Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

chuyên đề cấu trúc tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.58 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 20/10/2020
Ngày giảng: ………….10a1;…………..10a2;……………10a3…..………10a4
Tiết 9-11
CHUYÊN ĐỀ : CẤU TRÚC TẾ BÀO
(Bài 7,8,9,10 – Sinh học 10 – 3 tiết)
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương II, thuộc Phần 2. Sinh học Tế
bào – Sinh học 10 THPT.
Bài 7. Tế bào nhân sơ
Bài 8,9,10: Tế bào nhân thực
2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, cấu tạo và chức năng của các bộ phận
của tế bào nhân sơ.
2. Cấu tạo, chức năng của các bào quan tế bào nhân thực
2.1. Nhân tế bào,2.2. Ribôxom, 2.3. Lưới nội chất, 2.4. Bộ máy Gongi, 2.5. Ty
thể,2.6. Lục lạp
2.7. Không bào, lyzoxom, 2.8. Màng sinh chất.
3. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 3 tiết
4. Nội dung kiến thức của chuyên đề.
4.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, cấu tạo và chức năng của các bộ
phận của tế bào nhân sơ.
- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ: Chưa có màng nhân, tế bào chất chưa
có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc, kích thước nhỏ
(tốc độ trao đổi chất qua màng nhanh, sự khuếch tán các chất từ nơi này đến
nơi khác trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn. Do đó tế bào sinh trưởng nhanh
và phân chia nhanh).
- Tế bào vi khuẩn gồm các thành phần cơ bản:
+ Màng sinh chất: Được cấu tạo từ photpholipit và prôtêin.
+ Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc


nhân. Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa
nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.
+ Vùng nhân: thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất.
- Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế
bào, vỏ nhầy, roi và lông.
4.2.Cấu tạo và chức năng của các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực.
- Đặc điểm chung: Có cấu trúc phức tạp hơn, có màng nhân bao bọc, có nhiều
bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau.
4.2.1. Nhân tế bào :được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa
chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. (TBĐV khác
TBTV). Nhân có vai trò: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển
mọi hoạt động sống của tế bào.
4.2.2. Ribôxôm là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ các
phân tử rARN và prôtêinRibôxôm tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho
tế bào.


4.2.3. Lưới nội chất:
Điểm phân biệt
Lưới nội chất hạt
Cấu trúc
Là hệ thống màng bao gồm
các xoang dẹp phân nhánh
thông với nhau trên bề mặt
gắn các ribôxôm

Lưới nội chất trơn
Là hệ thống màng bao gồm các
xoang dẹp phân nhánh thông với
nhau trên bề mặt không gắn các

ribôxôm

Chức năng

Tổng hợp prôtêin, chủ yếu Tổng hợp lipit, chuyển hoá
là prôtêin xuất bào
đường, khử độc
4.2.4. Bộ máy Gôngi là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng dẹp
xếp chồng lên nhau, nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung. Bộ máy gôngi
có chức năng thu gom, đóng gói , biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản
xuất đến nơi sử dụng.
4.2.5.Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các
mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN
và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt
động sống của tế bào.
4.2.6. Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp của
thực vật. Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh
sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).
*Phân biệt lục lạp và ti thể.
Điểm
Ti thể
Lục lạp
phân biệt

Hình dạng Hình cầu, hình sợi

Hình bầu dục

Kích
2- 5µm

4 - 10µm
thước
Sự tồn tại Có mặt ở mọi tế bào nhân thực Chỉ có mặt ở tế bào nhân thực
quang hợp
Cấu trúc - Màng ngoài trơn, màng trong - Màng trong và ngoài đều trơn
gấp nếp tạo thành các mào
- Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên
(crista), nơi định vị các enzim nhau gọi là grana. Trên màng tilacoit
tổng hợp ATP.
có chứa các enzim tổng hợp ATP
- Không có tilacoit
Chức năng Thực hiện quá trình hô hấp,
Thực hiện quá trình quang hợp,
chuyển hoá năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ánh sáng
các hợp chất hữu cơ thành ATP thành hoá năng trong các hợp chất
cung cấp năng lượng cho mọi hữu cơ.
hoạt động sống của tế bào
4.2.7. Lizoxom và không bào.
- Lizôxôm là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ
phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Lizôxôm tham gia phân huỷ các tế bào,
các tế bào già các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.
- Không bào là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch
không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.


Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài
sinh vật.
4.2.8 .Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.
+ Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử
prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ

ổn định của màng sinh chất.
+Màng sinh chất có chức năng: Trao đổi chất với môi trường một cách có
chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận
biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).
+ Màng sinh chất khảm thể hiện ở chỗ: Thành phần chính của màng là lớp
photpho lipit kép tạo nên một cái khung liên tục của màng, ngoài ra còn các
phân tử prôtêin phân bố ( khảm) rải rác trong khung (lớp photpho lipit); hoặc
xuyên qua khung hoặc bám màng trong và rìa màng ngoài.
+Tính động của màng thể hiện ở chỗ: Các phân tử cấu trúc không đứng yên
mà có khả năng di chuyển trong lớp photpho lipit( P-L). Nhờ có tính động này
mà màng sinh chất có thể dễ dàng thay đổi hình dạng để xuất bào hay nhập
bào...
- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng
xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng
như xác định hình dạng, kích thước tế bào.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc của tế bào nhân sơ
- Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào động vật và
tế bào thực vật.
- Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của mội loại bào quan.
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Phân tích được mối quan hệ giưa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiết
protein của tế bào.
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Phân biệt các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
1.2. Kỹ năng
- Mô tả và phác họa được hình ảnh hiển vi của tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ
khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử.

- Kĩ năng sống:
+ Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
+ Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, trình bày ý kiến, suy nghĩ, quản lý thời
gian và đảm nhận trách nhiệm
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ:
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực phát
Các kĩ năng sinh học cơ bản:
hiện và giải quyết Quan sát các tế bào: tế bào động vật, tế bào thực vật; Sử
vấn đề
dụng kính hiển vi (vật kính tối đa 45 X) quan sát tiêu
bản khi thực hành, vẽ các hình ảnh quan sát trực tiếp
trên tiêu bản hiển vi (vẽ hình ảnh từ kính hiển vi); Mô tả


chính xác các hình vẽ sinh học bằng cách sử dụng bảng
các thuật ngữ sinh học được đánh dấu bằng các mã số.
2
Năng lực thu
Các phương pháp sinh học, vật lý và hoá học:
nhận và xử lý
Các phương pháp tế bào học: Phương pháp nhuộm tế
thông tin
bào và tiêu bản hiển vi.
Đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu.
3
Năng lực nghiên Các kĩ năng khoa học:

cứu khoa học
Quan sát các đối tượng sinh học; Đo đạc: đo kích thước
của hình quan sát; Tìm kiếm mối quan hệ giữa các bào
quan; Tính toán; Xử lí và trình bày các số liệu bao gồm
vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh
chụp; Đưa ra các tiên đoán; Hình thành nên các giả
thuyết khoa học;
4
Năng lực tính
Tính toán kích thước của mẫu vật, hình phóng đại, độ
toán
phóng đại.
5
Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so
sánh các loại tế bào: tế bào thực vật và động vật, tế bào
nhân sơ và nhân thực.
6
Năng lực ngôn Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình
ngữ
bày, tranh luận, thảo luận về tế bào.
2. Tiến trình dạy học chuyên đề:
Nội dung hoạt động
Tiết 1. Hoạt động 1: Khởi động (15p)
1.
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS hứng thú với tình huống có vấn đề được nêu ra.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và giải quyết vấn đề.
Thái độ: Chú ý lắng nghe, tập trung vào nội dung được gợi mở từ giáo viên.
2.
Phương pháp dạy học chủ yếu:

- Sử dụng câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn.
- Một số hình ảnh, video liên quan đến nội dung chuyên đề.
3.
Tổ chức dạy học:
Gv cho hs xem một đoạn phim về quá trình quang hợp, xem một số tranh về một
số vi khuẩn, các loại bào quan của tế bào nhân thực, nhân sơ, sự vận chuyển các
chất qua màng. Từ đó cho hs nhận biết và lần lượt trả lời các câu hỏi được khai
thác qua từng đoạn phim, tranh ảnh trên.
Sau đó gv chuyển ý đưa vào nội dung cần tìm hiểu là chương cấu trúc tế bào.
Tiết 1-Hoạt động 2: Chuyển giao nhiệm vụ (30 phút).
1.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Giúp HS định hướng việc giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng:
+Rèn kĩ năng lắng nghe, làm việc nhóm.
+Giúp HS phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác
- Thái độ: Nghiêm túc, tập trung vào nội dung giao việc và các cách thực hiện
công việc được giao từ giáo viên.


2.
Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Sử dụng câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn.
- Một số hình ảnh, video liên quan đến nội dung chuyên đề.
- Phiếu học tập.
3.
Tổ chức dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs

-Gv giới thiệu nguồn tư liệu nghiên cứu: sgk và -Từng thành viên trong
internet.
nhóm ghi chú lại cẩn thận
- Chia nhóm: 1,2,3,4,5,6,7,8 nhóm.
những nội dung được
- Nhóm 1:
phân công và cách thức
1/ Cho biết đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?
tìm hiểu kiến thức liên
2/ Kích thước nhỏ mang lại lợi ích gì cho hoạt động
qua các loại tài liệu và
sống ở tế bào nhân sơ?
kênh thông tin.
3/ Hãy trình bày cấu trúc ( sơ lược) và chức năng của -Nhóm trưởng nắm bắt
các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
nội dung công việc và
-Nhóm 2:
xây dựng kế hoạch thực
4/ Vì nguyên nhân nào mà tế bào trên lại được gọi là tế hiện theo gợi ý như sau:
bào nhân sơ?
1. Chia việc
5/ Kể tên các thành phần khác cấu tạo nên tế bào nhân2. Thời gian hoàn thành
sơ.
3. Thời gian nộp cho
6/ Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có
nhóm trưởng
hình dạng khác nhau, sau dó cho các tế bào trần này 4. Lấy ý kiến điều chỉnh.
vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng
5. Chọn cá nhân báo cáo
độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào trần nội dung trước lớp.

đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút 6. Khi đại diện nhóm báo
ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?
cáo cần chú ý nếu thiếu
-Nhóm 3:
sót cần bổ sung.
1/ Tại sao tế bào trên được gọi là tế bào nhân thực? 7. Tự tin hùng biện nếu có
2/ tế bào nhân thực có những đặc điểm gì?
phản biện.
3/ Mô tả cấu trúc và chức năng sơ lược của nhân tế
bào.
4/ Một nhà khoa học đã tiến hành phá huye nhân của tế
bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào
sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí
nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ tế bào đã
được chuyển nhân. Em hãy cho biết các con ếch con
này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này có thể
chứng minh được điều gì?
- Nhóm 4:
5/ Trình bày cấu trúc và chức năng của riboxom?
6/ Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy gongi.
7/ So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lạp thể.
8/ Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá có liên
quan tới chức năng quang hợp hay không?
- Nhóm 5:
9/ Phân biệt lục lạp và ti thể.


Điểm phân biệt
lạp
Hình dạng

Kích thước
Sự tồn tại
Cấu trúc
Chức năng

Ti thể

Lục

10/ Lưới nội chất có mấy loại? Hãy trình bày cấu
trúc và chức các loại lưới nội chất đó.
+ Lưới nội chất :
Điểm
phân biệt Lưới nội
chất hạt Lưới nội
chất trơn
Cấu trúc
Chức năng
- Nhóm 6:
11/ Lizoxom là loại bào quan có cấu trúc và chức năng
thế nào?
12/ Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế
bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lizoxom nhất?
13/ Không bào là loại bào quan có cấu trúc và chức
năng thế nào?
14/ Màng sinh chất là bộ phận nào của tế bào?
15/ Màng sinh chất có cấu trúc cơ bản gồm những
thành phần nào? Màng sinh chất có vai trò gì đối với
hoạt động sống của tế bào?
- Nhóm 7:

16/ Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc “khảm,
động”?
17/ Tại sao khi ghép cá mô và cơ quan từ người này
sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận
biết các cơ quan “ lạ” và đào thải các cơ quan lạ đó?
18/ Ngoài màng sinh chất ở thực vật và nấm còn có
những bộ phận nào?
Tiết 2 - Hoạt động 3: Báo cáo, thảo luận ( tế bào nhân sơ, từ câu 1 đến câu 4
tế bào nhân thực).
Nhóm 1,2,3 thực hiện lần lượt.
Kết Luận: nội dung ghi bài.
Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ.
- Đặc điểm chung: Chưa có màng nhân, tế bào chất chưa có hệ thống nội màng,
không có các bào quan có màng bao bọc, kích thước nhỏ (tốc độ trao đổi chất
qua màng nhanh, sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào
cũng diễn ra nhanh hơn. Do đó tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh).
- Tế bào vi khuẩn gồm các thành phần cơ bản:


+ Màng sinh chất: Được cấu tạo từ photpholipit và prôtêin.
+ Tế bào chất: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân.
Gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều
hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các ribôxôm và các hạt dự trữ.
+ Vùng nhân thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch vòng duy nhất.
- Ngoài 3 thành phần chính trên, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế
bào, vỏ nhầy, roi và lông.
Bài 8: Tế Bào Nhân Thực.
- Đặc điểm chung: Có cấu trúc phức tạp hơn, có màng nhân bao bọc, có
nhiều bào quan với cấu trúc và chức năng khác nhau.
1. Nhân tế bào :được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa

chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con. (TBĐV khác
TBTV). Nhân có vai trò: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi
hoạt động sống của tế bào.
Tiết 3: Hoạt động 4: Báo cáo tế bào nhân thực (tt): từ câu 5 đến câu 18.
-Nhóm thực hiện: từ nhóm 4 đến nhóm 8.
-Kết luận: Nội dung bài ghi:
4.2.2. Ribôxôm là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ
các phân tử rARN và prôtêinRibôxôm tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin
cho tế bào.
4.2.3. Lưới nội chất:
Điểm phân biệt
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Cấu trúc
Là hệ thống màng bao gồm các xoang dẹp phân nhánh
thông với nhau trên bề mặt gắn các ribôxôm
Là hệ thống màng bao gồm
các xoang dẹp phân nhánh thông với nhau trên bề mặt không gắn các ribôxôm
Chức năng
Tổng hợp prôtêin, chủ yếu là prôtêin xuất bào Tổng hợp
lipit, chuyển hoá đường, khử độc
4.2.4. Bộ máy Gôngi là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng
dẹp xếp chồng lên nhau, nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung. Bộ máy
gôngi có chức năng thu gom, đóng gói , biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi
sản xuất đến nơi sử dụng.
4.2.5.Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành
các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa
ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi
hoạt động sống của tế bào.
4.2.6. Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp

của thực vật. Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh
sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).
*Phân biệt lục lạp và ti thể.
Điểm phân biệt
Ti thể
Lục lạp
Hình dạng Hình cầu, hình sợi
Hình bầu dục
Kích thước 2- 5µm
4 - 10µm
Sự tồn tại Có mặt ở mọi tế bào nhân thực Chỉ có mặt ở tế bào nhân thực
quang hợp
Cấu trúc - Màng ngoài trơn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào (crista),


nơi định vị các enzim tổng hợp ATP.
- Không có tilacoit - Màng trong và ngoài đều trơn
- Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana. Trên màng tilacoit có
chứa các enzim tổng hợp ATP
Chức năng Thực hiện quá trình hô hấp, chuyển hoá năng lượng trong các hợp
chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
Thực hiện quá trình quang hợp, chuyển hoá năng lượng ánh sáng
thành hoá năng trong các hợp chất hữu cơ.
4.2.7. Lizoxom và không bào.
- Lizôxôm là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ phân
làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. Lizôxôm tham gia phân huỷ các tế bào, các tế
bào già các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.
- Không bào là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch
không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
Chức năng của không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài

sinh vật.
4.2.8 .Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.
+ Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử
prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn
định của màng sinh chất.
+Màng sinh chất có chức năng: Trao đổi chất với môi trường một cách có
chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận
biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).
+ Màng sinh chất khảm thể hiện ở chỗ: Thành phần chính của màng là lớp
photpho lipit kép tạo nên một cái khung liên tục của màng, ngoài ra còn các phân
tử prôtêin phân bố ( khảm) rải rác trong khung (lớp photpho lipit); hoặc xuyên
qua khung hoặc bám màng trong và rìa màng ngoài.
+Tính động của màng thể hiện ở chỗ: Các phân tử cấu trúc không đứng yên
mà có khả năng di chuyển trong lớp photpho lipit( P-L). Nhờ có tính động này
mà màng sinh chất có thể dễ dàng thay đổi hình dạng để xuất bào hay nhập bào...
- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng
xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng
như xác định hình dạng, kích thước tế bào.
III. RÚT KINH NGHIỆM
...
…………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………



×