau khi đã thiết lập được mối quan hệ tại cơ sở, sinh viên thông qua gi ới thi ệu
của nhân viên cơ sở lựa chọn một bệnh nhân đang đi ều tr ị tại cơ s ở đ ể ti ến
hành tiếp nhận ca và bắt đầu tiến trình.
Sáng ngày 13/11 (ngày thứ ba sinh viên tới cơ sở), theo l ời khuyên và gi ới thi ệu
của nhân viên y tế tại cơ sở, sinh viên đã có buổi gặp mặt đầu tiên và trò chuy ện
với thân chủ trong giờ cấp phát thuốc Methadone hàng ngày của cơ s ở.
Phúc trình tóm tắt:
Họ và tên thân chủ: VũPhi H.
Tuổi: 26
Thời gian: 7h50 đến 8hngày 10/11/ 2017
Địa điểm: Tầng 1 – Phòng phát thuốc Methadone, Trung tâm y tế Nam Từ Liêm
Mục đích: Bước đầu tạo lập mối quan hệ với thân chủ, qua đó thu th ập thông tin
cơ bản của thân chủ.
Người thực hiện: Sinh viên Vương Anh Thư

Hôm nay là buổi làm việc đầu tiên giữa nhân viên xã hội và anh H. Ấn tượng đ ầu
tiên về anh H của nhân viên xã hội là anh trông khác hẳn so v ới những b ệnh
nhân đang điều trị tại cơ sở. Tuy ban đầu anh H còn hơi e ngại khi m ới g ặp nhân
viên xã hội nhưng nhờ có sự giới thiệu của điều dưỡng của cơ s ở và sự đảm bảo
của nhân viên xã hội nên anh cuối cùng đã cởi mở hơn. Khi trò chuy ện v ới anh H,
nhân viên xã hội nhận thấy rằng anh là một người khá nhiệt tình và thật thà
nhưng lại hơi chút ngại giao tiếp, đặc biệt là với người l ạ và người khác gi ới. Khi
10


nhân viên xã hội đặt câu hỏi về các thông tin và hoàn c ảnh c ủa thân ch ủ, anh
phần nào đó vẫn còn e dè và trả lời khá máy móc. Tuy nhiên, khi đã tìm được một
chủ đề chung để nói chuyện thì anh lại dần cởi mở hơn và tr ở nên khá vui tính.
Tuy nhiên, vì buổi gặp mặt khá bất ngờ, nhân viên xã hội cảm th ấy anh H chưa
chuẩn bị về thời gian cũng như về tâm lý nên đã rút ngắn cu ộc nói chuy ện và
hẹn anh vào ngày hôm sau để lấy những thông tin sâu hơn. Anh H cũng vui v ẻ
đồng ý và khi ra về đã có thái độ gần gũi hơn rất nhi ều lúc m ới b ắt đ ầu cu ộc nói
chuyện.
Nhân viên xã hội: “Chào anh, thời gian này mong anh giúp đỡ em ạ.”
Anh H: “Ừm, không có gì đâu em.”
Nhân viên xã hội: “Anh có thể chia sẻ cho em một s ố thông tin c ơ b ản v ề anh
được không ạ?”
...
Nhân viên xã hội: “Anh có thể cho em biết tuổi của anh được không? Để chúng ta
có thể dễ dàng xưng hô với nhau hơn.”
(Nhân viên xã hội đã sử dụng kỹ nă ng đặt câu hỏi để thân chủ không cảm thấy
gò bó, cứng nhắc như đang bị hỏi cung, tạo mối quan hệ thân thi ết v ới thân ch ủ.)
Anh H: “Anh sinh năm 91.”
...
Nhân viên xã hội: “Em thấy anh đợi ở đây từ sớm, không bi ết anh có ở gần đây

không? Nếu ở gần đây thì tiện hơn, anh nhỉ.”
Anh H: “Anh ở tận Tây Hồ cơ em ạ, không gần đâu nhưng anh quen dậy s ớm rồi.”
Nhân viên xã hội: “Anh phải đến uống sớm thế này thì bình thường ai m ở hàng ở
nhà hả anh? Từ đây về Tây Hồ cũng phải mất nửa tiếng ấy anh nhỉ.”
(Nhân viên xã hội đã sử dụng kỹ nă ng giao tiếp để chuyển chủ đề câu chuyện
sang hướng mở hơn, tạo không khí thoải mái cho buổi trò chuyện khi quan sát
11


thấy thân chủ có biểu hiện còn e ngại và lo lắng khi đưa thông tin cá nhân cho
người lạ. Sử dụng kỹ năng giao tiếp nhằm giúp thân chủ cảm thấy an toàn, thoải
mái chia sẻ từ đó nhân viên xã hội sẽ hi ểu và nắm rõ h ơn được thông tin cũng
như vấn đề của thân chủ. Khi sử dụng kỹ năng này bản thân nhân viên xã h ội
nhận thấy thân chủ thực sự khá thú vị và là người có thể thu hút mọi ng ười, ch ỉ
cần thân chủ cởi mở hơn và mạnh dạn hơn trong giao ti ếp thì sẽ d ễ dàng hòa
đồng với những người xung quanh).
Anh H: “Bình thường anh đều uống thuốc xong mới về mở cửa hàng.”
Nhân viên xã hội: “Vậy không sợ mở muộn sao anh? Nếu lỡ có việc bận thì anh
có nhờ được ai không?”
Anh H: “Cũng may không phải bán đồ ăn sáng nên không cần m ở s ớm em ạ. Bình
thường thì cửa hàng chỉ có một mình anh trông thôi, nếu vi ệc gì cần l ắm m ới
nhờ các cụ ra trông hộ.”
Nhân viên xã hội: “Vậy bình thường anh bận lắm phải không ạ? Một mình trông
cửa hàng và còn phải chăm các cụ nữa.”
(Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi mở nhằm gợi mở cho thân
chủchia sẻ thêm về các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. )
Anh H: “Bận thì cũng bận nhưng còn hơn là ngồi rỗi em ạ. Còn các cụ thì tr ộm vía
vẫn khỏe mạnh lắm, có khi là hai cụ chăm lại anh ấy chứ. Hồi ấy không có b ố
mẹ thì không biết bây giờ anh ra sao rồi.”
...

Sau khi trao đổi thêm một số thông tin nữa, vì phải về mở cửa hàng nên anh H đã
ra về sớm. Nhân viên xã hội hẹn anh vào hôm khác tiếp tục cuộc trò chuyện và
dự định sẽ tiến hành thu thập thêm những thông tin sâu hơn.
Đánh giá nhu cầu:
Thân chủ có hoàn cảnh không quá đặc biệt, tiêu bi ểu cho đa ph ần những b ệnh
nhân đang điều trị tại cơ sở.
12


Vấn đề của thân chủ không quá khó khăn, đòi hỏi quá trình can thi ệp không quá
phức tạp, là vấn đề cấp thiết cần giải quyết.
Thân chủ có thái độ hợp tác, ứng xử lịch sự, nhân cách tốt và có nhu c ầu, mong
muốn được hỗ trợ giải quyết vấn đề.
2.2. Thu thập thông tin:
Cách thức và các nguồn thông tin:
Đặt câu hỏi cho thân chủ trong những buổi gặp mặt trao đổi trực tiếp, sử dụng kỹ năng
ghi chép ghi nhanh lại những thông tin thân chủ đưa ra và xin phép thân chủ được ghi
âm lại các buổi nói chuyện.
Tìm hiểu thông qua hồ sơ bệnh án của thân chủ, các ghi chép còn lưu lại về quá trình
điều trị của thân chủ tại cơ sở điều trị, lựa chọn những thông tin cần thiết và liên quan
đến tiến trình để ghi lại.
Tìm hiểu thông qua ý kiến và nhận xét của các y bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, những
người tiếp xúc trực tiếp với thân chủ, lựa chọn những thông tin hữu ích và phù hợp để
ghi lại .
 Tổng hợp thông tin từ các nguồn trên, sàng lọc, lựa chọn thông tin phù hợp, xác
minh lại tính xác thực của các thông tin, đưa ra bản tổng hợp thông tin và cái
nhìn toàn diện về thân chủ.
Phúc trình tóm tắt:
Họ và tên thân chủ: Vũ Phi H.
Tuổi: 26

Thời gian: 7h45 đến 8h ngày 13/11/ 2017
Địa điểm: Tầng 1 – Phòng phát thuốc Methadone, Trung tâm y tế Nam Từ Liêm
Mục đích: Tạo lập mối quan hệ thân thiết, tin tưởng hơn với thân chủ, tìm hi ểu
kỹ hơn các thông tin về thân chủ, đồng thời giúp thân chủ chia s ẻ những băn

13


khoăn, lo lắng trong suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của mình. Qua đó giúp thân
chủ xác định rõ ràng vấn đề và hướng giải quyết.
Người thực hiện: Sinh viên Vương Anh Thư
Đây đã là buổi làm việc thứ hai giữa nhân viên xã h ội và anh H. Anh H đã có thái
độ cởi mở và tin tưởng hơn rất nhiều đối với nhân viên xã hội. Trong cu ộc trò
chuyện hôm nay anh H đã kể cho tôi nhiều hơn v ề những v ấn đ ề mà anh g ặp
phải, bên cạnh đó, tôi cũng thu thập được khá nhiều thông tin v ề những người
xung quanh anh, nhất là về người chị gái và người bạn thân nhất của anh. Cu ối
buổi trò chuyện, nhân viên xã hội cảm thấy thái độ và cảm xúc của thân ch ủ
thực sự đã thay đổi khá nhiều so với buổi trò chuyện trước đó.
Nhân viên xã hội: “Từ buổi nói chuyện trước thì em cũng đã nắm được sơ qua
thông tin của anh rồi. Em muốn hỏi kỹ hơn về các m ối quan h ệ c ủa anh v ới m ọi
người. Có thể bắt đầu từ người thân nhất là bố mẹ và chị gái của anh được
không ạ?”
...
Nhân viên xã hội: “Ở nhà em cũng có chị gái, hai chị em cũng thân thi ết v ới nhau
lắm, có những chuyện mà đến mẹ em còn không biết nhưng em lại kể hết cho
chị em. Chắc lúc chị gái anh đi sang nước ngoài với chồng anh buồn lắm. ”
(Nhân viên xã hội nhận thấy thân chủ có vẻ buồn khi nhắc đến chị gái nên đã sử
dụng kỹ năng thấu cảmđể thân chủ cảm thấy mình được đồng cảm và chia sẻ
những cảm xúc, suy nghĩ thật sự trong lòng. Khinhân viên xã hội sử dụng kỹ năng
này thì thực sự thân chủ đã chia sẻ một cách rất thật lòng và r ất xúc đ ộng. Qua

đó, nhân viên xã hội có thể nhận ra được yếu tố tình cảm tác động khá l ớn đến
thân chủ và có lẽ là nguyên nhân sâu xa nhất khiến thân chủ tìm đến ma túy.)
Anh H: “Anh buồn lắm chứ, nhưng mà chẳng lẽ lại bảo chị đừng đi, cũng không ở
với chị mãi được. Lúc ấy anh cũng không kể với ai được, L đi du h ọc m ất r ồi, N
cũng không còn nữa. Bố anh lúc ấy cũng chưa nghỉ hưu, mẹ anh l ại b ận r ộn c ửa
hàng quá. Anh không có bạn bè nào ở đại học cả, bạn bè cấp ba còn liên l ạc cũng
14


chỉ có mình L. Rồi không hiểu thế nào lại quen nhóm kia, còn đi ăn nh ậu cùng
chúng nó.”
(L là bạn thân của thân chủ, người đã giới thiệu anh H đến cơ sở điều tr ị và đang
là bác sĩ ở bệnh viện khác tại Hà Nội. N là bạn gái cũ đã m ất do tai n ạn c ủa thân
chủ.)
...
Nhân viên xã hội: “Vậy sau đó vì lý do gì mà anh đã quyết định từ b ỏ ma túy? Lúc
đó anh có biết là việc này sẽ rất khó khăn và sẽ kéo dài nhi ều năm li ền nh ư v ậy
không?”
(Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng đặt câu h ỏi cho thân ch ủ đ ể tìm hi ểu nguyên
nhân cũng như yếu tố tác động tích cực nhất đến thân chủ, từng giúp thân ch ủ
vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Từ đó tìm ra được những ngu ồn l ực h ỗ
trợ tốt nhất cho quá trình duy trì điều trị của thân chủ.)
Anh H: “Cái này anh suốt đời cũng không quên được ơn của anh Lvà b ố. Lúc ấy
bố anh nghi anh sử dụng ma túy nhưng bố anh không nói gì cả mà đi gặp L đ ể
hỏi về biểu hiện của anh. L không chắc chắn nên mới bảo bố anh cùng đi theo
dõi anh. Lúc anh đi mua thuốc, hai người rình ở ngoài bị chúng nó tưởng là công
an, suýt nữa bị chúng nó đánh chết. L bị đâm phải khâu đúng hai mươi mũi, b ố
anh may chạy kịp ra ngoài phố. Lúc anh ngồi ở ngoài phòng cấp cứu anh đã thề là
nếu lần này L chết thì anh cũng sẽ đi chết theo đ ể đ ền tội, mà n ếu L s ống đ ược
thì anh sẽ cai bằng được hết nghiện thì thôi, sau đó sẽ báo đáp nó. Th ế mà đ ến

lúc L xuất viện nó vẫn chơi với anh, hôm anh đến đây xin đi ều tr ị nó còn đi theo.
Lúc đầu mới cai mệt mỏi lắm, anh lại không dám nói v ới ai, th ời gian đ ầu anh có
đi trại cai nghiện nhưng bố mẹ anh sót quá lại xin về. Chuy ển đến đây m ấy hôm
đầu không dám đi một mình, anh toàn đi cùng L r ồi còn ở l ại nhà nó, c ứ nh ư th ế
mấy tháng liền. Cũng may nó chưa có vợ con gì, đ ợt đ ấy cũng m ới v ề n ước ch ưa
có việc làm nên còn kèm cặp anh được.”
...
15


Kết thúc buổi nói chuyện, nhân viên xã hội đã nắm được toàn bộ thông tin c ần
thiết và có cái nhìn đầy đủ và tổng quan nhất về ca. Đồng th ời, nhân viên xã h ội
cũng đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết, tạo dựng được lòng tin v ới thân
chủ. Thân chủ cũng có thái độ rất hợp tác và cởi m ở chia s ẻ, tạo đi ều ki ện thu ận
lợi cho các bước sau của tiến trình.
Tổng hợp thông tin của thân chủ:
 Thông tin từ thân chủ:
Họ tên: Vũ Phi H;

Năm sinh: 1991;

Giới tính: Nam;

Dân tộc: Kinh;

Tôn giáo: Không;

Địa chỉ: Hà Nội;

Tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn;

Thu nhập: 5 triệu/ tháng;

Nghề nghiệp: Kinh doanh;

Trình độ học vấn: Phổ thông trung học;
Không tham gia hoạt động xã hội;

Không tham gia hội nhóm;

Gia đình: Sống cùng bố, mẹ, chị gái đã lấy chồng ở xa, ông bà ngoại đã mất, ông nội
đã mất, bà nội sống ở quê với các bác, họ hàng nhà ngoại ở xa, không thường xuyên
liên lạc;
Sở thích:Chơi game, online facebook, nghe nhạc, nuôi chó;
Mối quan hệ với người xung quanh: Rất thân thiết với bố mẹ và bạn thân (anh L),
trước đây từng thân thiết với chị gái nhưng hiện tại không tiếp xúc nhiều, không liên
lạc hay tiếp xúc với họ hàng, không có quan hệ hay tiếp xúc với hàng xóm, ngoài anh
L ra hiện tại không còn liên lạc với bạn bè nào khác.
Lý do sử dụng ma túy: Ngay sau khi bạn gái cũ của thân chủ đột ngột qua đ ời do
tai nạn thì chị gái của thân chủ quyết định lập gia đình và chuy ển đi định cư ở
nước ngoài. Bạn thân nhất của thân chủ cũng đi du học ở nước ngoài, bố mẹ
thân chủ lại không có thời gian quan tâm đến thân chủ, khi ến thân ch ủ suy s ụp,

16


không có chỗ dựa tinh thần dẫn đến sa ngã, chơi với bạn bè x ấu, b ỏ h ọc và s ử
dụng ma túy.
Mong muốn: Được sớm kết thúc quá trình điều trị, không phải giấu diếm người quen
và hàng xóm xung quanh, ngoài việc chơi game online và kinh doanh muốn có thêm
những hoạt động khác để giữ bản thân bận rộn,giúp không thèm nhớ ma túy nữa và trở

thành người có ích cho xã hội.
 Thông tin từhồ sơ bệnh án:
Thời gian bắt đầu điều trị: Tháng 01/2015;
Hình thức sử dụng ma túy: Hút (không tiêm chích); Lần đầu hút: Năm 2010
Người giới thiệu trung tâm: Bạn thân học cùng cấp ba, hiện đang là bác sĩ tại bệnh
viện khác;
Bệnh khác đang điều trị: Không;

Liều điều trị: 40mg/ngày;

Tình trạng điều trị trong 6 tháng gần đây: Thân chủ đã ổn định liều, vừa giảm từ 50
xuống 40 mg/ngày trong tháng 9, không có hội chứng cai, không có tác dụng phụ của
thuốc, không thèm nhớ Heroin, sức khỏe tốt;
Tình trạng sử dụng ma túy trong 6 tháng gần đây: Không tái sử dụng;
Trình trạng tuân thủ điều trị trong 6 tháng gần đây: Bỏ thuốc mười ngày với nhiều lý
do khác nhau;
 Thông tin từ đánh giá của bác sĩ, điều dưỡng:
Tuy thân chủ mới điều trị hai năm nhưng có thái độ rất tích cực, có thể nói là một
trong số những bệnh nhân tích cực và uống thuốc đều nhất đang điều trị. Mỗi lần đến
uống thuốc thân chủ đều rất đúng giờ, tuân thủ các quy định của cơ sở, rất lễ phép với
các nhân viên của cơ sở. Trong một vài lần tổ chức sinh hoạt nhóm bệnh nhân đang
điều trị Methadone tại cơ sở, thân chủ cũng rất nhiệt tình tham gia và hỗ trợ. Tuy
nhiên, thường ngày thân chủ khá ít nói và trầm tính, ngại giao tiếp với người lạ nên
không chia sẻ nhiều với mọi người.
2.3. Đánh giá, xác định vấn đề:
17


Phúc trình tóm tắt:
Họ và tên thân chủ: Vũ Phi H.

Tuổi: 26
Thời gian: 8h đến 8h30 ngày 13/11/ 2017
Địa điểm: Tầng 1 – Phòng phát thuốc Methadone, Trung tâm y tế Nam Từ Liêm
Mục đích: Cùng thân chủ xác định rõ ràng vấn đề, từ đó có được nh ững đánh giá
từ hai hướng khách quan và chủ quan để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
Người thực hiện: Sinh viên Vương Anh Thư
Trong buổi nói chuyện này, giữa nhân viên xã hội và thân chủ đã không còn
những e dè hay ngại ngùng nào ban đầu nữa. Bu ổi nói chuy ện di ễn ra trong b ầu
không khí thoải mái và khá vui vẻ.
Nhân viên xã hội: “Hiện tại em đã có dược đầy đủ thông tin cần thiết rồi, em xin
được chuyển sang bước tiếp theo đó là xác định vấn đề của anh. Nh ư l ần tr ước
anh đã chia sẻ với em rất nhiều về việc anh phải giấu hàng xóm và người quen
việc anh nghiện ma túy, anh có thể cho em biết lý do vì sao được không?”
(Nhân viên xã hội đã sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi và đặt vấn đề để tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề của thân chủ và để chắc chắn không bỏ sót điều gì.)
Anh H: “Thì em cũng biết rồi đấy, tiếng lành đồn xa ti ếng ác đồn còn xa h ơn,
thiên hạ trăm cái miệng thể nào cũng có lời này l ời kia. Anh thì cũng không sao,
kệ cho người ta nói, nói chán thì thôi cũng được, nhưng mà còn b ố m ẹ anh, còn
anh L nữa, có ai muốn mang tiếng là có con bị nghi ện hay ch ơi v ới th ằng nghi ện
đâu. Rồi còn cả cửa hàng, bây giờ người ta cứ nói thì ai dám vào mua hàng cho
anh, mà làm ăn không được thì lại chỉ khổ mẹ anh thôi.”
...

18


Nhân viên xã hội: “Vậy bây giờ chị gái anh không ở cùng anh n ữa, ch ị N cũng
không còn bên cạnh, so với trước kia vẫn có khoảng tr ống như vậy, anh có còn
cảm thấy buồn không?
(Nhân viên xã hội dùng kỹ năng đặt câu hỏi và quan sát để xác định trạng thái

tâm lý của thân chủ, nhằm xác định xem thân chủ còn g ặp v ấn đ ề nào v ề tâm lý
hay còn vấn đề nào liên quan đến lý do thân ch ủ s ử d ụng ma túy tr ước kia
không. Khi sử dụng kỹ năng này nhân viên xã hội đã nhận thấy thân chủ tuy vẫn
còn khá buồn và đau lòng trước mất mát trong quá khứ nhưng đã nghĩ thông
suốt hơn và có thể hoàn toàn vượt qua được nỗi đau, biến nó thành động lực
vươn lên trong cuộc sống).
Anh H: “Buồn chứ em, dù sao cũng là mất đi người mình yêu. Nhưng bây gi ờ anh
nghĩ thông rồi, chị anh bây giờ ở bên ấy sống cũng ổn định, hạnh phúc r ồi, anh
thấy chị ấy như thế cũng vui lên. N thì mất cũng đã lâu r ồi, anh c ứ bu ồn mãi cô
ấy cũng không sống lại được, mà còn làm khổ người khác. Với cả, bây gi ờ L v ề
rồi, rảnh rảnh một tí là lại gọi anh sang ch ơi, còn cả bố m ẹ anh n ữa. Bây gi ờ hai
cụ còn dựa được vào mỗi mình anh. Anh cứ buồn mãi thì mai kia ai nuôi b ố m ẹ,
ai chăm sóc bố mẹ anh.”
...
Các công cụ:

19


Sơ đồ phả hệ của thân chủ:

Nhìn vào sơ đồ này, có thể thấy được mối quan hệ của thân chủ v ới các thành
viên trong gia đình. Ông bà ngoại của thân chủ đều đã qua đời, ông n ội của thân
chủ cũng đã mất. Bố mẹ của thân chủ đều vẫn còn sống, hai người kết hôn và có
20


hai con một nam một nữ là thân chủ và chị gái của thân ch ủ. Ch ị gái c ủa thân ch ủ
đã kết hôn nhưng chưa có con. Thân chủ không xung đ ột v ới ai trong gia đình
nhưng cũng chỉ có mối quan hệ thân thiết với b ố, mẹ và ch ị gái. Ngoài ra, bà n ội

của thân chủ có mối xung đột với mẹ của thân chủ.

Biểu đồ sinh thái của thân chủ:

Nhìn vào biểu đồ này, có thể thấy được sự tác động của các yếu t ố xã h ội đ ối v ới
thân chủ. Qua biểu đồ, ta thấy được mối quan hệ gi ữa thân chủ v ới b ố m ẹ, b ạn
bè và chị gái là những mối quan hệ mạnh mẽ tác động qua l ại v ới thân ch ủ.
Thông qua biểu đồ sinh thái, ta có thể thấy được những mối quan hệ từ m ật
thiết đến những mối quan hệ không mật thiết, ít tác động đ ến thân ch ủ nh ư:
21


giải trí, họ hàng, cộng đồng, hàng xóm thì chỉ có tác động ít t ới thân ch ủ, sinh
viên thực tập là người tự tìm đến thân chủ nên chỉ chịu tác động một phía. Thông
qua biểu đồ này, ta sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ.

Bảng phân tích điểm mạnh/yếu:
Vũ Phi H.

Bố, mẹ

Chị gái

Bạn bè

Cơ sở y tế

Cộng

- Tích cực


- Quan tâm,

Điểm mạnh
- Quan tâm - Thân

- Cán bộ

- Môi

tham gia

chăm sóc,

thân chủ.

thiết, quan

nhiệt tình,

trường

quá trình

động viên

- Khi còn ở

tâm đến


quan tâm

tốt.

điều trị.

thân chủ.

Việt Nam là

thân chủ.

thân chủ.

- Nhiều

- Kiên trì, có

- Thường

người thân

- Có kiến

- Được

hoạt

quyết tâm


xuyên đi

nhất với

thức, hiểu

thân chủ

động

điều trị.

chơi với

thân chủ.

biết về y tế tin cậy.

tuyên

- Tự nhận

thân chủ.

và điều trị

- Điều trị

truyền,


thức được

- Không tạo

cai nghiện.

miễn phí,

phòng

tác hại của

áp lực cho

tận tình.

chống ma

việc nghiện

thân chủ.

đồng

túy và hỗ

ma túy.

trợ người
cai

nghiện.

- Còn tự ti,

- Quá bao

Điểm yếu
- Nơi ở quá - Không ở

ngại tiếp

bọc thân

xa, đã rời

gần thân

các hoạt

nhiều kỳ

Việt Nam

chủ.

động can

thị với

xúc với cộng chủ, khiến


- Còn thiếu - Còn

22


đồng.

thân chủ

lâu ngày.

- Công việc

thiệp công

người

- Luôn lo

khó có thể

- Đã có gia

bận rộn,

tác xã hội

nghiện


lắng bị

tự lập.

đình, công

không thể

chuyên

ma túy.

người quen

- Tuổi tác

việc bận

dành nhiều

nghiệp cho - Hàng

phát hiện.

chênh lệch

rộn không

thời gian


cá nhân.

quá lớn với

thể dành

cho thân

cách,

thân chủ.

thời gian

chủ.

không

xóm xa

cho thân

thân

chủ

thiết.

Cây vấn đề của thân chủ:


23


Nhìn vào cây vấn đề ta có thể biết được những vấn đề mà thân ch ủ gặp ph ải.
Cây vấn đề được sử dụng để mô tả vấn đề của thân chủ, theo cây v ấn đề này thì
ở tầng thứ nhất là vấn đề cần được ưu tiên nhất, cần phải giải quyết trước tiên
của thân chủ, đó là không thể duy trì đến uống thu ốc đúng l ịch. Trong v ấn đ ề
này của thân chủ thì thân chủ gặp một số vấn đề có quan hệ qua l ại v ới nhau
như:
Từ những nguyên nhân đầu tiên là anh H không thể đến cơ sở điều trị ở gần nhà,
việc điều trị của anh H phải kéo dài lâu, anh H nhiều lúc cảm th ấy chán n ản,
muốn bỏ cuộc. Những nguyên nhân này
Tầng thứ hai là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề của thân chủ, tầng
thứ ba là những nguyên nhân nhỏ hơn tác động đến các nguyên nhân trên. Vì vậy,
nhìn vào cây vấn đề ta có thể thấy rằng, anh H không th ể đến cơ s ở điều tr ị g ần
nhà là do sợ hàng xóm và người quen phát hiện, ảnh hưởng đến vi ệc kinh doanh
và anh sợ khiến người thân của mình sẽ phải chịu điều tiếng. Tương tự như vậy,
anh H cảm thấy chán nản, đôi lúc muốn bỏ điều trị là do anh quá căng th ẳng
nhưng lại không biết cách giải tỏa, không biết chia s ẻ cùng ai ngoài b ố m ẹ vì
không hòa đồng và hầu như chỉ có một người bạn duy nhất, anh cũng đôi lúc v ẫn
đau buồn vì mất mát trong quá khứ và đây cũng từng là nguyên nhân chính khi ến
anh tìm đến ma túy. Ngoài ra thì vì anh đã s ử dụng ma túy trong nhi ều năm li ền
với liều lượng không hề nhỏ nên việc điều trị cai nghiện của anh sẽ phải kéo dài
rất lâu.
2.4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề:
Phúc trình tóm tắt:
Họ và tên thân chủ: Vũ Phi H.
Tuổi: 26
Thời gian: Từ 8h đến 8h30 ngày 15/11/ 2017
Địa điểm: Tầng 1 – Phòng phát thuốc Methadone, Trung tâm y tế Nam Từ Liêm


24


Mục đích: Cùng thân chủ thống nhất kế hoạch can thi ệp, gi ải quy ết v ấn đ ề c ủa
thân chủ.
Người thực hiện: Sinh viên Vương Anh Thư
Trong buổi nói chuyện này, anh H đã rất tích cực phối hợp và đ ưa ra ý ki ến cho
nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội nhận ra anh H khá thích tham gia các ho ạt
động xã hội nên đã đề xuất ý kiến tập trung vào mặt này. Anh H chia s ẻ r ằng anh
rất muốn ngoài công việc chính có thể làm một công vi ệc từ thi ện hoặc tình
nguyện nào đó khác để vừa có thể giúp ích cho xã hội, vừa gi ải t ỏa căng th ẳng,
áp lực cho bản thân mình. Nhân viên xã hội đã vận dụng kỹ năng lắng nghe đ ể
hiểu được tâm sự và nhu cầu của thân chủ, thông qua đó xây d ựng đ ược m ột k ế
hoạch can thiệp, giải quyết vấn đề tốt hơn. Tuy nhiên, đáng tiếc là vì thời gian và
điều kiện không cho phép nên nhân viên xã h ội đã không th ể g ặp ng ười nhà c ủa
thân chủ trong buổi nói chuyện này. Kết thúc buổi nói chuyện, nhân viên xã h ội
đã hoàn thành và thống nhất xong với thân chủ về bản kế hoạch can thi ệp và
hẹn thân chủ vào ngày hôm sau sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch.
Nhân viên xã hội: “Em thấy anh có nói là anh từng đi tình nguyện hồi năm nhất
đại học, anh có thích tham gia các chương trình tình nguyện không? ”
(Nhân viên xã hội đã sử dụng kỹ năn g đặt câu hỏi để đặt vấn đề và gợi mở cho
thân chủ nói về hướng giải quyết vấn đề mà thân chủ cảm thấy phù h ợp và yêu
thích nhất. Khi nhân viên xã hội hỏi thì thân ch ủ ngay l ập t ức đã tr ở nên r ất hào
hứng, thân chủ thật sự rất quan tâm đến việc này và có thể sẽ có thêm nhi ều
động lực hơn).
Anh H: “Có chứ, anh rất thích là đằng khác. Nhưng hồi ấy còn chưa được đi
nhiều, chưa kịp tìm hiểu gì đã phải từ bỏ vì việc học trường anh hồi ấy khá căng
thẳng, tiếp đến lại có nhiều chuyện xảy ra, cuối cùng anh b ỏ h ọc n ữa nên không
thể tiếp tục đi tham gia tình nguyện được. Anh vẫn tiếc từ hồi ấy đến bây gi ờ. ”

Nhân viên xã hội: “Vậy nếu em thêm mục này vào kế hoạch can thi ệp h ỗ tr ợ thì
có có được không ạ?”
25


×