Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Các Dạng Cơ Bản Của Truyện Ngắn Việt Nam Sau 1986 (Từ Góc Nhìn Thể Loại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

CHU THỊ HUYỀN

CÁC DẠNG CƠ BẢN
CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986
(từ góc nhìn thể loại)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đặng Thu Thủy
PGS.TS. Vũ Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án tốt nghiệp, tôi xin
trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
PGS.TS Đặng Thu Thủy, PGS.TS Vũ Tuấn Anh - Hai nhà khoa học - Hai
người thầy mẫu mực, tâm huyết luôn cảm thông, chia sẻ những khó khăn của
nghiên cứu sinh, khích lệ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình
nghiên cứu luận án.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ văn cùng


với các thầy cô tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn học Việt
Nam hiện đại Khóa 34.
Ủy ban nhân nhân thành phố Hải Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương,
Ủy ban nhân nhân thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Ban Giám
hiệu, giáo viên trường Trung học phổ thông Ninh Giang, Ban Giám hiệu, giáo viên
trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông đã tạo những điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng
đường đã qua.
Tác giả luận án

Chu Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong
bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Chu Thị Huyền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi khảo sát..................................................... 2
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4

6. Những đóng góp mới của Luận án ................................................................ 4
7. Cấu trúc của luận án ....................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 .............. 6
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu........................................................ 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung và nghiên cứu những hiện tượng
nổi bật về truyện ngắn Việt Nam sau 1986 ....................................................... 6
1.1.2. Những công trình, bài viết nghiên cứu các dạng cơ bản của truyện
ngắn Việt Nam sau 1986 ................................................................................. 15
1.1.3. Một số kết luận ...................................................................................... 21
1.2.Những vấn đề chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 ................. 22
1.2.1. Bối cảnh xã hội-văn hóa- văn học Việt Nam sau 1986......................... 22
1.2.2. Khái quát về các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 .......... 26
1.2.3. Một số kết luận ...................................................................................... 34
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: TRUYỆN CỰC NGẮN ......................................................... 36
2.1.Lịch sử truyện cực ngắn Việt Nam ........................................................ 36
2.2. Đặc điểm cơ bản của truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986 ................ 40
2.2.1. Rút gọn tối đa về dung lượng ................................................................ 40
2.2.2. Giản lược cốt truyện ............................................................................. 43


2.2.3 Giản lược tối đa nhân vật ...................................................................... 47
2.2.4. Chắt lọc chi tiết .................................................................................... 48
2.3. Một số dạng truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986............................... 50
2.3.1. Truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn.................................................... 52
2.3.2. Truyện cực ngắn giàu chất kịch ............................................................ 58
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 69
CHƢƠNG 3: TRUYỆN NGẮN GIÀU CHẤT TRỮ TÌNH ...................... 70

3.1. Lịch sử truyện ngắn giàu chất trữ tình Việt Nam................................. 70
3.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giàu chất trữ tình Việt Nam sau 1986 75
3.2.1. Cốt truyện trữ tình ................................................................................. 75
3.2.2. Tình huống tâm trạng ............................................................................ 82
3.2.3. Kiểu nhân vật nội tâm ........................................................................... 89
3.2.4. Ngôn ngữ đậm chất thơ ......................................................................... 95
3.2.5. Giọng điệu cảm thương, chia sẻ ......................................................... 105
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 107
CHƢƠNG 4: TRUYỆN NGẮN GIÀU CHẤT TIỂU THUYẾT ............ 108
4.1. Lịch sử truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết Việt Nam........................ 108
4.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết Việt Nam sau
1986 ............................................................................................................... 111
4.2.1. Mở rộng tối đa sức chứa của truyện ngắn .......................................... 111
4.2.2. Kiểu nhân vật trải nghiệm, triết luận .................................................. 118
4.2.3. Cấu trúc phức hợp- lồng ghép ............................................................ 132
4.2.4. Sự đan cài nhiều lớp ngôn ngữ, kiểu cú pháp ..................................... 136
4.2.5. Sự đa dạng về giọng điệu .................................................................... 143
Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 151
TÁC PHẨM KHẢO SÁT ........................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam hiện đại, truyện ngắn là
một thể loại mạnh, có nhiều thành tựu. Đến với truyện ngắn Việt Nam sau
1986, các nhà nghiên cứu, phê bình không chỉ được đối thoại với những nhà

văn xuất sắc của Việt Nam, được thưởng thức những truyện ngắn có giá trị
mà còn thấy được quá trình vận động, biến đổi không ngừng của thể loại này.
Từ sau 1986, nhất là những năm gần đây, truyện ngắn đã có sự chuyển dịch
quan trọng về phía hiện đại, giao lưu và hội nhập với truyện ngắn nói riêng và
văn xuôi thế giới nói chung. Chính sự đa dạng, nhiều màu sắc đó đã đưa
truyện ngắn trở thành một đối tượng tiềm năng, hấp dẫn với độc giả và các
nhà nghiên cứu.
1.2. Nhà lý luận phê bình, cây đại thụ lý luận của nước Nga, Bakhtin, đã từng
khẳng định: “Lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành, phát triển và tương tác
giữa các thể loại”[105; 8]. Lịch sử văn học đã minh chứng điều đó. Sau 1986, độc
giả đã chứng kiến quá trình vận động và biến đổi liên tục của thể loại truyện ngắn.
Truyện ngắn (cùng với tiểu thuyết) là thể loại quan trọng cuả văn xuôi, thể hiện một
lối tư duy riêng về đời sống. Truyện ngắn đã và đang có sự vận động, đổi thay về
quy mô và dung lượng; truyện ngắn đang có xu hướng vươn tới, giao thoa với các
thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, thơ... Sự giao thoa, tương tác tạo nên một số
dạng mới của truyện ngắn đồng thời thể hiện tinh thần dân chủ, hiện đại, sự nỗ lực,
cách tân của thể loại truyện ngắn.
1.3. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đến nay có nhiều thành tựu, phong
phú, đa dạng, phức tạp, phân hướng, phân dòng… Đây là nơi quy tụ nhiều thế hệ
nhà văn. Có rất nhiều cây bút đã trở nên quen thuộc với độc giả như Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... Họ vẫn chủ yếu tiếp nối dòng mạch
văn chương truyền thống. Bên cạnh đó đã xuất hiện khá nhiều cây bút với cách
viết mới, lạ, đa dạng về bút pháp như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đoàn
Lê, Nguyễn Quang Lập, Y Ban, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều. Từ thập


2
niên 90, Hòa Vang, Trần Đức Tiến, Hồ Anh Thái, Cao Duy Sơn đã trở thành
những cây bút để lại nhiều tiếng vang. Cuối thập niên 90 tới những năm 2000, sự
xuất hiện của những cây bút xuất sắc làm nên diện mạo mới của truyện ngắn

như: Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Võ Thị
Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Lưu Minh Sơn, Phạm Duy
Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc
Tư... Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986, chúng tôi nhận thấy: truyện
ngắn đã và đang tiếp tục hình thành những dạng mới, độc đáo. Bên cạnh truyện
ngắn truyền thống là sự xuất hiện đa dạng của các dạng truyện ngắn mới. Nhiều
nhà văn có sự gặp gỡ trong quan điểm nghệ thuật, bút pháp thể hiện, tạo ra dạng
truyện độc đáo, hấp dẫn. Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú cho bức tranh
truyện ngắn Việt Nam sau 1986 cũng như khẳng định vị thế quan trọng của
truyện ngắn trong dòng chảy văn xuôi đương đại Việt Nam.
1.4. Đã có không ít công trình khoa học chọn truyện ngắn Việt Nam sau
1986 làm đối tượng nghiên cứu. Những dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam
sau 1986 đã bắt đầu được quan tâm, nghiên cứu trong những năm gần đây.
Nhưng, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và
chuyên sâu nhận diện, phân loại các dạng cuả truyện ngắn sau 1986 từ góc nhìn
thể loại. Cách tiếp cận này hứa hẹn sẽ cho nhiều kết quả thú vị và có nhiều ý
nghĩa, không chỉ đối với việc nghiên cứu phê bình mà với cả hoạt động sáng tác.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt
Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại) làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các dạng cơ bản truyện ngắn Việt
Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại.
3. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc độ thể
loại, tập trung vào ba dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986: truyện cực
ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết.


3


3.2. Phạm vi khảo sát
Luận án tập trung khảo sát truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến năm 2019 . Do
số lượng tác phẩm xuất bản hàng năm là rất lớn nên việc khảo sát cuả chúng tôi tập
trung hướng tới các tác phẩm hoặc có chất lượng hoặc gây được dư luận và tất nhiên
phải thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của mỗi dạng truyện ngắn theo định hướng của
luận án. Các tác phẩm được khảo sát là khá lớn, được luận án trình bày trong phần
Tác phẩm khảo sát (cuối luận án).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận án khảo sát, thống kê, phân loại, định danh, mô tả, phân tích các dạng
tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 như: truyện cực ngắn, truyện ngắn
giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết.
- Từ đó tiến tới nhận diện đặc điểm, diện mạo và thành tựu của truyện ngắn Việt
Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại; đánh giá vai trò, vị trí của truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn này trong mối tương quan với các thể loại khác của nền văn học; thấy được
khát vọng cách tân thể loại, tính chất hiện đại và năng động của thể loại truyện ngắn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích như trên, luận án hướng tới thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Luận án khảo sát đối tượng nghiên cứu và lí giải những tiền đề xã hội, văn hóa
làm nảy sinh các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986.
Luận án phân loại, khảo sát, mô tả các dạng cơ bản nổi bật của truyện ngắn Việt
Nam sau 1986: lịch sử truyện cực ngắn, đặc điểm cơ bản của dạng truyện cực ngắn;
lịch sử truyện ngắn giàu chất trữ tình, đặc điểm nổi bật của dạng truyện ngắn giàu chất
trữ tình; lịch sử truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết, đặc điểm cơ bản của truyện
ngắn giàu chất tiểu thuyết.
Luận án lí giải, cắt nghĩa quá trình tiếp biến và phát triển của thể loại truyện
ngắn trong sự giao thoa với các thể loại văn học.
Luận án đưa ra một số đánh giá về thành tựu của từng dạng truyện ngắn, dự
báo về dạng truyện có thiên hướng phát triển, chiếm ưu thế trong đời sống truyện

ngắn Việt Nam thế kỉ XXI.


4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu song trong đó có những phương pháp chính sau:
Thứ nhất, phương pháp loại hình là phương pháp quan trọng của luận án.
Phương pháp loại hình được sử dụng nhằm phân chia đối tượng nghiên cứu thành
những dạng tiêu biểu với những tiêu chí cụ thể, khu biệt các dạng truyện ngắn. Với
phương pháp này, chúng tôi nhận diện những bình diện làm nên đặc trưng các dạng
của truyện ngắn (tình huống, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu).
Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại là phương pháp thứ
hai được sử dụng chủ yếu trong luận án. Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện
ngắn Việt Nam sau 1986. Do vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp này dựa vào
những đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Cũng từ phương pháp này, chúng tôi
nhận ra những giao thoa, tương tác giữa truyện ngắn và các thể loại văn học.
Thứ ba, luận án sử dụng phương pháp văn học sử. Phương pháp này được
luận án sử dụng để nghiên cứu truyện ngắn trong mối tương quan với hoàn cảnh
lịch sử- xã hội khi tác phẩm ra đời và được tiếp nhận, nghiên cứu theo giai đoạn văn
học. Từ đó, luận án chỉ ra vị trí, vai trò của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 trong
nền văn xuôi đương đại.
Thứ tư, phương pháp so sánh được sử dụng để nhận diện sự khác nhau
giữa các dạng; so sánh để chỉ ra sự kế thừa, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam
từ sau 1986 so với các giai đoạn trước, so với các dạng khác hoặc thể loại văn
học khác.
Ngoài ra, luận án sử dụng một số thao tác như: thống kê, phân loại, phân tích
và tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của Luận án
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu, phân loại, định danh, miêu tả, phân tích

các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại) một cách
toàn diện và chuyên sâu.
- Từ đây, luận án đã nhận diện những đặc điểm, diện mạo, đánh giá về vai trò, vị
trí của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này trong mối tương quan với các thể loại khác


5
để thấy được khát vọng cách tân thể loại, tính chất hiện đại và năng động của thể
loại truyện ngắn; bước đầu dự báo về xu hướng vận động, phát triển của truyện
ngắn trong tương lai.
- Cho tới thời điểm này, đây là công trình có tính thời sự hơn cả vì nó đã tiệm
cận với truyện ngắn Việt Nam ở thì “hiện tại” (phạm vi nghiên cứu từ 1986 đến
năm 2019).
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích, đáng tin cậy cho những ai quan
tâm nghiên cứu, giảng dạy truyện ngắn nói riêng cũng như Văn học Việt Nam
hiện đại nói chung.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung
của truyện ngắn Việt Nam sau 1986
Chƣơng 2: Truyện cực ngắn
Chƣơng 3: Truyện ngắn giàu chất trữ tình
Chƣơng 4: Truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết


6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Đến nay, ở Việt Nam, truyện ngắn đã và đang trở thành một thể loại
không chỉ đạt đến “độ chín trong hình thức và nội dung” mà còn đang mở ra
“những mũi thăm dò, khai thác”, mới mẻ về hướng phát triển thể loại. Ngoài
một số bài mang tính ghi nhận, đánh giá sự đóng góp của một số truyện ngắn
mới lạ, đã có một số công trình nghiên cứu bàn bạc, đề cập tới một vài phương
diện cuả truyện ngắn Việt Nam hiện đại, nhất là từ sau 1986 đến nay. Trong
khoảng ba mươi năm này, truyện ngắn đã trải qua những bước thăng trầm, phân
hóa thành nhiều dạng. Sự nỗ lực đổi mới, cách tân với những tìm tòi, bứt phá
cuả giới sáng tác tạo nên cả những đỉnh triều và những con sóng ngầm của thể
loại. Song hành cùng sự biến chuyển của thể loại là sự phản hồi mạnh mẽ từ
phía độc giả. Đến nay có thể tính đến đơn vị hàng trăm công trình, ý kiến bàn
về truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Có những ý kiến xoay quanh vấn đề thể
loại, lí giải về những khúc ngoặt, ngả rẽ bất ngờ, thú vị của truyện ngắn Việt
Nam sau 1986; có ý kiến bàn về sự tịnh tiến, độ lùi của thể loại; sự giao thoa,
tương tác giữa truyện ngắn và các thể loại văn học khác; có nhiều ý kiến bàn về
sự xuất hiện cuả những hiện tượng lạ, nổi bật của một cây bút mới, một nhóm
sáng tác tạo nên tiếng vang trong đời sống truyện ngắn… Xuất phát từ đề tài
của mình, chúng tôi xin lược dẫn những ý kiến tiêu biểu theo hai nhóm: nhóm
thứ nhất là những công trình, bài viết nghiên cứu chung và nghiên cứu những
hiện tượng nổi bật về truyện ngắn; nhóm thứ hai là những công trình, bài viết
nghiên cứu về các dạng truyện ngắn Việt Nam đương đại.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung và nghiên cứu những hiện
tượng nổi bật về truyện ngắn Việt Nam sau 1986
Một trong những công trình được đánh giá cao khi kiến giải về truyện ngắn
đó là công trình Văn học Việt Nam hiện đại- Nhận thức và thẩm định của nhà


7
nghiên cứu Vũ Tuấn Anh. Tác giả công trình đã khẳng định về tiềm lực của thể
loại, đồng thời thể hiện sự tin tưởng và kì vọng của mình: “Truyện ngắn mở ra

những mũi thăm dò, khai thác và đặt ra nhiều vấn đề đạo đức thế sự nhanh chóng
đạt đến cả độ chín cả trong hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp
đạt đến” [98; 32].
Cùng khẳng định thành tựu chung của truyện ngắn Việt Nam, Nguyễn Thị
Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 cho rằng: “Trong
một thời gian không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyết
chưa kịp làm... Xét trong hệ thống chung cuả các loại hình văn xuôi, nghệ thuật
truyện ngắn đã đạt được thành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện,
trong cách nhìn nghệ thuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ”. Bên cạnh
đó, khi lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự được mùa, phát triển rực rỡ của thể
loại truyện ngắn ở giai đoạn này, tác giả khẳng định: “Do những biến động khác
nhau trong đời sống xã hội, yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc
sống, sự đa dạng trong tính cách con người, thị hiếu thẩm mĩ cuả công chúng đòi
hỏi nhà văn phải tìm tòi những phương thức thể hiện nghệ thuật tương ứng với
một thời kì đang chuyển biến” [245; 32-36]. Và truyện ngắn- một thể loại có tính
công năng sẽ đáp ứng được yêu cầu đó của công chúng và người sáng tác. Đây là
quan điểm có tính khoa học và thực tiễn cao. Điều này góp phần lí giải vì sao
truyện ngắn Việt Nam từ sau chiến tranh (và nhất là khi bước vào thời kì Đổi
mới) có sự phân hóa thành nhiều dạng khác nhau. Thực tiễn đã trở thành động
lực cho sự sáng tạo và bứt phá cuả truyện ngắn Việt Nam.
Trong cái nhìn so sánh, đối chiếu giữa các thời kì văn học, Phan Cự Đệ đã
khẳng định trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam- Lịch sử- Thi pháp- Chân dung:
“Những truyện ngắn của các tác giả này (Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp…) sáng tác trong thời đổi mới đều có những chuyển biến so với
giai đoạn trước với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Các nhà văn
đã bước một bước dài từ khuynh hướng sử thi- lãng mạn sang khuynh hướng thế
sự- đời tư” [131; 366]. Có thế thấy, công trình trước hết đã cung cấp một cái nhìn
toàn cảnh về bức tranh truyện ngắn Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, các tác giả



8
tiêu biểu của từng giai đoạn, thời kì. Cũng như vậy, Phan Cự Đệ lí giải về tính chất
hợp quy luật của sự phát triển ở thể loại truyện ngắn: “Truyện ngắn và tiểu thuyết thời
kì Đổi mới (1986-2000) phát triển hết sức mạnh mẽ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với
quy luật. Các thể loại văn xuôi là sự hiện thân của sự uyển chuyển, xét về bản chất
dường như không có tính quy phạm. Đó là những thể loại được xây dựng trong khu
vực tiếp xúc trực tiếp với hiện thực đang vận động và phát triển” [131; 369].
Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy là
công trình tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo Văn
học Việt Nam sau 1975 do Trường Đại học Sư phạm tổ chức nhân dịp kỉ niệm
ba mươi năm cuộc kháng chiến chống Mĩ toàn thắng có ý nghĩa thiết thực, thúc
đẩy việc nghiên cứu văn học sau 1975. Trong bài Một số vấn đề cơ bản trong
nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Long viết: “Với truyện ngắn, văn học Việt Nam đang tiệm cận văn học thế giới
ở tư duy thể loại [...]. Dư luận đánh giá cao nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh
Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Hòa Vang, Nguyễn
Bản, Trang Thế Hy, Phan Việt, Ngô Tự Lập, Nguyễn Quang Thân, Trần Thùy
Mai, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư. Ưu thế truyện ngắn nói chung thuộc về các
tác giả trẻ. Họ trăn trở rất nhiều đến cách viết”. Theo tác giả, văn học thời kì
đổi mới có thể được chia làm hai chặng: từ 1986 đến đầu những năm 90 văn
học gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; sang chặng thứ hai
từ giữa những năm 90 trở đi, văn học trở lại với những quy luật bình thường.
Nhà nghiên cứu nhấn mạnh: văn học tiếp tục “với hướng tiếp cận đời sống trên
bình diện thế sự- đời tư đã mở ra từ những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể
hiện ở mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên
cuộc sống đời thường phồn tạp và vĩnh hằng” [182;183].
Công trình của Tiến sĩ Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995 nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn
1975- 1995 trong đó có những kiến giải quí báu về truyện ngắn Việt Nam sau

1986. Luận án phân tích những đổi mới của truyện ngắn giai đoạn này trong các


9
lĩnh vực: cốt truyện, kết cấu, thời gian nghệ thuật, nhân vật và ngôn ngữ. Theo ý
kiến của tác giả, truyện ngắn giai đoạn này có xu hướng giảm nhẹ cốt truyện bên
ngoài, gia tăng cốt truyện bên trong, tăng phân tích triết luận, vận dụng các motip
folklore để xây dựng cốt truyện. Đánh giá về nhân vật, nhà nghiên cứu cho rằng:
“Quan niệm con người cá thể có sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, nhân vật
là con người đời thường, có sự hòa hợp giữa con người tự nhiên, con người xã hội
và con người tâm linh... Các nhà văn mượn lại tên nhân vật trong một số truyện cổ
để đặt tên cho nhân vật cuả mình để thực hiện những mục đích sáng tạo mới”
[164; 43]. Lê Thị Hường khẳng định về thành tựu của truyện ngắn: “Truyện ngắn
hôm nay trở thành một thể loại độc lập, có bản sắc” [164; 45].
Trăn trở về sự dịch chuyển của truyện ngắn từ truyền thống đến hiện đại, Luận
án Đặc điểm thi pháp truyện ngắn sau 1975 của Tiến sĩ Đặng Thị Mây là một công
trình có giá trị, đã chỉ ra những nguyên nhân (bối cảnh xã hội, sự tương tác giữa các
thể loại) tạo nên sự ổn định và biến đổi cuả thể loại truyện ngắn. Nhìn từ thi pháp
thể loại, tác giả khẳng định sự đổi mới để phát triển là xu thế tất yếu của truyện
ngắn trong sự nỗ lực cách tân về nội dung và hình thức thể loại. Nhà nghiên cứu
nhấn mạnh đến tính dân chủ và sự đối thoại của truyện ngắn. Theo ý kiến của tác
giả, việc “phá vỡ sự đơn nhất về cấu trúc nghệ thuật chính là một trong những lí do
trọng yếu để tạo nên tính dân chủ và đối thoại của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
Đây cũng chính là tính trội của truyện ngắn Việt Nam sau 1975” [192; 16].
Sự vận động, giao thoa của thể loại truyện ngắn đương đại Việt Nam là một
trong những hướng nghiên cứu mới. Trước hết, chúng ta phải kể đến luận án của
tiến sĩ Nguyễn Thị Bích- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
(Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). Lí
giải về việc lựa chọn ba nhà văn trên thành đối tượng trong nghiên cứu cuả
mình, Nguyễn Thị Bích đã viết: họ là “những đại biểu tinh anh của phong trào

đổi mới sau 1975. Họ là những cây bút trưởng thành trong chiến tranh và trở về
từ chiến tranh nhưng trong bối cảnh đổi mới, họ vẫn là những tác giả có nhiều
bạn đọc” [111; 37]. Với hướng tiếp cận từ tự sự học, Luận án triển khai trên
các phương diện chính như ngôi kể, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần


10
thuật. Tác giả đã chứng minh lý thuyết đó qua truyện ngắn của ba cây “gạo cội”
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng. Từ cơ sở đó, luận án chỉ
ra sự vận động, chuyển đổi của thể loại truyện ngắn đương đại.
Nghiên cứu, đối sánh các tác giả văn học theo vùng miền để nhận diện, đánh
giá sự chuyển biến của truyện ngắn là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học. Trần
Mạnh Hùng trong luận án Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu
Long từ 1975 đến nay [160] đã mở ra một cái nhìn bao quát về những gương mặt
tiêu biểu của vùng đồng bằng này. Lấy trọng tâm là sự vận động cuả truyện ngắn và
một số phương tiện nghệ thuật cơ bản của truyện, tác giả đã chỉ ra những đóng góp
không nhỏ của các nhà văn vùng sông nước Nam Bộ làm nên sự phong phú truyện
ngắn Việt Nam. Luận án đã khẳng định sự mới lạ trong cách nhìn, cách cảm, cách
thể hiện của các nhà văn hôm nay trước bức tranh muôn màu của cuộc sống, đã
sáng tạo nên những hình thức biểu hiện mới của tư duy nghệ thuật hiện đại, góp
phần không nhỏ tạo nên diện mạo truyện ngắn Việt Nam sau 1986.
Ngoài các công trình tiêu biểu chúng tôi lược trích, còn có nhiều bài viết,
ý kiến có giá trị khác. Mỗi bài viết nhìn từ góc độ riêng song đều thể hiện sự
quan tâm, trăn trở của các nhà văn, nhà nghiên cứu về văn xuôi sau Đổi mới
nói chung trong đó đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Chẳng hạn: Thời hiện tại
chưa hoàn thành của truyện ngắn (Lê Lưu Oanh, Trích Tự sự học, 2004)
[217; 369-378]; Truyện ngắn hôm nay (Bùi Việt Thắng, Tạp chí Nghiên cứu
Văn học số 1, 2004) [238]; Một thoáng nhìn văn học 5 năm đầu thế kỉ (Trần
Thanh Đạm, Báo Văn nghệ, số 45, 2004) [153; 6]; Nghĩ tiếp về đặc điểm
truyện ngắn hiện đại (Phùng Ngọc Kiếm, Kỉ yếu Hội thảo khoa học những

nhà nghiên cứu Ngữ văn trẻ, lần 2, 2004) [171; 221]; Tri thức đọc hiểu truyện
ngắn hiện đại (Nguyễn Thanh Hùng, Báo Văn nghệ, số 28, 2005) [159; 15]...
Khảo sát truyện ngắn trong vòng ba thập kỉ, chúng tôi thấy đã có hàng
trăm bài viết cuả các nhà nghiên cứu, phê bình về tác giả, những hiện tượng nổi
bật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Do số lượng là rất lớn, nên trong
luận án này chúng tôi xin lược trích những bài viết tiêu biểu, có giá trị và liên
quan mật thiết tới đề tài của mình.


11
Từ giữa thập kỉ tám mươi đến nay đã từng dấy lên nhiều cuộc tranh luận về
những hiện tượng nổi bật trong lĩnh vực truyện ngắn. Trước tiên, chúng ta phải
kể đến hiện tượng truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Nhiều bài viết
đánh giá cao những cách tân nghệ thuật và khẳng định sự đóng góp của nhà văn.
Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân nhận xét: “Các truyện ngắn từ đầu những
năm 80 dường như trình diện một Nguyễn Minh Châu khác trước. Những sáng
tác này lại trở thành một trong những tiêu điểm chú ý của dư luận”. Theo thống
kê của nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan từ năm 1976 đến năm 1991 có 82 bài
viết lớn luận bàn về truyện Nguyễn Minh Châu. Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Minh Châu chính là công trình công phu của Tôn Phương Lan về Nguyễn Minh
Châu. Bên cạnh đó, tác giả Mai Hương đã sưu tầm tuyển chọn 59 bài viết trong
cuốn sách mang tên Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật. Trong
cuốn sách, các bài viết quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người, thế
giới xây dựng nhân vật, tình huống truyện hay nghệ thuật xây dựng nhân vật...
Ngoài ra, trong số rất nhiều bài viết luận bàn xoay quanh hiện tượng nổi bật
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng ta không thể không kể tới ý kiến của
tác giả Đỗ Đức Hiểu. Trong bài viết Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh
Châu, tác giả chỉ ra nét độc đáo trong cốt truyện. Bốn mạch truyện trong truyện
ngắn này: mạch truyện thứ nhất có chiều dài lịch sử của một đời người; mạch
truyện thứ hai dừng lại rất lâu ở cái chết oan khuất của Dũng trên đất

Campuchia; mạch truyện thứ ba dành cho hồi ức về lịch sử ông Bí thứ huyện,
nhà lãnh đạo; mạch truyện thứ tư là giấc mơ khủng khiếp- ông Khúng hóa thân
thành con bò, bị đánh vào đầu bằng búa tạ. Trong cái nhìn của các nhà nghiên
cứu, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “người mở đường tinh anh và tài năng”
của văn học thời kì Đổi mới.
Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp với hàng loạt truyện ngắn mang phong
cách mới lạ đã tạo nên “hội chứng Nguyễn Huy Thiệp”. Hiện diện vào giữa
những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Huy Thiệp lập tức gây chú ý cho bạn đọc,
“làm văn đàn lần nữa sôi động sau Nguyễn Minh Châu”. Sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp đã dấy lên những cuộc tranh luận trên văn đàn.


12
Sau khi tác phẩm Tướng về hưu được xuất bản khoảng một năm thì cuốn
Nguyễn Huy Thiệp- Tác phẩm và dư luận hiện diện. Và khoảng mười năm sau, tập
sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp [254] do tác giả Phạm Xuân Nguyên tập hợp ý kiến
của các nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả trình làng như một minh chứng cho cơn
chấn động văn đàn mà Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra. Tập sách bao gồm 54 bài viết,
được coi là câu chuyện “Người đương thời Nguyễn Huy Thiệp bàn về Nguyễn Huy
Thiệp”. Các bài viết tiêu biểu phải kể đến là ý kiến cuả các tác giả Diệp Minh
Tuyền, Bùi Hiển, Hồ Phương, Mai Ngữ, Nguyễn Văn Bổng, Đông La, Đỗ Đức
Hiểu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Đặng Anh Đào, Lại Nguyên Ân,
Vương Trí Nhàn, Nguyễn Thị Minh Thái, Vũ Phan Nguyên, Nguyễn Thúy Ái, Lê
Minh Hà… Tập sách thể hiện hai luồng ý kiến đối lập. Có những ý kiến kịch liệt
phản đối, phê phán quyết liệt (Mai Ngữ, Vũ Phan Nguyên, Nguyễn Thúy Ái…).
Ngược lại, có những ý kiến không chỉ thể hiện sự đồng thuận mà nồng nhiệt chào
đón sự xuất hiện của tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự
đóng góp của nhà văn trên mọi lĩnh vực của một truyện ngắn. Diệp Minh Tuyền
khẳng định: “Anh đã thoát khỏi căn bệnh trầm kha lâu nay văn học ta vẫn mắc phải:
chủ nghĩa đề tài”. Hồ Phương thể hiện sự tâm đắc khi đọc truyện ngắn: “Tôi thấy

Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với một giọng điệu mới, một bút pháp sắc gọn, trẻ
trung, rất thích”. Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “một lối viết khác hẳn, tiếng Việt
được viết lạ chưa từng thấy. Bây giờ, sau hai chục năm, đọc đi đọc lại vẫn thấy truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp thật lạ về mọi phương diện văn chương”. Còn đối với nhà
nghiên cứu Vương Trí Nhàn, ông khẳng định Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng nhận
giải thưởng “cây bút vàng”. Cách viết của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ hấp dẫn giới
nghiên cứu phê bình trong nước mà còn cả nước ngoài. Trong số các bài viết đó có
khoảng mươi bài hướng tới phong cách viết truyện độc đáo, lạ của nhà văn. Các bài
viết bao gồm: Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra Tiếng Nhật (Greg
Lockhart, Tạp chí văn học, số 4, 1989) [140]; Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài
cảm nghĩ, (Nguyễn Đăng Mạnh, Tạp chí Cửa Việt số 16, 1992) [188]; Đọc truyện
Nguyễn Huy Thiệp, Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, (Nguyễn Thanh Sơn, Nxb Văn hóa
Thông tin, 2001) [225]; Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, (Trần Duy Thanh, Báo


13
Nhân Dân, 26/6/2008) [233]; Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, (Nguyễn Thành Thi, Nghiên cứu văn học số 5, 2010) [241]…
Truyện ngắn Phạm Thị Hoài vừa xuất hiện đã chiếm được nhiều cảm tình
của độc giả. Nguyễn Thị Bình đã ghi nhận những phương diện cách tân của
Phạm Thị Hoài: “Ngoài sự độc đáo ngôn ngữ Phạm Thị Hoài còn trình làng một
dạng thức truyện ngắn đậm chất huyền thoại, nhiều yếu tố tự luận, nhân vật ít
hiện diện như những tính cách mà như một trạng thái tồn tại hoặc một ý niệm về
đời sống. Truyện của bà rất giàu chất sắc thái trào lộng, các chi tiết xác thực,
châu tuần quanh một cốt truyện có ý rời xa logic hiện thực, phi lí, tạo ra một kiểu
“tân huyền thoại” hoặc “phiếm huyền thoại” không phải bao giờ cũng dễ hiểu”
[113; 217]. La Khắc Hòa khẳng định: “Phạm Thị Hoài trao gửi người kể chuyện
một cách tài tình, tinh tế, một thủ thuật ngôn ngữ bỗ bã, suồng sã. Mỗi sáng tác
cuả Phạm Thị Hoài vì thế giống như một hình tượng ngôn từ giễu nhại. Nó giễu
nhại tất cả lời nói có vẻ nghiêm túc, nhưng chứa đựng bên trong rất nhiều sự giả

dối” [150; 67]. Nghiên cứu truyện ngắn Phạm Thị Hoài còn phải kể đến bài viết
như: Những bước đi ban đầu của cây bút Phạm Thị Hoài (Văn Giá, Thông báo
khoa học Trường Đại học Sư phạm số 4b, 1989) [139]; Phạm Thị Hoài trên sinh
lộ mới của văn học (Thụy Khuê, www.talawas.org) [170]; Đọc và đọc lại “Thiên
sứ” cuả Phạm Thị Hoài (Nguyễn Thanh Sơn, www.talawas.org) [224]…
Nửa cuối thập niên 80 cho đến suốt thập niên 90 dư luận chú ý tới sự xuất
hiện của nhiều cây nút nữ xuất sắc, một hiện tượng văn học thể hiện rõ tinh thần
nữ quyền. Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Phan Thị Vàng
Anh hay Y Ban được đề cập nhiều và được dư luận khen ngợi về cách đặt và xử
lí vấn đề, với quan niệm mới mẻ, táo bạo về nhân sinh. Thảo luận về vấn đề này,
Đặng Anh Đào, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân đã ghi nhận sự đóng góp của
các cây bút nữ mới trong buổi tọa đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương [134].
Nguyễn Đăng Điệp cũng trao đổi, khẳng định vị thế của họ trong Hội thảo Văn
học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế tại khu vực.
Cuối năm 1989, truyện ngắn Tạ Duy Anh đã làm nên sự xáo động văn đàn.
Bước qua lời nguyền khơi nguồn cảm hứng từ bức tranh xã hội Việt Nam 1950-


14
1970 mang đến cho người đọc thấy bức toàn cảnh nông thôn Việt Nam trên con
đường đổi mới. Hình ảnh chàng trai và cô gái dắt tay nhau bước qua lời nguyền,
sự hận thù của hai dòng họ phản ánh quy luật tất yếu của xã hội: đã đến lúc cần
cởi bỏ những ràng buộc, những sợi dây luật lệ hà khắc với con người. Trong bài
đăng trên báo Văn nghệ số 50 (12/1989), Hoàng Ngọc Hiến nhận định: “… đọc
truyện ngắn của Tạ Duy Anh, một câu hỏi đặt ra: Giã từ thế kỉ XX bão táp và máu
lửa này và chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI “lý trí và nhân bản”, những lời nguyền
nào là đáng nguyền rủa, những lời nguyền nào nhân loại trước sau cũng phải bước
qua? Phải đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia? Phải chăng truyện của Tạ Duy Anh
là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”. Còn
với nhiều nhà nghiên cứu, nếu tính 50 truyện ngắn hay nhất Việt Nam tính tới thời

điểm đó phải có Bước qua lời nguyền và nếu cần chọn ra 20 truyện, 10 truyện
cũng phải có, và thậm chí nếu chỉ được phép chọn 5 truyện đặc sắc nhất, không
thể thoát Bước qua lời nguyền.
Đầu thế kỉ XXI, hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận), Đỗ Hoàng
Diệu (Bóng đè) nổi bật trên diễn đàn. Có nhiều ý kiến khác nhau song nhìn chung các ý
kiến đều đánh giá rất cao Cánh đồng bất tận- một trong những tác phẩm thấm đẫm
chất nhân văn. Tác phẩm đã được trao tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm
2006; được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành 2007;
được dịch sang tiếng Thụy Điển với tên Falt utan slut năm 2008. Đặc biệt với tập
truyện cùng tên, Nguyễn Ngọc Tư đã đạt Giải thưởng Literaturpreis do Litprom - Hiệp
hội quảng bá văn học Châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh bình chọn năm 2018. Nghiên cứu,
lí giải về hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư có một số bài viết đáng chú ý như: Phạm Xuân
Nguyên (2004), Khi cánh đồng mở ra [203]; Vũ Hồng (2006), Bài học văn chương từ
Cánh đồng bất tận [155]; Tiếng thở dài qua Cánh đồng bất tận, http.www.tuoitre.vn;
Vũ Thị Hải Yến, Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ... Năm
2005, tập truyện ngắn Bóng đè cuả Đỗ Hoàng Diệu gây rất nhiều tiếng vang. Một số
nhà phê bình đánh giá cao về nội dung và lối viết (Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc,
Nguyễn Huy Thiệp), một số người khác lại cho rằng tác phẩm khá dung tục, phỉ báng
quá khứ, truyền thống và cần phải phê phán (Nguyễn Hòa).


15
Sự xuất hiện và bứt phá của các cây bút nữ những năm 90 đã trở thành một
trong những tâm điểm văn chương sôi động. Khi một loạt các tuyển chọn truyện
ngắn ra đời như Truyện ngắn bốn cây bút nữ [49], Truyện ngắn nữ đầu thế kỉ 21
[57]… ngay lập tức thu hút nhiều ý kiến của nghiên cứu. Trong số đó, những bài
viết được đánh giá cao như: Văn xuôi cuả phái đẹp (của tác giả Nguyễn Bích
Thu) đăng trên Tạp chí sông Hương, số 3 năm 2001; Đọc truyện ngắn của ba tác
giả nữ đồng bằng sông Cửu Long (của các tác giả Nguyễn Anh Vũ Báo) đăng
trên Báo Văn nghệ, số 27 năm 2005.

1.1.2. Những công trình, bài viết nghiên cứu các dạng cơ bản của
truyện ngắn Việt Nam sau 1986
Tính tới thời điểm chúng tôi nghiên cứu đề tài này đã có một vài công trình,
bài viết nghiên cứu những vấn đề liên quan gần gũi với đề tài của luận án như:
khuynh hướng truyện ngắn, loại hình truyện ngắn. Đó là những gợi dẫn quí giá
cho chúng tôi về một số dấu hiệu để nhận diện các dạng truyện ngắn. Sau đây,
chúng tôi xin trích dẫn những công trình, bài viết tiêu biểu:
Khi nghiên cứu các khuynh hướng chính trong truyện ngắn Việt Nam (nhìn
từ nội dung tư tưởng), nếu chúng ta không đề cập đến ý kiến của nhà nghiên cứu
Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Văn Long sẽ là thiếu sót lớn. Căn cứ vào chủ đề và
cảm hứng, Nguyễn Thị Bình phân chia văn xuôi nói chung trong đó có truyện
ngắn với ba khuynh hướng nổi bật: “khuynh hướng nhận thức lại hiện thực”,
“khuynh hướng đạo đức- thế sự đời tư” và “khuynh hướng triết luận” [214; 246].
Theo Nguyễn Văn Long, bốn khuynh hướng nổi bật của văn xuôi trong đó có
truyện ngắn giai đoạn này bao gồm: “khuynh hướng sử thi”, “khuynh hướng nhận
thức lại”, “khuynh hướng thế sự- đời tư” và “khuynh hướng triết luận” [182; 183].
Nguyễn Minh Nhựt trong Lời giới thiệu Tuyển truyện ngắn đạt giải cao 30
năm đổi mới 1986-2016 đã gợi dẫn: “Đọc toàn bộ cuốn sách này, bạn cũng có
thể hình dung một phần quan trọng trong dòng chảy của văn học Việt Nam thời
kì đổi mới, với sự phong phú vô cùng về đề tài, giọng điệu. Bạn sẽ gặp ở đây
những truyện ngắn về đề tài hậu chiến. Trong đó có những vấn đề mà đến tận
hôm nay, hàng chục năm sau khi tác giả viết ra chúng, vẫn còn đang tồn đọng,


16
đang còn tiếp tục gây day dứt, ám ảnh. Nói cách khác là thế hệ chúng ta vẫn
chưa ra khỏi cuộc chiến tranh với những hệ lụy mà nó mang lại… Bạn cũng có
thể bắt gặp ở đây những truyện ngắn được viết bằng giọng văn sắc sảo mà tinh
tế, những truyện ngắn có khả năng chứa nhiều vấn đề của đời sống xã hội, các
mối quan hệ nhằng nhịt giữa con người với con người, những ẩn ức được gói

chặt rồi đến một lúc nào đó bùng nổ như một tất yếu” [215; 6].
Nhà nghiên cứu Trần Văn Thắng thuyết giải khá hợp lí về Khuynh hướng thế
sự trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới (1986-2000) khi nhìn truyện ngắn
từ khuynh hướng thế sự. Luận án đã chỉ ra những nét đặc trưng của truyện ngắn
sáng tác theo khuynh hướng này. Tác giả nhấn mạnh: “Sự cô đọng, hàm súc, cách
khai thác theo chiều sâu số phận và nội tâm nhân vật, những cách thức gợi mở, đối
thoại… tạo cho truyện ngắn thế sự một phong cách mới, vượt ra ngoài khung thể
loại”[240; 19]. Qua những tác phẩm đã khảo sát, Trần Văn Thắng làm rõ những
nét đặc sắc, độc đáo của từng nhà văn, từ đó khẳng định những đóng góp quan
trọng của các cây bút truyện ngắn tiêu biểu thời kì Đổi mới.
Nghiên cứu về thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Việt Nam
thế kỉ XX, chúng ta phải kể đến công trình Truyện ngắn- Những vấn đề lí
thuyết và thể loại cuả tác giả Bùi Việt Thắng. Công trình bao gồm hai phần
chính. Thứ nhất, tác giả trình bày vấn đề lý thuyết về thể loại truyện ngắn. Thứ
hai, tác giả trình bày những ý kiến của các nhà văn về truyện ngắn. Trong đó,
phần thứ nhất được kết cấu mạch lạc, khoa học và có nhiều kiến thức lý
thuyết chuyên sâu về truyện ngắn. Cụ thể: Chương I- Định nghĩa truyện ngắn,
Chương II- Nguồn gốc truyện ngắn, Chương III- Đặc trưng thể loại truyện
ngắn, Chương IV- Các kiểu truyện ngắn, Chương V- Khái quát sự phát triển
của truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX. Đây là công trình thực sự có ý nghĩa với
chúng tôi. Trong chương IV, khi bàn về cách phân chia truyện ngắn thành các
kiểu dạng, tác giả viết: “Truyện ngắn là thể loại năng động, ít bị những quy
tắc có tính quy phạm gò bó, chi phối. Hình thức truyện ngắn luôn vỡ ra, đổi
thay lại, luôn xác định tính bền vững của mình. Việc phân chia truyện ngắn
thành các kiểu, loại chỉ là giả định vì ranh giới của các thể loại văn học không


17
phải là bức thành bất khả xâm phạm”[237;133]. Bùi Việt Thắng đã chỉ ra kiểu
truyện ngắn Việt Nam tiêu biểu: “dù thực tế có rất nhiều kiểu loại thì truyện

ngắn vẫn có thể được phân loại theo phương pháp loại hình thành các kiểu
chính: cổ điển, kì ảo, trữ tình, rất ngắn và liên hoàn” [237;134].
Luận án Truyện ngắn Việt Nam sau 1975- Nhìn từ góc độ thể loại cuả Tiến sĩ
Nguyễn Thị Năm Hoàng là công trình mang đến những nhận định khái quát về
đặc điểm thi pháp, sự vận động và những thành tựu của truyện ngắn. Luận án
nghiên cứu các phương diện: tình huống truyện, kết cấu truyện, nhân vật và ngôn
ngữ nghệ thuật của truyện ngắn sau 1975. Bàn về sự giao thoa giữa các thể loại để
tạo ra kiểu truyện ngắn mới, Nguyễn Thị Năm Hoàng cho rằng: “Mỗi thể loại
không thể tồn tại, phát triển một cách cực đoan mà luôn nới rộng biên độ, tìm kiếm
những chân trời, những biên độ mới cho quá trình sáng tạo của nhà văn, và nhờ đó
tìm thấy những điểm gặp gỡ với các thể loại khác… Với truyện ngắn đương đại
Việt Nam, sự tác động, giao thoa mạnh mẽ nhất cuả thể loại này là với thơ. Về mặt
kiểu loại, mối quan hệ này tạo ra kiểu truyện ngắn trữ tình” [154; 135].
Luận án Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
của tác giả Lê Thị Hương Thủy [245] tập trung nghiên cứu lí luận về thể loại,
những đặc điểm khu biệt và sự tương tác thể loại qua việc khảo sát truyện ngắn
từ 1986 đến nay. Luận án khảo sát: diễn trình thể loại, các bút pháp nghệ thuật.
Từ đó, luận án xác định, phân tích, lí giải cách thức xây dựng nhân vật, phương
thức tạo lập văn bản (kết cấu, ngôn ngữ truyện ngắn). Qua đây, tác giả chỉ ra sự
kế thừa và tiếp biến, đổi mới tư duy của truyện ngắn Việt Nam đương đại trong
bối cảnh mới. Mặc dù không đi sâu nghiên cứu các dạng truyện ngắn Việt Nam
sau 1986 song công trình cũng đã ghi nhận: “… truyện ngắn Việt Nam từ sau
1986 đến nay có thể thấy nổi lên với ba khuynh hướng cơ bản: một là khuynh
hướng truyện rất ngắn; hai là khuynh hướng phức hợp thể loại; ba là khuynh
hướng mở rộng khuôn diện truyền thống của thể loại làm cho truyện ngắn gần
với tiểu thuyết, có tư duy tiểu thuyết” [245; 53].
Trong công trình Xu hướng tiểu thuyết hóa trong truyện ngắn Việt Nam từ
1986 đến nay, Đinh Trí Dũng chỉ ra trong đời sống truyện ngắn đang có xu



18
hướng kéo dài, nới rộng về dung lượng, mở rộng không gian. Truyện ngắn diễn
tả số phận con người với nhiều thăng trầm, biến đổi, cốt truyện nhiều tuyến tính,
sự phức tạp của các tình tiết, câu chuyện kể về nhiều người, nhiều đời, cả một
thời… Nhà nghiên cứu kết luận: “Truyện ngắn đang làm mờ đi ranh giới giữa nó
với tiểu thuyết” [123; 14].
Nghiên cứu sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 đến
2012, nhiều ý kiến đều đồng nhất cho rằng có một xu hướng tiểu thuyết hóa
trong truyện ngắn Việt Nam đương đại; truyện ngắn đang làm mờ đi ranh giới
giữa truyện ngắn và tiểu thuyết. Khẳng định về sự phát triển của kiểu loại này,
Trần Viết Thiện cho rằng: “Nhiều truyện ngắn đã khắc phục tính khiêm tốn về
kích cỡ thể loại bằng việc thể hiện tính “tầm cỡ” của các tình thế đời sống, đề
cập đến những vấn đề có tính vĩnh cửu của con người” [242; 219]. Nguyên Ngọc
phát biểu: “Cầm truyện ngắn trong tay có thể cảm nhận thấy cái dung lượng của
nó nặng trĩu. Có những truyện ngắn chỉ mươi trang thôi mà sức nặng có vẻ còn
hơn cả một cuốn tiểu thuyết trường thiên” [198; 174].
Nếu như nghiên cứu chung về các dạng truyện ngắn Việt Nam sau 1986
mới chỉ được nhắc tới trong các công trình, bài viết thì hướng nghiên cứu về
dạng truyện (truyện cực ngắn, truyện nhại, mô phỏng thể loại) được đề cập tới
chi tiết hơn trong một số bài viết. Chẳng hạn:
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của truyện cực ngắn trên báo chí, trong các
tuyển tập, hay qua cuộc thi truyện cực ngắn trên Tạp chí Thế giới mới (19931994), chuyên đề “Truyện cực ngắn” trên Tiền vệ đã thu hút sự chú ý cuả nhiều
nhà nghiên cứu, nhiều nhà lí luận phê bình và của cả các nhà văn. Đáng chú ý
là các bài viết của các nhà nghiên cứu tại các trường Đại học như Lê Trí Viễn,
Đặng Anh Đào, Hoàng Ân, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Đăng
Mạnh... Ngay kể cả các nhà văn Nguyên Ngọc, Huy Phương, Vũ Tú Nam,
Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân... cũng đặc biệt quan tâm
đến dạng truyện này. Các tác giả tập trung tìm hiểu, lí giải những đặc trưng
riêng biệt, cơ bản, độc đáo và sự hấp dẫn của thể loại. Các ý kiến đều đi đến
thống nhất: đã là truyện cực ngắn phải ngắn gọn, súc tích, cô đọng, nói ít mà



19
gợi nhiều. Chẳng hạn, Nguyễn Hưng Quốc khẳng định: “truyện cực ngắn phải
ngắn hơn truyện thật ngắn, giới hạn tối đa có thể là vài trăm chữ, tối thiểu là
vài câu, và đó phải là một câu gọn” [220]. Ngoài ra, các bài viết này còn tìm
hiểu tính chất “cực ngắn” trong bản thân cấu trúc bề sâu của tác phẩm. Tác
giả Châu Thành Nguyễn cho rằng: “Truyện rất ngắn thường là sự gặp gỡ của
những trạng thái đời sống ở những thời điểm ngưng kết đi tới chuyển đổi như
phút 89 tràn đầy kịch tính trên sân cỏ trong những trận bóng nghiêng ngửa”
[204; 89]. Nhà văn Võ Khắc Nghiêm nhận định: “Theo tôi, truyện rất ngắn là
câu chuyện phù hợp với lối kể rất ngắn, dù có viết dài cũng chẳng thể hay hơn,
tốt hơn. Nó giống như một mảnh vải chỉ đủ may chiếc áo cộc tay, không thể
may áo dài” [196]. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác có những ý kiến sâu
sắc về truyện ngắn ngắn như: Hoàng Ngọc Hiến (1993), Truyện cực ngắn hiện
đại dễ viết ngắn [143; 90]; Nguyễn Thanh Hùng (1994), Ánh kim sa trong
truyện ngắn (in trong Văn học và nhân cách) [158]; Phùng Ngọc Kiếm (2004),
Trần thuật trong truyện rất ngắn (in trong Tự sự học- Một số vấn đề lí thuyết
và lịch sử) [172]; Hoàng Long, Vài ý nghĩ về truyện cực ngắn, [180]; Chu Văn
Sơn- Đỗ Ngọc Thống (1993), Trao đổi mini về truyện ngắn mini [223]; Lê Dục
Tú, Thể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn học đương đại [253; 55-63]...
Song song với nhóm nghiên cứu về truyện cực ngắn, một số nhà nghiên
cứu quan tâm tới kiểu truyện nhại, mô phỏng thể loại. Đặng Anh Đào là một
trong những nhà nghiên cứu quan tâm nhất tới xu hướng “truyện cũ viết lại”
này trong Văn học Việt Nam. Bà là người đầu tiên đưa ra khái niệm “giả cổ
tích”, “giả ngụ ngôn” như một thể loại trong sự phân loại cuả lịch sử” [126].
Bùi Thanh Truyền là tác giả dành nhiều sự quan tâm tới những truyện giả cổ
tích. Song đề truyền thống- hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ
tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới tuy chưa thừa nhận truyện cũ viết lại như
một xu hướng nhưng tác giả gọi đó là các truyện ngắn viết theo phong cách “giả

cổ tích” và “truyện cũ viết lại”. Dừng lại ở điểm nhìn trần thuật, bước đầu tác giả
thừa nhận điểm chung trong hai nhóm truyện này là “sự kết hợp hài hòa giữa hai
mặt cổ xưa và mới mẻ trong điểm nhìn nghệ thuật song hành với khát vọng, nỗ
lực đổi mới văn học của nhà văn” [252; 2].


20

Trong cuốn Truyện ngắn lí luận, tác giả và tác phẩm, Lê Huy Bắc có bài
Truyện ngắn nhại. Nhà nghiên cứu đã coi nhại là hình thức kể chuyện của
truyện ngắn và tác giả dùng những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp để tìm
hiểu hình thức trần thuật trên. Bài viết đi sâu phân tích những biểu hiện của kĩ
thuật nhại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp kể cả về nội dung và nghệ
thuật cuả truyện. Đó cũng là cách thức, phương tiện và những kĩ thuật mà các
nhà văn ưa dùng trong sáng tác nhất là khoảng từ đầu thế kỉ XXI đến nay.
Ngoài những công trình trên, một vài công trình nghiên cứu truyện ngắn
Việt Nam của những giai đoạn trước (Các loại hình truyện ngắn hiện đại (giai
đoạn 1930-1945); Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1975 (từ góc nhìn thể
loại); Truyện ngắn Việt Nam 1945-1975, diện mạo lịch sử của thể loại; Truyện
ngắn Việt Nam sau 1975…) đã phân loại, miêu tả truyện ngắn những giai đoạn
trước 1986 khá rõ. Chúng tôi ý thức rõ: những công trình này nằm ngoài phạm
vi nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là những công trình khoa học chuyên sâu về
truyện ngắn từ góc nhìn thể loại, là những gợi dẫn quí báu đối với chúng tôi.
Đây cũng chính là tiền đề để chúng tôi lựa chọn đối tượng, phạm vi nghiên cứu
của mình. Chúng tôi xin phép lược trích thêm.
Công trình Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (giai đoạn
1930- 1945) của Nguyễn Văn Đấu có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu thể loại
truyện ngắn hiện đại. Dựa theo phương thức khám phá đời sống và xây dựng
tác phẩm theo đặc thù riêng của thể loại, Nguyễn Văn Đấu khảo sát truyện
ngắn Việt Nam và chỉ ra ba loại hình cơ bản: “truyện ngắn- kịch hóa”, “truyện

ngắn- trữ tình hóa”; “truyện ngắn- tiểu thuyết hóa”. Khẳng định về các loại
hình truyện ngắn giai đoạn này, tác giả viết: “Giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn
phát triển mang tính bước ngoặt từ cận đại sang hiện đại của văn học Việt Nam
nói chung và truyện ngắn Việt Nam nói riêng. Ở đó không chỉ có sự phong phú
về số lượng tác giả, tác phẩm mà còn có sự đa dạng của các phong cách và loại
hình truyện ngắn. Những loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại nói chung
dường như đã có mặt ở truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này” [129; 147].


×