Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.77 KB, 11 trang )

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business): là quy trình mua
bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc
biệt là qua máy tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một
yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các
phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện
công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn
nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ").
- "Thông tin"(information): trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể
truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu,
các bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi
hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh
động, âm thanh,v.v...
- "Thương mại" (commerce): trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như
quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn
đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại (commercial), dù có hay
không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch
thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại
diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công
trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận
khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp
hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt, đường bộ; v.v.v...
Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu
như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch
vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của
thương mại điện tử.
2.2. Lợi ích của thương mại điện tử
- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp.
Chỉ với vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng, bạn đã có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn


đến với vài trăm triệu người xem từ các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có Thương
Mại Điện Tử làm được cho doanh nghiệp. Thử so sánh với một quảng cáo trên báo Tuổi
Trẻ với vài triệu độc giả, mỗi lần quảng cáo bạn phải trả ít nhất 50 đô-la Mỹ, còn nếu
bạn có một website của mình, bạn có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày
mỗi tuần, và lượng độc giả của bạn là hàng trăm triệu người từ mọi nơi trên thế giới.
Chi phí cho website của bạn mỗi tháng ước tính (kinh tế nhất) là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu
trữ trực tuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi phí quảng cáo (liệt kê địa chỉ web
của bạn trên một dạng danh bạ doanh nghiệp điện tử. Dĩ nhiên, đây chỉ là chi phí tối
thiểu cho website của bạn. Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể thuê quảng cáo
với chi phí cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn.
- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: Với Thương Mại Điện Tử, bạn có thể cung
cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách
cực kỳ nhanh chóng, bạn có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên
mạng v.v… Nói tóm lại, Thương Mại Điện Tử mang lại cho bạn các công cụ để làm hài
lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc,
không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất
lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ
khách hàng. Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng quan tâm một cách
nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ bạn, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh
tranh đang săn đón họ.
- Tăng doanh thu: Với Thương Mại Điện Tử, đối tượng khách hàng của bạn giờ
đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Bạn không chỉ có
thể bán hàng cho cư dân trong thành phố của bạn, mà bạn còn có thể bán hàng trong
toàn bộ Viêt Nam hoặc các nước khác. Bạn không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với
bạn mà bạn đang tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế, chắc chắn
rằng số lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Đó là
điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại với bạn rằng chất
lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của bạn phải tốt, nếu không, Thương Mại Điện
Tử cũng không giúp gì được cho bạn.
- Giảm chi phí hoạt động: Với Thương mại điện tử, bạn không phải tốn kém

nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không
cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa... Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một
website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành website mỗi tháng không quá một
triệu đồng. Nếu website của bạn chỉ là trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, bạn tiết
kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm
này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp bạn làm hàng xuất khẩu, bạn có thể ngồi ở nhà và
tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến đích
thân “xuất ngoại”.
- Lợi thế cạnh tranh: Việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng
tạo, nơi đây, bạn tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ,
chiến lược tiếp thị v.v… Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng
Thương Mại Điện Tử, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc
trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được
khách hàng.
2.3. Một số hình thức phân loại thương mại điện tử
Các giao dịch của thương mại điện tử diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tổ chức
chủ yếu là: doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước (Chính phủ) và người tiêu dùng. Dựa
vào các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử người ta phân thành các loại mô
hình giao dịch thương mại điện tử như sau:
Sơ đồ 2.1 Các mô hình giao dịch điện tử của các tổ chức
(Nguồn: www.thuongmaidientu.edu.vn)
2.3.1. Mô hình giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C)
Do đối tượng tham gia mô hình giao dịch này gồm doanh nghiệp và người tiêu
dùng nên thương mại điện tử dạng B2C có sức lan tỏa mạnh và thường được xã hội chú
ý. Đây cũng là phương thức thường được doanh nghiệp lựa chọn khi bước đầu triển
khai ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng
tới phục vụ đối tượng người tiêu dùng. Ta có thể rút ra một số nhận định sau:
- Điểm mấu chốt quyết định thành công của một website thương mại điện tử B2C
là khả năng thu hút và duy trì sự quan tâm của người tiêu dùng. Mô hình kinh doanh
thương mại điện tử theo phương thức B2C phù hợp hơn với các doanh nghiệp thương

mại dịch vụ.
- Thành công của các công ty theo mô hình B2C là nhờ vào những thuận
lợi trong việc mua hàng mà họ có thể cung cấp cho khách hàng. Quá trình này có phần
tương tự với dịch vụ khách hàng kiểu cũ. Các công ty như Amazon.com vv.. đã thu hút
được đông đảo khách hàng trực tuyến chủ yếu là nhờ vào việc đáp ứng một cách hoàn
hảo nhu cầu của họ.
Sơ đồ 2.2. Mô hình thương mại điện tử B2C
(Nguồn:www.thuongmaidientu.edu.vn)
2.3.2. Mô hình giao dịch doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B)
Giữa các doanh nghiệp, thương mại điện tử được sử dụng để trao đổi dữ liệu,
mua bán và thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Về mặt công nghệ trong khi B2C chủ yếu
sử dụng cửa hàng ảo trên mạng, mô hình B2B chủ yếu sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử
(EDI).
Về thanh toán, trong mô hình dạng B2B việc thanh toán được tiến hành trên cơ
sở quyết toán bù trừ vào cuối kỳ và có thể thực hiện theo phương thức truyền thống mà
vẫn không làm giảm ý nghĩa của nó. Trong khi đó ở mô hình B2C, việc thanh toán được
quan tâm đặc biệt vì mua hàng lần nào thanh toán lần đó. Đấy là chỗ khác nhau căn bản
giữa hai loại mô hình B2B và B2C. Có nhiều kiểu mô hình B2B cho các kiểu kinh
doanh khác nhau, trong đó đặc trưng nhất là các mô hình sau:
- Mô hình bán hàng thông qua hệ thống các đại lý
- Mô hình mua hàng thông qua tập hợp các nhà cung cấp
- Mô hình hỗn hợp mở rộng extended site (ES)
- Mô hình bán đấu giá
- Mô hình gọi thầu
Sơ đồ 2.3. Mô hình thương mại điện tử B2B
2.3.3. Mô hình giao dịch giữa khách hàng và khách hàng (C2C)
Phương thức giao dịch thương mại điện tử C2C diễn ra giữa các cá nhân người
tiêu dùng với nhau, cá nhân người tiêu dùng đưa thông tin về sẩn phẩm trên mạng
người mua xem thông tin và đặt mua các phiên giao dịch diễn gia trực tiếp.
Mô hình C2C phụ thuộc rất nhiều vào trình độ thương mại điện tử, đòi hỏi từng cá

nhân tham gia giao dịch kiến thức và hiểu biết rất rõ về thương mại điện tử. Khác hẳn

×