Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 1 MÔN TRUYỀN THÔNG MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.58 KB, 11 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 1
MÔN TRUYỀN THÔNG MARKETING
GV: ThS. Nguyễn Hoàng Chi
Thành viên nhóm 7 :
Trương Thị Trang Thi – 1821003835
Trần Diễm Quỳnh - 1821003804
Hồ Thị Anh Thy - 1821003873
Nguyễn Ngọc Trâm - 1821003921
Trương Việt Hoàng - 1821003612
Ngô Quang Kiên - 1821003650
Phan Minh Phin - 1821003774
Ngô Quang Khởi - 1821003647

TP Hồ Chí Minh 2020


PHẦN 1 LÝ THUYẾT
1.1 Hãy phân tích ảnh hưởng truyền thông đối với xã hội, doanh nghiệp và
người tiêu dùng
-

Truyền thông là hoạt động truyền tải thông điệp đến người cần nghe nên Truyền

Thông gồm 3 yếu tố chính: Thông tin, Phương Tiện, Người cần nghe
- Tác động của Truyền thông đối với Xã hội:
 Truyền thông là nhu cầu căn bản của đời sống xã hội, bởi vì truyền thông là chất
keo kết nối các cá nhân, kết nối các tổ chức, kết nối xã hội lại với nhau để từ đó


cuộc sống này vận hành. Bởi vì nếu như con người, tổ chức không thông tin, ko
giao tiếp với nhau, mọi thứ dần dần mất kết nối, lỏng lẻo, lợt lạc và không còn
liên quan.
 Truyền thông tạo ra sự hài hòa trong xã hội, vì tăng cường sự thấu cảm trong
cộng đồng. Sự thấu cảm đó có được là nhờ con người có thể tiếp xúc được với
nhiều luồng quan điểm, tư tưởng khác nhau, và biết được các vấn đề xã hội một
cách đa chiều. Từ đó, cộng đồng trở nên hiểu biết hơn, thấu cảm hơn, trở nên
hài hòa và hành xử có sự kềm chế hơn
 Ảnh hưởng đến với các đối tượng như Chính Quyền Nhà Nước, Nền Kinh
Tế,Công Chúng. Giúp các cơ quan nhà nước đưa được thông tin chính sách kinh
tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay
đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Giúp cho người dân cập nhật thông
tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Giúp người dân giải
trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh. Truyền thông ủng
hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu
hướng về lối sống, văn hóa, thời trang… Truyền thông cũng là công cụ giúp cho
người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản
xuất..
- Tác động của Truyền thông đối với Doanh Nghiệp:
 Phương Tiện quảng bá thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp. Các hoạt động
về truyền thông ấn tượng giúp cho người tiêu dùng khách hàng, biết đến doanh
nghiệp, qua đó tìm hiểu và biết được sản phẩm doanh nghiệp…..
 Truyền Thông giúp doanh nghiệp bán được hàng tốt hơn thông qua các hoạt
động quảng cáo, quảng bá tơi tay người tiêu dùng.


 Truyền thông bài bản có khả năng xây dựng và bảo vệ danh tiếng của tổ chức.
Danh tiếng của tổ chức tốt thì vừa giúp doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, dễ tăng
giá hơn, vừa giúp DN thu hút tốt nhà đầu tư & nhân sự giỏi.
- Tác động của Truyền thông đối với người tiêu dùng:

 Truyền Thông góp phần trong hoạt động đưa ra quyết định mua hàng của người
tiêu dùng. Tác động của truyền thông khiến người tiêu dùng có thêm thông tin
về sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
 Truyền Thông giúp người tiêu dùng hiểu được các giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp hay sản phẩm, qua đó thấu hiểu với các hoạt động xã hội với doanh
nghiệp.
 Truyền thông giúp cho người dân biết được thông tin văn hóa, xã hội pháp luật.
Đưa tới người dân những thông tin về chính trị, pháp luật,xã hội, đưa những
hoạt động của con người trở nên chuẩn mực với đạo đức pháp luật.
 Tác động đến các hoạt động xu hướng của người tiêu dùng từ xu hướng ăn,
mặc, mua sắm….. ảnh hướng đến quá trình mua và chọn lựa sản phẩm của
người tiêu dùng.
 Sẽ là tác động tiêu cực khi người tiêu dùng quá tin vào truyền thông mà không
biết lựa chọn, chọn lọc thông tin hợp lý. Chưa chắc những thông tin từ truyền
thông đã là hoàn toàn chính xác nên người tiêu dùng cần tìm hiểu rõ hơn kĩ hơn
để biết đâu là thông tin cần và đâu là thông tin doanh nghiệp muốn truyền tải.
1.2. “Người tiêu dùng rất khó xác định thê nào là sự lừa dối và không lừa dối
trong truyền thông?”
Nhóm đồng ý với ý kiến “rất khó xác định thế nào là sự lừa dối và không lừa
dối trong truyền thông”.
Quảng cáo thực chất chỉ là những thông tin chủ quan từ phía các công ty. Do
đó họ có thể đưa ra những lí lẽ chủ quan để thông tin về sản phẩm của mình nhằm thu
hút sự chú ý của khách hàng. Các công ty có quyền đưa ra những tình huống có lợi
nhất cho sản phẩm của họ, Việc họ làm là cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, và
thông tin này suy cho cùng chỉ là thông tin tham khảo, chứ không ép buộc bất kì ai
phải mua sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo. Việc có mua hay không hoàn toàn
phụ thuộc vào quyết định của khách hàng. Nếu như khách hàng có được những kiến
thức và kinh nghiệm nhất định thì họ cũng không dễ gì bị chi phối bởi những quảng
cáo cường điệu hóa, hoặc họ nhận thấy quảng cáo đó có thể là không trung thực.
Nước mắm Chinsu làm từ cá hồi và Nam Ngư được quảng cáo là “nước mắm hảo



hạng” nhưng lại có giá chỉ vài chục ngàn đồng. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như
Nam Ngư, Nam Ngư Đệ Nhị, nước mắm hảo hạng Chinsu… đều có thông điệp quảng
cáo: Không đổi mùi, xuống màu, trong đến cuối chai, nước mắm hảo hạng, vì sức
khỏe… Trong khi đó, nước mắm Nam Ngư có thời điểm độ đạm không đảm bảo, chỉ
có 6-7 độ Nitơ (còn hàm lượng công bố trong bao bì là 10g N/1 lít). Hay nước mắm
thượng hạng theo tiêu chuẩn nước mắm Việt Nam là phải từ 25 độ N – 29 độ N, còn
nước mắm Chinsu hiện nay chỉ đạt 12 độ N, hoàn toàn chưa đủ tiêu chuẩn để sử dụng
từ “nước mắm hảo hạng”.
Nếu như người tiêu dùng xem những thông tin trong quảng cáo đưa ra như
những thông tin hoàn toàn đúng và tin dùng khi chưa tìm hiểu rõ thì chính người tiêu
dùng đang tự khiến cho bản thân mình bị quảng cáo chi phối. Việc cập nhật thông tin
trên mạng, báo chí… cùng với tâm lí vững vàng khi lựa chọn sản phẩm sẽ giúp người
tiêu dùng tránh khỏi những thông tin cường điệu hóa do quảng cáo mang lại.
Tuy nhiên, không phải lúc nào quảng cáo cũng hoàn toàn dối trá. Trường hợp
của “hạt nêm Chinsu không bột ngọt” nếu nhìn dưới nhiều khía cạnh khác nhau mới
thấy được “nỗi oan” của Masan. Kết quả kiểm nghiệm của Viện dinh dưỡng cho thấy
hàm lượng bột ngọt (monosodium glutamate) trong hạt gia vị Chin-su là 0,85a tính
theo khối lượng. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy trong thành phần có chứa 627,
631 là 2 chất có tên thị trường là “chất siêu ngọt”. Khi thông tin được công bố, Masan
không thể tránh khỏi sự mất lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm của mình.
Người tiêu dùng hết sức hoang mang và tẩy chay ngay lập tức sản phẩm hạt nêm
Chinsu, điều đó đã khiến cho “hạt nêm Chinsu” rơi vào khủng hoảng và phải rời bỏ
thị trường hạt nêm ngay sau đó.
Theo bà Lê Thị Nga – giám đốc phá ttriển công nghệ của Masan, khi Chinsu
nghiên cứu sản phẩm hạt gia vị bào ngư “không bột ngọt” để xuất khẩu sang Úc, có
mẫu thử nghiệm ghi “không phát hiện bột ngọt”, có mẫu ghi hàm lượng 0,4a, có mẫu
ghi 0,8a... “Chúng tôi đã kiên nhẫn yêu cầu các cơ quan thử nghiệm tách tỉ lệ bột ngọt
phát hiện được thành hai loại: bột ngọt tự nhiên có trong bột thịt, nước cốt xương

hầm cô đặc và bào ngư, và bột ngọt thương mại. Nếu sử dụng theo phương pháp tách
này thì thành phần bột ngọt phát hiện được trong Chin-su không phải là bột ngọt
thương mại” – bà Nga khẳng định.


Ông Nguyễn Đắc Lực, phó trưởng phòng cấp đăng ký và chứng nhận thuộc
Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thì cho biết đã cấp phép cho Chinsu được
in nhãn mang dòng chữ “không bột ngọt” dựa vào các phiếu kiểm nghiệm của các cơ
quan chức năng. Theo đó, Viện Vệ sinh y tế công cộng, Trung tâm Dịch vụ phân tích
thí nghiệm (Sở Khoa học – công nghệ TP.HCM) và Quatest 3 ghi nhận hạt gia vị bào
ngư Chin-su không có thành phần bột ngọt. Riêng hai chất điều vị 627 và 631 có
trong Chin-su, ông Lực cho biết đó là hai loại muối natri được sử dụng để làm cho
gia vị thêm đậm đà, không phải là bột ngọt cũng không phải là chất “siêu ngọt”.
Như vậy, Chinsu không hoàn toàn sai khi khẳng định sản phẩm của mình
không chứa bột ngọt. Nhưng những thông tin minh oan cho Chinsu không được nhiều
người tiêu dùng quan tâm do đây là những kiến thức chuyên môn mà không phải ai
cũng biết và hiểu.
Ta thấy rằng, ranh giới giữa sự lừa dối và không lừa dối trong quảng cáo quả
thật là rất mong manh. Rất khó để có phân biệt đâu là quảng cáo sai sự thật đâu là
quảng cáo đáng tin. Người tiêu dùng phải thật sự tỉnh táo và trang bị cho mình đầy đủ
những kiến thức cần thiết để có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm với chất
lượng như ý muốn.
1.3 Nguyên tắc nhận diện giúp người tiêu dùng nhận diện được nội dung truyền
thông của doanh nghiệp là lừa dối hay không?
-

Xem xét nội dung truyền thông của doanh nghiệp về sản phẩm phải được chứng
minh rõ ràng, công ty quảng cáo phải có đủ các chứng cứ chứng minh trước khi

-


quảng cáo sản phẩm.
Quảng cáo chứng nhận phải được sự xác nhận bởi các chuyên gia có năng lực,

-

hay được xác nhận qua kinh nghiệm và ý kiến trung thực của chứng nhận.
Người tiêu dùng cần trang bị thêm kiến thức về thông tin sản phẩm được quảng

-

cáo.
Cập nhật thông tin liên tục về sản phẩm, thị trường và doanh nghiệp.
Tìm kiếm thông tin được nói đến trong quảng cáo có xác thực hay không.
So sánh đánh giá với các sản phẩm tương đồng.
Tin tưởng vào những kênh truyền thông uy tín như đài truyền hình quốc gia…
Xem đầy đủ các thông tin về bảo hành, sản xuất.
Tham khảo người tiêu dùng đã từng mua về sản phẩm hay dịch vụ.


PHẦN 2 THỰC HÀNH
2.1 Những phê phán của xã hội với đạo đức trong truyền thông tại Việt Nam
hiện nay
Những quy tắc chung, chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm trong truyền thông
cần được đề cao, xem xét kỹ lưỡng dưới các góc độ xã hội, đồng thời có những chế
tài để kiểm duyệt, quản lý và giám sát hoạt động truyền thông. Bởi lẽ hoạt động
truyền thông sẽ tác động nhanh chóng và rộng rãi đến mọi người, ảnh hưởng đến
nhận thức xã hội, làm thay đổi thói quen người tiêu dùng, lôi cuốn họ theo những
mục đích mà người làm truyền thông hướng đến, thậm chí còn điều chỉnh và định
hướng cả thị trường.

Tuy vậy, ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực truyền thông còn thiếu tính chuyên
nghiệp, những quy định pháp lý trong truyền thông chưa chặt chẽ, thiếu các quy tắc
mang tính ràng buộc về trách nhiệm và đạo đức.Ðiều này đã dẫn đến không ít vi
phạm về đạo đức, thể hiện sự thiếu trách nhiệm, thậm chí không đúng sự thật nhằm la
dối khách hàng, người tiêu dùng. Sự vô trách nhiệm và thiếu đạo đức trong truyền
thông, buông lỏng quản lý trong cấp phép, kiểm tra và giám sát đã dẫn tới ảnh hưởng
sức khỏe người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm, cũng như
những ảnh hưởng xấu đến nhận thức xã hội và cả trong giáo dục, hình thành nhân
cách ở lứa tuổi nhỏ.
Ở đây cần nói rõ, để hoạt động quảng cáo mang đến cho công chúng, người
tiêu dùng những thông tin, hình ảnh trung thực, đúng chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
không những đòi hỏi trách nhiệm ở nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ mà còn ở các cấp
quản lý Nhà nước và cơ quan chuyên môn
Mặc dù, Luật Quảng cáo năm 2012 đã quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt
động quảng cáo như trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ
tục của Việt Nam, phóng đại, phản cảm, thiếu thẩm mỹ… nhưng vi phạm về đạo đức
trong quảng cáo vẫn diễn ra liên tục. Nguyên nhân là do hình thức xử phạt hành vi vi
phạm còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe, chủ yếu là phạt tiền và xử lý hành chính. Đa số
các vi phạm trong quảng cáo thường rơi vào các trường hợp như: Lợi dụng niềm tin
sai lệch; phóng đại; hình thức khó coi và mang tính nhạy cảm. Cụ thể:
 Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng một niềm tin sai lầm về sản phẩm.
Trường hợp máy lọc nước Unilever Pureit Vietnam quảng cáo khi nhấn mạnh
thông điệp: Nguồn nước đun sôi mà hầu hết người Việt đang sử dụng hàng ngày
không an toàn. Hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới, 200.000 người Việt Nam mắc


bệnh ung thư mỗi năm do vệ sinh thực phẩm và nước uống. Hãy bảo vệ gia đình
với nguồn nước uống an toàn. Điều này khiến người tiêu dùng vốn xem nguồn
nước đun sôi trong sinh hoạt hàng ngày là an toàn nay bị hoang mang, lo lắng vì
nguy cơ sức khỏe.

 Quảng cáo mang tính phóng đại, thổi phồng sản phẩm. Chẳng hạn như: Quảng
cáo bột giặt chỉ nhúng vào một lần là có thể trắng tinh như mới. Điều này khiến
người tiêu dùng nghi ngờ về tính trung thực, thậm chí hoang mang về chất tẩy
trong bột giặc ảnh hưởng đến da tay.
 Quảng cáo mang tính kỳ thị, phi thị hiếu, lố bịch. Chẳng hạn như: Chương trình
ca nhạc “Vũ điệu đường cong” do Công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện
Hiệp hội Ca sỹ Việt Nam tổ chức tại TP. Hải Phòng. Trên tấm pano khổ lớn là
hình ảnh các hotgirl với những bộ bikini cùng dòng chữ in đậm “Chương trình
không dành cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ đoan trang”. Đây là một
hình thức cổ súy cho phụ nữ sống buông thả…
 Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm. Trường hợp mỳ Gấu Đỏ đưa
ra thông điệp: “ăn một gói mỳ là bạn đã góp 10 đồng cho bệnh nhân ung thư”.
Đây là hình thức quảng cáo đánh vào lòng trắc ẩn của khách hàng, mục đích là
bán được nhiều sản phẩm, tuy nhiên, việc quyên góp 10 đồng cho bệnh nhân
ung thư cho một gói mỳ là quá nhỏ so với giá bán ra. Dù vậy, đánh vào lòng
nhân đạo của khách hàng để bán hàng được coi là hành vi vi phạm đạo đức
quảng cáo.
Trên đây là những trường hợp điển hình trong vi phạm đạo đức quảng cáo. Thực tế
những hình thức quảng cáo như trên vẫn còn phổ biến trên các kênh quảng cáo chính
thống như truyền hình, pano, áp phích cũng như trên các kênh mạng xã hội. Điều này
cho thấy, thực trạng đáng báo động về vấn đề vi phạm đạo đức trong quảng cáo đòi
hỏi phải có sự chấn chỉnh các hoạt động quảng cáo từ các cấp, ngành có liên quan đến
các cá nhân và tổ chức trong xã hội.


2.2 Một số mẫu quảng cáo ( hoặc các chiến dịch khuyến mãi) không phù hợp với
quan điểm về giá trị đạo đức truyền thống tại Việt Nam trong thời gian gần
2.2.1

Quảng cáo nước tăng lực Hổ Vằn dài 45s xuất hiện trên VTV1 khung giờ


vàng buổi tối:
Cảnh quay là ngôi nhà của một cặp vợ chồng trẻ với trang phục đồng bào dân
tộc ít người. Nội dung xoay quanh câu hỏi của người vợ: "Mình đi đâu đấy", với
những câu trả lời của người chồng là "lên núi, lên nóc nhà", người vợ sẽ đưa nước
tăng lực với slogan: "Mình uống đi cho khỏe". Điều đáng nói, đoạn cuối của quảng
cáo, khi người chồng nói "lên giường ngủ", người vợ vẫn với câu slogan: "Mình uống
đi cho khỏe". Biểu cảm trên khuôn mặt của hai vợ chồng này cùng những câu thoại
khiến người xem cho rằng câu chuyện giường chiếu trong đoạn quảng cáo này được
trưng ra một cách phản cảm.

Phân tích nội dung quảng cáo trên:
 Quảng cáo không có nội dung, phản cảm khơi gợi chuyện giường chiếu
 Quảng cáo chiếu ở khung giờ vàng là khung giờ có nhiều đối tượng xem ở
nhiều độ tuổi khác nhau. Các câu thoại cũng như biểu cảm của diễn viên trong
quảng cáo không phù hợp nhất là đối với đối tượng lứa tuổi còn là học sinh.
 Khi nhân vật trong quảng cáo đang mặc trang phục DTTS mà có nhưng câu
thoại thô tục có thể sẽ làm cho một số bộ phận khán giả chưa có nhiều hiểu
biết về văn hóa dân tộc sẽ “khoác áo” xấu xí cho dân tộc đó


Bài học rút ra:
 Các nhãn hàng cần xem xét lỹ lưỡng về mặt nội dung hình ảnh của quảng cáo
phải phù hợp với đạo đức căn hóa truyền thống khi phát sóng trên đài truyền
hình quốc gia.
 Đồng thời siết chặt việc quản lý, kiểm duyệt nội dung trước khi phát sóng. Đây
là vấn đề phải nhìn nhận nghiêm túc
2.2.2 Quảng cáo của bia Hà Nội tuyên truyền Đại hội Đảng tại Cửa Lò – Nghệ
An:
Thương hiệu của một sản phẩm rượu, bia (cụ thể ở đây là Bia Hà Nội) đặt tiếp

nối vào Những câu khẩu hiệu mang tính tuyên truyền về chính trị, như: “ Chào mừng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, “Đảng cộng sản Việt Nam quang
vinh muôn năm”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”


Phân tích nội dung: Những câu khẩu hiểu mang tính tuyên truyền đặt cạnh
quảng cáo bia khiến mục đích và ý nghĩa của việc tuyên truyền bị hiểu sai lệch, gây
phản cảm
Bài học: Kết hợp giữa tuyên truyền nhiệm vụ chính trị với quảng cáo sản phẩm
của các doanh nghiệp trên các tấm pa-nô cần phải cân nhắc, xem xét lại cho phù hợp,
để tránh dư luận không tốt, gây phản cảm nhất là đối với khách du lịch.
2.2.3 Chiến dịch xây dựng những nội dung quảng cáo in trên bao bì sản phẩm
Poca đang được đánh giá là dung tục, phản cảm.
Chiến dịch có hiệu quả không thì chưa rõ nhưng một điều chắc chắn quảng cáo
đang vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía các bậc phụ huynh, Pepsico Việt Nam cam
kết sẽ thay những mẩu truyện này bằng nội dung mới từ tháng 2/2019.

"Bạn tông xe, trấn động não. Bạn mất trí nhớ. Khoan bạn làm gì có não để mất
trí nhớ. Đời rất hãm" - Đây là một vài mẩu quảng cáo được in trên những gói snack
Poca được truyền tải dưới một câu chuyện.
Phân tích:
 Có thể hài ước, có thể bông đùa nhưng với những ngôn từ phản cảm, các đoạn
quảng cáo trên đã khiến cho không ít các bậc phụ huynh cảm thấy khó hiểu,
bức xúc.


 Trên các trang mạng xã hội, nhiều người bày tỏ quan điểm không hài lòng
trước chiến dịch quảng cáo với nội dung không đầu không cuối của poca. Họ
gọi đây là những sản phẩm biến thái.
 Không chỉ trên bao bì sản phẩm, các hình ảnh này được Poca xây dựng thành

những chiến lược truyền thông, quảng bá rộng rãi trên mạng xã hội. Chiến
dịch này đã khiến không ít người lo lắng về sự tác động của nó đến giới trẻ.
Theo Tiến sĩ tâm lý Trần Thu Hương- Đại học KHXH & NV Hà Nội: Trẻ em đặc
biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên là những đối tượng đang trong giai đoạn hình thành
phát triển ngôn ngữ nhân cách. Các em học và tiếp thu mọi thứ rất nhanh kể cả cái tốt
hay cái xấu. Khi để trẻ tiếp thu với những ngôn từ như thế này chắc chắn trẻ sẽ học vì
chúng thấy nó mới, lạ.
Phẫn nộ, giận dữ, thậm chí đã có chiến dịch kêu gọi tẩy chay. Bên cạnh đó
không ít cư dân mạng đặt dấu chấm hỏi về trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc
kiểm duyệt nội dung quảng cáo.
Có lẽ đã tới lúc chúng ta cần siết chặt việc quản lý kiểm duyệt nội dung quảng
cáo cũng như chất lượng những sản phẩm dành cho trẻ em.
Hiện Pepsico Việt Nam - đơn vị chủ quản của nhãn hàng Poca đã thừa nhận sai
sót và gửi lời xin lỗi đến các bậc phụ huynh vì những nội dung chưa thật sự phù hợp.
Pepsico Việt Nam cam kết sẽ thay những mẫu truyện này bằng nội dung mới từ tháng
2/2019. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng chưa hài lòng, họ yêu cầu Poca phải nhanh
chóng thu hồi, thay thế bao bì tất cả các sản phẩm đang bày bán trên thị trường.



×