Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.72 KB, 2 trang )
Một số biện pháp cần thiết bảo vệ thủy sản nuôi
trong mùa lũ
Mùa lũ hằng năm ở vùng ĐBSCL đem lại lợi ích rất lớn cho vùng: Cung cấp một lượng
lớn phù sa, mang lại nguồn lợi thuỷ sản rất lớn cho vùng, rửa phèn trên đồng ruộng
ngoài ra cũng cuốn theo một lượng lớn chất độc có trong đất trong quá trình canh tác
lúa, hoa màu…..tuy nhiên thiệt hại do lũ gây ra cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
cũng không nhỏ. Để giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra cho nuôi trồng thuỷ sản nên thực
hiện một số biện pháp sau:
Đối với nuôi thuỷ sản trong ao đất:
Đối với thuỷ sản nuôi đã đến kỳ thu hoạch thì nên thu hoạch ngay.
Nếu vẫn chưa đến thời kì thu hoạch bà con nên gia cố bờ bao chắc chắn, rào chắn lưới
xung quanh bờ ao nuôi tránh thất thoát cá trong ao nuôi khi mực nước dâng cao bất
thường đồng thời giữ mực nước trong ao nuôi thích hợp (không nên quá thấp so với
mức nước ngoài sông) tránh gây sạt lở bờ ao. Ngoài ra, bà con có thể đào rãnh xung
quanh bờ ao để hạn chế nước chảy vào ao, bón vôi lượng khoảng 7 – 10kg/100 m
2
xung
quanh bờ ao nhằm ngăn chặn phèn từ bờ ao rữa trôi xuống ao và hạn chế phù sa vào ao
nuôi. Định kỳ 2 tuần 1 lần tạt vôi xuống ao khoảng 5 – 7kg/100 m
2
để phòng bệnh cho
cá nuôi. Quan sát hàng ngày các hoạt động của cá để có hướng xử lý kịp thời, cần điều
chỉnh lượng thức ăn phù hợp với sức ăn của cá, thường xuyên bổ sung Vitamin C tăng
sức đề kháng cá nuôi
Đối với nuôi cá trong lồng bè:
Cần gia cố lồng, bè chắc chắn, thường xuyên kiễm tra lồng bè để kịp thời khắc phục
khi có sự cố xảy ra, nhằm hạn chế thất thoát ca nuôi. Do nuôi lồng bè người nuôi không
quản lý được nguồn nước nhưng cũng có thể giảm bớt lượng phù sa qua bè bằng cách
trồng cây cỏ thuỷ sinh ở đầu bè.
Thường xuyên quan sát các hoạt động của cá trong bè, khi lũ mới về cần giảm bớt khẩu
phần ăn, tăng cường bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá, định kỳ tắm ký