Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

TỔ hợp SỬ ĐỊA có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.95 KB, 29 trang )

CHUYÊN MỤC: MỖI NGÀY VÀI ĐỀ THI THỬ CÓ GIẢI CHI TIẾT
ĐĂNG VÀO 12H, 19H VÀ 22H HÀNG NGÀY
ĐỀ SỐ 01 – TỔ HỢP KHXH (SỬ - ĐỊA – GDCD)
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy .

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Hương Khê .

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Câu 2: Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm năm nước sáng lập Asean là
A. xây dựng nền kinh tế thị trường.

B. trở thành nước công nghiệp mới.

C. tăng cường nhập khẩu. D. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 3: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là
A. Anh.

B. Pháp.

C. Mỹ.

D. Liên Xô.

Câu 4: Điểm nào dưới đây là sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi
với khu vực Mĩ Latinh:
A. Châu Á, Châu Phi đấu tranh để giải phóng dân tộc, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh để giải phóng
giai cấp.


B. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân lung lay tận gốc, khu vực Mĩ Latinh chưa làm được điều đó.
C. Châu Á, Châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân mới.
D. Châu Phi và Châu Á đấu tranh bằng vũ trang, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh ôn hòa
Câu 5: Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa
hai cực Xô - Mỹ?
A. Anh.

B. Đức.

C. Pháp.

D. Hy Lạp.

Câu 6: Tháng 4 - 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam
Phi, đã đánh dấu:
A. Sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở châu Phi.
B. Chấm dứt chế độ độc tài quân sự ở châu Phi.
C. Bãi bỏ chính sách phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.
D. Chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi.
Câu 7: Nội dung của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là
A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
B. Dân tộc bình đẳng, dân quyền công bằng, dân sinh hạnh phúc.
C. Dân tộc tự do, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc.

Page |1


D. Dân tộc độc lập, dân sinh tự do, dân quyền hạnh phúc.

Câu 8: Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay là:
A. là trung gian giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế.
B. góp phần gìn giữ hòa bình an ninh và các vấn đề mang tính quốc tế.
C. thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, khu vực.
D. là trung tâm giải quyết những mâu thuẫn vê dân tộc, sắc tộc trên thế giới.
Câu 9: Từ sau chiến tranh thế giới II, Liên Xô đạt được thành tựu nào là quan trọng nhất?
A. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1972, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần.
C. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhận tạo của Trái đất.
D. Đến nửa đầu những năm 70 là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.
Câu 10. Người được nhân dân phong danh hiệu “Bình Tây Đại Nguyên soái” là
A. Nguyễn Hữu Huân

B. Trương Định.

C. Hoàng Diệu.

D. Nguyễn Tri Phương

Câu 11: Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có đặc điểm?
A. Chủ nghĩa thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

D. Chủ nghĩa quân phiệt.

Câu 12. Chủ trương cứu nước của cụ Phan Bội Châu là
A. chống Pháp và phong kiến.

B. dùng bạo lực giành độc lập.
C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
D. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến.
Câu 13: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm
2000, Mỹ đạt được kết quả nào dưới đây?
A. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
B. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.
C. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
Câu 14: Trung Quốc là nước đứng thứ mấy có tàu và người bay vào vũ trụ?
A. thứ ba.

B. thứ tư.

C. thứ hai.

D. thứ nhất.

Câu 15: Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam (1954) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào
giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi?
A. Angiêri.

B. Tuynidi.

C. Ăngôla

D. Ai Cập.

Câu 16: Nét nổi bật trong sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thiệt hại nặng nề do sự tàn phá của chiến tranh.

B. phát triển ngang bằng với các nước châu Âu.

Page |2


C. phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
D. suy giảm nghiêm trọng vì đầu tư quá lớn cho quốc phòng.
Câu 17: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là
A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.
B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia
C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma
D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây không đúng về khu vực Đông Bắc Á?
A. Là khu vực rộng, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên phong phú.
B. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan là ba trong bốn con rồng kinh tế của châu Á.
C. Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
D. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
Câu 19: Từ năm 1995, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới nhờ tiến hành cuộc
cách mạng
A. xanh

B. công nghiệp.

C. khoa học kĩ thuật.

D. chất xám.

Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng Lào và nước ta từ năm 1945 - 1975 là
A. Chung kẻ thù và những mốc thắng lợi quan trọng .
B. Chung kẻ thù, do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
D. Giành độc lập và đi lên XHCN.
Câu 21. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian diễn ra.
1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
2. Pháp nổ súng tấn công Gia Định.
3. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
A. 2,1,4,3.

B. 2,1,3,4.

C. 2,4,3,1.

D. 2,4,1,3.

Câu 22. Sau Hiệp định Pa ri 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho
cách mạng vì
A. ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát…
B. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.
C. vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt.
D. miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực.
Câu 23: Lợi thế cơ bản mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại cho nước Mĩ là
A. Liên Xô – đối thủ của Mĩ bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
B. thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
C. các nước tư bản châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

Page |3


D. không bị chiến tranh tàn phá.

Câu 24: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã lật đổ được
A. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, xây dựng giai cấp công nhân.
B. chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền cho giai cấp vô sản.
C. chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB Nga phát triển.
D. chế độ Nga hoàng Nicôlai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga
Câu 25: "Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai
quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo?
A. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Ápganixtan của người theo Hinđu giáo.
B. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo.
C. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakistan của người theo Ấn Độ giáo.
D. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Ápganixtan của người theo Hồi giáo.
Câu 26: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là
A. chính sách trung lập của Mĩ.

B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa

C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.

D. sự hiếu chiến của đế quốc Đức.

Câu 27: Cho các sự kiện:
(1). Đại hội XII của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
(2). Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới.
(3). Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương cải cách lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. (2), (3), (1).

B. (3), (1), (2).

C. (2), (1), (3).


D. (3), (2), (1).

Câu 28: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau
chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
B. Tận dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật để cải tiến cơ cấu hợp lí, nâng cao năng suất,
hạ giá thành sản phẩm.
C. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế .
D. Vai trò quản lí điều tiết của nhà nước
Câu 29: Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. xâm lược các nước ở khu vực châu Á.
B. bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
C. lôi kéo các nước Tây Âu vào khối quân sự NATO.
D. thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 30: Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện
chiến lược gì?
A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

B. Hòa bình, trung lập.

C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

D. Cam kết và mở rộng.

Page |4


Câu 31: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các nước khác
B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
D. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Câu 32: Trong 20 năm đầu (1885-1905) Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương đấu tranh bằng
phương pháp:
A. Vũ trang.

B. Bạo động.

C. Bạo lực.

D. Ôn hòa.

Câu 33: Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao
như thế nào?
A. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
trận chung chống đế quốc Mĩ.

B. Hòa bình, trung lập

D. Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt

Câu 34: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì cao trào “kháng Nhật cứu nước”?
A. Khởi nghĩa Ba Tơ.
B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.
D. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh.
Câu 35: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là

A. sự khủng hoảng về kinh tế.
B. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
C. thực hiện chính sách đa nguyên, đa đảng.
D. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
Câu 36: Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B. thường xuyên xảy ra cháy rừng.
C. có nhiều núi lửa hoạt động.
D. có cách mạng Cuba bùng nổ và 17 nước giành được độc lập năm 1960.
Câu 37: Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?
A. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
B. Đã giành được độc lập.
C. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
D. Là thành viên của tổ chức ASEAN.
Câu 38: Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga
A. phát triển với tốc độ cao.

B. kém phát triển và suy thoái.

C. có sự phục hồi và phát triển.

D. lâm vào trì trệ và khủng hoảng.

Page |5


Câu 39: Quốc gia nào trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh?
A. Li-bê-ri-a

B. Cu-ba


C. Ha-i-ti.

D. Ê-ti-ô-pi- a.

Câu 40: Chính sách kinh tế mới ra đời khi nước Nga Xô viết
A. bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
B. đã hoàn thành cải cách ruộng đất.
C. bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.
D. bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị.
---HẾT--ĐÁP ÁN
1C

2D

3D

4C

5B

6A

7A

8B

9D

10B


11C

12B

13A

14A

15A

16C

17D

18C

19A

20B

21B

22B

23B

24D

25B


26B

27C

28C

29D

30A

31D

32D

33B

34B

35B

36A

37B

38C

39C

40C


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: C
Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ
Latinh là Châu Á, Châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 5: B
Câu 6: A
Câu 7: A
Câu 8: B
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải: Trước tình hình cụ thể của thế giới hiện nay là tình trạng mâu thuẫn dân tộc, xung
đột sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa lớn đối với nhân
loại. Liên hợp quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên.
Mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác
định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của LHQ là tăng cường quan hệ hữu
nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn
hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho Liên hợp quốc vai trò là
trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó.
Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa
sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy LHQ làm trung tâm nhằm đối
phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay.

Page |6


=>Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay là: góp phần gìn giữ hòa bình an ninh và các

vấn đề mang tính quốc tế.
Câu 9: D
Phương pháp: liên hệ
Cách giải:
– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục
kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản
lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom
nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản
lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong
những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm.
Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương
Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh
phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật
lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…
– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào
cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây
chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội.
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: B
Câu 13: A
Phương pháp: phân tích.
Cách giải: Kết quả: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đạt được một số mưu đồ
nhất định:

- Lôi kéo nhiều nước tư bản đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ, trong đó có các nước Tây Âu.
- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
- Làm cho nhiều nước bị chia cắt lâu dài: tiêu biểu là chia cắt hai miền Triều Tiên.
- Ngăn chặn đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên thế giới: năm 1991, hệ thống chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
=>Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
Câu 14: A
Câu 15: A

Page |7


Năm 1954, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh kiên cường làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,
phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp. Sự kiện này đã tác động mạnh mẽ tới phong trào giải
phóng dân tộc trên toàn thế giới. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chiến thắng Điên Biên
Phủ: “Là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên
thế giới”.Trong số ấy, Angieri có số phận giống Việt Nam nhất, trong điều kiện cuộc kháng chiến ở
quốc gia nà đang đi vào vế tắc thì Điện Biên Phủ giống "kim chỉ nam" cho con đường cách mạng
phía trước.
Cũng tại châu Phi xa xôi, tháng 11/1954, chỉ vài tháng sau khi Việt Nam giành thắng lợi tại
Điện Biên Phủ, một nước thuộc địa khác của Pháp là Angiêri đã phát động khởi nghĩa vũ trang
giành độc lập dân tộc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì
Angiêri cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Angiêri, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực
dân ở đây.
Câu 16: C
Câu 17: D
Câu 18: C
Câu 19: A

Câu 20: B
Câu 21: B
Câu 22: B
Câu 23: B
Câu 24: D
Câu 25: B
Câu 26: B
Câu 27: C
Câu 28: C
Câu 29: D
Câu 30: A
Câu 31: D
Đáp án D
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản phát triển mạnh mẽ: Mỹ, Tây Âu
và Nhật Bản. Sự phát triển này tác đông bởi những nhân tố khác nhau nhưng chung nhất là áp
dụng thành tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ sự phát
triển này của các nước tư bản ứng dụng thanh tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao
năng suất lao động, hiện đại hóa đất nước.
Câu 32: D
Câu 33: B

Page |8


Câu 34: B
Câu 35: B
Câu 36: A
Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
- Từ sau cách mạng Cu Ba 1959 thành công 1 cao trào đấu tranh bùng nổ => Mĩ La Tinh được

mệnh danh "Lục địa bùng cháy"
- Cuối những năm 80 Mĩ La Tinh đã đạt nhều thành tựu: củng cố độc lập chủ quyền , tiến hành cải
cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
Cơn bão táp cách mạng đã làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước:
- Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành sân sau của Mĩ.
- Bây giờ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa
tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực
sự.
=> Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 37: B
Câu 38: C
Câu 39: C
Câu 40: C

Page |9


Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ở trung tâm công nghiệp Vinh không có
ngành nào sau đây?
A. Chế biến nông sản.
C. Dệt, may.

B. Cơ khí.

D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh
nào?
A. Lai Châu.


B. Lào Cai.

C. Sơn La.

D. Điện Biên.

Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất
ô tô ở nước ta (năm 2007) là
A. Hà Nội, Đà Nẵng. B. Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

D. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết đỉnh lũ trên sông Mê Kông vào
tháng nào sau đây?
A. IX.

B. XI.

C. X.

D. XII.

Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây
không
thuộc Duyên hải Nam Trung bộ?
A. Hòn La.

B. Chu Lai.


C. Nhơn Hội.

D. Vân Phong.

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào say đây đúng về
sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007?
A. Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng.
B. Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
C. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
D. Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản giảm.
Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây
của Đồng bằng sông Hồng có quy mô trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng?
A. Nam Định.

B. Thái Nguyên.

C. Hà Nội.

D. Hải Phòng.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?
A. Hà Nội, Đà Nẵng.

B. Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

D. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.


Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết các tỉnh thuộc Trung du và miền
núi Bắc Bộ có mỏ đồng?
A. Thái Nguyên,Bắc Kạn, Phú Thọ.

B. Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang.

C. Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang.

D. Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở khu
vực nào của nước ta?
A. cao nguyên Lâm Viên.

B. vùng núi Ngọc Linh.

C. vùng núi Bạch Mã.

D. vùng núi Hoàng Liên Sơn.

P a g e | 10


Câu 51: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết các vùng nào của nước ta có tỉ lệ diện
tích trồng lúa so với tỉ lệ diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%).
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Câu 52: Cho bảng số liệu: GDP của thế giới, EU, Hoa Kì, Trung Quốc năm 2014.


Quốc gia
Thế giới
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Trung Quốc
GDP (tỉ USD)
76 858,2
18 514,0
17 419,0
4 601,5
10 354,8
Theo bảng số liệu trên thì tỉ trọng GDP của Hoa Kì so với thế giới năm 2014 là (%)
A. 26,22.

B. 22,66.

C. 77,34.

D. 24,66.

Câu 53: Cho bảng số liệu
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 –
2016.
(Đơn vị: tỉ đồng)

Ngành

2008


2011

2013

2016

Công nghiệp khai khác

146607

274321

394468

365522

Công nghiệp chế biến, chế tạo

300256

371242

477968

642338

Công nghiệp sản xuất, phân
phối
Tổng số

điện, khí đốt và nước

49136
495999

81077
72664

11528
987716

188876
1196736

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)

Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008
– 2016 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.

B. Đường.

C. Cột.

D. Kết hợp.

Câu 54: Cho biểu đồ:

P a g e | 11



(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ
tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ?
A. Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong giai đoạn 2000 - 2015.
B. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2000 - 2015.
C. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với hai mặt hàng còn lại.
D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 - 2010 thì hàng dệt, may đạt tốc độ tăng trưởng cao
nhất.
Câu 55: Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt là ở
A. miền Bắc.

B. miền Nam.

C. Tây Bắc.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 56: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là
A. xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
B. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị.
C. khôi phục và đẩy mạnh phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị.
Câu 57: Xu hướng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta dựa
trên lợi thế nào của tự nhiên?
A. Nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.

B. Sự phân mùa khí hậu.

C. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng của biển.


D. Thiên nhiên phân hóa theo đai cao.

Câu 58: Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nước ta.
B. Nhằm thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
C. Nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tài nguyên.
D. Đảm bảo cho dân cư giữa các vùng lãnh thổ phân bố đều hơn.

P a g e | 12


Câu 59: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là
A. tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
B. bào mòn lớp đất trên mặt nên đất xám bạc màu.
C. làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
D. tạo nên các hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
Câu 60: Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ
A. áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
C. đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
Câu 61: Tỉnh có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác và nuôi trồng
A. An Giang.

B. Đồng Tháp.

C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Cà Mau.

Câu 62: Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn là

A. nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, các ô trũng ở đồng bằng.
B. nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt thủy hải sản.
C. dọc bờ biển có nhiều đầm phá, bãi triều, các cánh rừng ngập mặn.
D. ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
Câu 63: Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long
A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 64: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên là
A. bò sữa.

B. cây công nghiệp ngắn ngày.

C. cây công nghiệp dài ngày.

D. gia cầm.

Câu 65: Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là
A. Quảng Ninh.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Cà Mau.

Câu 66: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên
A. nằm sát dải Duyên hải Nam Trung Bộ.


B. giáp vùng Đông Nam Bộ.

C. giáp miền hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. D. giáp biển Đông.
Câu 67: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long
A. đất mặn.

B. đất phèn.

C. đất phù sa ngọt. D. đất xám.
Câu 68: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao lên, chủ yếu là do

P a g e | 13


A. những thành tựu trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề.
B. những thành tựu trong phát triển giáo dục, văn hóa và y tế.
C. xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 69: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa
A. phía Bắc Mianma và bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.
B. ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như Mê Công.
C. địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc Đông
- Tây.
D. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiêt đới gió mùa.
Câu 70: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Quảng Trị.

B. Ninh Thuận.


C. Quảng Ngãi.

D. Bình Định.

Câu 71: Ngành công nghiệp trọng diểm của nước ta không phải là ngành
A. có thế mạnh lâu dài.
B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.
Câu 72: Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không giáp biển
A. Lào.

B. Mi-an-ma.

C. In – đô – nê – xi - a. D. Thái Lan.

Câu 73: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước nước ta là
A. đới rừng nhiệt đới lá rộng và lá kim.

B. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

C. rừng xích đạo gió mùa.

D. rừng rụng lá vào mùa khô.

Câu 74: Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cây cà phê chè là do
A. địa hình cao nên nhiệt độ giảm.
B. có nền địa hình cao, mùa đông lạnh.
C. có một mùa mưa và khô rõ rệt.
D. các khu vực địa hình thấp và kín gió.

Câu 75: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho Duyên hải Nam Trung Bộ không mang lại lợi ích nào sau
đây
A. hạn chế sự khắc nghiệt của thiên tai.
B. cung cấp nguồn năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt.
C. mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và ngoài nước.
D. đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên và lao động dồi dào.
Câu 76: Ngành thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng
sông Hồng là do

P a g e | 14


A. có một mùa lũ trong năm, nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ rất lớn.
B. công nghiệp chế biến phát triển hơn.
C. có nguồn thủy sản phong phú và diện tích mặt nước nuôi trồng lớn.
D. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản hơn.
Câu 77: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
A. Vĩnh Phúc.

B. Thái Nguyên.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Câu 78: Đâu không phải là đảo đông dân ở vùng biển nước ta?
A. Bạch Long Vĩ.

B. Cái Bầu.


C. Lý Sơn.

D. Phú Quý.

Câu 79: Tại sao lũ quét thường xảy ra ở miền núi?
A. địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, mưa lớn.
B. chặt phá rừng, khái thác rừng bừa bãi ở miền núi.
C. địa hình có độ dốc lớn, nhiều nơi bị mất lớp phủ thực vật.
D. mất lớp phủ thực vật, mưa lớn tập trung theo mùa.
Câu 80: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện
A. quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
B. sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
C. tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
D. cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
----------- HẾT ---------- Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành sau năm 2009.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN

P a g e | 15


CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN


41

C

61

D

42

D

62

C

43

C

63

B

44

C

64


C

45

A

65

C

46

A

66

D

47

D

67

B

48

C


68

B

49

D

69

C

50

D

70

A

51

B

71

C

52


B

72

A

53

A

73

B

54

B

74

B

55

B

75

A


56

D

76

C

57

A

77

B

58

C

78

A

59

A

79


A

60

C

80

C

Câu 41:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh không có ngành dệt, may.
=> CHỌN C
Câu 42:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh Điện Biên.
=> CHỌN D
Câu 43:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở
nước ta (năm 2007) là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

P a g e | 16


=> CHỌN C
Câu 44:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, đỉnh lũ trên sông Mê Kông vào tháng X.
=> CHỌN C
Câu 45:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc Duyên

hải Nam Trung bộ là Hòn La.
=> CHỌN A
Câu 46:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, nhận xét đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị
sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007: Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm,
thủy sản tăng.
=> CHỌN A
Câu 47:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Hồng có quy
mô trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng: Hải Phòng
=> CHỌN D
Câu 48:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm có quy mô rất lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
=> CHỌN C
Câu 49:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ đồng:
Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang.
=> CHỌN D
Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở khu
vực vùng núi Hoàng Liên Sơn.
=> CHỌN D
Câu 51:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với tỉ lệ diện tích
trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%): Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
=> CHỌN B
Câu 52:
Áp dụng công thức tính tỉ trọng: Tỉ trọng thành phần = (Giá trị thành phần / Tổng giá
trị) x 100 (%)
=> Ta có bảng sau: tỉ trọng GDP của Hoa Kì so với thế giới năm 2014 là 22,66%.


Quốc gia

Thế giới

EU

Hoa Kì

Nhật Bản

Trung Quốc

P a g e | 17


GDP (tỉ USD)
=> CHỌN B

100,0%

24,08%

22,66%

6,98%

13,47%

Câu 53:

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong nhiều năm (>3 năm) là biểu đồ miền
=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
ngành của nước ta, giai đoạn 2008 – 2016 là biểu đồ miền
=> CHỌN A
Câu 54:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
- Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 - 2010 thì hàng dệt, may đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.
- Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong giai đoạn 2000 – 2015
- Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với hai mặt hàng còn lại.
=> Nhận xét B: Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2000 - 2015 là
nhận xét không đúng với biểu đồ đã cho
=> CHỌN B
Câu 55:
Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt là ở miền Nam (SGK Địa 12 trang 42).
=> CHỌN B
Câu 56:
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là đẩy mạnh phát triển
các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị (SGK Địa 12 trang 75).
=> CHỌN D
Câu 57:
Xu hướng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta dựa trên lợi thế
nào của tự nhiên là nguồn nhiệt, ẩm dồi dào(SGK Địa 12 trang 94).
=> CHỌN A
Câu 58:
Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước mang lại ý nghĩa: nhằm sử dụng hợp lý
nguồn lao động và khai thác tài nguyên
=> CHỌN C
Câu 59:
Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là tạo nên các hang động ngầm,

suối cạn, thung khô(SGK Địa 12 trang 45).
=> CHỌN A
Câu 60:
Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh
hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản(SGK Địa 12 trang 88).

P a g e | 18


=> CHỌN C
Câu 61:
Tỉnh có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác và nuôi trồng là Cà Mau(SGK Địa 12
trang 102).
=> CHỌN D
Câu 62:
Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn là dọc bờ biển có nhiều đầm phá,
bãi triều, các cánh rừng ngập mặn(SGK Địa 12 trang 100).
=> CHỌN C
Câu 63:
Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt(SGK Địa 12 trang 100).
=> CHỌN B
Câu 64:
Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên là cây công nghiệp dài ngày(SGK Địa 12 trang
108).
=> CHỌN C
Câu 65: Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là ở Đồng bằng sông Hồng(SGK Địa 12
trang 118).
=> CHỌN C
Câu 66:

Không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên là giáp biển Đông(SGK Địa 12 trang 167).
=> CHỌN D
Câu 67:
Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn(SGK Địa 12 trang 186).
=> CHỌN B
Câu 68:
Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao lên, chủ yếu là do những thành tựu trong
phát triển giáo dục, văn hóa và y tế(SGK Địa 12 trang 73).
=> CHỌN B
Câu 69:
Không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi
chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc Đông - Tây(SGK Địa 11 trang 99).
=> CHỌN C
Câu 70:
Tỉnh không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Quảng Trị(Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam
trang 28).

P a g e | 19


=> CHỌN C
Câu 71:
Ngành công nghiệp trọng diểm của nước ta không phải là ngành dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư
nước ngoài(SGK Địa 12 trang 113: ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài,
hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển).
=> CHỌN C
Câu 72:
Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không giáp biển là Lào(SGK Địa 11 trang 100).
=> CHỌN A
Câu 73:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước nước ta là đới rừng cận xích
đạo gió mùa(SGK Địa 12 trang 48).
=> CHỌN B
Câu 74:
Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cây cà phê chè là do có nền địa hình cao, mùa đông
lạnh(SGK Địa 12 trang 148).
=> CHỌN B
Câu 75:
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho Duyên hải Nam Trung Bộ không mang lại lợi ích: hạn chế sự
khắc nghiệt của thiên tai(SGK Địa 12 trang 163).
=> CHỌN A
Câu 76: Ngành thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng
sông Hồng là do có nguồn thủy sản phong phú và diện tích mặt nước nuôi trồng lớn.
=> CHỌN C
Câu 77:
Tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Thái Nguyên. (Căn cứ vào Atlat địa lí Việt
Nam trang 30).
Câu 78:
Đảo không phải là đảo đông dân ở vùng biển nước ta: Bạch Long Vĩ. (Căn cứ vào Atlat địa lí Việt
Nam trang 4 - 5).
=> CHỌN A
Câu 79: Lũ quét thường xảy ra ở miền núi do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ
thực vật, mưa lớn. (SGK Địa 12 trang 63).
=> CHỌN A
Câu 80:
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, Biểu đồ đường thường dùng để thể hiện tốc độ tăng
trưởng kinh tế của các đối tượng trong nhiều năm (4 năm trở lên).
=> Biểu đồ đã cho thể hiện: tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu

P a g e | 20



năm của nước ta, giai đoạn 2005 - 2014.
=> CHỌN C

P a g e | 21


Câu 1: Nghỉ cuối tuần, L rủ H về nhà K chơi. Nhìn nhà K thì bé mà có khu vườn quá rộng, H hỏi
K: Sao nhà bạn không làm nhà to ở cho thoải mái? K trả lời: Đất vườn không được làm nhà bạn ạ.
Nghe vậy L chêm vào: Ừ. Quê nhà tớ cũng vậy, hình như chỉ đất thổ cư mới được làm nhà, cậu tớ
lấy vợ muốn ra ở riêng mà phải làm đơn đề nghị mãi mới được cho phép làm nhà ở khu vườn của
ông bà. H chép miệng: Rắc rối nhỉ. Hỏi: Việc quy định không được làm nhà trên đất vườn trong câu
chuyện trên, thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính giai cấp và xã hội.

Câu 2: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy
định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 3: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực
nhànước. Nội dung đó thể hiện bản chất nào của pháp luật?
A. Xã hội.

B. Nhân dân.

C. Giai cấp.


D. Quần chúng.

Câu 4: Chị V đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường va chạm với xe máy của anh G
đang lưu thông đúng luật khiến cả hai bị ngã xây sát nhẹ. Anh G đứng dậy rồi lái xe đi. Chị V thấy
vậy liền lao lên giữ anh G lại. Thấy chị V đang có giữ anh G, anh M và X lao vào đánh anh G vì
nhầm anh G là người có lỗi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chị V, anh M và X. B. Chị V, anh M, anh G và X
C. Anh M và anh X. D. Chị B, chị V.
Câu 5: Điểm giống nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật là
A. Hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
B. Hoạt động nhằm đưa những quy định pháp luật trở thành hành vi hợp pháp.
C. Mức độ chủ động của chủ thể khi thực hiện hành vi.
D. Cách thức mà các chủ thể thực hiện hành vi.
Câu 6. Học để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là:
A. quyền học không hạn chế.

C. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

B. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 7: Tiền tệ thực hiện chức năng thước do giá trị khi nào?
A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
B. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn
ra thuận lợi.
C. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán
D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
Câu 8: Pháp luật Việt Nam do cơ quan hoặc cấp nào ban hành?
A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng, ban hành.
B. Chủ tịch nước xây dựng, ban hành.
C. Thủ tướng chính phủ xây dựng, ban hành.


P a g e | 22


D. Nhà nước xây dựng, ban hành.
Câu 9: G không còn tiền để mua quà tặng cho người yêu nhân dịp 20/10 nên đã trót trộm củabạn
cùng lớp 2 trăm ngàn đồng. Vậy G vi phạm
A. Kỉ luật.

B. Dân sự.

C. Hình sự. D. Hành chính.

Câu 10 :Giám đốc công ty A vì muốn cạnh tranh với công ty B. Do đó đã cho nhân viên sản xuất
một số mặt hàng giống nhã hiệu của công ty B đã đăng ký và bán với giá thấp hơn. Hành vi của
giám đốc công ty A đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền sáng tạo B. Quyền phát minh. C. Quyền cải tiến kĩ thuật.

D. Quyền tác giả.

Câu 11: V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe Jupiter không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử
dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, phóng nhanh, vượt ẩu. Do vậy, đã đâm vào
Q vừa điều khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở N ngồi sau, khiến cho Q và N bị thương.
Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. V và Q.

B. V và M.

C. M và N.

D. Q và N.


Câu 12: Giả sử,trên thị trường,hàng hóaA đang bánvới giá cả lớn hơn giá trị. Nếu là người sản
xuất, để lãi nhiều, em sẽ
A. Mở rộng sản xuất. B. Bỏ sản xuất.
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất D. Thu hẹp sản xuất.
Câu 13: Hình thức chịu trách nhiệm kỉ luật nào sau đây không đúng đối với công chức khi vi
phạm?
A. Cảnh cáo. B. Khiển trách. C. Trục xuất. D. Chuyển công tác.
Câu 14: Một tổ bầu cử ở xã X khi tiến hành bầu cử đã để hòm phiếu không có nắp để cử tri bỏ
phiếu cho tiện. Việc làm của họ đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Nguyên tắc bình đẳng

B. Nguyên tắc bỏ phiếu kín

C. Nguyên tắc trực tiếp D. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
Câu 15: ......................... hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa .
A. Giá trị sử dụng

B. Giá cả

C. Giá trị

D. Giá trị trao đổi

Câu 16: Đặc điểm để phân biệt giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức là
A. Tính dân tộc.

B. Tính nhân dân.


C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 17: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
A. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.
B. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.
C. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.
D. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.
Câu 18: Anh K chở bạn gái trên đường thì va chạm với anh S đi ngược chiều. Thấy anh G lấy điện
thoại ra quay video, anh K và chị T bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh K, S và G.

B. Anh K và anh S.

C. Anh K và anh G.

D. Anh K và bạn gái.

P a g e | 23


Câu 19: Bạn M không cho P nhìnbàitrong lúckiểmtra nên P rủ X chặn đường đe dọa M khiến M
hoảng loạn tinh thần. Nghe M kể lại chuyện đó, H là bạn cùng lớp với M và P đã rủ thêm L đánh
P và X. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Bạn P, X, H và L. B. Bạn P, X và M. C. Bạn P và X. D. Bạn H và L.
Câu 20. Ông A làm việc trong công ty X, địa điểm huyện B. Ông A muốn gửi đơn tố cáo môt nhân
viên tổ chức của công ty có hành vi tham nhũng. Ông A cần gửi đơn tố cáo đến ai?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B.


B. Giám đốc công ty X.

C. Hội đồng nhân dân huyện B.

D. Công an huyện B .

Câu 21: Công dân vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?
A. Đánh người gây thương tích
C. Giao hàng không đúng hợp đồng.

B. Chạy xe vào đường cấm.
D. Nghỉ việc nhiều ngày không lí do.

Câu 22: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp
là vi phạm
A. dân sự .

B. hình sự.

C. kỷ luật.

D. hành chính.

Câu 23. Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng
nhà ở. Khi cho rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, bà L cần làm đơn gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật ?
A. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ.
B. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện.
C. Đơn khiếu nại, gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
D. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Câu 24: Là những quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung được áp dụng ở nhiều lần ở nhiều nơi
đối với tất cả mọi người. Đó là nội dung của
A. Tính chặt chẽ về hình thức.B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân dân. D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 25: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào dưới đây? A.
Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật kinh tế C. Quy luật cung - cầu. D. Quy luật giá trị
Câu 26: Than đá lúc đầu chỉ dùng làm chất đốt, sau đó nhờ khoa học kỹ thuật phát triển nên than
còn được chế làm chất lọc nước, mặt nạ phòng độc hoặc chất tẩy trắng,... Sự phát triển của
khoahọc kỹ thuật đã làm cho thuộc tính nào của than trở nên phong phú?
A. Giá trị cá biệt. B. Giá trị trao đổi. C. Giá trị sử dụng D. Giá trị.
Câu 27: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng?
A. Đủ 16- dưới 18. B. Đủ 14 - dưới 16. C. Đủ 14 - dưới 18. D. Đủ 12 - dưới 14.
Câu 28: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng
của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai
anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng
ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị

P a g e | 24


công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này.
Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông H, ông B, anh K và anh M.

B. Anh K và anh M.

C. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M. D. Ông H và ông B.
Câu 29. “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia
đình”(Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung D. Tính ý chí và khách quan
Câu 30: Ông A mua hàng của ông B nhưng không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương
thức như đã thỏa thuận với ông B. Ông A vi phạm
A. Pháp luật Hình sự

B. Pháp luật Hành chính.

C. Pháp luật Hình sự và Hành chính

D. Pháp luật Dân sự.

Câu 31: Một người nông dân sử dụng con bò làm sức kéo vận chuyển nông sản cho mình thông
qua chiếc xe bò. Con bò khi đó được coi là yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?
A. Tư liệu lao động.

B. Công cụ lao động. C. Sức lao động.

D. Đối tượng lao động.

Câu 32: Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành
vi vi phạm
A. pháp luật hành chính. C. pháp luật hình sự. B. pháp luật dân sự. D. chuẩn mực đạo đức.
Câu 33: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế
thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã:
A. Sử dụng pháp luật . B.Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 34. Ông B lừa chị C bằng cách mượn của chị 10 triệu đồng nhưng đến ngày hẹn ông B đã
không chịu trả cho chị C số tiền trên. Chị C đã làm đơn kiện ông B ra tòa. Việc chị C kiện ông B là
hành vi

A. áp dụng pháp luật B.tuân thủ pháp luật C. thi hành pháp luật D.sử dụng pháp luật
Câu 35. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm lo công việc gia đình là nội dung bình
đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ chồng ?
A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ tinh thần. D. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
Câu 36: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
C. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 37: Việc Toà án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị
xét xử là ai, có chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm kinh tế. B. quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. trách nhiệm pháp lí. D. quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.

P a g e | 25


×