Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Tính toán và đề xuất giải pháp quản lý, vận hành lưới điện phân phối điện lực hương thủy, tỉnh thừa thiên huế để nâng cao độ tin cậy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

LÊ HOÀNG PHƯỚC

C
C

R
L
T.

TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ,
VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ĐIỆN LỰC HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY

DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

LÊ HOÀNG PHƯỚC


TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ,
VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ĐIỆN LỰC HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY

C
C

DU

Chuyên ngành
Mã số

R
L
T.
: Kỹ thuật điện

: 8520201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Đình Dương

Đà Nẵng – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Hoàng Phước

C
C

DU

R
L
T.


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................3

6. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN.........................4
1.1. Tổng quan về độ tin cậy ...................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa [3] ............................................................................................4
1.1.1.1. Đối với phần tử không phục hồi .........................................................5
1.1.1.2. Đối với phần tử có phục hồi ................................................................9
1.1.2. Biểu thức tính toán độ tin cậy và các chỉ tiêu độ tin cậy theo tiêu chuẩn
IEEE-1366 [5] ....................................................................................................11
1.1.2.1. Các chỉ tiêu ngừng cấp điện vĩnh cửu ...............................................12
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đối với ngừng điện thoáng qua .....................................13
1.2. Các phương pháp đánh giá độ tin cậy [3].......................................................13
1.2.1. Phương pháp đồ thị - giải tích .................................................................14
1.2.2. Phương pháp không gian trạng thái .........................................................16
1.2.3. Phương pháp cây hỏng hóc:.....................................................................22
1.2.4. Phương pháp Monte – Carlo:...................................................................23
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC HƯƠNG THỦY, TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN TẠI HƯƠNG THỦY ..............................28
2.1. Tổng quan lưới điện phân phối Điện lực Hương Thủy ..................................28
2.1.1. Giới thiệu chung lưới điện trên địa bàn Điện lực Hương Thủy quản lý [7]
...........................................................................................................................28
2.1.2. Đặc điểm lưới điện...................................................................................29
2.1.3. Phụ tải ......................................................................................................30
2.1.4. Khối lượng quản lý theo xuất tuyến [7] ...................................................30
2.1.5. Phương thức kết lưới: ..............................................................................31
2.1.6. Các thiết bị bảo vệ, đóng cắt phân đoạn trên lưới điện Điện lực Hương
Thủy: ..................................................................................................................32
2.1.6.1. Khối lượng các thiết bị đóng cắt .......................................................32
2.1.6.2. Đánh giá tình trạng vận hành ............................................................34
2.2. Thực hiện các chỉ tiêu độ tin cậy tại Điện lực Hương Thủy: .........................35


C
C

DU

R
L
T.


2.2.1. Các chỉ số ĐTC cung cấp điện lưới điện phân phối theo Thông tư
39/2015/TT-BCT [5]: ........................................................................................35
2.2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện tại Điện lực Hương
Thủy: ..................................................................................................................37
2.2.3. Kế hoạch giao chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện: ............................................37
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI ĐIỆN ĐIỆN
LỰC HƯƠNG THỦY ...............................................................................................40
3.1. Giải pháp tính toán độ tin cậy bằng phần mềm PSS/ADEPT: .......................40
3.1.1. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT: ........................................................40
3.1.1.1. Chức năng cơ bản của phần mềm: ....................................................40
3.1.1.2. Dữ liệu phục vụ tính toán:.................................................................40
3.1.2. Tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy bằng phần mềm PSS/ADEPT .............41
3.1.2.1. Tập tin từ điển dữ liệu cấu trúc .........................................................41
3.1.2.2. Phương pháp tính toán các thông số ĐTC cung cấp điện: ................42
3.1.3. Dữ liệu đầu vào phục vụ tính toán: ..........................................................43
3.1.3.1. Sơ đồ lưới điện ..................................................................................43
3.1.3.2. Thông số độ tin cậy của các phần tử do sự cố ..................................44
3.1.4. Chi tiết các bước triển khai cụ thể: ..........................................................44
3.2. Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC cung cấp điện lưới điện Hương Thủy: .........52
3.3. Kết luận: .........................................................................................................53

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VẬN HÀNH ĐỂ
NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN ......................................................55
4.1. Đề xuất các giải pháp để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện: ........................55
4.1.1 Giải pháp lập kế hoạch bảo dưỡng thiết bị: ..............................................55
4.1.1.1 Giới thiệu giải pháp:...........................................................................55
4.1.1.2. Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp ......................................56
4.1.2. Tối ưu hóa sơ đồ quản lý vận hành để nâng cao ĐTC cung cấp điện: ....56
4.1.2.1. Giới thiệu giải pháp:..........................................................................56
4.1.2.2. Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp: .....................................57
4.1.3. Giải pháp đồng bộ hóa trên thiết bị: ........................................................57
4.1.3.1. Giới thiệu giải pháp ...........................................................................57
4.1.3.2. Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp ......................................58
4.1.4. Giải pháp phân đoạn đường dây: .............................................................58
4.1.4.1. Giới thiệu giải pháp ...........................................................................58
4.1.4.2. Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp ......................................58
4.1.5. Giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối .............................................59
4.1.5.1. Giới thiệu giải pháp ...........................................................................59
4.1.5.2. Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp ......................................60
4.1.6. Các giải pháp quản lý vận hành khác: .....................................................60
4.2. Áp dụng các giải pháp nâng cao ĐTC cung cấp điện tại Điện lực Hương
Thủy:......................................................................................................................62
4.2.1. Lựa chọn giải pháp để tính toán, áp dụng:...............................................62
4.2.2. Tính toán, áp dụng giải pháp kết lưới tối ưu và lắp đặt thiết bị phân đoạn
đầu nhánh rẽ: ......................................................................................................62
4.2.2.1. Cụm các XT 471 – 472 – 473 Huế 1, 478 Phú Bài: .........................62
4.2.2.2. Cụm Khu công nghiệp Phú Bài: .......................................................68

C
C


DU

R
L
T.


4.2.2.3. Cụm XT 475 – 478 – 479 Phú Bài:...................................................70
4.2.2.4. XT 474 Phú Bài và TBA 110kV La Sơn: .........................................74
4.2.2.5. XT 373 Huế 1:...................................................................................78
4.2.3. Hiệu quả làm lợi các giải pháp về quản lý vận hành đối với Điện lực
Hương Thủy: ......................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN
PHỤ LỤC 1: BIỂU CHI TIẾT LỊCH MẤT ĐIỆN TỪ NGÀY 01/1/2018 – 31/12/2018
PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ 1 SỢI CÁC XT TRUNG THẾ DO ĐIỆN LỰC HƯƠNG THỦY
QUẢN LÝ

C
C

DU

R
L
T.



TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, VẬN HÀNH
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY
Học viên: Lê Hoàng Phước - Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201 - Khóa: 34 - Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN
Tóm tắt - Hiện nay, phần lớn việc gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng diễn ra
chủ yếu ở lưới điện phân phối. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất đước,
việc đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng thường xuyên và liên tục là yêu cầu cấp
bách. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện khu vực thị
xã Hương Thủy nhằm áp dụng vào thực tế, vận dụng các thiết bị đóng cắt hiện có, phối
hợp với các thiết bị mới kết hợp nâng cao năng lực lưới điện nhằm tối ưu hóa trong
công tác quản lý vận hành và giảm thời gian mất điện công tác hoặc sự cố trên lưới
điện. Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế lưới điện, các số liệu quản lý kỹ thuật tại đơn vị,
tác giả đã tóm tắt, thống kê, đề xuất các phương án đối với từng phụ tải riêng biệt để
có thể áp dụng được trong thực tế quản lý vận hành của hệ thống.

C
C

R
L
T.

Từ khóa: Độ tin cậy cung cấp điện; thiết bị đóng cắt; đèn báo sự cố có tin nhắn; phụ
tải; lưới điện phân phối.

DU


CALCULATION AND PROPOSING SOLUTIONS FOR
MANAGEMENT AND OPERATION OF DISTRIBUTION NETWORK
OF HUONG THUY POWER COMPANY IN THUA THIEN HUE
PROVINCE TO IMPROVE RELIABILITY
Abstact - Nowadays, most of the interruption of power supply to customers takes
place mainly in the distribution grid. With the general trend in the time of
industrialization and modernization, it is most urgent to ensure that customers are
provided with power supply regularly and constantly. The research on proposing
solutions to improve the reliability of electricity supply in Huong Thuy town aims at
practical application, the use of available equipment and the combination of new and
advanced one to optimize operation management and reduce outage downtime on the
grid. Through researching and surveying the actual power grid, technical management
data at the unit, the author summarized, made statistics, and proposed options for each
separate load to be applied in operation management system.
Key words: Distribution reliability; Switchgear; fault warning device with messages;
load; distribution grid.


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
LĐPP : Lưới điện phân phối
XT
: Xuất tuyến
TBA
: Trạm biến áp
MBA
: Máy biến áp
TG
: trạm trung gian
ĐZ
: Đường dây

MC
: Máy cắt
RE
: Recloser
DCL
: Dao cách ly
TBPĐ : Thiết bị phân đoạn
EVN
: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EVNCPC : Tổng Công ty Điện lực miền Trung
TR
: Thời gian trung bình sự cố
TS
: Thời gian trung bình sửa chữa
SAIFI : Chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống
SAIDI : Chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống
CAIDI : Chỉ số thời gian mất điện trung bình của khách hàng
CAIFI : Chỉ số tần suất mất điện trung bình của khách hàng
MAIFI : Chỉ số tần suất mất điện thoáng qua của khách hàng
ĐTC
: Độ tin cậy
BTBD : Bảo trì, bảo dưỡng
IEEE
: Institute of Electrical and Electronics Engineers
(Viện kỹ thuật điện - điện tử)
HTĐ
: Hệ thống điện
PT
: Phần tử


C
C

DU

R
L
T.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
4.1
4.2

4.3
4.4
4.5
4.6

4.7

Tên bảng

Trang

Số liệu quản lý Điện lực Hương Thủy tính đến ngày
31/12/2018
Thống kê các xuất tuyến có mật độ bố trí thiết bị phân
đoạn thấp
Khối lượng quản lý các xuất tuyến 22kV Điện lực
Hương Thủy
Tổng hợp số lượng DCL
Tổng hợp số lượng FCO, LBFCO
Tổng hợp số lượng LBS
Tổng hợp số lượng Recloser
Các chỉ tiêu ĐTC của Điện lực Hương Thủy năm 20152018 và kế hoạch giao năm 2019
Kế hoạch chỉ tiêu ĐTC Công ty Điện lực TT-Huế giai
đoạn 2016-2020
Thanh ghi dữ liệu độ tin cậy
Thống kê số lượng thiết bị trên lưới điện Điện lực
Hương Thủy
Bộ thông số về ĐTC sự cố
Bộ thông số về ĐTC BTBD
Kết quả tính toán ĐTC CCĐ Điện lực Hương Thủy

So sánh kết quả tính toán và thực tế thực hiện
Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC cụm XT phía Bắc thị trấn
Phú Bài theo phương án 1
Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC cụm XT phía Bắc thị trấn
Phú Bài theo phương án 2
Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC cụm XT phía Bắc thị trấn
Phú Bài theo các phương án
Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC XT 476 – 477 Phú Bài
Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC XT 480 – 481 Phú Bài
Kết quả tính toán chỉ tiêu cụm XT trung tâm thị trấn Phú
Bài
Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC cụm XT khu vực phía
Nam thị trấn Phú Bài sau khi đấu nối TBA 110kV La
Sơn

C
C

DU

R
L
T.

28
30
31
32
33
33

34
37
38
41
43
45
47
52
53
64
65
67
69
70
73

77


Số hiệu
bảng
4.8
4.9

Tên bảng

Trang

Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC cụm XT phía Nam thị
trấn Phú Bài theo các phương án

Kết quả tính toán chỉ tiêu ĐTC các XT Điện lực Hương
Thủy sau khi triển khai các giải pháp nâng cao ĐTC

C
C

DU

R
L
T.

77
79


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
3.1
3.2

3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

Tên hình vẽ

Trang

Đồ thị xác suất
Đường cong cường độ sự cố
Trục thời gian thông số dòng sự cố
Sơ đồ độ tin cậy các phần tử nối tiếp
Sơ đồ độ tin cậy các phần tử song song
Sơ đồ trạng thái 1 - Quá trình Markov với trạng thái và
thời gian rời rạc
Sơ đồ trạng thái 2 - Quá trình Markov có trạng thái rời rạc
trong thời gian liên tục
Biểu đồ phần tử có 2 trạng thái

Biểu đồ phần tử có nhiều trạng thái
Sơ đồ khối tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy bằng phần
mềm PSS/ADEPT
Cây sơ đồ mô phỏng trên phần mềm PSS XT 474 Phú Bài
Cập nhật dữ liệu ĐTC vào thư viện
Cài đặt chọn tính số KH theo mức sản lượng sử dụng TB
toàn hệ thống
Cài đặt chọn tính số khách hàng theo mức sản lượng sử
dụng trung bình từng nút phụ tải (từng TBA)
Cài đặt chọn tính số khách hàng cho từng nút phụ tải (từng
TBA)
Chạy module DRA tính toán ĐTC
Chạy module DRA tính toán ĐTC (2)
Kết quả mô phỏng PSS/A
Xuất báo cáo kết quả tính toán ĐTC
Kết quả báo cáo từ phần mềm PSS/A
Các thiết bị của hệ thống DAS giai đoạn 1
Sơ đồ 1 sợi cụm XT 471 – 472 – 473 Huế 1, 478 Phú Bài
Phương thức vận hành cụm XT phía Bắc thị trấn Phú Bài
theo phương án 1
Phương thức vận hành cụm XT phía Bắc thị trấn Phú Bài
theo phương án 2
Phương thức tối ưu lưới điện phía Bắc thị trấn Phú Bài
Phương thức vận hành hiện trạng lưới điện Khu công

6
7
9
14
15


C
C

DU

R
L
T.

17
19
25
26
43
45
46
48
49
49
50
50
51
51
52
59
63
64
65
67

69


Số hiệu
hình vẽ

4.7
4.8
4.9
4.10
4.11

Tên hình vẽ

Trang

nghiệp Phú Bài
Phương thức vận hành hiện trạng cụm XT 475, 479 Phú
Bài
Phương thức tối ưu cụm XT 475, 479 Phú Bài
Phương thức vận hành hiện trạng XT 474 Phú Bài
Phương thức vận hành lưới điện khu vực phía Nam thị trấn
Phú Bài sau khi đấu nối TBA 110kV La Sơn
Phương thức vận hành lưới điện khu vực phía Nam thị trấn
Phú Bài tối ưu

C
C

DU


R
L
T.

71
73
74
75
77


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây, ngoài các yêu cầu về đảm bảo tần số, điện áp, sóng
hài, tổn thất,… yêu cầu đáp ứng nguồn điện liên tục, ổn định đã trở thành một trong các
tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ cung ứng điện. Việc gián đoạn điện năng sẽ tác
động không nhỏ đến khách hàng tiêu thụ điện, đặc biệt là khách hàng sử dụng điện phục
vụ sản xuất, công nghiệp. Qua đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương, làm giảm tín nhiệm của khách hàng đối với ngành điện.
Lưới điện phân phối (LĐPP) là khâu cuối cùng của toàn bộ hệ thống điện, các
Công ty Điện lực là đơn vị trực tiếp mua, bán điện với khách hàng. Đồng thời, cũng là
mắt xích có khối lượng quản lý lớn nhất do vậy cũng tiềm ẩn nguy cơ sự cố và đòi hỏi
bảo trì bảo dưỡng (BTBD) nhiều nhất. Chính vì vậy, quá trình cung cấp điện liên tục
cho phụ tải có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc trực tiếp vào độ tin cậy của lưới điện
phân phối.
Độ tin cậy (ĐTC) được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó tiêu chuẩn
IEEE 1366 hiện nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Dựa trên các tiêu chí trong

tiêu chuẩn IEEE 1366 và cấu trúc lưới điện Việt Nam, Bộ Công Thương đã xây dựng
quy định thực hiện các chỉ tiêu về ĐTC qua thông tư số: 39/2015/TT-BCT ngày 25 tháng
11 năm 2015, quản lý kỹ thuật hệ thống điện để áp dụng tại các đơn vị nhắm đến mục
tiêu tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, hướng tới phục vụ
khách hàng ngày một tốt hơn, đồng thời phù hợp với những quy định mới.
Thị xã Hương Thủy nằm phía nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đông nam đến
Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía đông tây đến tận
địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ phía tây đường quốc lộ
1A là đồi núi, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía
đông và đông bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang.
Thị xã Hương Thủy hiện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 05 phường (Phú
Bài, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương), 07 xã (Thủy Vân, Thủy
Thanh, Thủy Bằng, Thủy Tân, Thủy Phù, Phú sơn, Dương Hòa) [9].
Điện lực Hương Thủy là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế được
giao quản lý, vận hành, kinh doanh mua bán điện toàn bộ lưới điện trung, hạ áp khu vực
thị xã Hương Thủy và 04 xã huyện Phú Lộc.
Phụ tải thuộc Điện lực Hương Thủy trải rộng và đi qua nhiều khu vực có đặc thù
khác nhau: phía Bắc giáp với thành phố Huế phân bố phụ tải dọc theo QL1A; khu vực
trung tâm thị xã tập trung dân cư mật độ lớn và phụ tải khu công nghiệp (KCN) Phú Bài
– KCN lớn nhất tỉnh và khu vực một số xã thuộc huyện Phú Lộc phía nam thị xã Hương
Thủy.

C
C

DU

R
L
T.



2

Với đặc thù cấp điện cho khu công nghiệp, độ tin cậy khu vực này luôn được ưu
tiên hàng đầu và là đơn vị có sản lượng điện năng lớn nhất toàn Công ty Điện lực Thừa
Thiên Huế.
Hiện nay, lưới điện phân phối do Điện lực Hương Thủy quản lý qua nhiều năm
đầu tư, cải tạo về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sản xuất, sinh hoạt của khách
hàng trong địa bàn thị xã. Tuy nhiên, về chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, vẫn còn nhiều
tồn tại do địa bàn trải rộng từ khu vực giáp biển, ruộng lúa, trung du và khu vực đồi núi
địa hình phức tạp.
- Các tuyến đường dây phía đông Quốc lộ 1A, đường dây chủ yếu đi qua khu vực
đồng ruộng, sự cố do động vật, bò sát rất cao;
- Một số tuyến đường dây đi qua khu vực vườn cây ăn trái giá trị cao, đặc biệt là
thanh trà, tồn tại nguy cơ sự cố do hành lang tuyến rất lớn;
- Một số tuyến đường dây đi qua khu vực rừng trồng keo, tràm. Chịu ảnh hưởng
lớn mỗi đợt gió lốc cục bộ; áp thấp, bão và thường xảy ra sự cố vào mùa khai thác rừng.
- Lưới điện hạ áp vẫn còn tồn tại dây dẫn kém chất lượng vận hành lâu năm tiếp
nhận từ các hợp tác xã; cách điện lão hóa, tiềm ẩn nguy cơ sự cố, cháy nổ do tiếp xúc
không tốt.
- Mật độ bố trí thiết bị đóng cắt còn ít, số khách hàng mất điện trong một phân
đoạn còn lớn; nhiều thiết bị chưa kết nối được với trung tâm điều khiển, phải thao tác
đóng cắt trực tiếp bằng tay;
Các yêu cầu cung cấp điện ngày càng cao, việc nghiên cứu đánh giá cụ thể ĐTC
của LĐPP Điện lực Hương Thủy dựa trên các số liệu thực tế vận hành, để từ đó đưa ra
các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao ĐTC của LĐPP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
về cung cấp điện là rất cần thiết.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Tính toán và đề xuất giải pháp quản lý, vận hành lưới
điện phân phối Điện lực Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế để nâng cao độ tin cậy” là

nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình nhằm góp phần nâng cao ĐTC
cung cấp điện cho lưới điện Điện lực Hương Thủy nói riêng và cho Công ty Điện lực
Thừa Thiên Huế nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy của lưới điện hiện trạng bằng phần mềm
PSS/Adept;
- Đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điện
Điện lực Hương Thủy thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: LĐPP Điện lực Hương Thủy, Công ty Điện lực
Thừa Thiên Huế.
* Phạm vi nghiên cứu:

C
C

DU

R
L
T.


3

Tập trung nghiên cứu ĐTC của LĐPP Điện lực Hương Thủy theo 02 chỉ tiêu
(SAIDI, SAIFI) từ đó đưa ra giải pháp quản lý, vận hành nhằm nâng cao ĐTC cung cấp
điện của lưới điện phân phối Điện lực Hương Thủy.
Sử dụng phần mềm PSS/Adept 5.0 để tiến hành phân tích, tính toán và đưa ra giải

pháp nâng cao chỉ tiêu độ tin cậy.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội và kết cấu lưới điện hiện trạng trên địa bàn
của Điện lực Hương Thủy quản lý;
- Thu thập dữ liệu và các thông số vận hành thực tế của lưới điện phân phối do
Điện lực Hương Thủy quản lý;
- Nghiên cứu lý thuyết để xây dựng chương trình tính toán độ tin cậy của LĐPP
có cấu trúc hình tia, mạch vòng vận hành hở;
- Phân tích các chỉ tiêu độ tin cậy từ đó tính toán và đánh giá độ tin cậy cung cấp
điện của lưới điện Điện lực Hương Thủy thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế;
- Tính toán và đề xuất các giải pháp quản lý, vận hành nhằm nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện của lưới điện phân phối Điện lực Hương Thủy thuộc Công ty Điện lực
Thừa Thiên Huế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Năm 2019 được ngành Điện chọn là năm “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
vận hành”, vì vậy các chỉ tiêu ĐTC được ngành Điện được tập trung chỉ đạo thực hiện,
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thành viên. Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
nằm trong nỗ lực chung của ngành Điện cũng như các đơn vị thành viên nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, quản lý tốt các nguồn lực của Nhà nước vì mục
tiêu phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu cấp bách cũng như những mục tiêu trung
và dài hạn mà Chính phủ yêu cầu đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Việc đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu, tính toán, đánh giá và đề xuất các giải
pháp quản lý vận hành để nâng cao ĐTC cung cấp điện, đề tài sẽ góp phần quan trọng
vào công tác sản xuất kinh doanh của Điện lực Hương Thủy, giảm vốn đầu tư xây dựng
mới, giảm giá thành điện năng, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về độ tin cậy cung cấp điện.
Chương 2: Tổng quan về Điện lực Hương Thủy, tình hình thực hiện độ tin cậy cung

cấp điện.
Chương 3: Tính toán Độ tin cậy cung cấp điện lưới điện Điện lực Hương Thủy.
Chương 4: Tính toán và đề xuất giải pháp nâng cao độ tin cậy lưới điện Điện lực
Hương Thủy thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế.

C
C

DU

R
L
T.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN
1.1. Tổng quan về độ tin cậy
1.1.1. Định nghĩa [3]
Độ tin cậy là xác suất để hệ thống hoặc phần tử hoàn thành triệt để nhiệm vụ yêu
cầu trong khoảng thời gian nhất định và trong điều kiện vận hành nhất định.
Độ tin cậy của phần tử hoặc cả hệ thống được đánh giá một cách định lượng dựa
trên hai yếu tố cơ bản: tính làm việc an toàn và tính sửa chữa được.
Độ tin cậy của hệ thống điện được hiểu là khả năng của hệ thống đảm bảo việc
cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho các hộ tiêu thụ với chất lượng hợp chuẩn.
Độ tin cậy của các phần tử là yếu tố quyết định độ tin cậy của hệ thống. Có hai loại
phần tử: phần tử không phục hồi và phần tử phục hồi. Trong hệ thống điện thì các phần
tử được xem là các phần tử phục hồi.
Đối với hệ thống điện, độ tin cậy được đánh giá thông qua khả năng cung cấp điện

liên tục và đảm bảo chất lượng điện năng.
Như vậy độ tin cậy luôn gắn với việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể trong khoảng
thời gian nhất định và trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.
Hệ thống điện và các phần tử:
Hệ thống là tập hợp những phần tử tương tác trong một cấu trúc nhất định nhằm
thực hiện một nhiệm vụ xác định, có sự điều khiển thống nhất sự hoạt động cũng như
sự phát triển.
Trong HTĐ các phần tử là máy phát điện, MBA, đường dây…nhiệm vụ của HTĐ
là sản xuất và truyền tải phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ. Điện năng phải đảm
bảo các chỉ tiêu chất lượng quy định như điện áp, tần số, và độ tin cậy hợp lý. HTĐ phải
được phát triển một cách tối ưu và vận hành với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Về mặt ĐTC, HTĐ là một hệ thống phức tạp, thể hiện ở các điểm:
- Số lượng các phần tử rất lớn.
- Cấu trúc phức tạp.
- Rộng lớn trong không gian.
- Phát triển không ngừng theo thời gian.
- Hoạt động phức tạp.
Vì vậy HTĐ thường được quản lý phân cấp, để có thể quản lý, điều khiển phát
triển, cũng như vận hành một cách hiệu quả.
Các chỉ tiêu độ tin cậy các phần tử
Các chỉ tiêu độ tin cậy lưới phân phối được đánh giá khi dùng 3 khái niệm cơ bản,
đó là cường độ mất điện trung bình  (do sự cố hoặc theo kế hoạch), thời gian mất điện
(sửa chữa) trung bình t, thời gian mất điện hằng năm trung bình T của phụ tải.

C
C

DU

R

L
T.


5

1.1.1.1. Đối với phần tử không phục hồi
Phần tử không phục hồi chỉ làm việc cho đến lần hỏng đầu tiên. Thời gian làm
việc của phần tử từ lúc bắt đầu hoạt động cho đến khi hỏng hay còn gọi là thời gian phục
vụ (là đại lượng ngẫu nhiên), vì thời điểm hỏng của phần tử là ngẫu nhiên không biết
trước.
a . Thời gian vận hành an toàn .
Giả sử ở thời điểm t = 0 phần tử bắt đầu làm việc và đến thời điểm t =  phần tử bị
sự cố, khoảng thời gian t =  được gọi là thời gian làm việc an toàn của phần tử.  là
một đại lượng ngẫu nhiên có thể nhận mọi giá trị trong khoảng 0 .
Giả thiết trong khoảng thời gian khảo sát t, phần tử xảy ra sự cố với xác suất Q(t).
Khi đó ta có hàm phân bố:
(1.1)
Q(t) = P {< t}
Nghĩa là phần tử bị sự cố trong khoảng thời gian t vì P{< t} là xác suất phần tử
làm việc an toàn trong khoảng thời gian  nhỏ hơn khoảng thời gian khảo sát t. Giả thiết
Q(t) liên tục và tồn tại một hàm mật độ xác suất q(t) được xác định theo biểu thức sau:
dQ(t)
q(t) 
(1.2)
dt
1
q(t) = lim P(t  τ  t  Δt)
Δt
(1.3)

Δt  0

C
C

R
L
T.

Từ đó ta có:

DU

t
Q(t)   q(t) dt
(1.4)
0
Q(0) = 0 ; Q(  ) =1
b. Độ tin cậy của phần tử
Bên cạnh hàm phân phối Q(t) mô tả xác xuất sự cố của phần tử, thường sử dụng
hàm P(t) để mô tả độ tin cậy của phần tử theo định nghĩa:
(1.5)
P(t) = 1-Q(t) = P(> t)
Như vậy P(t) là xác suất để phần tử vận hành an toàn trong khoảng thời gian t, vì
thời gian làm việc an toàn của phần tử > t
Từ (1.5) và (1.6) ta có:

P(t)   q(t)dt
(1.6)
t

P ' (t)  q(t)

Từ đó ta có : Q(  ) =1 ; P(  ) = 0.
Đồ thị xác suất P(t) và Q(t) được vẽ trên hình (1.1)


6

Hình 1.1. Đồ thị xác suất
c. Cường độ sự cố (t)
(t) là một trong những khái niệm cơ bản quan trọng khi nghiên cứu độ tin cậy.
Với t đủ nhỏ thì (t).(t) chính là xác suất để phần tử đã phục vụ đến thời điểm t sẽ bị
sự cố trong khoảng thời gian t tiếp theo. Hay nói cách khác đó là số lần sự cố trong
một đơn vị thời gian trong khoảng thời gian t.
1
λ(t) = lim P(t  τ  t  Δt)/τ  t)
Δt
(1.7)
Δt  0

C
C

R
L
T.

P(t < t+t / > t ): Là xác suất để phần tử bị sự cố trong khoảng thời gian từ t
đến (t+ t) với điều kiện phần tử đó đã làm việc tốt đến thời điểm t.
Gọi A là sự kiện phần tử bị sự cố trong khoảng thời gian từ t đến t.

B là sự kiện phần tử đã làm việc tốt đến thời điểm t.
Theo lý thuyết xác suất, xác suất giao giữa 2 sự kiện A và B là: P(AB) =
P(A).P(B/A) = P(B).P(A/B)
P(A  B)
Hay là:
P(A/B) =
P(B)

DU

Vì:


B A nên AB = A
P(A)
P(A/B) =
P(B)

Như vậy ta có:
P(t < t+t/> t ) =

P(t  τ  t  Δt)
P(τ  t)

1 P(t  τ  t  Δt)
.
Δt
P(τ  t)
Δt  0


 λ(t)  lim

λ(t)  lim
Δt  0

1
1
.P(t  τ  t  Δt).
Δt
P(τ  t)


7

(t) =

q(t)
q(t)

P(t) 1  Q(t)

(1.8)

Công thức (1.8) cho ta quan hệ giữa 4 đại lượng: Cường độ sự cố (t), hàm mật độ
q(t), hàm phân bố Q(t), và độ tin cậy P(t).
Theo (1.7) ta đã có:
dP(t)
P’(t) = - q(t) = -  (t).P(t) =>
 λ(t).P(t)
dt

dP(t)
 λ(t).dt
P(t)
t dP(t)
t
   λ(t).dt  lnP(t)  lnP(0)  lnP(t).

0 P(t)
0

lnP(0) = 0 (do P(0) = 1)
t
  λ(t)dt
(1.9)
0
 P(t)  e

C
C

Đây là công thức cơ bản cho phép tính được độ tin cậy của phần tử không phục
hồi khi đã biết cường độ sự cố, còn cường độ sự cố này được xác định nhờ phương pháp
thống kê quá trình sự cố của phần tử trong quá khứ.
Đối với HTĐ thường sử dụng điều kiện:
(t) =  = hằng số (thực tế nhờ bảo trì bảo dưỡng)
Do đó:
P(t) = e-t
Q(t) = 1-e-t
q(t) =  .e-t
Một trong những lĩnh vực cần quan tâm khi nghiên cứu độ tin cậy của phần tử

(hoặc của hệ) là xác định quan hệ của cường độ sự cố  theo thời gian.
Theo nhiều số liệu thống kê thấy rằng quan hệ của cường độ sự cố với thời gian
thường có dạng như hình 1.2.

R
L
T.

DU

1.2a

1.2b
Hình 1.2: Đường cong cường độ sự cố


8

Đường cong cường độ sự cố được chia làm 3 giai đoạn (hình 1.2a).
- Miền I: Mô tả giai đoạn chạy thử của phần tử. Những sự cố ở giai đoạn này
thường do chế tạo, vận chuyển. Tuy giá trị (t) ở giai đoạn này cao nhưng thời gian kéo
dài nhỏ. Nhờ chế tạo và nghiệm thu có chất lượng, giá trị cường độ sự cố trong giai đoạn
này có thể giảm nhiều.
- Miền II: Mô tả giai đoạn sử dụng bình thường của phần tử. Đây cũng là giai đoạn
chủ yếu của tuổi thọ phần tử. Ở giai đoạn này, các sự cố thường xảy ra ngẫu nhiên, đột
ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy thường giả thiết cường độ sự cố bằng hằng
số.
- Miền III: Mô tả giai đoạn làm việc của phần tử khi đã già cỗi. Khi này những sự
cố thường xảy ra ngẫu nhiên còn do tính tất yếu của hiện tượng thoái hoá, già cỗi. Giá
trị cường độ sự cố trong giai đoạn này là hàm tăng theo thời gian (xảy ra sự cố khi t tiến

đến vô cùng).
Đối với các phần tử phục hồi như ở hệ thống điện, các phần tử này có các bộ phận
luôn bị già hóa nên (t) luôn là hàm tăng nên phải áp dụng các biện pháp bảo trì bảo
dưỡng (BTBD) để phục hồi độ tin cậy của phần tử. Sau khi bảo trì bảo dưỡng, phần tử
lại có độ tin cậy như ban đầu. Bảo trì bảo dưỡng làm cho cường độ sự cố có giá trị quanh
một giá trị trung bình tb (Hình 1.2b).
Khi xét khoảng thời gian dài ta có thể xem:
(t) = tb = const để tính toán độ tin cậy.
Tổng quát có thể hình dung quan hệ (t) theo thời gian như là sự hợp thành của
hai quá trình mâu thuẫn (1) và (2) diễn ra đối với phần tử (Hình 1.2a).
Quá trình biểu diễn bằng đường (1) trên hình vẽ mô tả các kết quả điều khiển, quản
lý, sửa chữa phần tử, nhằm mục đích làm giảm cường độ sự cố, kéo dài tuổi thọ cho
phần tử.
Quá trình biểu diễn bằng đường (2) trên hình vẽ mô tả kết quả tác động của ngoại
cảnh đến phần tử, dẫn đến làm tăng cường độ sự cố lên, giảm tuổi thọ và làm tan rã phần
tử.
d. Thời gian trung bình làm việc an toàn của phần tử T lv
Tlv được định nghĩa là giá trị trung bình của thời gian làm việc an toàn dựa trên số
liệu thống kê về  của nhiều phần tử cùng loại, nghĩa là Tlv là kỳ vọng toán của đại lượng
ngẫu nhiên :

T  E[τ[   t.q(t)dt
(1.10)
lv
0

 d


T    P ' (t)tdt    t P(t)dt    tdP(t)   P(t).t 


0  P(t)dt
lv
dt
0
0
0
0

C
C

DU

R
L
T.


9


T   P(t)dt
lv
0
Nếu (t) =  = const thì P(t) = e - t (phân bố mũ):

1
1
T   e  λtdt    e  λtd(λt)   e  λt 

0
lv
λ0
λ
0

1
T 
lv λ

(1.11)

(1.12)

Khi đó độ tin cậy của phần tử không phục hồi có dạng:
 t
T
lv
e
P(t) =

(1.13)

1.1.1.2. Đối với phần tử có phục hồi
Vì đặc biệt trong hệ thống điện phần lớn các phần tử là phục hồi, nên ta tiếp tục
xét một số đặc trưng độ tin cậy của phần tử có phục hồi.
Đối với những phần tử có phục hồi, trong thời gian sử dụng, khi bị sự cố sẽ được
sửa chữa và phần tử được phục hồi. Trong một số trường hợp để đơn giản thường giả
thiết là sau khi phục hồi phần tử có độ tin cậy bằng khi chưa xảy ra sự cố. Những kết
luận ở mục trên ta đã xét đều đúng với phần tử có phục hồi khi sự làm việc của nó trong

khoảng thời gian đến lần sự cố đầu tiên. Nhưng khi xét sau lần phục hồi đầu tiên sẽ phải
dùng những mô hình khác.
Những chỉ tiêu cơ bản về độ tin cậy của phần tử phục hồi:
a. Thông số dòng sự cố
Thời điểm xảy ra sự cố và thời gian sửa chữa sự cố tương ứng đều là những đại
lượng ngẫu nhiên, có thể mô tả trên trục thời gian như hình vẽ sau.

C
C

R
L
T.

DU

Hình 1.3: Trục thời gian thông số dòng sự cố
Trong đó:
T1, T2, T3, T4,... biểu thị các khoảng thời gian làm việc an toàn của các phần tử giữa
các lần sự cố xảy ra.
1, 2, 3,...là thời gian sửa chữa sự cố tương ứng.
Định nghĩa thông số dòng sự cố:


10

1
P(t  τ  t  Δt)
Δt
Δt  0


ω(t)  lim

(1.14)

Trong đó P(t < t + t) là xác suất để phần tử xảy ra sự cố trong khoảng thời gian
t đến t +t.
So với cường độ sự cố, ở đây không đòi hỏi điều kiện phần tử phải làm việc tốt từ
đầu đến thời điểm t mà chỉ cần đến thời điểm t phần tử đang làm việc, điều kiện này
luôn luôn đúng vì phần tử là phục hồi.
Giả thiết xác suất của thời gian làm việc an toàn Tlv của phần tử có phân bố mũ,
với cường độ sự cố bằng const, khi đó khoảng thời gian giữa 2 lần sự cố liên tiếp T 1,
T2,... cũng có phân bố mũ và dòng sự cố tối giản. Vậy thông số của dòng sự cố là: (t)
= (t) =  = const.
b. Thời gian trung bình giữa 2 lần sự cố T lv
Là kỳ vọng toán của T1, T2, T3,... , Tn. Với giả thiết T tuân theo luật phân bố mũ.

C
C

R
L
T.

1
Tlv = E(t) = λ

(1.15)

DU


c. Thời gian trung bình sửa chữa sự cố T S
TS là kỳ vọng toán của 1, 2, 3,... (thời gian sửa chữa sự cố)
Để đơn giản ta cũng xem xác suất của TS cũng tuân theo phân bố mũ. Khi đó tương
tự đối với xác suất làm việc an toàn của phần tử P(t) = e- t , ta có thể biểu thị xác suất ở
trong khoảng thời gian t phần tử đang ở trạng thái sự cố nghĩa là sửa chữa chưa kết thúc.
Xác suất đó có giá trị:

H(t)  e

 μt

(1.16)

Trong đó  = 1/ TS là cường độ phục hồi sự cố [1/năm]
Từ đây có thể viết xác suất để sửa chữa được kết thúc trong khoảng thời gian t đó
là hàm xác suất:
G(t)  1  H(t)  1  e

μt

(1.17)

Và hàm mật độ phân bố xác suất là:

g(t) 

dG(t)
 μt
 μe

dt

(1.18)

Nếu phần tử có tính sửa chữa cao thì TS càng nhỏ ( càng lớn) nghĩa là chỉ sau một
khoảng thời gian ngắn phần tử đã có thể khôi phục lại khả năng làm việc.


11

d. Hệ số sẵn sàng
Hệ số sẵn sàng A là phân lượng thời gian làm việc trên toàn bộ thời gian khảo sát
của phần tử:
Hệ số A có dạng:
Tlv
μ
A

(1.19)
Tlv  Ts μ  λ
A chính là xác suất duy trì sao cho ở thời điểm khảo sát bất kỳ, phần tử ở trạng
thái làm việc (đôi khi còn gọi là xác suất làm việc của phần tử).
e. Hàm tin cậy của phần tử R(t)
Là xác suất để trong khoảng thời gian t khảo sát phần tử làm việc an toàn với điều
kiện ở thời điểm đầu (t = 0) của khoảng thời gian khảo sát đó, phần tử đã ở trạng thái
làm việc. Vậy R(t) là xác suất của giao 2 sự kiện:
- Làm việc tốt tại t = 0;
- Tin cậy trong khoảng 0 đến t;
Nên: R(t) = A. P(t)
(1.20)

=> R(t)  A.e λt

C
C

R
L
T.

1.1.2. Biểu thức tính toán độ tin cậy và các chỉ tiêu độ tin cậy theo tiêu chuẩn
IEEE-1366 [5]

DU

Các thông số cơ bản:

Trong tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy theo IEEE 1366, ý nghĩa của các thông số,
Chỉ tiêu trong công thức tính toán như sau:
i
: biểu thị một sự kiện ngừng cấp điện.
ri
: thời gian khôi phục đối với mỗi sự kiện ngừng cấp điện.
CI
: tổng số lần mất điện khách hàng của hệ thống.
CMi
: số phút khách hàng bị ngừng cấp điện.
IMi
: số lần ngừng cấp điện thoáng qua.
IME
: số sự kiện ngừng cấp điện thoáng qua.

Ni
: số khách hàng bị ngừng cấp điện vĩnh cửu đối với sự kiện i.
Nmi
: số khách hàng bị ngừng cấp điện thoáng qua đối với sự kiện i.
NT
: tổng số khách hàng phục vụ cho các khu vực.
Li
: tải bị cắt đối với một sự kiện ngừng cấp điện.
LT
: tổng tải được cung cấp.
CN
: tổng số khách hàng có một lần ngừng cấp điện vĩnh cửu trong thời kỳ
báo cáo.
CNT(k>n): Tổng số khách hàng có hơn n lần ngừng cấp điện vĩnh cửu và sự kiện
ngừng cấp điện vĩnh cửu trong thời kỳ báo cáo.


12

k
: số lần ngừng cấp điện thể hiện bởi một khách hàng riêng lẻ trong thời
kỳ báo cáo.
TMED
: giá trị ngưỡng để xác định ngày sự kiện đặc biệt.
1.1.2.1. Các chỉ tiêu ngừng cấp điện vĩnh cửu
a. Chỉ tiêu tần suất ngừng cấp điện trung bình hệ thống SAIFI
Chỉ tiêu tần suất ngừng cấp điện trung bình của hệ thống cho biết trung bình một
khách hàng bị ngừng cấp điện vĩnh cửu bao nhiêu lần trong thời kỳ báo cáo (thường là
trong một năm).
Về mặt toán học, SAIFI được xác định như sau:

Tổng số lần mất điện khách hàng của hệ thống
SAIFI =

Tổng số khách hàng của hệ thống

(1.21)

Công thức tính toán:

N

SAIFI 

i

NT



CI
NT

C
C

R
L
T.

(1.22)


Trong đó:
Ni
: số khách hàng bị ngừng cấp điện vĩnh cửu đối với sự kiện i.
NT : tổng số khách hàng được cấp điện, được xác định bằng tổng số khách
hàng của hệ thống phân phối.
CI : tổng số lần mất điện khách hàng của hệ thống.
b. Chỉ tiêu thời gian ngừng cấp điện trung bình hệ thống (SAIDI)
Chỉ tiêu thời gian ngừng cấp điện trung bình của hệ thống cho biết trung bình một
khách hàng bị ngừng cấp điện vĩnh cửu bao nhiêu giờ trong thời kỳ báo cáo (thường là
trong một năm).

DU

Tổng số giờ mất điện khách hàng của hệ thống
Tổng số khách hàng của hệ thống
Công thức tính toán:
SAIDI

=

SAIDI 

r N
i

NT

i




CMI
NT

(1.23)

(1.24)

c. Chỉ tiêu thời gian ngừng cấp điện trung bình của khách hàng (CAIDI)
Tổng số giờ mất điện khách hàng của hệ thống
CAIDI =
(1.25)
Tổng số khách hàng bị ngừng cấp điện
Công thức tính toán:

CAIDI 

r N
N
i

i

i



SAIDI
SAIFI


(1.26)


13
d. Chỉ tiêu tần suất ngừng cấp điện trung bình khách hàng. (CAIFI)

Chỉ tiêu tần suất ngừng cấp điện trung bình của khách hàng cho biết số lần bị ngừng
cấp điện vĩnh cửu trung bình đối với một khách hàng có bị ngừng cấp điện.
Tổng số lần mất điện khách hàng của hệ thống
Tổng số khách hàng có bị ngừng cấp điện
Công thức tính toán:
CAIFI =

CAIFI 

N

i

(1.27)

(1.28)

CN

1.1.2.2. Các chỉ tiêu đối với ngừng điện thoáng qua
a. Chỉ tiêu tần suất ngừng cấp điện trung bình thoáng qua (MAIFI)
Tổng số khách hàng ngừng điện thoáng qua
Tổng số khách hàng của hệ thống

Công thức tính toán:
MAIFI =

MAIFI 

 IM i N mi

R
L
.

C
C

T
U

NT

(1.33)

(1.34)

b. Chỉ tiêu tần suất trung bình sự kiện ngừng cấp điện thoáng qua (MAIFIE)
Tổng số khách hàng ngừng điện thoáng qua
MAIFIE =
(1.35)
Tổng số khách hàng của hệ thống
Công thức tính toán:


D

MAIFI E 

 IM

E

N mi

NT

(1.36)

c. Chỉ tiêu tần suất trung bình sự kiện ngừng điện thoáng qua (MAIFIE)
Tổng số khách hàng có hơn n lần ngừng cấp
(1.37)
điện thoáng qua
CEMSMIn =
Tổng số khách hàng của hệ thống
Công thức tính toán:

CEMSMI n 

CNT( k n )
NT

(1.38)

1.2. Các phương pháp đánh giá độ tin cậy [3]

Để đánh giá ĐTC của các sơ đồ cung cấp điện, ta cần phải khảo sát những chỉ tiêu
định lượng cơ bản về ĐTC của các sơ đồ nối điện khác nhau của hệ cung cấp điện. Các
chỉ tiêu đó là: Xác suất làm việc an toàn P(t) của hệ trong thời gian khảo sát, thời gian
trung bình T giữa các lần sự cố, hệ số sẵn sàng A của hệ, thời gian trung bình sửa chữa
sự cố, thời gian trung bình sửa chữa định kỳ, …


×