ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG DỊCH THUẬT ANH – VIỆT
MỞ ĐẦU
1. Khái quát chung về dịch thuật
1.1. Bản chất của dịch thuật:
Theo Dubois (1973) thì : Bản chất của dịch thuật là sự biểu đạt bằng một
ngôn ngữ khác (ngôn ngữ đích) những điều đã được thể hiện trong một ngôn ngữ
khác (ngôn ngữ gốc) trong khi vẫn bảo tồn sự tương đương ngữ nghĩa và tu từ.
1.2. Định nghĩa về dịch thuật:
- Dịch thuật là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Dịch là
một hiện tượng phức tạp và đa dạng, một loại hình hoạt động đặc biệt mà các nhà
ngữ học, văn học, tâm lý học và danh từ học đều quan tâm.
- Theo Newmark, Peter (1977) thì: Dịch thuật là việc chuyển một văn bản này sang
một văn bản khác theo cách tác giả muốn thể hiện khi viết văn bản đó.
- Tanke: “Dịch thuật là việc chuyển một văn bản từ một ngôn ngữ gốc sang một văn
bản khác bằng ngôn ngữ đích với mục tiêu là nghĩa của hai văn bản này phải tương
đương hoàn toàn”.
- Theo định nghĩa truyền thống: Dịch là quá trình thay thế một văn bản viết bằng
ngôn ngữ gốc bằng một văn bản viết bằng ngôn ngữ đích với mục đích là đạt được
sự tương đương tối đa về nghĩa.
- Theo định nghĩa hiện đại: Dịch là quá trình chuyển một thông điệp được thể hiện
bằng ngôn ngữ gốc thành một thông điệp được biểu đạt bằng ngôn ngữ đích với sự
tương đương tối đa của một hay nhiều bình diện nội dung của thông điệp, chẳng
hạn: quy chiếu ( thông tin vì mục đích thông tin), diễn cảm (tập trung vào người gửi
thông điệp, như lời nói), thông báo ( tập trung vào người nhân, chẳng hạn sự rõ
ràng), siêu ngôn ngữ (tập trung vào mã, chẳng hạn từ điển), biểu cảm (tập trung vào
sự giao tiếp, chẳng hạn phép lịch sự), thi vị (tập trung vào hình thức, chẳng hạn chất
thơ).
1.3. Tương đương trong dịch thuật:
1
- Về mặt ngữ nghĩa: Các văn bản trong các ngôn ngữ khác nhau có thể tương đương
với nhau ở các mức độ khác nhau (hoàn toàn hoặc một phần) về các bình diện trình
bày khác nhau (tương đương về ngữ cảnh, ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng…) và ở
các cấp độ khác nhau (từ đối với từ, ngữ đối với ngữ, câu đối với câu)
- Tương đương dịch diễn ra khi một văn bản hay một đơn vị ngôn ngữ gốc và một
văn bản hay một đơn vị ngôn ngữ đích có liên hệ đến những đặc điểm nội dung
giống nhau.
Ví dụ:
Trên bình diện ngữ pháp, đại từ “we” của tiếng Anh và đại từ “chúng tôi”
của tiếng Việt là những tương dịch thuật trong tình huống người nói (tiếng Anh)
không bao gồm người nghe. Chẳng hạn trong câu: If you do this, we will do that
(Nếu anh làm việc này, chúng tôi sẽ làm việc kia). Những đặc điểm cảnh huống
thực tế liên quan đến WE là người nói và ít nhất là một người khác, còn người nghe
hay người đang nói chuyện với anh ta thì không có.
2. Những vấn đề có liên quan đến đại từ:
Đại từ là từ loại có nhiệm vu thay thế cho một danh từ hoặc một danh ngữ.
Trong tiếng Việt, nó dùng để thay thế cho động từ và tính từ. Đại từ không trực tiếp
biểu thị thực thể, quá trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ và tính từ. Đại từ
chỉ biểu thị các ý nghĩa đó một cách gián tiếp: chúng mang nội dung phản ánh vốn
có của các thực từ được chúng thay thế. Khi đại từ thay thế danh từ, chúng biểu thị
ý nghĩa thực thể của danh từ, thay thế cho động từ (hay tính từ), chúng biểu thị ý
nghĩa qua trình (hoặc đặc trưng) của động từ (hay tính từ).
2.1. Tiếng Anh bao gồm các đại từ sau:
- Đại từ nhân xưng
- Đại từ sở hữu: dùng chỉ sự sở hữu hoặc chủ quyền của ai đó hoặc sự vật nào đó.
Gồm: mine, yours, hers, his, is, ours, theirs.
- Đại từ phản thân: đại từ đề cập trở lại danh từ hay đại từ trước nó.
Gồm: myself, yourself, herself, himself, itself, yourself, ourselves, themselves.
- Đại từ nghi vấn: dùng để hỏi.
2
Gồm: who, whom, which, whose, what.
- Đại từ chỉ xuất: đại từ phân biệt những thực thể cụ thể mà ta đang nói tới với
những thực thể khác nhau bằng những khái niệm khoảng cách gần, xa.
Gồm: this/ these, that/ those.
- Đại từ bất định: đại từ nói đến những thực thể hay nơi chốn bất định: anyone,
anybody, everyone, someone…
- Đại từ tương hỗ:
Each other: chủ ngữ là 2 đối tượng
One another: chủ ngữ hơn 2 đối tượng
- Đại từ quan hệ: nối hai mệnh đề thành một mệnh đề phức (who, whose, which,
that, whom) luôn xuất hiện ở đầu một mệnh đề quan hệ đóng vai trò làm định ngữ
cho một danh từ/ danh ngữ đứng ở đâu đó trong câu.
2.2. Tiếng Việt bao gồm:
- Đại từ nhân xưng
- Đại từ nghi vấn: ai, gì, chi, khi nào, lúc nào…
- Đại từ chỉ định: dùng để thay thế và chỉ trỏ các đối tượng được phản ánh trong
mối liên hệ “định vị” trong thực tại. Ý nghĩa của đại từ tương ứng với ý nghĩa sự
vật, sự việc, hiện tượng… của thực từ, kết hợp thực từ, câu, đoạn văn được thay thế.
Gồm: đây, đấy, đó, nãy, này, nọ…
- Đại từ phiếm định: ai, ai ai, ai nấy, người ta, kẻ, bao nhiêu…bấy nhiêu
- Đại từ chỉ khối lượng, tổng thể: cả, cả thảy, tất cả, hết thảy.
- Đại từ phản thân: mình, tự mình
- Đại từ “thế”, “vậy”: biểu thị ý nghĩa sự vật, sự việc tương ứng với ý nghĩa của
động từ, tính từ và kết hợp từ tương đương chức vụ vị ngữ và biểu hiện sắc thái
biểu cảm của người nói, bao hàm thái độ chủ quan trong nhận thức và đánh giá hiện
thực.
- Đại từ tương hỗ: nhau
2.3. So sánh tiểu loại đại từ tiếng Anh và tiếng Việt
Tiếng Anh Nhân xưng
3
Nghi vấn
Chỉ định
Phiếm định
Phản thân
Tương hỗ
Sở hữu
Quan hệ
Tiếng Việt
Nhân xưng
Nghi vấn
Chỉ định
Phiếm định
Phản thân
Đại từ “thế”, “vậy”
Khối lượng, tổng thể
Tương hỗ
- Đại từ chỉ không gian và thời gian trong tiếng Anh có hai mức độ: this (gần), that
(xa) và biến cách theo số: this/ that (số đơn), these/ those (số phức), trong khi đó
tiếng Việt có ba mức độ: gần, xa, xa hơn và không biến cách theo số như trong tiếng
Anh.
3. Khái quát chung về đại từ nhân xưng:
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất
thuộc về người nói, ngôi thứ hai thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người
hoặc con vật/ đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới. Hơn nữa đây là một
nhóm từ đáng chú ý do đặc thù mang tính biểu cảm tế nhị trong cách xưng hô của
người Việt, gây lúng túng cho những người nước ngoài khi học tiếng Việt hoặc
người làm công tác dịch thuật. Trong tiếng Anh, số lượng đại từ ít hơn tiếng Việt
nhưng đại từ tiếng Anh đã tạo ra những khó khăn cho khuynh hướng ngữ pháp thiên
về logic - hình thức của nó.
NỘI DUNG
1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh:
1.1. Đặc điểm chung:
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh được phân biệt qua sự thay đổi hình thức
theo phạm trù ngữ pháp như: ngôi, số, giống, cách. Trong ngữ pháp tiếng Anh có 2
4
phạm trù số: số đơn và số phức, có 3 phạm trù giống: giống đực, giống cái và giống
trung.
Đại từ nhân xưng tiếng Anh bao gồm:
Ngôi 1 số đơn: I, me
Ngôi 1 số phức: We, us
Ngôi 2 số đơn và số phức: You, you
Ngôi 3 số đơn: He, him (giống đực), she, her (giống cái), it, it (giống trung)
Ngôi 3 số phức: They, them.
1.2. Màu sắc tu từ trong các đại từ nhân xưng tiếng Anh
Sự vi phạm nguyên tắc cú pháp của người viết và người nói đã biểu hiện tình cảm
hoặc chủ ý của riêng mình.
• Trường hợp 1: Đại từ he/ she chỉ người, ngôi 3 được dùng cho chủ ngữ
không phải là người mà là con vật/ đồ vật
- Nguyên nhân được đề cập tới ở đây là đã sử dụng biện pháp nhân hóa khi người
nói, người viết liên hệ các đặc điểm của con người sang con vật hay đồ vật đang
được nói tới.
Ví dụ: The dog has a very short tail. It looks funny.
So sánh với: My pet Dink has a very short tail. He looks funny.
So sánh sự tương quan giữa hai câu trên cho ta thấy, “ it” đơn thuần là chỉ con vật,
không nói rõ giới tính, còn “ he” chỉ con vật nuôi trong nhà có thể xác định rõ giới
tính và tình cảm của người chủ. Sự lựa chọn it/ he khi quy chiếu đến đố tượng là
con vật đã phản ánh được thái độ và tình cảm của người nói. Điển hình như trong
“Lão Hạc” (Nam Cao), lão đã gọi con chó vàng của lão là Cậu Vàng…
- Xem đại từ nhân xưng như phương tiện đánh dấu phong cách chức năng ngôn ngữ
(cách sử dụng đại từ diễn tả một thực tế khách quan, không bao hàm cảm xúc)
Ví dụ: A child learn to speak the language of its envirorment.
(Đứa trẻ học nói ở môi trường xung quanh nó)
Danh từ chỉ người không xác định giới tính ( a child, a baby), nếu hình thức cú pháp
không đánh dấu là giống đực và được sử dụng phổ biến khi nữ cảnh không cung
5
cấp đầy đủ về sở chỉ đó, nhưng hình thức giống trung là nét đặc trưng trong phong
cách ngôn ngữ khoa học.
- “ Lệch chuẩn” khi đại từ chỉ người dùng quy chiếu bất động vật, bao hàm một ý
nghĩa biểu cảm, có hiệu quả tu từ nhất định.
Ví dụ: The bus came on time, but he didn’t stop.
Ở đây dựa trên quy tắc hợp tác giữa người nói và người nghe.
- Đại từ “ he” trong tiếng Anh chỉ đối tượng được nói đến là nam, “she” là nữ, còn
những ngôi khác thì khó lòng phân biệt được giới tính. Đây là điểm khó khi dịch
Anh – Việt.
Ví dụ: From you have I been absent in the spring (Shakespear)
Trong câu thơ này khó lòng dịch sang đại từ tiếng Việt phù hợp vì “you” và “I”
không có đủ thông tin về giới tính.
- Đại từ tiếng Anh có khuynh hướng nghiêng về giống đực. Nếu danh từ đi trước
không biểu hiện rõ giới tính thì đại từ ưu tiên là giống đực.
Ví dụ: When the tax payer has completed this form, he should sign it.
Hiện nay, quan điểm mới trong xã hội và ngôn ngữ, văn bản khoa học hay chính
thức, có khuynh hướng chuyển đổi theo hai cách:
- Sử dụng cả hai đại từ: When the tax payer has completed this form, he/she
should sign it.
- Dùng đại từ ngôi thứ ba số nhiều “they”.
- Đại từ “ it” (ngôi 3, số ít) chỉ sự vật, con vật. Nhưng một số sự vật bất động như
ship (con tàu), country (quốc gia), the moon (mặt trăng)… được thay thế bằng đại từ
she, ở đây có nguồn gốc văn hóa hơn là ngữ pháp.
- Đại từ vô nhân xưng trong tiếng Anh:
We, you: nghĩa vô nhân xưng (imperonal), hiện nay trong tiếng Việt có cách
dùng tương đương: bạn – tôi.
It:
- Dùng thay thế cho một mệnh đề, một câu hoặc một ý, ở đây có thể dịch “it” là
điều đó, điều này hoặc bỏ qua không dịch.
6
Ví dụ: I don’t believe it.
- Chủ ngữ rỗng: dùng để chỉ hiện tượng thời tiết thiên nhiên
Ví dụ: It’s snowing.
- Chủ ngữ ngữ pháp cho cấu trúc: It + tobe +định ngữ + động từ.
- Chủ ngữ ngữ pháp cho cấu trúc ghép: It + tobe+ …that…, dùng để nhấn mạnh
thông tin đặt sau nó.
Ví dụ: It’s today that we are going to the theatre.
Cách trong đại từ tiếng Anh: đại từ đứng sau “to be” thì đại từ có thể là danh
cách hay đối cách. Đại từ dạng cách chỉ xuất hiện chủ yếu trong thể loại văn
học và báo chí, đại từ liên hệ “ who” đi sau động từ “to be”.
Ví dụ: It’s him what’s his name (sử dụng trong đối thoại)
It was he who had give Mary book (sử dụng trong văn hóa).
• Trường hợp 2: Cách sử dụng đại từ tiếng Anh có thể thay đổi trong phạm vi
một đoạn văn hay thậm chí một câu tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể.
Ví dụ: Jimmy MacTavish, the Eastfield United and Scotland stricker, has been
transferred. The contract was signed at lunchtime. He was transferred to the
American club, Miami Galaxy, for $ 3,000,000.
Tiếng Việt có thể dịch bằng nhiều cách: nó, anh ta, hắn… đều chấp nhận được.
Trong tiếng Anh có những trường hợp người nói sử dụng linh hoạt đại từ tùy theo
ngữ cảnh cụ thể mà không hoàn toàn chỉ chú trọng đến sự tương thích về ngôi, số,
giống với chủ ngữ của câu.
• Trường hợp 3: Cách dùng đặc biệt của đại từ “we”
Theo nguyên tắc, “we” thuộc ngôi 1, số nhiều, nhưng trên thực tế nó đa dạng
hơn và biểu hiện một số ý nghĩa nhất định tùy theo ngữ cảnh.
- Từ xưa, “we” dùng đê chỉ cá nhân người. Đây là cách dùng truyền thống của nhà
vua hoặc nữ hoàng Anh để tự gọi bản thân mình. Vì vậy nó trở thành ngôi 1, số đơn
trong cụm royal singualar we. Trong tiếng Việt, vua Việt Nam xưng hô ngôi 1, số
đơn “trẫm, ta, quả nhân…”
- “we” dùng để chỉ hai nghĩa: bao gồm và loại trừ
7
Ví dụ: How are we feeling today?
Câu trên có thể được dùng trong trường hợp bác sĩ và y tá xưng với người bệnh
nhân.
Có thể nói, tiếng Anh là ngôn ngữ có tính hình thái cao. Vì vậy đề cập đến địa từ
nhân xưng trong tiếng Anh thường chú trọng đến sự tương thích hình thái học và
chức năng thay thế, quy chiếu của đại từ trong ngữ cảnh cụ thể. Trên thực tế, ta có
thể thấy rằng, sử dụng đại từ nhân xưng như một phương tiện biểu cảm và thể hiện
chức năng ngôn ngữ.
2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
2.1. Đặc điểm chung
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt tương ứng với 3 cương vị: người nói,
người nghe, người (vật) được nói tới. Đại từ nhân xưng thay thế và biểu thị các đối
tượng tham gia quá trình giao tiếp (phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực thể
hay tổ hợp thực từ tương ứng). Đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật)
được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa của đại từ.
Gồm: tôi, tao, ta, tớ, mày, mi, bay, người, ngài, chàng, nàng, hắn, y, thị, nó,
họ, chúng, chúng tôi…và những danh từ thân tộc được dùng như đại từ nhân xưng:
cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác…
Danh từ thân tộc được dùng để xưng hô nhiều hơn, nó thể hiện mối quan hệ
của người nói với người nghe – hiện thực khách quan, thái độ người nói với người
nghe hoặc sự vật được nói tới. Vì vậy từ xưng hô mang đậm sắc thái biểu cảm và
đây là điểm đặc sắc trong đại từ tiếng Việt.
2.2. Ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp và vấn đề ngôi trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, lớp từ xưng hô có diện mạo và đặc điểm độc đáo, thú vị,
chính điều này tạo nên sự phong phú,đa dạng , tinh tế, uyển chuyển trong giao tiếp,
ứng xử xã hội.
Ngữ cảnh, bối cảnh giao tiếp khác nhau, cùng một từ xưng hô có thể diễn đạt
nhiều ngôi.
Ví dụ: Chú cho chị vay tiền
8