Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thị trấn bắc hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 13 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Thị trấn Bắc Hà là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào
Cai. Tên gọi Bắc Hà xuất phát từ cụm từ “Pạc ha”, tiếng dân tộc Tày có nghĩa là
“trăm bó gianh”, sau này đọc thành Bắc Hà.
Thị trấn Bắc Hà có diện tích tự nhiên 148 ha, nằm trong thung lũng lòng
chảo, đất đai màu mỡ, có độ cao trung bình 1.067,5m so với mặt nước biển. Về vị
trí địa lý: phía Đông, phía Bắc và phía Nam giáp với xã Tà Chải; phía Tây giáp xã
Na Hối. Thị trấn Bắc Hà có khí hậu ôn đới, mát mẻ vào mùa hè; lạnh, có sương
muối vào mùa đông. Thị trấn Bắc Hà có 11 dân tộc cư trú, trong đó dân tộc kinh
chiếm 76%; dân tộc Tày chiếm 10,4%; Dân tộc Nùng chiếm 5,95%; dân tộc Mông
chiếm 3,4%.
Ngoài vị trí địa lý, tự nhiên, khí hậu thuận lợi đây còn là nơi có nhiều di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh được nhiều người biết đến như Dinh thự Hoàng A
Tưởng, chợ Phiên Bắc Hà… Nhờ thế, trong thời gian gần đây, ngày càng đông
khách du lịch trên cả nước tìm đến tham quan và trải nghiệm cảnh đẹp tự nhiên và
con người ở mang đến cơ hội hiếm có để phát triển kinh tế, quảng bá, giới thiệu về
văn hóa và con người Bắc Hà với du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, để phát triển du lịch thị trấn Bắc Hà theo hướng bền vững, mang
lại nguồn lợi ổn định và lâu dài cho địa phương vẫn cần sự quyết tâm và những
chiến lược phát triển đúng đắn của các cấp chính quyền huyện Bắc Hà nói chung
và thị trấn Bắc Hà nói riêng.
Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Hiện trạng – giải pháp phát triển du
lịch bền vững ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” làm báo cáo thu
hoạch thực tế của mình.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1:
Khái niệm du lịch bền vững và một số yếu tố tác động tới phát triển du lịch


ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
1.1 Khái niệm du lịch bền vững
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở lý thuyết phát triển
bền vững và cải tiến, nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và
thực sự gây được sự chú ý trong những năm gần đây. Theo Tổ chức Du lịch thế
giới (World Tourism Organization) thì: phát triển du lịch bền vững là vừa thỏa mãn
các nhu cầu trong hiện tại, vừa thỏa mãn nhu cầu trong tương lai của cả điểm đến
du lịch lẫn khách du lịch. Liên hiệp quốc thì cho rằng, phát triển du lịch bền vững
là mô hình và phương thức phát triển du lịch có thể duy trì trong thời gian dài mà
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác hoặc khiến cho môi trường tự nhiên
và sinh thái bị thoái hóa hay biến đổi.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả trên thế giới, Tổ chức Du lịch
quốc tế (viết tắt là UNWTO) đã đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững và
nhận được sự công nhận rộng rãi của dư luận như sau: “Du lịch bền vững là các
hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và
cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà
tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu
xã hội của cộng đồng địa phương”.
Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở
Việt Nam dựa trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh
nghiệm quốc tế về phát triển bền vững đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt
Nam, đưa ra khái niệm về du lịch bền vững như sau: “Phát triển du lịch bền vững
là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn
các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài
hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong
tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của
cộng đồng địa phương”.
Tóm lại, phát triển du lịch bền vững cần đòi hỏi có sự nỗ lực chung của toàn

xã hội hướng tới 3 mục tiêu cơ bản bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên
môi trường và bền vững về văn hóa xã hội như quy định trong khoản 14 điều 3
Luật Du lịch 2017: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng
2


đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích
của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thị trấn Bắc Hà,
huyện Bắc Hà
1.2.1 Hệ thống giao thông
Thị trấn Bắc Hà nằm ở vị trí trung tâm huyện Bắc Hà cách trung tâm thành
phố Lào Cai khoảng 60km. Thị trấn có tuyến tỉnh lộ 153 đi qua địa bàn. Sông Bắc
Hà cũng chảy qua từ bắc xuống nam của thị trấn. Với điều kiện, vị trí của mình,
Bắc Hà nằm trên tuyến du lịch Sapa – Bắc Hà đã hình thành nhiều năm qua.
Các cung đường du lịch trong và ngoài huyện đến thị trấn Bắc Hà đi qua
nhiều bản làng các dân tộc thiểu số với bản sắc văn hóa độc đáo và những khung
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Song, do địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc cao,
thường xuyên sạt lở, nên chất lượng đường giao thông tương đối thấp, nhất là vào
mùa mưa, có những đợt sạt lở gây tắc đường, giao thông tê liệt. Điều này gây ảnh
hưởng rất lớn, thậm chí khiến cho hoạt động du lịch ở Bắc Hà phụ thuộc hoàn toàn
vào điều kiện thời tiết và đường giao thông, đặc biệt là những khi trời mưa. Ngoài
ra, do chất lượng đường từ thị trấn đến các bản dân tộc và các xã khác không tốt
lắm, cộng thêm thiếu thông tin và thiếu người hướng dẫn nên các điểm tham quan
ở các xã lân cận chưa được nhiều khách du lịch biết đến.
Hiện nay, khách du lịch đến thị trấn Bắc Hà du lịch chủ yếu bằng phương
tiện xe máy hoặc ô tô. Ngoài ra, có một số khách du lịch lại lựa chọn đi xe khách
hoặc lái ô tô đến thị trấn. Cũng có một số ít khách du lịch lựa chọn đi xe khách từ
Hà Nội hoặc Lào Cai đến thị trấn.

Nói chung, hiện nay phương tiện giao thông đến thị trấn Bắc Hà về cơ bản
đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhưng trong tương lai có thể cần tăng thêm
lượt xe khách nối liền thị trấn Bắc Hà với thành phố Lào Cai và xây dựng bãi đỗ xe
tĩnh để khách du lịch có chỗ gửi xe.
1.2.2 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Theo số liệu thống kê của thị trấn thì hiện nay Bắc Hà có 25 khách sạn, nhà
nghỉ phục vụ khách. Bên cạnh đó là các nhà nghỉ ngủ cộng đồng, chủ yếu tập trung
ở các xã quanh thị trấn. Tuy nhiên, chỉ có 3-5 khách sạn có số phòng, diện tích
tương đối, có thể đáp ứng được đoàn từ 100-150 khách. Còn lại là các nhà nghỉ
nhỏ, chất lượng khá tồi tàn và không được dọn dẹp thường xuyên.
Giá dịch vụ ở thị trấn Bắc Hà cũng tương đối rẻ và không chênh lệch nhiều
so với các xã xung quanh. Chủ các nhà nghỉ, quán ăn và quán bán hàng tạp hóa ở
Bắc Hà đa phần là người Mông địa phương, giáo viên, cán bộ người địa phương
3


hoặc ở thành phố Lào Cai lên đây mua đất, dựng nhà trực tiếp kinh doanh hoặc
thuê người trông coi.
1.2.3 Khách du lịch
Khách du lịch đến Bắc Hà đa dạng, thường là người ưa khám phá và dịch
chuyển, có một số ít khách ở độ tuổi trung niên và người nước ngoài. Đa phần
trong số họ đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, một số đến từ miền Nam và nước
ngoài. Khách du lịch đến Bắc Hà tập trung đông vào cuối tuần từ chiều thứ 7 đến
sáng chủ nhật và các dịp lễ, tết với hoạt động chủ yếu là tham quan, trải nghiệm
chợ phiên Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, Đền Bắc Hà…

4


Chương 2:

Thực trạng phát triển du lịch tại thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà
2.1 Du lịch và kinh tế của thị trấn Bắc Hà
Từ cuối năm 2016, thực hiện Đề án số 06 của Huyện ủy Bắc Hà về phát
triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa giai đoạn 2016 – 2020, thị trấn Bắc Hà đã tập
trung đầu tư và nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối với các tuyến điểm du
lịch trên địa bàn; Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, giới thiệu hình
ảnh điểm đến của huyện thông qua nhiều kênh tuyên truyền (báo đài, hội chợ, lễ
hội...); Tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch của huyện, tỉnh tổ chức. Ngoài
ra, Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn còn chỉ đạo tăng cường tổ chức các khóa đào
tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước,
cán bộ văn hóa và Ban quản lý các điểm du lịch trên địa bàn thị trấn. Bên cạnh đó,
công tác tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức về du lịch và du lịch bền vững cho
các bên liên quan cũng được tập trung thực hiện như: Nâng cao nhận thức cho
cộng đồng địa phương để giúp họ hiểu vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế,
văn hóa, và xã hội tại địa phương; giáo dục nếp sống văn minh, văn hoá ứng xử
cho cộng đồng địa phương nơi có khách du lịch đến tham quan.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trấn Bắc Hà đã tiếp nhận khoảng
18.000 lượt khách du lịch, góp phần thúc đẩy một số hoạt động thương mại, dịch
vụ chủ yếu như bán hàng tạp hóa, dịch vụ nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống ở khu trung
tâm thị trấn phát triển nhanh chóng. Mặc dù hoạt động du lịch đã góp phần nâng
cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn, tuy nhiên vẫn chưa góp phần tích cực
trong tăng trưởng kinh tế địa phương do các hộ dân đều kinh doanh tự phát, chưa
có đăng ký kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc được miễn. Mặt khác,
một số ít người dân địa phương làm thuê cho các hộ kinh doanh thì đại đa số người
dân địa phương vẫn duy trì mô hình kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc sản xuất trên
nương rẫy truyền thống mà chưa tận dụng được cơ hội du lịch mang đến để chuyển
đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập.
Có thể thấy, hoạt động du lịch chưa tác động nhiều đến đời sống và sản xuất
của người dân bản địa. Trong khi đó, mô hình kinh tế sản xuất tự cấp tự túc truyền
thống của họ lại có phần cản trở sự phát triển của dịch vụ du lịch.

2.2. Du lịch và văn hóa xã hội của thị trấn Bắc Hà
Về dân số - dân tộc: Thị trấn Bắc Hà có 1.367 hộ với 4.838 khẩu, có 11 dân
tộc cư trú ở 19 tổ dân phố (tổ dân phố Bắc Hà 1,2,3,4,5,6; tổ dân phố Nậm Sắt
1,2,3,4,5; tổ dân phố Na Quang 1,2,3,4, tổ dân phố Na Cồ 1,2; tổ dân phố Nậm

5


Cáy 1,2). Dân tộc kinh chiếm 76%; dân tộc Tày chiếm 10,4%; Dân tộc Nùng
chiếm 5,95%; dân tộc Mông chiếm 3,4%. Mật độ dân số là 2.946 người / km2.
Với thành phần dân tộc đa dạng và có nhiều nền văn hóa dân tộc truyền
thống đan xen, đặc sắc gắn liền với văn hóa chợ phiên vùng cao, văn hóa lễ hội
truyền thống như lễ cúng dòng họ, lễ cơm mới, tết cổ truyền dân tộc Mông...
thường được tổ chức kèm theo các hoạt động văn hóa nghệ thuật hay trò chơi dân
gian như bắn cung, bắn nỏ, đua ngựa, hát giao duyên, ném pao, thổi sáo, thổi khèn,
đàn môi, múa khèn... phản ánh tinh thần dũng cảm, thượng võ mà không kém phần
lãng mạn của đồng bào các dân tộc. Ngoài ra, họ còn nổi tiếng với các sản phẩm
thủ công truyền thống như kỹ thuật mộc và kỹ thuật tôi thép, rèn đúc làm lưỡi cày,
dao, cuốc, ghép gỗ thành thùng chứa nước, đẽo gọt gỗ làm chõ xôi, kỹ thuật
nhuộm vải, may vá, thêu thùa, tạo hình, hoa văn rực rỡ trên vải và trang phục váy
áo của phụ nữ được làm thủ công bằng tay...
Có thể thấy, thị trấn Bắc Hà có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú,
độc đáo, song đến nay vẫn chưa khai thác được thành sản phẩm du lịch. Do vậy,
hiện nay hoạt động du lịch chủ yếu ở Bắc Hà chỉ là thưởng ngoạn và chụp ảnh
phong cảnh tự nhiên, các hình thức du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng xuất hiện
muộn, các sản phẩm thủ công truyền thống và đặc sản địa phương tiếp cận được
với khách du lịch còn hạn chế. Mặt khác, trình độ dân trí ở đây vẫn còn tương đối
thấp, số lao động được đào tạo chưa nhiều, lao động được đào tạo chuyên ngành du
lịch lại càng hiếm hoi, kể cả những hộ tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch hay cán
bộ quản lý văn hóa cũng không có chuyên môn về du lịch dẫn đến công tác quản lý

du lịch, bảo tồn và phục hồi giá trị văn hóa còn nhiều lúng túng. Người dân địa
phương còn giữ nhiều tập quán sống tương đối lạc hậu, mất vệ sinh như thả rông
gia súc, trong nhà không có khu vệ sinh đạt yêu cầu, mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc
với người lạ, có nhiều người, đặc biệt là phụ nữ không biết nói tiếng Kinh gây trở
ngại cho giao tiếp xã hội...
2.3. Du lịch và môi trường tự nhiên của thị trấn Bắc Hà
Thị trấn Bắc Hà có độ cao từ 900 m đến 1200 m so với mực nước biển. Đây
là vùng có khí hậu ôn hoà, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh khô hanh, với nhiệt độ
bình quân từ 250C– 280C. Khí hậu ở đây thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, và phát triển vùng cây ăn quả và cây nông nghiệp chè tuyết san.
Tuy nhiên, thị trấn Bắc Hà cũng bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt như:
nhiệt độ có độ chênh lệch ngày đêm và các tháng trong năm khá cao; sương muối,
mưa đá kèm với dòng chảy mạnh của sông Bắc Hà vào mưa lũ, làm gia tăng các
hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
du lịch và sinh hoạt của nhân dân.
6


Bên cạnh đó, đặc điểm độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, diện tích mặt
bằng dành cho xây dựng rất hạn chế, các hiện tượng trượt đất và sạt lở thường
xuyên xảy ra nhất là vào mùa mưa không chỉ làm sụt giảm lượng khách du lịch đến
Bắc Hà mà còn đe dọa sự an toàn và độ bền của các công trình xây dựng và giao
thông. Sự khan hiếm nước trong mùa khô ảnh hưởng xấu đến sản xuất của người
dân cũng như chất lượng dịch vụ du lịch.
Mặt khác, du lịch đã bắt đầu mang đến những ảnh hưởng trái chiều môi
trường tự nhiên do lượng khách tăng đột biến, người dân tự phát chặt rừng phá núi,
san đào đất, xây dựng lều lán bên đường, phá vỡ cảnh quan, gây mất an toàn giao
thông.
Tóm lại, hoạt động du lịch ở Bắc Hà đang ở giai đoạn phát hiện sản phẩm du
lịch, phạm vi ảnh hưởng mới chỉ hạn chế quanh khu trung tâm thị trấn, một số di

tích, chợ phiên Bắc Hà… còn đại đa số người dân trong xã đang đứng ngoài hoặc
không mấy quan tâm đến hoạt động du lịch. Bởi thế, mặc dù du lịch là một cơ hội
tốt để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho
cộng đồng địa phương, nhưng hiện nay du lịch vẫn gần như chưa tác động đến hoạt
động kinh tế và thói quen sản xuất của người dân thị trấn nói riêng và thu nhập của
địa phương nói chung. Mặt khác, du lịch cũng chưa khai thác được tài nguyên du
lịch văn hóa phong phú của cộng đồng dân tộc Mông, Nùng, Tày, các sản phẩm du
lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, sản phẩm thủ công truyền thống và đặc sản địa
phương vẫn chưa hình thành hoặc tiếp cận được với khách du lịch.

7


Chương 3:
Giải pháp phát triển du lịch bền vững thị trấn Bắc Hà
3.1 Nhóm giải pháp kinh tế
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cơ hội chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, nâng cao thu nhập do du lịch mang lại cho người dân địa phương.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước: Xây dựng các cơ chế,chính sách ưu
đãi, thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu vui
chơi, nghỉ dưỡng... Đẩy mạnh liên doanh liên kết với các địa phương để mở rộng
hoạt động du lịch.
Củng cố nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, du lịch dịch vụ trên địa bàn thị
trấn, đầu tư tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng nhằm thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Huy động nguồn vốn từ Trung ương, Tỉnh, Huyện chi cho các hạng mục đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch và tôn
tạo các di tích lịch sử văn hoá. Ngân sách thị trấn chi cho các hạng mục xây dựng
đề án, xây dựng các sản phẩm du lịch tại địa phương và chi cho việc tuyên truyền,
quảng bá các sản phẩm du lịch. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài

nước tham gia đầu tư, khai thác các công trình dịch vụ du lịch. Sử dụng nguồn thu
từ phí tham quan danh lam thắng cảnh để đầu tư trở lại cho du lịch, chú trọng đầu
tư cơ sở vật chất chuyên ngành để nâng cao chất lượng du lịch.
Phát triển mạnh du lịch cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái, phát triển loại
hình du lịch văn hoá - lịch sử.
Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt
là Trung tâm văn hóa thông tin – thể thao huyện. Xây dựng và ban hành ấn phẩm
quảng bá điểm đến du lịch thị trấn Bắc Hà nói riêng và huyện Bắc Hà nói
chung.
3.2. Nhóm giải pháp văn hóa – xã hội
Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động tại các đơn vị kinh
doanh du lịch, phát triển hệ thống đào tạo viên tại các trường đào tạo về du lịch
trên địa bàn tỉnh...
Đào tạo thuyết minh viên người dân tộc thiểu số và các lớp tiếng Anh cho
người dân tộc thiểu số tại các thôn, xã phát triển du lịch.
Mở các lớp tập huấn ngắn hạn kiến thức về dịch vụ du lịch, nấu ăn, văn hóa
địa phương, tiếng Anh cho các hộ kinh doanh và người dân địa phương, đặc biệt là
các hộ tình nguyện tham gia hoạt động du lịch và thanh niên.

8


Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn và quảng
bá văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình với khách du lịch trong và ngoài
nước.
Tuyên truyền và động viên người dân tham gia học tập, nâng cao trình độ
văn hóa, tích cực thay đổi những tập quán lạc hậu, mất vệ sinh, cũng như khắc
phục tâm lý tự ti, nhút nhát không dám giao lưu với thế giới bên ngoài.
Duy trì, phát triển các tổ đội văn nghệ quần chúng tại các tổ dân phố, bản,
các hội.

3.3. Nhóm giải pháp môi trường
Đẩy nhanh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thị trấn. Định hướng
không gian, kiến trúc cảnh quan cho đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du
lịch bền vững. Đặc biệt chú ý đến vấn đề quản lý xây dựng, san lấp mặt bằng, thu
gom và xử lý chất thải rắn, nước thải nhằm giữ gìn cảnh quan và vệ sinh môi
trường.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng gắn với trồng hoa, cây cối có
chủ đích tạo cảnh quan.
Cân nhắc lợi hại và lựa chọn giữa phát triển du lịch, bảo vệ môi trường với
một số công trình thủy điện và khai thác khoáng sản.

PHẦN III:
KẾT LUẬN – LIÊN HỆ
9


Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà có những điều kiện tự nhiên và văn hóa xã
hội phù hợp để phát triển du lịch và trong thực tế, nơi đây đã là một điểm đến được
yêu thích của nhiều người dân trong cả nước. Phát triển du lịch ở thị trấn Bắc Hà là
cơ hội vàng để giao lưu phát triển văn hóa – xã hội và kinh tế; nâng cao thu nhập,
góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời quảng bá nền văn hóa độc đáo của người
dân xã thị trấn nói riêng và huyện Bắc Hà nói chung với khách du lịch trong và
ngoài nước.
Song, với hiện trạng thị trường du lịch và các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn
hóa – xã hội hiện nay của thị trấn, để xây dựng thành công thị trường du lịch và
phát triển du lịch thị trấn Bắc Hà theo hướng bền vững, mang lại nguồn lợi ổn định
và lâu dài cho địa phương vẫn cần sự quyết tâm và những chiến lược phát triển
đúng đắn của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà nói chung và thị
trấn Bắc Hà nói riêng.
Bắc Giang là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Trong những năm qua,

tỉnh đã chú trọng đến phát triển ngành du lịch, đặc biệt là đẩy mạnh xây dựng, hình
thành và đưa vào khai thác khu du lịch tâm linh sinh thái Tây Yên Tử. Sau khi
hoàn thành, Khu du lịch sẽ trở thành một điểm nhấn du lịch của tỉnh Bắc Giang,
góp phần tạo nên một hành trình du lịch khám phá mới hấp dẫn và nhiều trải
nghiệm nhất cho du khách trong và ngoài nước, tạo ra hàng nghìn việc làm cho
những người dân bản địa, đồng thời giới thiệu, quảng bá sản vật, ngành nghề
truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại địa phương.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã rất chú trọng công tác phát triển du lịch bền vững,
kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có, bảo vệ đa
dạng sinh học các loài động vật rừng, thực vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Tây Yên Tử, đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam; cũng như đẩy mạnh công
tác tuyên truyền bảo vệ môi trường như: Không vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi, quy
hoạch bãi gửi xe, hàng ngày tổ chức thu gom rác…Các cơ sở kinh doanh du lịch,
nhà hàng ký cam kết bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh./.

PHỤ LỤC
Một số điểm du lịch, di tích văn hóa – lịch sử trên địa bàn thị trấn Bắc Hà
10


1. Dinh thự Hoàng A Tưởng:

2. Đền Bắc Hà:

3. Chợ phiên Bắc Hà:
11


4. Một số hoạt động khác:


12
Đốt lửa trại


Đua ngựa

13



×