Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Dich thuat nhat viet hong hoa VNh DHNN hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.49 KB, 13 trang )

Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng
dụng vào thực tiễn giảng dạy các học phần dịch cho người Nhật
học tiếng Việt
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây, nhờ quá trình hội nhập, giao lưu trao đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục
mà không chỉ người Việt Nam sang nước ngoài học ngoại ngữ ngày càng tăng mà nhu
cầu người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng về các trường Đại học ngoại
ngữ ở Việt Nam hay càng trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng tăng
lên đáng kể. Ngoài các học phần cơ bản như: thực hành tiếng: Nghe, nói, đọc, viết thì
còn có các học phần như: giao văn hóa, thực hành dịch, lý thuyết dịch …cũng là
những học phần quan trọng nhằm tăng kỹ năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ của
người học. Nắm bắt được những khác biệt giao ngôn ngữ là điều cần thiết giúp giáo
viên có thể soạn những bài giảng có trọng tâm hơn để ứng dụng vào thực tiễn giảng
dạy các học phần đó. Bài viết này tập trung khảo sát về vấn đề này

NỘI DUNG
I.

Những nét cơ bản của Tiếng Nhật và Tiếng Việt

I.1 Những nét cơ bản của Tiếng Nhật
Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính và đặc trưng bởi một hệ thống
xưng hô hết sức cầu kỳ, lịch sự và phức tạp trong tầng lớp quý tộc, xưng hô phân biệt
trong quan hệ cấp bậc xã hội, tuổi tác, giới tính. Về cấu trúc câu, tiếng Nhật được sắp
xếp theo trật tự: Chủ ngữ - bổ ngữ - động từ ( S - O – V), các quan hệ ngữ pháp được
xác định bằng cách thêm các vĩ tố vào sau mỗi từ.
Tiếng Nhật chủ yếu dựa vào 5 nguyên âm cơ bản: あああああああああ và kết cấu âm
tiết mở nên người Nhật gặp rất nhiều khó khăn khi học ngoại ngữ vì cấu trúc âm tiết


của tiếng Anh hay tiếng Việt đa số là phụ âm (đóng, nửa khép, khép). Chính vì thế khi
phát âm tiếng nước ngoài, khi gặp từ có âm tiết đóng người Nhật phài thêm một
nguyên âm cho dễ phát âm
Ví dụ:
- romantic (lãng mạn)( Tiếng Anh) ああああああああromantikuあ
- access

(tiếp cận)

ああああああakusesuあ

I.2. Những nét cơ bản của Tiếng Việt

Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

1


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Giống như nhiều ngôn ngữ khác tại Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ
đơn lập. Các quan hệ ngữ pháp được thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống hư từ và
cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Trật tự từ thông dụng nhất trong tiếng Việt là chủ
ngữ - vị ngữ - bổ ngữ (SVO)
Vị trí các từ được sắp xếp theo thứ tự, từ mang ý chính đứng trước từ mang ý
phụ phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho từ mang ý chính, tương tự như danh từ đứng
trước tính từ đứng sau bổ sung nghĩa cho danh từ.
Tiếng Việt còn có hệ thống đại từ nhân xưng phức tạp dựa trên các từ ngữ chỉ quan hệ
thân thuộc, và hệ thống danh từ đơn vị

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang
một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ được
biểu thị bằng các dấu thanh, còn gọi là dấu, nên một số người quen gọi các thanh điệu
của tiếng Việt là các "dấu". Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn được cho là gồm sáu
thanh ngang (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho
thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc
lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn
cho sáu thanh điệu này.
Tiếng Nhật không có thanh điệu, các điểm nhấn dựa vào trọng âm từ, giới từ và
ngữ điệu. Chính vì vậy, người Nhật gặp khó khăn khi phát âm và sử dụng hệ thanh
điệu hình tuyến trong tiếng Việt trong khi nói và dịch nói
II.

Những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản Nhật –Việt liên quan đến
dịch

Theo Phan Khôi- Việt ngữ nghiên cứu[T.128-138]
Trên quả đất này, mỗi dân tộc có một thứ tiếng nói khác nhau. Tuy nhiên, hết thảy các
thứ tiếng đều có những điểm cộng thông, nghĩa là giống nhau.
Những điểm cộng thông như là:Thứ tiếng nào cũng có thể chia ra các loại như
danh từ, động từ, v.v…Thứ tiếng nào khi muốn làm thành một mạng đề cũng phải có
ba phần là chủ từ, danh từ, túc từ v.v…Nhưng ngoài những điểm cộng thông ra, mỗi
thứ tiếng lại có những điểm đặc biệt.
Tiếng Việt cũng có những điểm đặc biệt của nó.
II.1. Đặc điểm thứ nhất: Theo thứ tự thời gian
VD: Trên đường về hai người bạn ( Anh A và anh B )gặp và hỏi nhau : “ Anh đi đâu
về?”. Theo tiếng Nhật thì đáp lại rằng: “あああああああああああ”, dịch thuật đúng là: “ Tôi
Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

2



Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

trở về từ sự mua sắm ”, nhưng theo tiếng Việt , không nói như thế đâu, mà nói: “ Tôi
đi mua sắm (chợ, siêu thị) về”
Lúc gặp người B, người A đang làm cái việc gì? Đang làm cái việc trở về. Vậy
việc trở về là việc chính của người A trong lúc đó, cho nên nói “ tôi trở về”, chữ “ trở
về” dính liền với chữ “ tôi”, chủ từ, để tỏ ra cái việc chính mình đang làm. Nhưng
trước khi về còn có việc đi mua sắm, cho nên nói tiếp: “ từ sự đi mua sắm”.
Như thế, thấy trong câu tự sự, tiếng Nhật lấy việc chính làm trọng, người A
phải tự thuật cái động tác hiện tại của mình chính lúc đáp lại lời hỏi đó rồi mới nhắc
đến việc gì từ trước.
Theo câu đáp của tiếng Việt thì hoàn toàn khác với cái nguyên tắc ấy của tiếng
Nhật. Tiếng Việt lấy thứ tự của thời gian làm trọng. Việc đi mua sắm ở trước việc trở
về, đi mua sắm xong rồi mới trở về, cho nên nói “ Tôi đi mua sắm về”. Theo cách nói
của tiếng Việt, không cần kể trở về là việc chính mà chỉ cần kể đi mua sắm là việc
trước.
II.2. Đặc điểm thứ hai: Những lối nói theo nhận định chủ quan
Điểm này thật đặc biệt, dễ thường trong tiếng Việt mới có
Trong khi làm một động từ thành ra hình thức bị động, tiếng Việt dùng hai phó từ khác
nhau để chỉ hai ý khác nhau: Cái điều mình nhận lấy mà lấy làm thích, mình yêu nó,
thì dùng chữ được, như được thưởng, được khen, được thăng chức; Cái điều mình
nhận lấy mà lấy làm không thích, mình ghét nó như : bị phạt, bị quở, bị cách chức…
Bị động là bị động, chứ sao lại chia ra theo yêu ghét chủ quan bằng chữ này hay chữ
khác, ấy thật là sự lạ.[T.132]. Do đó mới sinh ra một lối nói: Nếu được mời ăn mà
không lấy sự ăn ấy làm thích, có thể nói “ bị mời”; nếu bị tát ( tát tai) mà lấy sự tát
làm hân hạnh, có thể nói “ được tát”
Theo cái hình thức bị động của động từ tiếng Việt như thế, nó sẽ không giống

với động từ của thứ tiếng nào cả
Tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Anh đều chỉ có ngoại động từ (verb
transitive) thì mới chuyển làm bị động từ được như “đánh, giết” chuyển làm bị đánh,
bị giết được; còn nội động từ ( verb intransitive) thì không thể chuyển như bay, chạy,
có khi nào nói bị bay, bị chạy đâu. Nhưng tiếng Việt, vì chia ra “được” và “bị”: Tức
như đi, “đi” là nội động từ mà có thể nói: “ tôi được đi sứ” và “tôi bị đi đày”
Bị động trong tiếng Nhật xoay quanh cách biến đổi động từ và các giới từ “ あ,
あ,あ”để chỉ đối thể và bị thể của động từ chính
Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

3


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Cách kết hợp: N1 あああ N2ああ

V あああ /あああ

Cách chuyển đổi:


ああああああああああ( Câu dạng chủ động)



ああああああああああああ(Câu dạng bị động)

Dạng bị động có các loại sau:



Bị động trực tiếp: người hay sự vật đóng vai trò chủ ngữ bị động.

Ví dụ:あ (1)ああああああああああああああああああああああ
Suzuki được giám đốc thông qua tài liệu về núi.


Ví dụ:

Bị động gián tiếp: chủ ngữ đóng vai trò chủ ngữ bị động
(1) ああああああああああああああああ

Suzuki bị Tanaka trộm tiền.
(2)あああああああああああああああああ
Tanaka được bố mẹ xây nhà cho.


Ví dụ:

Bị động phiền toái
(1)あああああああああああああああ

Đứa trẻ khóc làm tôi không ngủ được.
(2)ああああああああああああああああ
Ari 2 năm trước đã mất bố.
[16]
Về sự nhân định chủ quan còn có một ví dụ nữa là đặt chữ “ra” hay chữ “đi”
sau một hình dung từ dùng như động từ. Hễ cái gì mình lấy làm không thích, mình
ghét nó, thì nói “ đi”. “Ra” và “đi” có nhiều nghĩa khác, nhưng ở đây lại là nghĩa đặc

biệt của nó
Như nói: “ Càng ngày càng giàu ra”, “ Càng ngày càng nghèo đi”, “ Dạo này
chị béo ra”, “dạo này tôi gầy đi”, rồi thì trắng ra, đen đi, giỏi ra, dốt đi, khôn ra, dại đi,
tươi ra, héo đi…
Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

4


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Vậy trong tiếng Việt phải hiểu “ra” để chỉ nghĩa tích cực, “đi” chỉ nghĩa tiêu
cực trong nhiều ngữ cảnh nó cũng biểu hiện việc đánh giá theo yêu ghét chủ quan
Tuy nhiên trong tiếng Nhật, các từ tương đương với “ra” và “đi” để chỉ nghĩa
tiêu cực và tích cực không dựa vào các giới từ, hư từ, phụ từ mà nằm ngay trong các
động từ chỉ trạng thái.
VD:
-

ああああああああああああああああああChị tôi ngất đi khi nghe được tin ấyあ
ああああああああああああああああCông việc làm tính nết anh ta già điあ
ああああああああああああMặt nó tái điあ
[7]

II.3. Đặc điểm thứ ba: Chủ từ tổng hợp
Một điều thông thường trong ngữ pháp các nước ( kể cả tiếng Nhật): Có khi lấy cả
một ngữ làm chủ từ cho động từ ví dụ:
VD:
あああここ ああああああ

(Việc học ngoại ngữ thật vui)
ああああああああああああこ あああああああああああ
(Tôi lúc nào cũng ăn đồ ngọt là vì stress mà thôi)
Hay lại lấy cả câu lên làm chủ ngữ
Ví dụ:
ああああああああああここああああああああああああああ
( Vì anh Tanaka chưa đến nên cuộc họp chưa thể tiến hành được)
[17]
Khi lấy một ngữ hay một câu làm chủ từ thì coi cả ngữ ấy như một danh từ trong ngữ
pháp gọi là danh từ ngữ ( tiếng Anh là noun phrase). Trường hợp này thông dụng
trong cả tiếng Việt nữa. Bởi vì trong khi không thể phân tích một ngữ một câu ra lấy
một danh từ nào làm chủ từ được, người ta buộc phải lấy cả một ngữ một câu làm chủ
từ
Nhưng trong bài “ Đi tìm chủ từ” của Đoàn Hữu Tứ ( Hội văn hóa Việt Nam xuất bản
năm 1948)
Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

5


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Có câu: “ Cha tôi chết làm tôi buồn” thì ở các ngoại ngữ khác lại có thể nói: “ Cái chết
của cha tôi làm cho tôi buồn”
Hay ví dụ khác: Trong một cuốn tiểu thuyết có câu: “ Chúng tôi đi chơi ở Đồ Sơn vui
quá”, đáng lẽ nói: “ Cuộc đi chơi của chúng tôi ở Đồ Sơn vui quá”, “ cuộc đi chơi”
làm chủ từ cho động từ “vui” , không buộc dùng cả cụm : “ Chúng tôi đi chơi ở Đồ
Sơn”
Đáng lẽ dùng một danh từ, không dùng cả cụm từ hay cả câu mà không dùng

một danh từ, cái cớ là do đâu?
Vì tiếng Việt không có đủ danh từ để chỉ cái sự hay cái việc. Ngoài những danh
từ cố định như : trời, đất, sông, núi, cây, cỏ, …về động tác và trạng thái của sự vật,
tiếng Việt chỉ có một động từ, tính từ mà thôi, rồi khi muốn có một danh từ chỉ về
động tác hoặc trạng thái, ta phải mượn động từ hay tính từ và đặt trên nó chữ : “ cái
đẹp”, “ sự học” chẳng hạn. Điều này tương đồng với tiếng Nhật khi muốn câu tạo
danh ngữ hóa từ động từ hay tính từ thì phải thêm các phụ tố như:“あああああああああああ”
ああああああ
ああああ
“ああああ”
あああああ
ああああああああ
Về điều này trong mối tương quan tư duy của hai ngôn ngữ có thể tương đồng để dễ
dịch đúng như : thêm phụ tố( あああああああ)hay hư từ (sự, việc, cuộc…)
III.

Hán Việt – Hán Nhật ( Một vài đặc điểm giao thoa ngôn ngữ)

III.1. Đặc điểm của từ Hán – Việt
Theo Phan Ngọc[9] : Từ trong vốn từ Hán Việt một số yếu tố tối thiểu nhưng đủ để
cấu tạo nhiều nhất. Danh sách này là 218 yếu tố không tự do và trên 1000 âm tiết Hán
Việt tự do. Với 218 yếu tố không tự do có thể tạo nên một vạn từ Hán Việt. Người ta
có thể dùng những yếu tố Hán Việt trên đây để sao phỏng các thuật ngữ của tiếng
nước ngoài. Trên cơ sở đó, Phan Ngọc đề nghị tất cả các động từ Hán Việt đều có thể
chuyển thành danh từ được mà không phải thêm gì hết; đối với các từ thuần Việt, hiện
tượng này chỉ bó hẹp vào những kết hợp gồm hai động từ chỉ cảm xúc chắp lại với
nhau: thương cảm, mong muốn, thèm muốn, hay một tính từ đi với một yếu tố láy âm:
gặp gỡ, may mắn, nhớ nhung, khao khát…
Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế


6


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Trong việc chuyển hóa một động từ thành một danh từ hay cụm danh từ, Phan
Ngọc nêu ra cách sử dụng một loạt yếu tố như: sự, cách, việc, cuộc, vụ, phép…và có
khi dùng cả những từ song tiết Hán Việt ở trước như: hiện tượng, tình trạng, phương
pháp, cách thức, v.v…)
Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, chữ Hán đã được chính quyền đô hộ
truyền bá vào Việt Nam, nhân dân ta đã tiếp nhận rồi Việt hóa ngôn ngữ Hán cổ trên
cả ba mặt: âm đọc, ý nghĩa, phạm vi sử dụng, nên đã trở thành văn tự chính thống
trong hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta. Vì thế cho nên lớp từ vựng có
nguồn gốc tiếng Hán chiếm 70% trong tiếng Việt hiện đại.
Tuy nhiên, gần gũi với tiếng Hán Nhật hơn cả lại là hệ thống chữ Hán – Nôm.
Cha ông ta đã dựa trên các ký tự chữ Hán để sáng lập ra chữ Nôm nhằm ghi âm tiếng
Việt. Chữ Nôm tuy phức tạp nhưng nếu có một vốn tiếng Hán nhất định và biết quy
luật cấu tạo chữ Nôm thì không những việc đọc chữ Nôm mà sáng tạo chữ Nôm cũng
không phải vấn đề khó khăn. Một chữ Nôm gồm có hai ký tự chữ Hán, một ký tự
chính để phiên âm, có âm gần với âm của từ Việt, còn một ký tự là bộ thủ để gợi ý và
từ đó xác định được âm chuẩn từ tiếng thuần Việt
Ví dụ: “bắn”(ああ) là từ thuần Việt, gồm có chữ Hán あ đọc là “bán” và chữ cung あ có
nghĩa là cái cung
“đèn”( ああ) là từ thuần Việt, gồm có chữ Hán あ đọc là “điền” và chữ あ hỏa
nghĩa là lửa
“cơm”(ああ) là từ thuần Việt gồm có chữ Hán あ đọc là “cam” và chữ mễ あ nghĩa
là gạo
[13;T.48]
Một điểm tương đồng giao ngôn ngữ nữa là: Trong chữ viết của tiếng Việt,

tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên đều có sự vay mượn và sử dụng chữ Hán để ghi những từ
Hán Việt, Hán Nhật, Hán Triều. Tuy nhiên, còn rất nhiều từ thuần Việt, thuần Nhật,
thuần Triều không có chữ Hán tương ứng.
III.2. Đặc điểm của từ Hán – Nhật
Tiếng Nhật chịu ảnh hưởng của tiếng Hán, ít nhất trên 1.500 năm. Chữ Nhật là
sự pha trộn giữa chữ Kanji mượn từ chữ Hán và chữ Kana ( chữ ghi âm tiết) cũng có
nguồn gốc từ chữ Hán và có phát âm tương tự. Từ vựng khoa học phần lớn nhập từ
tiếng Hán hoặc được sáng tạo, cải biên theo cách phát âm thuần Nhật. Có hai loại chữ
Kana là Hiragana( thuần nhật) và Katakana (phiên âm các tiếng nước ngoài và các từ
vay mượn không phải tiếng Hán)
Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

7


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Chữ Hán là chữ tượng hình, dựa trên hình vẽ để biểu đạt ý mình muốn nói. Đọc chữ
Hán có thể dễ dàng tượng tượng ra ý nghĩa câu chữ hơn rất nhiều, tiếng Nhật cũng có
từ đồng âm khác nghĩa, nếu không dựa trên chữ Hán thì cũng dễ bị nhầm lẫn. Chữ
Kana chỉ gồm 5 nguyên âm, để tạo thành 1 câu hoàn chỉnh thì rất dài, nhưng dùng chữ
Hán biểu thị thay thế thì ngắn gọn hơn rất nhiều.
Chữ Kanji không phải là 1 bảng chữ như chữ Kana mà là 1 hệ thống chữ dựa
trên chữ Hán, 1 số từ trong tiếng Nhật và tiếng Trung đều có thể đọc qua lại lẫn nhau.
Ngoài ra có những từ viết giống nhau nhưng nghĩa khác , VD: あ oki (ngoài khơi; tiếng
Trung: chōng rửa).
Có từ nghĩa giống nhau nhưng viết hơi khác đi, VD: uống (tiếng Nhật – あ, tiếng Trung
- あ).
Và có từ là chữ Kanji nhưng được chế ra tại Nhật gọi là Quốc tự ( Kokuji, hay

Wasei Kanji), VD: あ dō, hatara(ku) (làm việc).
Chữ Kanji sử dụng cả chữ Phồn thể ( chữ Hán cổ ) và cả chữ Giản thể ( chữ
Hán hiện đại đã được giản lược ) cùng lúc.
VD: Quốc gia – あ (phồn thể) あ (giản thể) – Tiếng Nhật sử dụng chữ giản thể.
Nói – あ(phồn thể) あ(giản thể) – Tiếng Nhật sử dụng phồn thể
Người Nhật đọc chữ Hán bằng 2 cách khác nhau, cách đọc "On" và cách đọc "Kun".
Cách đọc "On" là cách đọc mô phỏng theo tiếng Trung Quốc cổ. Ở Trung Quốc, vì
cách đọc của chữ Hán thay đổi theo từng thời đại và địa phương nên tiếng Nhật cũng
có nhiều cách đọc khác nhau với một chữ Hán. Hơn nữa, cách đọc "Kun" là cách đọc
theo nghĩa của chữ Hán.
Chúng ta có thể phân loại như sau:
1. Kun-yomi (đọc theo âm Nhật):
Thường khi Kanji đứng một mình nó hoặc Kanji + Hiragana.
Ví dụ: あ ame: mưa, ああ au: gặp mặt...
Trong sách Hán tự, Kun-yomi được viết bằng chữ Hiragana.
2. On-yomi (đọc theo âm Hán):
Thường dùng trong các từ ghép (Kanji + Kanji). Chiếm khoảng 90%.
Trong sách Hán tự, On-yomi được viết bằng chữ Katakana.

Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

8


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Ví dụ: chữ あ Quốc: (On) - ああ, (Kun) - ああ; chữ あ Sơn: (On) - ああ, (Kun) - ああ; chữ あ
Hà: (On) - あ, (Kun) - ああ; chữ あ Mộc: (On) - ああ, (Kun) - あ;...
3. Trường hợp ngoại lệ:

Nếu gặp trường hợp ngoại lệ sau thì chỉ có cách là học thuộc lòng.
a. Kanji đứng một mình nó mà lại đọc bằng âm On-yomi.
Ví dụ: sách: あ - ああ, cổng: あ - ああ...
b. Kanji + Kanji mà lại đọc bằng âm Kun-yomi + Kun-yomi.
Ví dụ: mua sắm: あああ, ngắm hoa: ああ...
c. Kanji + Kanji mà lại đọc bằng âm Kun-yomi + On-yomi hoặc ngược lại.
Ví dụ: bạn gái: ああ, hiệu sách: ああ...
+ Đối với người Việt, nếu ai giỏi từ Hán Việt thì việc học và hiểu Kanji sẽ dễ dàng
hơn.
Ví dụ: Chữ Hán + Hán Việt.
Quốc ca.
Quốc gia.
Nhân loại.
Binh sỹ.
Quân nhân.
[16]
Tuy nhiên, khi người Nhật chuyển dịch chữ Hán – Nhật sang Hán – Việt đôi khi bị
ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ vào bản dịch và dễ gây hiểu nhầm
IV.

Một vài mẫu ứng dụng biên dịch cấp độ sơ cấp cho người Nhật học

tiếng Việt
A. Dịch hội thoại

Bản Tiếng Việt
Ở hiệu ăn

Bản Tiếng Nhật
ああああああ


Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

9


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Người phục vụ: Mời các anh vào. Các anh
đi mấy người ạ?
Linh: Chị cho một bàn 3 người
NPV: Các anh đợi một lát. Được rồi. Mời
các anh vào bàn trong kia
Linh: Chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện nhé.
Các cậu uống gì? Bia 333 hay Tiger?
Lân: Ở đây có những đồ uống gì nhỉ? Tớ
chưa xem thực đơn. Chị ơi, chị cho xem
thực đơn.
NPV: Dạ đây ạ
Linh: Các cậu ăn gì? Cơm hay phở?
Lân: Gọi cơm đi. Ăn phở không no đâu.
Chúng ta uống bia chai 333 đi
Linh:Chị ơi
NPV: Dạ, các anh dùng gì ạ?
Linh: Chị cho hai chai bia 333, hai đĩa nem
rán, hai đĩa bò xào, một đĩa gà luộc, hai đĩa
nộm, một đĩa rau sống
Lân: Tạm thế đã. Nếu cần chúng tôi sẽ gọi
thêm

NPV: Vâng ạ

ああああああああああああああああああああ
ああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああ
あああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
ああああ
ああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああ
ああああああああ
ああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああ

B. Dịch đoạn thư

Bản Tiếng Việt
Thư gửi bạn
Hà Nội, ngày 24/5/2000
Anh Cường thân mến
Bây giờ là mùa thu, Hà Nội đẹp lắm. Các
cô gái Hà Nội rất xinh. Các món ăn Hà Nội
ngon và hợp với tôi. Tôi rất khỏe.

Hôm qua, tôi nhận được thư anh. Tôi vui
lắm. Cảm ơn anh nhiều.
Thế là tôi đã ở Hà Nội được ba tháng rồi.
Tôi đã đi thăm nhiều nơi ở Hà Nội và các
vùng phía Bắc. Hôm qua, tôi, anh Hùng và
hai người bạn Nhật đi thăm vịnh Hạ Long.
Cảnh biển đẹp vô cùng. Chúng tôi tắm biển
rất vui. Các món ăn ở đấy tươi và ngon.
Một ngày thật tuyệt vời. Hôm nay, hai bạn
tôi đi chùa Hương nhưng tôi không đi. Tôi
hơi mệt. Tôi ở nhà nghỉ và viết thư thăm
anh. Tuần sau, tôi sẽ vào thành phố Hồ Chí
Minh.

Bản Tiếng Nhật
ああああああ
ああああああああああああ
ああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああ
ああああ


Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

10


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Hẹn gặp lại anh ở Sài Gòn một ngày gần
đây
Chào thân ái
Takahashi
C. Dịch đoạn nhật ký

Bản Tiếng Việt
Nhật ký của chị MIO
Hôm nay, buổi sáng có mưa một lúc nhưng
sau đó trời rất đẹp. Buổi chiều, tôi đi xem
hoa với các bạn. Hoa nở nhiều và đẹp.
Nhiều người cũng đến xem hoa. Họ hát và
uống bia, ăn các món ăn Nhật dưới hoa anh
đào. Chúng tôi đi dạo một lúc rồi về.
Buổi tối, tôi không nấu cơm. Tôi mua cơm
hộp và mang về phòng ăn. Cơm rất ngon.
Sau đó, tôi gọi điện cho mẹ rồi đi ngủ sớm.
Ngày mai là ngày bắt đầu một tuần làm
việc mới

Bản Tiếng Nhật

あああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああ
あああああああああああああああああああああああああああああ
ああああああああああああああああああああああ
あああああああああああああああああ

KẾT LUẬN
Qua một vài khảo sát như trên có thể kết luận lại là: Cả tiếng Nhật và tiếng Việt đều
có thể ứng dụng đối sánh giao ngôn ngữ nhằm hướng đến thiết kế các bài tập dịch nói
hay dịch viết để dạy cho người Nhật học tiếng Việt. Ngoài ra, dựa trên những tương
đồng và khác biệt giao ngôn ngữ đó cũng hạn chế được các lỗi dùng từ ảnh hưởng
tiếng mẹ đẻ vào quá trình chuyển dịch ngoại ngữ. Bài viết cũng có thể là tư liệu tham
khảo cho giáo viên dạy tiêng Việt như một ngoại ngữ có thể tham khảo trong quá trình
giảng dạy của mình

Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

11


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

15.
16.
17.

Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2010
PGS.TS Trần Trí Dõi, Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa Xã hội, NXB Văn
hóa thông tin,2001
Ngàn Trùng Dương, Tiếng Việt có thể trở thành ngôn ngữ toàn cầu?, NXB
Lao động,2003
Nguyễn Thiện Giáp, Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, NXB ĐHQG
Hà Nội, 2006
Nguyễn Tuyết Hạnh, Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, NXB Văn học, Hà
Nội, 1996
Phan Khôi, Việt Ngữ Nghiên cứu, NXB Đà Nẵng, 2003
Prof.Murakami Yutaro (Ibaraki University), Japanese Language Teaching
Seminar, 2018/3/5 (あああああああああああああああああ“đi”あああああああああああああ)あ
Hữu Ngọc, Sổ tay người dịch Tiếng Anh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996

Phan Ngọc, Dịch thơ chữ Hán ra thơ Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, trong
Dịch văn học và văn học dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, tr.373-400
Nguyễn Anh Quế, Tiếng Việt cho người nước ngoài ,NXB Văn hóa thông tin,
2007
Thúy Toàn, Dịch văn học và văn học dịch, NXB văn học, 1996
Trần Thị Chung Toàn, Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001
GS.TS.Hà Ngọc Trạc, Lịch sử - Lý luận và thực tiễn Phiên chuyển các ngôn
ngữ trên thế giới, NXB tri thức,2013
Hồ Hải Thụy, Dạy và học ngoại ngữ - một số vấn đề nên cân nhắc, Tài liệu
hội thảo khoa học dùng tiếng nước ngoài làm chuyển ngữ ( ngôn ngữ giảng
dạy) trong quá trình hội nhập, Hội ngôn ngữ học Việt Nam & Viện Đại học
Mở Hà Nội, Hà Nội, 2005.
Hoàng Văn Vân, Nghiên cứu dịch thuật, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005



Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

12


Thử khảo sát những khác biệt giao ngôn ngữ căn bản nhằm ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy
các học phần dịch cho người Nhật học tiếng Việt

Th.s. Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa VNH Trường ĐHNN Huế

13




×