Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CUNG ỨNG VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.38 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CUNG ỨNG
VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT (VIRASIMEX)
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CUNG ỨNG VẬT TƯ
THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT (VIRASIMEX)
1.1.1 Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập
khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)
Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt có tên giao
dịch quốc tế là: “Vietnam Railway Import-Export and Supply Material
Equipment Company”, viết tắt là Virasimex. Công ty trực thuộc Liên hiệp Đường
sắt Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1343 QĐ/TCCB-LĐ ngày
08/08/1989 của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở công ty cung ứng vật tư
Đường Sắt, trụ sở chính 132 Lê Duẩn, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt là một tổ
chức doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế
độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại Ngân hàng.
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (02/07/1954), Đảng và Nhà nước
chủ trương khôi phục kinh tế và hình thành đẩy mạnh hoạt động các tuyến
đường sắt. Bộ máy quản lý của ngành đường sắt được hình thành, trong đó có
bộ phận lo vật tư đường sắt. Một số cán bộ từ vùng kháng chiến, ở xưởng công
binh chiến khu, công nhân hoả xa cũ tập hợp lại vào tháng 9/1954 ở Phố Cò,
Thái Nguyên do đồng chí Nguyễn Chấn phụ trách. Bước đầu lo tổ chức và bắt
tay vào việc thu thập, thu mua vật tư đường sắt, tiếp nhận hàng Nhà nước cấp
phát để phục vụ ngay cho các công trình khôi phục đường sắt Hà Nội-Mục Nam
Quan dài 165km. Cuối năm 1955, sát nhập với Ban Vật tư Bộ Giao thông công
chính đóng ở thị xã Bắc Giang và trở thành đầu mối lo vật tư cho ngành. Do yêu
cầu nhiệm vụ ngày càng to lớn, ngày 06/04/1955, Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định thành lập Tổng cục Đường sắt, chính thức hoá bộ máy quản lý của
1 1
Tổng cục Đường sắt (chỉ thị số 505/TTG do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký).
Tổng cục Đường sắt có 13 Cục, Ban, Phòng, Ty. Trong đó, Cục vật liệu do đồng


chí Nguyễn Chấn là Cục trưởng. Đó là tiền thân hình thành hệ vật tư đường sắt
cho đến nay.
Cục vật liệu và sau đó gọi là Phòng vật tư đường sắt hoạt động liên tục từ
năm 1955 đến năm 1966 thì đổi thành Cục vật tư, lúc đầu đóng trụ sở tại 53
Hàng Buồm, sau chuyển sang 21D Hàng Bài-Hà Nội. Do đế quốc Mỹ leo thang
đánh phá miền Bắc, cơ quan sơ tán lên Đông Chi, ngoại thành Hà Nội. Đến năm
1970 chuyển về 132 Đường Nam Bộ, nay là đường Lê Duẩn-Hà Nội.
Đến năm 1993, Tổng cục giải thể Ban vật tư thiết bị đường sắt, giải thể Xí
nghiệp vật tư I và thành lập Công ty cung ứng vật tư đường sắt, sau đó chuyển
giao 2 Xí nghiệp vật tư Đà Nẵng và Sài Gòn vào sinh hoạt với Liên hiệp Đường
Sắt II và Liên hiệp Đường Sắt III cho đến nay.
Nhận thức được yêu cầu của ngành thời kỳ đổi mới, từ tháng 9/1998
Công ty cung ứng vật tư Đường Sắt được Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải và
ngành Đường Sắt cho phép làm công tác xuất khẩu, từ đó mang tên Công ty
Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt, là một trong những doanh
nghiệp trong hệ vật tư của ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ xuất khẩu lao
động của ngành Đường Sắt.
Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt có 11 đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc, bao gồm:
Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Đông Anh
Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Hà Nội
Xí nghiệp cơ khí Đông Anh
Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Vĩnh Phúc
Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Thanh Hoá
Xí nghiệp vật tư Đường Sắt Vinh
2 2
Và các chi nhánh Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh,
Công ty may cổ phần đường sắt 21-10.
Trong suốt thời gian hoạt động theo cơ chế tập trung quản lý vật tư, công
ty đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, phục vụ kịp thời đầy đủ cho sản

xuất vận tải và bảo đảm giao thông cho thời chiến, trên 30 năm đều hoàn thành
và đạt mức kế hoạch từ 100% trở lên, quản lý tốt vật tư hàng hoá, giữ gìn vẹn
toàn tài sản của ngành.
Công ty có nhiệm vụ:
-Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng cho ngành sản xuất công nghiệp,
xây dựng công trình và vận tải ngành Đường Sắt
-Sản xuất và gia công, tổ chức cung ứng các loại vật tư thiết bị phụ tùng
Đường Sắt
-Sản xuất tà vẹt và sản phẩm phục vụ ngành Đường Sắt
-Tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu hàng hoá, kinh doanh hàng hoá tiêu
dùng và thực phẩm phục vụ khách hàng.
1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm và hoạt động kinh doanh của Công ty Xuất
nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)
Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt vì vậy khách hàng là
các đơn vị, công ty, xí nghiệp hoạt động trong ngành Đường Sắt. Sản phẩm của
công ty mang tính chất chuyên dùng, không phổ biến như tà vẹt bê tông, tà vẹt
gỗ, ray, cóc, kiện…. Sản phẩm mang tính đặc thù trong ngành vận tải đường sắt,
phục vụ cho hạ tầng cơ sở: đường, hầm… và thượng tầng kiến trúc đường sắt:
toa xe, đầu máy…
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là:
-Đầu máy toa xe
-Ray và phụ kiện đường
3 3
LIÊN HIỆP ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Liên hiệp Đường Sắt ICông ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị Đường SắtLiên hiệp Đường Sắt II Liên hiệp Đường Sắt III
-Phụ tùng đầu máy toa xe, thiết bị xếp dỡ
-Bogie xe hàng, các vật tư thiết bị khác…
Ngoài ra còn có các mặt hàng khác nhập khẩu uỷ thác ngoài ngành như
xe máy, thạch cao.

Ngành Đường Sắt đa dạng và phức tạp cho nên quy cách và chủng loại
sản phẩm vật tư rất đa dạng và phức tạp, riêng đầu máy và toa xe có khoảng
5700 loại vật tư. Chính vì vậy, Công ty đã phân nhóm các mặt hàng, hình thành
nên các kho vật tư chuyên dùng như kho Diezen, kho gỗ, kho đầu máy TU7E,
kho đầu máy TU5E, kho thông tin tín hiệu.
Các thị trường nước ngoài mà công ty quan hệ xuất khẩu là: Trung Quốc,
Bỉ, Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Tiệp Khắc, Rumani, Pháp, Đức….
Khách hàng của công ty là:
-Liên hiệp Đường Sắt I, II, III
-Các xí nghiệp đầu máy trên toàn tuyến, các nhà ga xe lửa
-Các đơn vị trong và ngoài ngành
1.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng
vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)
Cơ cấu của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt
trong Liên hiệp Đường Sắt Việt Nam như sau:
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng
vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex) trong Liên hiệp Đường Sắt Việt
Nam
4 4
5 5
Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Xuất nhập khẩu cung
ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ: Chứng từ - Ghi sổ
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng Kế toán - Tài chính của công ty nhìn chung thực hiện tốt các chức
năng như : Tổ chức hạch toán kế toán theo hệ thống sổ sách kế toán do Nhà
nước qui định, lập báo cáo tài chính và quyết toán định kỳ cũng như đột xuất
cho cấp trên khi cần; lập kế hoạch thu, chi tài chính; tổng hợp tình hình kinh
doanh, phân tích hoạt động kinh tế nhằm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo điều
hành kinh doanh; giải quyết các chế độ lương, thưởng... cho người lao động, tổ

chức ghi chép, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh....
Xuất phát từ các chức năng chính của phòng Kế toán - Tài chính, chức năng
nhiệm vụ của từng người như sau:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính và tổ chức công tác kế
toán, bộ máy kế toán của toàn công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng còn chịu trách
nhiệm kiểm tra các công việc hạch toán hàng ngày, kiểm tra việc thực hiện các
chế độ, thể lệ kế toán, hướng dẫn nhân viên kế toán trong việc thực hiện các
chính sách.... theo qui định của Nhà nước.
- Phó Trưởng phòng Kế toán - Tài chính: Giúp việc cho Kế toán trưởng, thực
hiện phần hành kế toán tổng hợp (Lập bảng cân đối tài khoản, lập các báo cáo
tài chính, lập các báo cáo thuế), chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình tài chính
của các Chi nhánh trực thuộc công ty, tổ chức hạch toán kế toán và quản lý tài
chính toàn công ty.
- Kế toán tài sản cố định: chuyên theo dõi và hạch toán tình hình tăng giảm
tài sản cố định của toàn công ty.
- Kế toán công cụ dụng cụ, vật liệu: Theo dõi và hạch toán kế toán phần
hành có liên quan đến công cụ, dụng cụ, vật liệu.
6 6
Kế toán trưởng
Phó Trưởng PhòngKế toán
Kế toán TSCĐ
Kế toán CCDC, vật liệu
Kế toán hàng hoá
Kế toán thanh toán, thu chi tiền mặt
Kế toán công nợ
Thủ quỹ
-- Kế toán hàng hoá: Theo dõi và hạch toán kế toán phần hành có liên quan
đến hàng hoá.
- Kế toán thanh toán thu chi tiền mặt: Theo dõi và hạch toán kế toán các
phần hành có liên quan đến tiền mặt và việc thanh toán của công ty.

- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ của công ty, đôn đốc việc thực
hiện nghĩa vụ với các cơ quan hữu quan.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm bảo quản tiền an toàn, đầy đủ. Phải chịu trách
nhiệm về mọi trường hợp gây thất thoát, nếu hậu quả nghiêm trọng phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Xuất nhập
khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)


1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế quản lý
kinh tế trong từng thời kỳ, có thể chia quá trình phát triển của hệ thống báo cáo
kế toán các doanh nghiệp thành 3 thời kỳ như sau:
7 7
1.2.1 Thời kỳ quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (từ năm 1986
trở về trước)
Trong thời kỳ này, Nhà nước thực hiện việc quản lý kinh tế thông qua một
hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh. Và do phải điều hành trực tiếp việ thực
hiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh ở các đơn vị kinh tế, nên Nhà nước
cần phải có một khối lượng lớn về thông tin tài chính, nhằm có thể can thiệp
thường xuyên vào các hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở. Ứng với giai đoạn
này, Hội đồng chính phủ đã ban hành hệ thống báo cáo kế toán theo quyết định
số 233-CP ngày 1/12/1970, bao gồm 13 báo biểu:
-Bảng tổng kết tài sản (23CN)
-Tăng giảm tài sản cố định và quỹ khấu hao (24CN)
-Tăng giảm nguồn vốn cơ bản (25CN)
-Chi phí phục vụ và quản lý sản xuất (26CN)
-Chi phí sản xuất theo yếu tố (27CN)
-Giá thành sản phẩm so sánh được và toàn bộ sản phẩm theo khoản mục

(28CN)
-Giá thành đơn vị các loại sản phẩm chủ yếu (29CN)
-Những nhân tố làm tăng giảm giá thành (30CN)
-Tiêu thụ (31CN)
-Lãi, lỗ và khoản thanh toán với ngân sách (32CN)
-Tăng giảm quỹ xí nghiệp (33CN)
-Thu chi tiền mặt (34CN)
-Công nợ phải thanh toán (35CN)
Để phù hợp với sự vận động khách quan của nền kinh tế, cơ chế quản lý
kế hoạch hoá tập trung đã có những thay đổi nhất định. Quyết định của Chính
phủ số 25-CP ngày 21/1/1981 đã đưa ra một số chủ trương và biện pháp nhằm
phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền chủ động tài chính của
8 8
các doanh nghiệp quốc doanh. Đứng trước sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh
tế của Nhà nước, hệ thống báo cáo kế toán cũng phải có những thay đổi thích
ứng với nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước. Từ đó đã ra đời
chế độ báo cáo thống kê-kế toán định kỳ do Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê
ban hành theo quyết định số 13-TCKT/PPCĐ ngày 13/1/1986, nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch hoá và công tác quản lý kinh tế của Nhà
nước trong giai đoạn này. Hệ thống chế độ báo cáo định kỳ nói trên bao gồm 21
báo biểu, trong đó có 9 biểu thuộc lĩnh vực kế toán. Như vậy, so với hệ thống
báo cáo kế toán ban hành năm 1970 đã giảm đi 4 biểu (bỏ 5 biểu cũ và thêm 1
biểu mới về xây dựng cơ bản), một số chỉ tiêu trên các báo biểu kế toán cũng
được giảm bớt.
1.2.2 Thời kỳ chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường (từ năm 1987-1994)
Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam đánh dấu một bước ngoặt trong
tiến trình đổi mới ở nước ta, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị trung ương 3
khoá VI năm 1987 đã nêu:”Phải thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh

đối với các đơn vị cơ sở… đi đôi với việc đổi mới một bước về chính sách,
phương thức hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nhằm tạo môi
trường kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ sở”. Quyết định 217/HĐBT ngày
14/11/1987 đã xác định lại chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời kỳ này Nhà
nước ban hành đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng đổi mới, xoá
bỏ các khoản bao cấp, phân phối hiện vật, hạn chế cấp phát vốn qua Ngân sách
và thực hiện việc giao vốn cho các doanh nghiệp.
Trước tình hình trên, hệ thống báo cáo kế toán ban hành năm 1986 đã
không còn phù hợp, và hệ thống báo cáo kế toán mới lại ra đời vào ngày
9 9
18/4/1990 theo quyết định số 224-TC/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hệ
thống báo cáo kế toán kỳ này chỉ bao gồm 4 báo biểu:
-Bảng tổng kết tài sản (01/BCKT)
-Kết quả kinh doanh (02/BCKT)
-Chi phí sản xuất theo yếu tố (03/BCKT)
-Bảng giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (04/BCKT)
Như vậy so với hệ thống báo cáo kế toán ban hành năm 1986, hệ thống
báo cáo kế toán kỳ này giảm bớt 5 biểu (tăng 1 biểu, giảm 6 biểu), giảm bớt số
lượng các chỉ tiêu trên báo cáo.
1.2.3 Thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường (từ
năm 1995 đến nay)
Trong thời kỳ này đã thực hiện công cuộc cải cách chế độ kế toán, kết quả
là đã ra đời hệ thống chế độ kế toán theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày
1/11/1995, trong đó có hệ thống báo cáo tài chính. Như vậy, báo cáo kế toán
định kỳ được gọi tên chính thức là báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính
ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý kinh tế ở nưóc ta
trong giai đoạn mới, đồng thời cũng đảm bảo sự phù hợp nhất định với thông
lệ là chuẩn mực kế toán quốc tế.
Theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT, hệ thống báo cáo tài chính doanh

nghiệp bao gồm biểu mẫu là:
-Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
-Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
Mặc dù tổng số báo biểu không thay đổi so với báo cáo kế toán ban hành
năm 1990, nhưng thực chất đã có những thay đổi rất lớn về nội dung và cách
trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Kết cấu của các báo cáo đã đơn
10 10
giản, rõ ràng hơn nhiều. Tuy vậy, đứng trước sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế thị trường, chế độ báo cáo này đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết.
Các chỉ tiêu phản ánh dù đã đơn giản hơn nhiều so với trước nhung vẫn còn
phức tạp, trật tự sắp xếp các chỉ tiêu chưa hợp lý, khoa học… Chính vì vậy, chế
độ kế toán vẫn cần phải tiếp tục được nghiên cứ hoàn thiện hơn.
Trước tình hình đó đã ra đời chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp theo
quyết định số 167/2000/QĐ/BTC. Hệ thống biểu mẫu báo cáo đã bước đầu
được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với
tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, có nhiều ưu điểm cả về nội dung và hình
thức, khắc phục được phần lớn các nhược điểm của các chế độ báo các trước.
Số lượng báo cáo kế toán giảm đáng kể, việc lập và xét duyệt báo cáo được đơn
giản, ít tốn kém về công sức và thời gian. Tuy vậy, hệ thống báo cáo tài chính
vẫn còn quá chi tiết và thuộc phạm vi của báo cáo quản trị, các chỉ tiêu phản
ánh trong từng báo cáo mặc dù có sự sắp xếp lại nhưng vẫn chưa thật hợp lý và
không nhất quán, cách tính toán chỉ tiêu chưa thật chính xác, nhiều biểu mẫu
vẫn còn quá cồng kềnh, phức tạp, không phù hợp với trình độ thực tiễn Việt
Nam nên doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc lập báo cáo…Vì vậy, tiếp
tục không ngừng bổ sung và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh
nghiệp là công việc cần thiết.
1.3 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CUNG ỨNG VẬT TƯ THIẾT BỊ

ĐƯỜNG SẮT (VIRASIMEX)
1.3.1 Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu cung ứng
vật tư thiết bị đường sắt (Virasimex)
Hiện nay, trên cơ sở chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Trưởng Bộ Tài
chính, công ty thực hiện việc lập báo cáo tài chính gồm 03 biểu mẫu báo cáo:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết
11 11

×