Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng tình hình người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình tại xã đặng lễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.47 KB, 30 trang )

Mục Lục
Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
I. Cơ sở lý luận.............................................................................................................3
1. Các khái niệm niên quan.........................................................................................3
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi...............................................................................3
1.1.2. Khái niệm bạo lực NCT trong gia đình.........................................................3
1.1.3. Khái niệm CTXH............................................................................................4
1.2. Các hình thức BLGĐ với NCT............................................................................4
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến BLGĐ với NCT........................................................5
II. Thưc trạng công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình tại xã
Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên....................................................................7
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu..............................................................................7
2.2. Thưc trạng công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình tại xã
Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên....................................................................7
2.2.1 Bạo lực về thể chất...........................................................................................7
2.2.2 Bạo lực về tinh thần.........................................................................................9
2.2.3. Bạo lực về kinh tế..........................................................................................10
2.2.4. Bạo lực về tình dục........................................................................................11
2.3. Hậu quả của bạo lực NCT..................................................................................12
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực NCT trong gia đình...................................14
2.5. Các biện pháp đã áp dụng tại địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực
NCT trong gia đình....................................................................................................20
Kết Luận..................................................................................................................... 25
Tài Liệu Tham Khảo
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang ở vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 1,6 triệu người bước
vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh điều kiện thuận lợi về dân số trước mắt thì xu
hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh ở nước ta. Người cao tuổi Việt Nam tăng


nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Điều tra biến động dân số năm 2012 cho thấy dân số
Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và đã bước vào thời kỳ “già hóa dân số” với tỷ lệ
người cao tuổi chiếm 10,2% trong tổng dân số.
Điều tra Biến động Dân số – KHHGĐ năm 2017 cho thấy, tổng dân số Việt Nam
là 92.44 triệu người, trong đó NCT là chiếm 8% dân số. tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở
lên
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, không chỉ ở thành thị mà ở cả nông thôn,
mô hình gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống đang có xu hướng giảm đi. Số lượng
các gia đình chỉ có hai vợ chồng già hay gia đình người cao tuổi đơn thân đang tăng
lên. Cùng với sự gia tăng dân số già, bên cạnh những ưu điểm, nhiều thách thức đặt ra
đối với Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao
tuổi. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong
những vấn đề hiện nay đang nổi lên trong xã hội hiện nay chính là tình trạng người già
bị ngược đãi ngày càng nhiều.
Tỷ lệ người cao tuổi bị bạo lực (bạo hành) trong gia đình về thể chất và tinh thần
đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng ông đánh chửi bà, bà đánh chửi ông, con cái
bất hiếu thẳng tay đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, thậm chí đánh đập dã man những người đã
mang nặng đẻ đau, hoặc chửi bố mẹ, không cho bố mẹ ăn, nhốt bố mẹ trong nhà…... vì
coi họ là gánh nặng. Thậm chí, nhiều trường hợp, không chỉ đánh đập, con cái còn
xuống tay giết bố mẹ, những người thân sinh ra mình. Người già không nơi nương tựa
phải vào trung tâm dưỡng lão, lang thang tạo ra một áp lực lớn cho công tác an sinh xã
hội.
Một điều đáng bàn nữa là rất nhiều những hành vi bạo lực gia đình đối với người
cao tuổi đang tồn tại nhưng không được phát hiện. Chỉ khi họ bị đẩy ra đường, bị đánh
đập nguy hiểm đến tính mạng thì xã hội mới hay biết.
1


Theo quy định của pháp luật, tại điều 151 Bộ luật Hình sự - Tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình:

“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người
có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. [1]
Đây là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu của ngành Công tác xã hội. Chính
bởi lẽ đó, em chọn đề tài: “Thực trạng tình hình người cao tuổi bị bạo lực trong gia
đình tại xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”

2


I. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm niên quan
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường
dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày
càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa
học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái
độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với
việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao
tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những
người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về
lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước
có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng
được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy
định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.

Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội,
công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay
đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề
trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ
giúp của công tác xã hội.
1.1.2. Khái niệm bạo lực NCT trong gia đình
“Bạo lực gia đình đối với người cao tuổi” chỉ xem xét, đề cập tới các hành vi bạo
lực gia đình mà nạn nhân chính là người cao tuổi, những người đáng kính và dễ bị tổn
3


thương trong mỗi gia đình. Có thể hiểu “Bạo lực gia đình đối với người cao tuổi là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể
chất, tinh thần, kinh tế đối với người cao tuổi”. Hay, “Bạo lực gia đình đối với người
cao tuổi là việc thành viên gia đình dùng vũ lực hay sử dụng hành vi khác không phải
vũ lực gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, kinh tế của
người cao tuổi nhằm mục đích giải quyết các vấn đề của gia đình”.
1.1.3. Khái niệm CTXH
CTXH là một tiến trình làm việc, can thiệp, hỗ trợ những cá nhân, nhóm, cộng
đồng có vấn đề và cần sự hỗ trợ. Theo đó, nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kỹ
năng chuyên môn được đào tạo để giúp thân chủ tăng năng lực và quyền lực trong giải
quyết vấn đề của họ. Mục đích cuối cùng là nhằm khôi phục, phát triển các chức năng
xã hội của con người, vì sự an sinh của họ và vì sự phát triển xã hội.
Hiện nay, những người đang hoạt động và làm việc trong lĩnh vực CTXH một
cách chuyên nghiệp và được đào tạo một cách chính quy, bài bản được gọi là nhân
viên CTXH . Tuy nhiên, nhân viên CTXH chưa được định nghĩa một cách cụ thể, mà
mới chỉ được hiểu một cách khái quát như sau : nhân viên CTXH là những
người hoạt động trong lĩnh vực CTXH, đảm trách và hoàn thành những vai trò cụ
thể tại vị trí mà họ làm việc ở gia đình, bệnh viện, trường học…
1.2. Các hình thức BLGĐ với NCT

Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực NCT trong gia đình thành các hình
thức chủ yếu sau:
Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập giữa thành viên gia đình với
NCT, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của NCT.
Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh
dự, nhân phẩm, tâm lý của NCT.
Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành
viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…) với
NCT.
4


Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các
quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con với NCT.
Việc phân loại nêu trên nhằm giúp cho mọi người dân cũng như các cơ quan có
thẩm quyền thực thi pháp luật khi tiếp cận Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không
nhìn nhận ra hành vi bạo lực gia đình nói chung, hành vi gia đình đối với người cao
tuổi nói riêng. Đồng thời, đây cũng chính là cách phân loại nhằm giúp cho nhân viên
CTXH phân loại, đánh giá, nhận diện vấn đề một cách dễ dàng hơn và đưa ra những
biện pháp can thiệp, trợ giúp phù hợp nhất đối với mỗi loại hành vi BLGĐ với NCT.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến BLGĐ với NCT
Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ trong
gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng, tranh chấp
trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh
thần không đáng có. Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên
trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến bộ
cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình trạng bạo
lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điều kiện vật chất
đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình. Điều này có thể được lý giải như

sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi
ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi
ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa những người thân trong gia đình. Ở những gia
đình này, bạo lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế
hay tình dục bởi vì những nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền
bạc.
Yếu tố văn hoá
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo
lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến
việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, sự suy giảm các
5


giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp
trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong
gia đình,…
Yếu tố giới tính
Ngày nay, mặc dù bất bình đẳng giới ngày càng được đẩy lùi nhưng nó vẫn còn
thấp thoáng trong những gia đình Việt Nam. Những tư tưởng Nho giáo, “trọng nam
khinh nữ” hay “chồng chúa vợ tôi” ở trong các gia đình, đặc biệt là những gia đình ở
nông thôn vẫn còn nhiều. Chính những tư tưởng lạc hậu, phong kiến này khiến cho các
thành viên trong gia đình NCT có những định kiến về giới, dẫn đến những hành vi sai
lệch, làm tổn thương người khác giới. Theo đó, họ cho rằng, đó là nghĩa vụ mà giới kia
phải làm và những hành vi như quát mắng, đánh đập của họ đối với người khác giới là
hoàn toàn bình thường và phù hợp với chuẩn mực, không vi phạm pháp luật.
Yếu tố trình độ nhận thức
Trong xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trình độ văn hoá, trình độ
nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. Nhìn chung, người dân đều biết
đến có Luật Người cao tuổi, Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình, tuy nhiên, số lượng
biết sâu, hiểu đúng thì lại còn rất ít. Chính bởi vậy, tình trạng NCT bị bạo lực gia đình

ngày càng gia tăng.
Yếu tố các chất kích thích
Rượu bia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo hành gia đình nói chung và bạo
hành gia đình với NCT nói riêng. Khi sử dụng các chất kích thích, các cá nhân không
làm chủ được hành vi của mình dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, nhẹ thì chửi bới,
quát mắng,… gây tổn hại tâm lý NCT, nặng thì đánh đập, gây thương tích,…. ảnh
hưởng đến cả thể chất lẫn tâm thần của NCT cũng như của các thành viên khác trong
gia đình.

6


II. Thưc trạng công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình tại xã
Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Ân Thi là huyện ở giữa, phía đông của tỉnh Hưng Yên - tỉnh trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Cừ, góc phía Nam giáp huyện Tiên Lữ, phía
Tây, Tây Nam giáp huyện Kim Động, phía Tây Bắc giáp huyện Khoái Châu, phía Bắc
giáp huyện Yên Mỹ, huyện Mỹ Hào, ranh giới là sông Bắc Hưng Hải (các huyện này
đều thuộc tỉnh Hưng Yên). Phía Đông Bắc giáp huyện Bình Giang, phía Đông giáp
huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương (kể từ Bắc xuống Nam), phần lớn ranh giới
là sông Kẻ Sặt (một sông nhánh thuộc hệ thống sông Thái Bình). Diện tích tự nhiên
của huyện là 128,22 km2.
Dân số 125.500 người (theo thống kê năm 1999)[cần dẫn nguồn], gồm 20 xã và 1
thị trấn. Ân Thi có huyện lỵ là thị trấn Ân Thi (thành lập ngày 23-3-1996 trên cơ sở xã
Thổ Hoàng cũ) và các xã: Bắc Sơn, Bãi Sậy, Cẩm Ninh, Đa Lộc, Đặng Lễ, Đào
Dương, Hạ Lễ, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Hoa Thám, Hồng Quang, Hồng Vân, Nguyễn
Trãi, Phù Ủng, Quảng Lãng, Quang Vinh, Tân Phúc, Tiền Phong, Vân Du, Văn
Nhuệ, Xuân Trúc.
Là một huyện đồng bằng thuần nông, chuyên canh lúa nước, dân trí tương đối

cao, dân bản địa dân tộc Kinh. Tập quán thuần hậu, chủ yếu theo đạo Phật, đạo Mẫu
(số ít theo Thiên chúa giáo). Có nhiều di tích văn hóa, lịch sử như: đền thờ Đế Thích ở
Cẩm Ninh, đền thờ Đạo Đức Thiên Tôn ở Hồng Vân, đền thờ Thừa tướng Lữ Gia,
tướng Lang Công, Cao Biền, Tả Ao ở Nam Trì (Đặng Lễ), đền thờ Phạm Ngũ Lão ở
Phù Ủng...
2.2. Thưc trạng công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình tại xã
Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
2.2.1 Bạo lực về thể chất
Phần lớn bạo lực thể chất với NCT do con cháu trong gia đình thực hiện hành vi
với cụ ông/ cụ bà. Hiện tượng người già bị con cái biệt lập nơi ở vì sợ ảnh hưởng đến
cuộc sống riêng của họ xảy ra nhiều trên địa bàn xã Đặng Lễ. Do sự chênh lệch về thời
7


gian sinh hoạt, quan điểm sống, nhiều NCT bị con cháu tách ra, không muốn NCT sinh
hoạt cùng gia đình. Mặc dù họ được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất nhưng lại không
được sống cùng với con cháu. Một vài trường hợp trên địa bàn thu thập thông tin còn
bị con cái cho sống ở một phòng riêng biệt trên tầng cao, hàng ngày mỗi khi ăn cơm
thì có người bê lên cho NCT ăn chứ NCT không được ngồi ăn cùng con cháu.
Thậm chí, theo chi hội trưởng Hội NCT xã Đặng lễ cho biết, một vài trường hợp
con cái tranh chấp đất đai với bố mẹ đẻ (là NCT), trước khi đưa ra chính quyền xử lý
thì họ đã xảy ra tình trạng con cái chửi bới, nhiếc móc và có hành vi đánh đập cha mẹ
đẻ của mình. Đây có thể coi là hành vi xâm hại và làm tổn thương nghiêm trọng cả về
mặt thể chất cũng như tinh thần của NCT.
Trong địa bàn khảo sát, không có trường hợp nào con cái bỏ rơi, đuổi cha mẹ ra
khỏi nhà nhưng có đến 11% con cái chỉ chăm sóc cha mẹ theo nghĩa vụ, đùn đẩy trách
nhiệm chăm sóc cha mẹ già cho nhau. Do NCT không còn trong độ tuổi lao động,
bước vào độ tuổi này, họ thường hay ốm đau do chức năng của các bộ phận cơ thể đã
yếu nên nhiều trường họp họ bị coi là gánh nặng của gia đình.
Bà N (81 tuổi) bị mờ 1 bên mắt, hay đau ốm, bà có 5 người con trai nhưng đều đi

làm xa, chỉ có duy nhất con trai út lập nghiệp ở quê. Các con trai của bà chia nhau ra
chăm sóc bà mỗi người 3 tháng. Nhiều khi bà ốm mệt nhưng đến tháng con trai ở Hà
Nội đón bà về chăm sóc thì con trai út vẫn nhất quyết bắt bà đi xuống Hà Nội. Cứ
thỉnh thoảng bà N lại phải di chuyển chỗ ở 1 lần, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức
khỏe thể chất của bà nhưng các con bà không ai chịu chăm sóc bà trong một thời gian
dài. – Trích thảo luận nhóm
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp xảy ra tình trạng bạo lực thể chất giữa cụ
ông với cụ bà. Đặc biệt là cụ ông là người thực hiện hành vi bạo lực với cụ bà xảy ra
phổ biến hơn cả. Dạng bạo lực giữa vợ - chồng NCT ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khoẻ, tinh thần và danh dự không chỉ đối với nạn nhân mà còn đối với chính người
thực hiện hành vi bạo lực. Trong cuộc sống vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, và các
cụ ông thường là người nóng tính, không kiềm chế được nên có hành vi bạo lực với vợ
hơn cả.
8


2.2.2 Bạo lực về tinh thần
Người cao tuổi là lớp người cần được quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy
nhiên, trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và hầu hết người cao tuổi trong cả nước nói
chung vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Nếu như tình trạng bạo lực về thể chất mà các thành viên trong gia đình gây nên
với người cao tuổi dễ nhận biết và dễ thống kê thì bạo lực tinh thần là dạng bạo lực
khó nhận biết. Mặc dù không gây ảnh hưởng, tác động ngay lên sức khoẻ người cao
tuổi nhưng dạng bạo lực này còn có sức tàn phá, huỷ hoại đời sống người cao tuổi hơn
cả. Bạo lực về tinh thần diễn ra dưới nhiều mức độ và nhiều dạng khác nhau. Tình
trạng phổ biến là thiếu sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ lúc cha mẹ ốm
đau, hoạn nạn, mắng nhiếc, cãi vã, xúc phạm, bắt người cao tuổi làm việc quá
sức, làm tổn hại đến tinh thần cha mẹ, coi thường, không tôn trọng ý kiến của cha mẹ
trong các vấn đề lớn trong gia đình.
Sự bất đồng về quan niệm sống, giờ giấc sinh hoạt cũng làm nảy sinh mâu thuẫn

giữa NCT với các thành viên trong gia đình. 70,0% NCT cho biết có xảy ra mâu thuẫn
về quan điểm sống với con cháu trong gia đình và NCT có đặc điểm hay suy nghĩ
nhiều khi gặp một vấn đề và dần dần, nó gây ảnh hưởng tới tâm lý của NCT. Đa số
NCT được hỏi cho rằng, họ gặp vấn đề trong việc giáo dục con cháu.
Mối quan hệ giữa nàng dâu và bố mẹ chồng, đặc biệt là mẹ chồng là một trong
những nguyên nhân dẫn tới bạo lực với người cao tuổi mà tiêu biểu là bạo lực tinh
thần. Trên địa bàn xã Đặng Lễ, rất nhiều người cao tuổi cho biết có mâu thuẫn nảy
sinh với con dâu trong gia đình. Người cao tuổi bị con dâu nhiếc mắng, có thái độ coi
thường và hỗn láo do bị coi là “ăn bám” không phải là hiếm. Nhiều trường hợp, trong
gia đình, con dâu là người làm ra kinh tế nhiều hơn cả, nên luôn có thái độ coi thường
bố mẹ chồng, không quan tâm tới đời sống tinh thần của người cao tuổi, thậm chí có
nàng dâu còn không thèm chào hỏi khiến các cụ buồn tủi, mặc cảm.
Trong quá trình điều tra, tìm hiểu tâm tư của các cụ trên địa bàn xã Đặng Lễ,
nhiều trường hợp NCT được con cái đón từ quê ra sống cùng để tiện chăm sóc nhưng

9


nhiều trường hợp đã không chịu nổi những câu nói, những hành vi thiếu tôn trọng của
con cái đã lại tìm cách quay về quê sinh sống.
Rõ ràng, mặc dù không biểu hiện hay tổn hại về mặt cơ thể bên ngoài như bạo
lực thể chất nhưng bạo lực tinh thần có tác động lớn tới sức khoẻ tinh thần của NCT và
gây tổn hưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong. Dạng bạo lực này
gặm nhấm và làm suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần của người cao tuổi.
2.2.3. Bạo lực về kinh tế
Theo đánh giá thang nhu cầu của Maslow, nhu cầu của NCT về ăn, mặc, ở và các
nhu cầu sinh hoạt là rất cần thiết. Bước vào giai đoạn cao tuổi đồng nghĩa là con người
bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên theo số liệu điều tra cho thấy, chỉ có một số ít
người cao tuổi có điều kiện kinh tế khá giả: Cán bộ, viên chức nhà nước nghỉ hưu, sự
hỗ trợ của con cháu…Còn lại đa số người cao tuổi, nhất là những người neo đơn đều

gặp phải những khó khăn về kinh tế do sự suy giảm của thu nhập, họ phải phụ thuộc
kinh tế, sự chăm sóc vào con cái. Việc nghỉ hưu, việc tự nguyện hay bắt buộc giảm số
giờ lao động sẽ dẫn tới giảm thu nhập của NCT. Một số người cao tuổi tại địa phương
có số tiền tiết kiệm quá ít ỏi, không đủ chi trả cho những sinh hoạt hàng ngày buộc
phải làm việc tiếp để bù đắp chi tiêu cho mình. Vấn đề kinh tế cũng ảnh hưởng đến các
vấn đề khác trong cuộc sống của người cao tuổi: tâm lý, sức khỏe….
Sự lệ thuộc về mặt kinh tế đã khiến cho đối tượng bị lệ thuộc (NCT) phải cam
chịu bị bạo hành bởi các thành viên trong gia đình, họ luôn cam chịu bởi họ không
phải là người nắm giữ về kinh tế.
Quay trở lại với trường hợp bà Th có cô con dâu làm kinh tế giỏi nhưng coi
thường bố mẹ chồng ở trên. Không chỉ là sự bạo lực về tinh thần mà trường hợp bà Th
cũng chịu bạo lực về mặt kinh tế. “Con dâu tôi cầm hết tiền, chúng tôi hàng tháng
được có vài trăm nghìn tiền lương hưu cũng đóng tiền ăn cho nó, mỗi lần có việc ở quê
mà muốn mua ít quà bánh gửi về cũng phải xin nó. Hôm nào nó vui thì không sao,
hôm nào nó bực tức cái gì mình xin là nó lại ca thán, nên mỗi lần cần đến tiền cứ phải
lựa thời điểm mới dám xin, mệt mỏi lắm cô ạ” – bà Th. trích thu thập thông tin.

10


Trên địa bàn nghiên cứu, rất nhiều trường hợp NCT vẫn phải làm các công việc
đồng áng, ruộng, vườn. Mặc dù độ tuổi của họ là độ tuổi nghỉ ngơi nhưng họ vẫn phải
chịu sức ép về mặt kinh tế, những chi phí cho sinh hoạt hàng ngày của bản thân, gia
đình và con cháu. Họ vẫn phải đối mặt với nỗi lo cơm, áo, gạo tiền. Những người cao
tuổi thì sức khỏe yếu, không còn sức lao động nên cần có người chăm sóc; trong khi
những đứa con không đủ yêu thương nên không muốn tốn kém tiền của, thời gian,
công sức của mình cho cha mẹ. Nhiều người cao tuổi cho biết, nếu họ không tiếp tục
làm việc, lao động thì con cái họ sẽ không cho họ ăn. Trên địa bàn xã Đặng Lễ, hầu hết
người dân đều làm ruộng nên họ gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
Nhiều trường hợp, do tuổi đã cao NCT không còn khả năng lao động, họ bị coi là

gánh nặng gia đình, nên mỗi khi có việc cần đến tiền thì họ lại có tâm lý ngại xin con
chau, và dần dần điều này trở thành mâu thuẫn, không thể hiểu nhau và khó nói
chuyện với nhau khi đang cùng chung sống trong một mái nhà.
Nhu cầu của người cao tuổi, nhất là khám chữa bệnh hay chế độ dinh dưỡng đòi
hỏi những chi phí nhất định. Và mâu thuẫn nảy sinh khi họ trở thành gánh nặng của
con cái.
Một số trường hợp, NCT khi về hưu, tiền lương hưu không đủ cho sinh hoạt cá
nhân, họ tham gia vào một số đoàn, hội,… khi cần tiền có đám cưới, đám chay, tiền đi
thăm bạn ốm,…nhưng xin tiền con cháu thì con lại không cho
2.2.4. Bạo lực về tình dục
Mặc dù NCT bước vào độ tuổi 60 trở lên, kèm theo một số bệnh tuổi tác thì chắc
năng tình dục cũng suy giảm, nhưng theo kết quả điều tra từ các cuộc thảo luận nhóm
và quá trình thu thập thông tin từ các cán bộ xã, ban ngành cho biết, trên địa bàn xã
Đặng Lễ tuy không xảy ra nhiều nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực tình dục với NCT
mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ. Đối tượng gây bạo lực chính là cụ ông gây ra với cụ
bà trong gia đình.
Tuy nhiên, do thời gian khảo sát có hạn nên người nghiên cứu chưa khai thác sâu
được về hình thức bạo lực tình dục. Tuy nhiên, có một vài trường hợp cụ ông đnhs cụ
bà do không đáp ứng nhu cầu tình dục cho chồng. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm cần
11


thời gian dài mới có thể thu thập được thông tin, tâm lý NCT rất khó khai thác về vấn
đề tế nhị này. Chính những nạn nhân phải chịu bạo lực tình dục cũng có tâm lý e ngại,
không muốn nói ra khi được hỏi về vấn đề tế nhị này
2.3. Hậu quả của bạo lực NCT
Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình với NCT nói riêng không chỉ gây
ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần, danh dự, nhân phẩm và uy tín của nạn nhân mà còn
tác động, làm tổn thương với các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em.
Bên cạnh đó, BLGĐ với NCT có ảnh hưởng không nhỏ tới gia đình cũng như xã hội.

Đối với Người cao tuổi
NCT bị bạo lực gia đình bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị
xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Họ bị ảnh hưởng đến sức
khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng vận động, các chức năng
và có thể dẫn tới cái chết.
NCT họ bị ảnh hưởng nhiều về tâm lý khi xảy ra bạo lực gia đình. Với độ tuổi và
sức khoẻ giảm sút, NCT khi gánh chịu bạo lực, những tổn thương, đau đớn về thể chất,
tinh thần,… trở nên lâu lành hơn so với những đối tượng khác. Đặc biệt, đối tượng
NCT là phụ nữ bị bạo hành sẽ bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, thất
vọng trong cuộc sống, hay quẫn chí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể
dẫn tới trầm cảm, tress. Hành vi bạo lực gia đình đối với người cao tuổi không chỉ là
tổn thương trước mắt mà nó còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến đời sống, sức khoẻ của
họ. Nhiều trường hợp nạn nhân phải gánh chịu sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần
trong một thời gian dài, khiến họ trở nên mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc, u uất, trầm cảm
và đôi khi họ nhanh chóng tìm đến cái chết để giải thoát nếu không được phát hiện kịp
thời sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Về sức khoẻ thể chất: Sức khoẻ bị huỷ hoại ,bị gây thương tích đau đớn ,có thể
bị tàn tật suốt đời ,có thể dẫn đến tử vong. Đây là hậu quả nghiêm trọng thứ 2, sau hậu
quả ảnh hưởng về tinh thần với NCT

12


Về sức khoẻ tinh thần: số liệu thống kê tại xã Đặng Lễ cho thấy hậu quả của
BLGĐ đối với NCT, trong đó NCT bị tổn thương về tâm lý chiếm cao nhất (64,0%).
NCT luôn bị ám ảnh bởi bạo lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang
mang, trầm cảm; Họ luôn cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng. Hậu
quả về mặt tinh thần đối với NCT là rất khó nhận biết. Hành vi bạo lực về mặt tinh
thần có thể xảy ra một lần, song đa phần là xảy ra lặp đi lặp lại
nhiều lần. Những hành vi gây ảnh hưởng về mặt thể chất có thể nhận biết ngay

qua quan sát, đánh giá bên ngoài, còn những hành vi gây ảnh hưởng về mặt tinh thần
rất khó phát hiện, nó ăn sâu, ảnh hưởng lớn đến tinh thần của NCT. Phải mất một thời
gian dài mới có thể phát hiện được hậu quả gây cho cho NCT về mặt tinh thần, thậm
chí không thể nhận biết được nếu nạn nhân không nói ra. Có những trường hợp, NCT
phải chịu hành vi bạo lực gây ra ảnh hưởng lớn về tinh thần khiến họ bị tổn thương lâu
dài, không thể xoá đi được.
Đối với gia đình
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ
luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia
đình, đặc biệt là trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị thệt hại về kinh tế như chi
phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối
cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị
giảm sút đáng kể.
Những đứa trẻ của gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia
đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bạo lực trong tương lai. Có rất nhiều trường
hợp, trẻ em sống trong gia đình có hiện tượng BLGĐ với NCT, chúng sẽ có những
hành vi tập nhiễm, bắt chước thói quen, hành vi lệch chuẩn đó,… và đây chính là
“mầm mống” ươm trồng bạo lực từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặt khác, có trường
hợp, trẻ em không chịu được áp lực khi phải chứng kiến những hành vi BLGĐ nên đã
bỏ nhà đi, hoặc vướng vào các tệ nạn xã hội nguy hiểm.
Rõ ràng, hành vi bạo lực gia đình đối với NCT tác động tiêu cực đến gia đình,
đến thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước trong gia đình.
13


Đối với cộng đồng và xã hội
Bạo lực gia đình nói chung là BLGĐ với NCT làm giảm sự đóng góp của nạn
nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới
hành vi hình sự). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn
định, trật tự trong xã hội.

Giảm đi sự đóng góp của nạn nhân đối với xã hội,tổn hao về tài sản và tiền của
trong việc chữa trị nạn nhân bị bạo lực,nếu hành vi bạo lực không được lên án sẽ dẫn
tới những hành động bạo lực nghiêm trọng hơn.
Bạo lực gia đình đối với NCT tác động tiêu cực đến lực lượng lao động trong xã
hội. Bên cạnh đó, nó còn gây mất đoàn kết trong cộng đồng, ảnh hưởng tới thuần
phong mỹ tục, tới trật tự xã hội. Không chỉ là gây thiệt hại về kinh tế cho chính gia
đình xảy ra bạo lực mà còn là những chi phí xã hội nhằm ngăn chặn và khắc phục hậu
quả mà hành vi bạo lực gia đình gây ra đối với NCT (chi phí ăn, ở, điều trị tâm lý,
chữa trị,.. tại các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà tạm lánh… cho nạn nhân bạo lực, thậm
chí, cho cả những thành viên khác trong gia đình như những trẻ bị ảnh hưởng tâm lý
hay những thành viên do ảnh hưởng của BLGĐ mà sa vào các tệ nạn xã hội… Và nếu
hành vi bạo lực gia đình đối với NCT ngày càng gia tăng thì xã hội sẽ phải xây thêm
nhiều trung tâm bảo trợ xã hội, nhà tạm lánh,… rõ ràng, điều này sẽ tiêu tốn những
khoản chi phí khổng lồ, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực NCT trong gia đình
Nguyên nhân của BLGĐ với NCT là sự bất bình đẳng giới, bất bình đẳng quyền
con người; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nhận thức của người dân (người gây ra
bạo lực và bị bạo lực) về bạo lực gia đình còn hạn chế; các thành viên thiếu các kỹ
năng ứng xử cách giải quyết phù hợp khi trong gia đình có sự mâu thuẫn, xung đột.
Ngoài ra, tình trạng cờ bạc, rượu chè, nghèo đói, thiếu việc làm, ngoại tình cũng là
những yếu tố góp phần dẫn đến bạo lực NCT trong gia đình
Yếu tố giới tính

14


Hành vi bạo lực gia đình phần nào phản ánh những định kiến về giới vẫn còn tồn
tại trong các gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Định kiến giới là nguyên nhân sâu sa
của bạo lực gia đình nói chung, bạo lực gia đình đối với người cao tuổi nói riêng.
Ngày nay, mặc dù bất bình đẳng giới ngày càng được đẩy lùi nhưng nó vẫn còn

thấp thoáng trong những gia đình Việt Nam. Những tư tưởng Nho giáo, “trọng nam
khinh nữ” ở trong các gia đình, đặc biệt là những gia đình ở nông thôn vẫn còn nhiều.
Chính những tư tưởng lạc hậu, phong kiến này khiến cho các thành viên trong gia đình
NCT có những định kiến về giới, dẫn đến những hành vi sai lệch, làm tổn thương
người khác giới. Theo đó, họ cho rằng, đó là nghĩa vụ mà giới kia phải làm và những
hành vi như quát mắng, đánh đập của họ đối với người khác giới là hoàn toàn bình
thường và phù hợp với chuẩn mực, không vi phạm pháp luật.
Định kiến giới được hiểu là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tích cực
về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của năm hoặc nữ.
(khoản 1, điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006)
Rõ ràng, bất bình đẳng giới vẫn còn hiện hữu trong các gia đình trên địa bàn xã
Đặng Lễ nói riêng, trong các gia đình Việt Nam hiện nay nói chung và người thiệt thòi
chủ yếu vẫn là người phụ nữ.
Từ những tư tưởng thiên lệch về giới như vậy, khiến cho các cụ ông có những
hành vi sai lệch, họ luôn tự cho mình quyền thực hiện những hành vi làm tổn thương
sức khoẻ, tinh thần của vợ, mà họ cho rằng đó là hành vi họ được phép làm mà không
vi phạm pháp luật. Những tư tưởng này đã dung dưỡng khiến cho người đàn ông tự
cho mình có những đặc quyền như: quát mắng, chửi bới, đánh đập người phụ nữ. Họ
cho rằng những hành vi như vậy là điều đương nhiên, điều được phép mỗi khi họ
không vừa ý gì với đối phương, cụ thể ở đây là người phụ nữ cao tuổi.
Không chỉ là những định kiến giới của người đàn ông cao tuổi mà ngay cả những
người phụ nữ, họ cam chịu và chính họ cũng cho rằng, người đàn ông có quyền có
những hành vi như đánh đập, quát mắng đối với mình. Họ mang tư tưởng “xấu chàng
hổ ai” trong mình nên mỗi khi họ phải chịu bạo hành không chỉ về thể chất mà cả tinh
thần thì họ luôn nhẫn nhịn, không dám tâm sự với người xung quanh. Chỉ đến khi nó
15


ảnh hưởng quá lớn tới nạn nhân thì lúc đó chính quyền địa phương mới biết và can
thiệp thì cũng là lúc họ đã bị khủng hoảng tâm lý từ lâu rồi.

Và như vậy, hành vi bạo lực gia đình với người cao tuổi xảy ra với các gia đình
từ những phong tục cổ hủ, những suy nghĩ lệch lạc, những định kiến giới đã ăn sâu,
bám rễ trong tư tưởng mỗi người.
Từ những quan niệm đàn ông làm việc lớn, đàn bà làm những công việc gia đình,
… đã định ra đàn ông, đàn bà với những vị thế, vai trò xã hội khác nhau. Người đàn
ông mặc nhiên được quy định rằng, có quyền hành đối với người vợ, có quyền được
sai bảo, dạy dỗ : “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”… Những
quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia
đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia
đình nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài
cái cũng không sao; “ Tôi với bà ấy đều đã nghỉ hưu rồi, con cái dựng vợ gả chồng hết
rồi, thế mà có mỗi cái việc hàng ngày nấu cơm, dọn dẹp mà bà ấy làm cũng không nên
hồn thử hỏi tôi mắng bà ấy có gì sai?” – ông N.Đ.H, trích bảng hỏi.
Và theo kết quả điều tra, 2/3 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình đều cho
rằng: chồng có quyền hành hơn vợ trong gia đình và chính những người phụ nữ đó
cũng có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Chính vì những định kiến, những cản trở về
mặt xã hội như vậy mà tình trạng BLGĐ với NCT ngày càng gia tăng.
Yếu tố kinh tế
Điều kiện kinh tế cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu sa dẫn tới bạo
lực gia đình đối với NCT. NCT từ 60 tuổi trở đi sẽ bị suy giảm một số chức năng, khả
năng tham gia lao động, kèm theo đó là sức khoẻ không còn tốt như khi trong độ tuổi
lao động nữa. Điều này đồng nghĩa với việc NCT phải lệ thuộc vào con cháu hơn, đặc
biệt về kinh tế.
Nhiều người cao tuổi không có tiền tiết kiệm khi về già, chỉ có một số ít người
cao tuổi có lương hưu hay trợ cấp xã hội, đa số người cao tuổi vẫn tiếp tục làm việc dù
có thu nhập hay không. Thường họ làm nông nghiệp, chãn nuôi với sự hỗ trợ của con
cháu, họ hàng. Ruộng ở nông thôn ngày càng ít ði, nên thu nhập của NCT cũng thấp.
16



Và cũng chính từ sự lệ thuộc về kinh tế này của NCT dẫn đến những hành vi
BLGĐ với NCT. Bạo lực gia đình với NCT thường xảy ra trong những gia đình có
điều kiện kinh tế khó khăn: khi con cái phải bươn chải vất vả để kiếm sống, phải lo
toan cho con cái và lo thêm cho cha mẹ già thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn
và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn đến tranh cãi trong gia đình, nhẹ thì vài câu quát mắng
NCT, nặng thì sử dụng sức mạnh để gây ra bạo lực về thể chất với NCT.
Ngoài ra, nhiều trường hợp, khi cha mẹ đã già, không còn sức lao động thì con
cái còn tranh chấp, kiện tụng với cha mẹ mình để tranh chấp đất đai, tài sản trong gia
đình. Có những trường hợp điều kiện kinh tế gia đình đủ đầy nhưng các thành viên
trong gia đình người thì mải lo cho sự nghiệp thăng tiến, người thì mải lo hưởng thụ
cuộc sống,… khiến họ ít quan tâm, chia sẻ với nhau hơn. Nhiều cặp vợ chồng NCT
mặc dù kinh tế không khó khăn nhưng lại thiếu sự quan tâm, thông cảm, vị tha lẫn
nhau. Điều này làm tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tranh chấp trong gia đình và dễ dàng
kéo theo hành vi bạo lực đối với những thành viên yếu thế, đặc biệt là NCT.
Tuy nhiên, không chỉ là nguyên nhân từ nghèo đói, mà nhiều gia đình khá giả
trong địa phương vẫn xảy ra tình trạng bạo lực gia đình với NCT. NCT thường hay
mắc phải một số bệnh như thoái hoá khớp, loãng xương,… và nhiều bệnh khi tuổi cao
sức yếu họ mắc phải. Tuy nhiên, họ lại phụ thuộc vào kinh tế của con cái nên nhiều
trường hợp, con cái có kinh tế khó khăn, mỗi lần đưa bố mẹ đi khám, mua thuốc thang
và chăm sóc NCT thì có tâm lý khó chịu, hậm hực, một số trường hợp còn quát mắng
cha mẹ mình. Tất cả những điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý NCT mà còn ảnh
hưởng tới sức khoẻ của NCT. Có những trường hợp, NCT không lao động được,
nhưng vì tâm lý ngại xin tiền con cháu, và dần dần điều này trở thành mâu thuẫn,
không hiểu nhau và khó nói chuyện với nhau khi đang cùng sống chung trong một mái
nhà.
Yếu tố các chất kích thích
Nghiện rượu hay ma túy rất dễ khiến người ta đi đến hành vi bạo lực bởi nó làm
thay đổi suy nghĩ của con người, mỗi lần say xỉn con người mất đi khả năng tự chủ
làm cho con người thô bạo hơn và không cần suy nghĩ. Khi say xỉn người ta sẽ làm
khuyếch đại tình hình lên và biến mâu thuẫn thành bạo lực.

17


Trong các gia đình Việt Nam, rượu được coi là thứ không thể thiếu trong các bữa
tiệc, đặc biệt là thứ không thể thiếu trong những dịp ăn uống tại nông thôn. Và rượu,
bia là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BLGĐ nói chung và BLGĐ đối với NCT
nói riêng trên địa bản xã Đặng Lễ. Theo thông tin thu được, một số ông chồng khi
uống rượu, bia về nhà trong tình trạng say xỉn đã cưỡng ép vợ quan hệ tình dục, nếu vợ
không đồng ý thì có hành vi đánh đập, quát mắng. Hay, rượu chính là nguyên nhân dẫn
đến những trận cãi vã, xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình đối với
NCT.
Một số trường hợp, con cái do áp lực công việc, kinh tế, đồng thời phải chăm
sóc, phụng dưỡng cha mẹ già nên uống rượu để giải toả stress, nhưng khi uống rượu
vào thì lại quát mắng, chửi bới, thậm chí có trường hợp “thượng cẳng chân hạ cẳng
tay” với bố mẹ mình. “Tôi biết nó phải nuôi 2 đứa con ăn học, tôi lại cứ ốm đau suốt
nên nó phải lo nhiều thứ nên hay uống rượu.
Xã hội ngày càng phát triển, các tệ nạn xã hội càng dễ dàng len lỏi vào các gia
đình, nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm,… Và những đối tượng này thường là
những thành viên trong độ tuổi lao động hay “con cháu” trong gia đình, khi không
được thoả mãn nhu cầu, “con nghiện” tìm mọi cách để thoả mãn, và một trong những
cách đó là “đòi hỏi” cha mẹ, ông bà mình đáp ứng nhu cầu, nếu không được đáp ứng,
họ sẵn sàng dùng vũ lực đối với NCT. Trên địa bàn khảo sát, đã có nhiều trường hợp,
NCT bị “bạo hành tinh thần” khi trong gia đình có thành viên nghiện hút hay sử dụng
các chất kích thích thần kinh.
Ngoài ra, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập của các nền
văn hoá mới, yếu tố văn hoá bên ngoài, đặc biệt là sự tràn lan, khó kiểm soát của
những trò chơi bạo lực, những thước phim mát mẻ,… trên mạng internet mà các thành
viên khác trong gia đình đều dễ dàng tìm đến việc sử dụng bạo lực đối với NCT.
Yếu tố nhận thức, trình độ học vấn
Trình độ nhận thức và sự hiểu biết pháp luật của người dân tại địa phương cũng

là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp tục xảy ra, chiếm
34%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều người do thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho
18


rằng cho mẹ có quyền đánh đập con, chồng có quyền đánh vợ, hay con cái đánh cha
mẹ mà không hề vi phạm pháp luật. Nhiều phụ nữ, người cao tuổi cũng không nhận
thức được đầy đủ quyền của mình mà cũng không dám đòi quyền lợi mà cam chịu bị
bạo lực.
Nếu đề cập các hành vi như đánh đập, mắng chửi trong gia đình thì họ dễ dàng
nhận ra nhưng khi nhắc đến “bạo lực gia đình đối với người cao tuổi” thì họ hoàn toàn
không hiểu, không biết đến. Đa số người dân cho rằng chỉ có sự hành hạ về thể xác
mới cấu thành bạo lực do tính chất nghiêm trọng của nó gây ra, còn những hành vi như
tát hay đánh chỉ được coi là bạo lực khi nó xảy ra thường xuyên mà mức độ nhiều thì
họ mới coi đó là bạo lực gia đình với NCT. Một số hành vi gây tổn hại về tinh thần, cô
lập, xua đuổi, cưỡng ép tình dục,…. chưa được người dân nhận biết rõ.
Tuy nhiên, cũng giống như nguyên nhân về kinh tế, bạo lực gia đình cũng vẫn
xảy ra ở cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp
luật. Có những trường hợp, mặc dù họ biết đó là hành vi lệch chuẩn, là BLGĐ đối với
NCT nhưng họ vẫn cố tình thực hiện hành vi đó.
Những sự khác nhau về quan niệm, lối sống dần dần dẫn đến sự lạnh nhạt, mối
liên hệ giữa NCT và dần dần trở thành mâu thuẫn, BLGĐ với NCT.
Người có hành vi bạo lực rất ít khi tự nguyện chấm dứt hành vi vì nghĩ đến lợi
ích của nạn nhân; còn những người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực cũng không thường
có hành động cụ thể để buộc chấm dứt hành vi bạo lực, bởi vì điều này không đem lại
lợi ích gì cho họ mà còn khiến họ đứng trước nguy cơ bị trả thù, bị cho là “xen vào
chuyện nhà người khác”, có khi còn bị hiểu lầm là có ý đồ xấu… , chỉ khi những hành
động bạo lực quá dã man, gây ra quá nhiều bức xúc thì mới có người can thiệp.
Với tâm lý hiếu thắng, coi trọng sỹ diện vốn rất phổ biến ở Việt Nam, rất nhiều
hành vi bạo lực nói riêng xuất phát từ sự xúi giục, kích động, khích bác… của những

người xung quanh. Trường hợp ông V.V.H xã Đặng Lễ, do bị người ngoài xúi giục,
nhận thức không đúng đắn về vấn đề đã xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp tài sản với con.
Mặt khác, việc áp dụng các chính sách, luật NCT một cách đúng đắn, kịp thời,
đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, các các bộ chính quyền địa phương hiểu biết pháp
19


luật. Tuy nhiên, ngay chính trình độ nhận thức của các bộ xã Đặng Lễ cũng còn hạn
chế, chưa có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề.
2.5. Các biện pháp đã áp dụng tại địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực
NCT trong gia đình
Xã Đặng Lễ đã sử dụng một số biện pháp tuyên truyền trên địa bàn xã như :
thông qua loa truyền thanh của xã, một vài tiểu phẩm trong một số cuộc họp chi hội
NCT,… Việc tuyên truyền đã giúp cho người dân, kể cả các trí thức, cán bộ chính
quyền biết tới sự hiện hữu của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. người dân và cán
bộ địa phương chưa hiểu biết đúng là rõ luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với
người cao tuổi. Kết quả điều tra cho thấy, khoảng 2/3 NCT từng bị bạo lực về tinh thần
cho biết, họ có nghe về Luật phòng, chống bạo lực gia đình nhưng không nắm rõ được
chi tiết Luật. Họ không hề biết rằng, họ đang phải chịu BLGĐ với NCT.
Rõ ràng, những quy định, những chính sách của Đảng, Nhà nước về NCT vẫn
chưa thực sự đi sâu vào cuộc sống của người dân ở đây, chưa làm thay đổi cơ bản tình
hình bạo lực gia đình đối với NCT trên địa bàn địa phương trong thời gian qua. Kết
quả khảo sát cho thấy, việc đưa chính sách, Luật hỗ trợ đến với NCT mới chỉ dừng lại
ở mức tuyên truyền, truyền thông về việc ban hành luật còn nội
dung Luật là gì, NCT được hưởng những chính sách, quyền lợi như thế nào thì
rất ít người dân biết đến và nắm được, hiểu rõ về nó.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình trên địa bàn xã An Tường nói riêng và địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói chung còn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tuyên truyền ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít
người. Đôi khi công tác tuyên truyền không đạt được hiệu quả hoặc đạt được nhưng

đạt được rất ít do sự khác biệt về ngôn ngữ, cơ sở hạ tầng kém,..
Đối với những hành vi BLGĐ với NCT được biết đến , chính quyền địa phương
có đưa ra hoà giải tại cộng đồng hay xử phạt hành chính , thế n hưng chưa mạnh dạn
đưa ra phê phán trước dân nhằm răn đe , cảnh cáo người gây ra bạo lực để

20


bản thân họ biết được hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luât , từ đó nâng
cao nhân thức, tự khắc phục và điều chỉnh hành vi của mình.
Trên địa phương đã có sự phối hợp tốt giữa các bàn ngành đoàn thể và sự đồng
tình lên án các hành vi BLGĐ của người dân với NCT nhưng vẫn còn nhiều trường
hợp nạn nhân im lặng, cam chịu không khai báo, còn che giấu, đặc biệt là bạo lực tình
dục nên việc nắm bắt thông tin và xử lý chưa kịp thời. Chỉ những vụ việc nạn nhân bị
xâm phạm đến cơ thể nặng mới đưa ra địa phương thì lúc này tình trạng của nạn nhân
đã bị ảnh hưởng nhiều.
Bên cạnh đó, những tư tưởng lạc hậu, tàn dư của xã hội như “đóng cửa” hay “tốt
đẹp phô ra xấu xa đậy lại”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng” làm cho các hành vi BLGĐ với
NCT trở nên khó bị phát hiện, bị “bưng bít” dẫn tới khó khăn trong công tác phòng,
chống bạo lực gia đình
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách cụ thể hơn. Cần tổ chức
các khóa tập huấn cho các cán bộ văn hóa địa phương, nhân viên cơ sở y tế… các đơn
vị có liên quan để họ nắm rõ luật, tăng cường trợ giúp có hiệu quả cho trẻ em bị bạo
hành. Tập trung tuyên truyền mang tính đại chúng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ văn
hóa của từng địa phương. Phần lớn nạn nhân bị bạo hành hiện nay mà không thể tìm
đến sự giúp sức của pháp luật đều có trình độ dân trí kém, khó trong việc tiếp cận hoặc
thông tin luật còn quá hàn lâm. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể nhất
sẽ góp phần làm tăng hiệu quả hiểu biết luật pháp của người dân, phòng chống bạo lực
gia đình tốt hơn.
Thứ hai, có thể bỏ chế tài phạt tiền người chồng hoặc vợ khi có hành vi bạo hành

mà dùng hình thức chế tài khác như lao động công ích tại địa phương... Nếu phạt chỉ
làm trầm trọng thêm vấn đề tài chính mà chính nạn nhân lại là người gánh chịu, như
vậy sẽ không đạt được mục đích của biện pháp chế tài hành chính này. Có thể nghiên
cứu cách xử phạt khác hợp lí và mang tính răn đe cao hơn. Cụ thể như việc xử phạt lao
động công ích tại địa phương cũng chạm được đến lòng tự trọng của họ, tạo nên tiếng
nói dư luận, do đó họ sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm, vì
thế hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình sẽ cao hơn.
Thứ ba, cần đơn giản hóa thủ tục, đơn giản hơn trong việc trình báo của nạn nhân
vì bạo hành. Cần xem xét đến khía cạnh thực tế, hoàn cảnh thực tế, khi mà nạn nhân bị
21


bạo hành để đến được cơ quan có thẩm quyền khai báo đã rất khó trong việc đó rồi.
Nếu cần thiết phải có đơn trình báo thì cần có một bộ phận chuyên trách để có thể giúp
nạn nhân trong việc quản lí giấy tờ. Đây là công việc mà nhân viên xã hội hoàn toàn
có thể đảm nhận với vai trò trợ giúp trực tiếp mà quản lí ca. Đây cũng là hướng mà
công tác xã hội cần trọng tâm phát triển để can thiệp hỗ trợ cho nạn nhân chịu ảnh
hưởng của bạo lực gia đình.
Ngoài ra, cần đến công tác xã hội trong việc hỗ trợ các nhà tạm lánh cho nạn
nhân. Thực tế hiện nay đã có những nhà tạm lánh cho những phụ nữ và trẻ em bị bạo
hành tuy nhiên các trung tâm thường của các tổ chức phi chính phủ, quy mô còn chưa
đủ rộng phù hợp với tình hình bạo lực gia đình tại Việt Nam, hơn nữa thủ tục để có thể
xin vào làm những nhà tạm lánh này cũng rất phức tạp. Vì vậy hướng đi của công tác
xã hội có thể chú trọng việc phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng của những nhà
tạm lánh, đồng thời đấu tranh biện hộ chính sách để người bị bạo hành được các cơ
quan chính quyền chịu trách nhiệm trong hoạt động trợ giúp tạm lánh cho nạn nhân.
Thứ tư, cần có cách can thiệp và tìm ra những tổn thương cho nạn nhân một cách
cụ thể hơn. Có thể xây dựng những bảng chấm điểm đánh giá các tình trạng tổn
thương về cả tinh thần, của từng loại bạo lực khác chứ không chỉ dựa trên bằng chứng
thực thế. Với nhiệm vụ này, nhân viên xã hội và công tác xã hội có thể tập trung hoàn

toàn cho nạn nhân bị bạo hành gia đình, đưa họ đến các cơ sở để giám định tổn thương
và dùng kết quả đó để bổ sung vào hồ sơ dùng làm bằng chứng. Ngoài ra nhân viên xã
hội quản lí trường hợp cụ thể có thể theo dõi và đánh giá một cách cụ thể hơn. Báo cáo
của nhân viên xã hội cũng nên được xem là một bằng chứng giúp nạn nhân có thể đủ
điều kiện để được bảo vệ trước pháp luật.
Thứ năm, hành vi bạo lực gia đình được liệt kê tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình cần phải phân loại hành vi bạo lực gia đình như: bạo lực thân thế, bạo lực
về tình dục, bạo lực về tinh thần, bạo lực về mặt xã hội, bạo lực về kinh tế…chứ không
chỉ dừng lại ở việc kể tên có hành động bạo lực cụ thể, thiếu sâu rộng và chi tiết, tạo
kẽ hở cho các hành vi bạo lực.

22


Ngoài ra cần bổ sung các hành vi bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng như:
hành vi ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, ép buộc lựa chọn giới
tính của thai nhi, ngăn cản không cho sử dụng biện pháp tránh thai...
Thứ sáu, cần quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cụ thể cần quy định việc tuyên
truyền này như là một trách nhiệm thường xuyên của một số cơ quan, tổ chức cụ thể ở
địa phương, cơ sở (Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội
phụ nữ, Tổ dân phố…). Đồng thời, cũng cần phải quy định những biện pháp xử lý cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong
công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Mặc dù Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã bổ
sung một số biện pháp xử lý nghiêm cán bộ, cơ quan, tổ chức phòng, chống BLGĐ có
hành vi vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa quy định bất cứ một hình
thức xử phạt nào cho những hành vi dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không
đúng quy định của pháp luật các hành vi bạo lực gia đình. Do đó, cần phải quy định
chặt chẽ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia
đình cũng như những chế tài xử lý thích đáng đối với các cơ quan, tổ chức để các vụ
việc bạo lực xảy ra liên tục, kéo dài, không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp

thời.
Có thể thấy rằng , bạo lực gia đình ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều điểm bất
cập chưa được quan tâm một cách đúng mức và cụ thể. Và công tác xã hội trong phòng
chống bạo lực gia đình không chỉ dừng lại ở các hoạt động dịch vụ như đã đề cập ở
mục 2 chương 1 (trang 5) của tiểu luận này, mà còn có thể nghiên cứu những bất cập
còn tồn tại trong việc thực thi luật pháp để từ đó, can thiệp trực tiếp vào những bất cập,
lỗ hổng đó, can thiệp một cách kịp thời, vì lợi ích của các cá nhân và của toàn xã hội,
đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng ở mức hợp lí.
Đặc biệt, đối với các hoạt động hỗ trợ NCT bị bạo lực gia đình gắn với nghề
công tác xã hội:
Thứ nhất, cần nhân rộng mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại
các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh thành phố, trường đại học, trường nghề để cung cấp
dịch vụ công tác xã hội cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội.
Công tác xã hội cần có cơ sở rộng hơn để có thể can thiệp một cách chuyên sâu và triệt
23


để. Hiện nay công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa được phát triển
đúng mức mặc dù hoạt động công tác xã hội là cần thiết.
Thứ hai, phát triển mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội, nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, đội ngũ cộng tác viên tại các xã, phường.
Thứ ba, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho các tổ chức,
đoàn thể, gia đình có nạn nhân BLGĐ. Đây là hướng đi mà công tác xã hội cần tích
cực hướng đến trong thời gian tới.
Thứ tư, cần nghiên cứu chính sách và nâng mức trợ cấp, chế độ trợ giúp xã hội,
xây dựng và tập huấn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội với nạn nhân
BLGĐ.

24



×