Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Triết học MLN trong TĐNN năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.2 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU

Triết học Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành hữu cơ không
thể tách rời của chủ nghĩa Mác - Lênin, là học thuyết về những quy luật phổ biến
của sự tồn tại, vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Kể từ khi ra
đời đến nay, triết học Mác - Lênin luôn đóng vai trò thế giới quan, phương pháp
luận khoa học cho nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của nhân loại tiến bộ.
Triết học Mác - Lênin ngày càng có giá trị to lớn trong thời đại ngày nay, thời
đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
NỘI DUNG
I. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

1. Khái lược lịch sử hình thành triết học Mác
a. Điều kiện lịch sử cho sự ra đời triết học Mác
* Những điều kiện, tiền đề khách quan cho sự ra đời triết học Mác
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ
nghĩa tư bản ở châu Âu (Tây Âu) đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
-> Anh và Pháp cơ bản đã hoàn thành cách mạng công nghiệp. Nước Đức,
mặc dù còn là nước quân chủ phong kiến nhưng có bước phát triển vượt bậc về
kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
-> Sự phát triển của lực lượng sản xuất TBCN đã cho phép C.Mác và
Ph.Ăngghen, có điều kiện thực tiễn để thoát khỏi tính không tường trong những
quan niệm triết học
-> Sở hữu tư bản tư nhân chín muồi, làm cho mâu thuẫn vốn có của xã hội
tư bản chù nghĩa chín muồi bộc lộ, làm nảy sinh nhiều vấn đề tư tưởng, lý luận,
thực tiễn đòi hỏi các nhà triết học cùa thời đại phải giải quyết.
-> Giai cấp vô sản phát triển không chi về số lượng mà cả về chất lượng.
Điều này đã góp phần làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX ở châu Âu phát triển hết sức mạnh
mẽ. Đòi hỏi phải có một lý luận triết học thực sự khoa học, cách mạng dẫn


đường cho phong trào công nhân.
- Tiền đề khoa học tự nhiên:
+ Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên đã có bước phát
triển vượt bậc về chất. Nhiều phát minh khoa học mang tính vạch thời đại xuất
hiện (Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của G.R.Mayơ; Thuyết tiến
hóa của S.R.Đácuyn; Thuyết tế bào của M.G.Sleđen và T.Svanơ).
Những phát minh khoa học này không chỉ làm bộc lộ rõ tính hạn chế của
phương pháp tư duy siêu hình trong nhận thức thế giới. Đồng thời, chúng cũng
cung cấp những cơ sờ khoa học cho phương pháp tư duy biện chứng và quan
niệm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội ra đời, phát triển.
- Tiền đề lý luận:


+ Triết học cổ điển Đức: với các đại biểu G.V.Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc:
-> Với triết học của Hêghen: C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa tư tưởng
biện chứng, đồng thời gạt bỏ cái vò duy tâm, thần bí của phép biện chứng ấy và
đặt phép biện chúng ấy trên nền thế giới quan duy vật. Còn thế giới quan duy vật
được ông và Ph.Ăngghen làm giàu bằng phưomg pháp biện chứng.
-> Với triết học của Phoiơbắc: C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa những giá
trị tư tưởng triết học duy vật nhân bản của Phoiơbắc, vận dụng chủ nghĩa duy
vật này để khắc phục chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Đồng thời, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính chất siêu
hình, máy móc, trực quan, không triệt để của nó.
-> Trên cơ sở đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm cho cả chủ nghĩa duy vật,
cả phép biện chứng đều được phát triển lên một trình độ mới về chất so với
trước đó: chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng, còn phép biện
chửng là phép biện chứng duy vật.
+ Kinh tế chính trị cổ điển Anh và CNXH không tưởng Pháp.
* Vai trò nhân tố chủ quan của C.Mác và Ph.Ăngghen
Xuất phát từ tình yêu thương những người công nhân nói riêng, những

người lao động nói chung, tinh thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải
phỏng họ, niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, cùng
sự thông minh hơn người, tình bạn vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen là những
yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của chủ
nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng
Như vậy, triết học Mác ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan và mang tính tất yếu của lịch sử.
b. Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác
* Giai đoạn hình thành triết học Mác (1841 - 1844)
- Bước chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật
và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa.
+ Trong thời kỳ này, về cơ bản lập trường của cả C. Mác và Ph.Ăngghen
đều phát triển theo một lôgíc như nhau: đi từ lập trường của Hêghen sang lập
trường của phái Hêghen trẻ rồi đến với lập trường cộng sản chủ nghĩa.
+ Tháng 8 năm 1844, C.Mác và Ph.Ăgghen gặp nhau ở Pari. Sự nhất trí
về lập trường tư tưởng đã dẫn họ đến một tình bạn vĩ đại, gắn tên tuổi của họ với
sự ra đời và phát triển của một hệ thống triết học hoàn toàn mới - triết học chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
* Giai đoạn đề xuất những nguyên lý của CNDVBC và CNDVLS
(1844 - 1848)
+ C.Mác và Ph.Ăngghen bước đầu đề xuất những nguyên lý của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử qua nhiều tác phẩm: Bản
thảo kinh tế triết học, Gia đình thần thánh, Hệ tưởng Đức...
2


+ 1848: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cưong
lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác được
trinh bày thống nhất hữu cơ trong một chỉnh thể thống nhất là triết học duy vật
biện chứng, chủ nghĩa xã hội khoa học và kính tế - chính trị học mácxít.

* Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung, phát triển triết
học (1848 - 1895)
- C.Mác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong trào cách mạng ở châu Âu,
nhất là ở Pháp, phát triển những nguyên lý quan trọng của CNDVLS: nguyên lý
đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp
đối kháng; nguyên lý về tính tất yếu của cách mạng vô sản; về vai trò của quần
chúng nhân dân; về thái độ của giai cấp vô sản đối với nhà nước tư sản, ...
- Ph.Ăngghen thông qua việc khái quát những thành tựu của khoa học tự
nhiên đương thời để bổ sung triết học Mác trình bày hoàn chỉnh thế giới quan
mácxít về CNDVBC và CNDVLS...
c. Bước ngoặt cách mạng trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen thực hiện
- Với sự sáng tạo ra CNDVBC và CNDVLS, C.Mác và Ph.Ăgghen đã tạo
ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại:
- Với sự ra đời của triết học Mác, các quy luật vận động, phát triển của xã
hội loài người đã được lý giải, phân tích trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho chủ nghĩa xã hội không tưởng có
căn cứ khoa học để trờ thành thực sự khoa học.
- Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sứ, C.Mác và PhẨngghen đã khắc phục được sự đổi lập giữa triết học với
hoạt động thực tiễn của con người.
- Với sự sảng tạo ra CNDVBC và CNDVLS, C.Mác và PhĂngghen đã
khắc phục sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể.
Tóm lại: Triết học Mác có sự thống nhất giữa CNDV với phương pháp
biện chứng, giữa lý luận với thực tiễn, giữa tính đảng với tính khoa học cho nên
nó là học thuyết mở, luôn tự đổi mới, phát triển cùng với sự phát triển tu tưởng
của nhân loại. Triết học Mác luôn là nền tảng của nhận thức khoa học, là công
cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ.
2. V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác
a. Hoàn cảnh lịch sử V.LLênin phát triển triết học Mác

- CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa: một mặt, làm cho
CNTB tăng thêm sức mạnh kinh tế, nhưng mặt khác, càng làm lộ rõ bản chất
bóc lột, ăn bám của nó. Đồng thời, nó cũng làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản ngày càng gay gắt, phong trào giải phóng dân tộc ngày
càng phát triển mạnh mẽ.
3


- Khoa học tự nhiên: đạt được những thành tựu mới, đặc biệt là trong vật
lý học, đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô. Điều này đòi hỏi phải có những khái
quát triết học mới làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu thế giới tự nhiên.
- Đối với nước Nga: phong trào cách mạng ở Nga đã trở nên mạnh mẽ
hơn bất cứ nước nào, đỉnh cao là Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm
1917. Tuy nhiên, ờ nước Nga cũng xuất hiện một số khuynh hướng tư tường
triết học nhằm chống lại chủ nghĩa Mác ngày càng gay gắt hơn, chẳng hạn nhu
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; chủ nghĩa xét lại; chủ nghĩa thực đụng; phái
dần túy Nga, muốn thay chủ nghĩa Mác bằng chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, V.V..
=> Tất cả những điều kiện trên đã thôi thúc V.I.Lênin phải bổ sung, phát
triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
b. Những nội dung chủ yếu V.I.Lênin phát triển triết học Mác
* Những đóng góp về chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chỉ rõ nguyên nhân, tính tất yếu phát triển của triết học Mác trong thời
đại mới. Giải quyết đúng đắn, triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên tinh thần
duy vật biện chứng.
- Bổ sung, phát triển hoàn thiện phép biện chứng duy vật, vận dụng phép
biện chứng vào nghiên cứu xã hội làm cho phép biện chứng trở thành một khoa
học chân chính, là vũ khí sắc bén để con người nhận thức và cải tạo hiện thực.
- Vạch rõ con đường biện chứng của nhận thức chân lý- từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Ông đặc biệt
nhấn mạnh vấn đề thực tiễn, khẳng định vai trò của thực tiễn là tiêu chuẩn khách

quan kiểm tra chân lý; chỉ rõ tính khách quan, tính cụ thể, tính tương đối, tuyệt
đối của chân lý, mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối…
* Những đóng góp về chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Nghiên cứu quy luật vận động của xã hội và trên cơ sở đó chỉ rõ nguồn
gốc, tính quy luật xuất hiện chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phát triển triết học Mác về các hình thức đấu tranh giai cấp khi cha
có chính quyền, nhấn mạnh vai trò của đấu tranh chính trị, vai trò của hệ tư
tưởng vô sản.
- Nêu tư tưởng liên minh cách mạng giữa công nhân và nông dân, một lực
lượng quyết định, điều kiện chủ yếu cho thắng lợi của cách mạng dân chủ và
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội xét lại và trang bị lý luận cho
phong trào cách mạng. Hệ thống, phát triển toàn diện học thuyết về nhà nước,
đặc biệt là lý luận về chuyên chính vô sản, nhà nước chuyên chính vô sản; khẳng
định sự tồn tại tất yếu của nhà nước chuyên chính vô sản, chỉ rõ sự khác biệt căn
bản giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản, sự tiêu vong của nhà nước.
- Làm phong phú hơn tư tưởng của Mác-Ăngghen về thời kỳ quá độ; vạch
ra chính sách kinh tế mới mà nhất là tư tưởng nâng cao năng xuất lao động.
4


Ngoài ra V.I.Lênin còn có đóng góp to lớn trong phát triển lý luận về
chiến tranh quân đội, đạo đức học, lôgic biện chứng…
II. TÍNH KHOA HỌC, TÍNH CÁCH MẠNG CỦA TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN

1. Cơ sở của tính khoa học và tính cách mạng của triết
học Mác - Lênin
* Một là, toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại
đã được các nhà sáng lập triết học Mác - Lênin kế thừa.
- C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp thu toàn bộ những tinh hoa khoa học

trong lịch sử tư tưởng nhân loại từ thời cổ đại đến thời đại các ông mà trực tiếp
nhất là triết học cổ điển Đức
+ Tổng kết lịch sử, kế thừa có chọn lọc, có phê phán toàn bộ tư tưởng xã
hội trên cơ sở khái quát thực tiễn thời đại.
V.I.Lênin đã khẳng định: ‘Tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã
sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán, và đã thông qua phong trào
công nhân mà kiểm tra lại”1.
+ Đồng thời, gạt bỏ được tất cả những gỉ còn hạn chế như tính chất duy
tâm, siêu hình, máy móc, không triệt để, tính không tường, v.v. của những tư
tưởng trước đó.
* Hai là, cơ sở khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn
- Bản thân sự ra đời của triết học Mác-Lênin cũng có những tiền đề khoa
học tự nhiên của mình.
Toàn bộ những thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời mà trực tiếp
nhất là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào, thuyết
tiến hóa của Đácuyn.
- Những thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời đã củng cố, chứng
minh cho những nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học Mác - Lênin.
Những nguyên lý của triết học Mác - Lênin đã được chứng minh bằng sự
phát triển hết sức lâu dài của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội nhân
văn. Mỗi bước tiến của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn, kể cả
trước đây và bây giờ đều củng cố, chứng minh cho những nguyên lý của triết
học Mác-Lênin.
Ví dụ: Sự phát triển của khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp (4.0)
* Ba là, giai cấp vô sản và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp
vô sản chống lại giai cấp tư sản.
- Khi GCVS đã bước lên võ đài lịch sử với tư cách là giai cấp đối kháng
với giai cấp tư sản thì họ đã chuyển từ đấu tranh tự phát, mang tính chất kinh tế
sang đấu tranh tự giác, mang tính chất chính trị.
1


V.I.Lênin: Toàn tập, tập 41, Nxb.CTQG, H.2006, tr.361

5


Các nhà kinh điển của triết học Mác đã khẳng định: “… triết học thấy giai
cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ
khí tinh thần của mình”2
- Triết học Mác-Lênin ngay từ khi mới ra đời đã xuất phát từ thực tiễn đấu
ừanh cách mạng của quần chúng vô sản, gắn bỏ với cuộc đấu tranh ấy và phản
ánh cuộc đấu tranh đó. Cho nên, ngay từ khi mới ra đời triết học Mác-Lênin đã
mang trong lòng nó tính khoa học, tính cách mạng và tính thực tiễn.
* Bốn là, các nhà kinh điển triết học Mác - Lênin đã sử dụng các
phương pháp khoa học, khách quan trong tiếp cận, phân tích tự nhiên, xã hộị
và tư duy của con người.
- Cơ sở phương pháp luận chung nhất củạ triểt học Mác - Lênin là phương
pháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử. Với phương pháp biện
chửng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử, triết học Mác - Lênin đã trở nên
hoàn bị, cung cấp cho giai cấp vô sản công cụ nhận thức vĩ đại.
- Chính phương pháp biện chứng duy vật và quan niệm duy vật về lịch sử
đã là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận cho việc phát hiện ra sự ra đời tất
yếu của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản từ trong lòng CNTB.
2. Sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học trong triết học
Mác - Lênin
* Khái quát: Thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học trong triết học
MLN là thống nhất biện chứng. Tính khoa học đã bao hàm và đòi hỏi trong nó tính
cách mạng; ngược lại tính cách mạng cũng đòi hỏi và bao hàm trong nó tính khoa học.
Trong triết học Mác-Lênin, những luận điểm khoa học và hệ tư tường
cách mạng thống nhất hữu cơ với nhau. Vì vậy, những nguyên lý cơ bản của triết

học Mác - Lênin luôn được cuộc sống chấp nhận, được thực tiễn cách mạng thế
giới từ giữa thế kỷ XIX đến nay chứng minh là đúng đắn.
* Tính khoa học trong triết học Mác - Lênin đã bao hàm trong nó tính
cách mạng
- Tính khoa học đòi hỏi triết học MLN phải chỉ ra được quy luật vận động
khách quan của lịch sử. Nếu chỉ ra được quy luật vận động khách quan của lịch
sử thì không thể không thấy vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCVS,
không thể không thấy sự thay thế CNTB bằng CNXH, CNCS. Đó vừa là khoa
học, vừa là cách mạng.
- Tính khoa học trong triết học Mác - Lênin còn đòi hỏi phải đấu tranh
chống lại mọi sự bảo thủ, trì trệ, chống lại xã hội áp bức, bóc lột cũ, cải tạo nó,
xây dựng xã hội mới, chống mọi bất công, áp bức, bóc lột, ...
- Phải đứng trên lập trường cách mạng tiên tiến mới có thể nhận thức
đúng chân lý khoa học, nhất là những vấn đề của xã hội, lịch sử.

2

C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.1. Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.589 - 590

6


* Tính cách mạng trong triết học Mác - Lênin cũng hàm chứa trong nó
tính khoa học và đòi hỏi tính khoa học.
- Để chống lại có hiệu quả và cải tạo được xã hội áp bức, bóc lột cũ, xây
dựng được xã hội mới tiến bộ thì phải dựa vào quy luật khách quan, phải tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan, không được tùy tiện hành động
theo ý muốn chủ quan, hay sự tưởng tượng không có căn cứ.
- Cách mạng muốn thành công thì không thể không dựa vào khoa học.
Hơn nữa, chỉ có nhận thức được khoa học, dựa trên cơ sở khoa học thì cách

mạng mới trở nên thực sự cách mạng và thực sự khoa học. Rõ ràng, tính cách
mạng trong triết học Mác - Lênin cũng là tính khoa học, đòi hỏi tính khoa học.
III. THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ SỨC SỐNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

1. Thời đại ngày nay và đặc điểm của thòi đại ngày nay
a. Quan niệm vế thời đại ngày nay
* Một số quan niệm về thời đại
- Giambattista Vicô (Italia, 1668-1744) phân chia thời đại như các thời kỳ
của một đời người (thơ ấu; thanh niên; trung niên và tuổi già).
- Sáclơ Phuriê (1772-1837) chia lịch sử phát triển của nhân loại thành các
giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh.
- Có quan điểm phân chia thời đại theo yếu tố kỹ thuật: thời đại đồ đá; đồ
đồng; cối xay gió; máy hơi nước; tên lừa; vũ trụ; tin học,…
- Anvin Tôphlơ (Mỹ) chia thành: văn minh nông nghiệp, văn minh công
nghiệp, văn minh hậu công nghiệp(văn minh tin học) , ...
Nhìn chung, các quan niệm trên cũng có những yếu tổ hợp lý nhất
định nhưng còn phiến diện, chưa chỉ ra tính chất tổng hòa của đời sổng xã
hội.
* Quan niệm triết học mácxít về thời đại
- Triết học MLN coi hình thái tồn tại của thực tế xã hội là hình thái kinh tế
- xã hội và quá trình phát triển của xã hội là sự thay thế các hình thái kinh tế - xã
hội, tiêu chí để phân chia thời đại là hình thải kinh tế - xã hội.
- Thời đại được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
+ Theo nghĩa rộng: thời đại là khái niệm kinh tế - chính trị - xã hội khái
quát tiến trình phát triển của lịch sử loài người, là thời gian rất dài để chi sự
phân kỳ lịch sử xã hội và để phân biệt nấc thang phát triển của hình thái kinh tế xã hội mà theo đỏ, nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn sẽ phủ định nấc thang cũ, lạc
hậu để mở đường cho sự phát triển một thời đại mới.
+ Theo nghĩa hẹp: thời đại là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế và nội
dung phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công
nghệ,...

7


- Thuật ngữ “thời đại ngày nay” ra đời sau khi CM Tháng Mười Nga
thắng lợi và được sử dụng nhiều từ những năm 80 cùa thể kỷ XX trở về trước.
+ Nội dung của nó hàm ý chỉ thời kỳ chuyển biến từ CNTB lên CNXH,
được bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Được dùng chính thức trong hệ thống văn kiện của các đảng cộng sản ở
các nước xã hội chủ nghĩa và trong các diễn đàn lý luận khác nhau của các đảng
cộng sàn và công nhân trên thế giới. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này lại
không được hiểu một cách thống nhất.
-> Để hiểu nội dung cùa thuật ngữ này phải căn cứ vào văn cảnh cụ thể.
Trước khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thuật ngữ “thời đại
ngày nay” cũng được dùng phổ biến trong các nước XHCN với nội dung là thời
đại của các mâu thuẫn cơ bản: giữa hai hệ thống XHCN và TBCN; giữa GCVS
và GCTS; giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức bóc lột; giữa các
nước tư bản chủ nghĩa với nhau.
+ Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, nội dung này thường ít được
đề cập hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được các mâu thuẫn nói trên. Thế
giới từ sự đối lập hai cực chuyển thành đa cực, đa trung tâm và tương quan giữa
các cực, các trung tâm cũng đang thay đổi nhanh chóng.
b. Đặc điểm của thời đại ngày nay
* Cách mạng khoa học - kỹ thuật
- Tên gọi của Cách mạng khoa học - kỹ thuật:
+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại được bắt đầu từ những
năm 1950 và trong thực tể đã trải qua hai giai đoạn:
-> Giai đoạn thứ nhất: trước những năm 1980 được gọi là cách mạng
khoa học - kỹ thuật.
-> Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn sau đó kéo dài cho đến nay được gọi là
cách mạng khoa học - công nghệ.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã tạo ra hai cuộc cách
mạng công nghiệp, là cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 và cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, đang diễn ra hiện nay.
- Vai trò của Cách mạng khoa học - kỹ thuật:
+ Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, làm biến đổi toàn
bộ các LLSX trên quy mô toàn thế giới, làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nền
công nghiệp quá khứ, trang bị hàng loạt các công nghệ mới dựa trên những phát
minh khoa học mói nhất cho toàn bộ nền sản xuất xã hội.
+ Nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã và đang bị mất đi, nhiều
ngành công nghiệp mới đã và đang được hình thành, thậm chí được ra đời từ
ngay trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, thiết kế.
Ví dụ: Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với các trụ cột: Dữ liệu lớn (Big
Data), Internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo (AI).
8


=> Đây là nội dung, đặc điểm và động lực phát triển xã hội quan trọng
nhất của thời đại ngày nay.
* Toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa là hệ quả từ sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa
học - công nghệ hiện đại. (Quan điểm về toàn cầu hóa cho đến nay vẫn chưa
thống nhất. Tuy nhiên, đại đa số các quốc gia trên thế giới đều xem thời điểm
bắt đầu của quá trình toàn cầu hóa là từ năm 1980 và được đẩy nhanh ờ những
năm 1990)
- Toàn cầu hóa được xem là quá trình liên kết, trao đổi, phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên các phương diện khác nhau, trước
hết trên phương diện kinh tế (hàng hóa, thương mại, tài chính, nhân lực, công
nghệ...), xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ, luật pháp, ...
=> Toàn cầu hóa trước tiên được khởi động bằng việc tự do hóa thương
mại ờ quy mô toàn cầu, khác với xu hướng khu vực hóa và quốc tế hóa, chỉ diễn

ra ở một khu vực và theo một chiều áp đặt đã tồn tại trong lịch sử ở các thời kỳ
trước đây.
- Vai trò của toàn cầu hóa:
+ Dưới tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế của các quốc gia trên thế
giới đang phụ thuộc vào nhau ngày càng chặt chẽ.
Theo nhiều chuyên gia, trong thế giới đang hình thành quan hệ mạng lưới,
phụ thuộc lẫn nhau, chi phối nhau.
+ Cùng với cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và cách mạng công
nghiệp, toàn cầu hóa đang làm cho cả xu hướng hội nhập quốc tế, họp tác trở
nên mạnh mẽ hơn, nhưng cạnh tranh giữa các quốc gia, các công ty, doanh
nghiệp cũng ngày càng thêm khốc liệt trên quy mô toàn cầu.
* Những vấn đề toàn cầu
- Những vấn đề toàn cầu đã xuất hiện trước đây trong lịch sử như: bất
bình đẳng, đói nghèo, bùng nổ dân số, các loại dịch bệnh, v.v. ngày càng trở nên
trầm trọng thêm.
- Những vấn đề toàn cầu mới xuất hiện thêm và cũng không kém phần
căng thẳng:
+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, cháy rừng…
+ Biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, băng tan, nước biển dâng…
+ Những thách thức an ninh phi truyền thống: dịch bệnh, khủng bố…
Ví dụ: Đại dịch Covid 19 hiện nay đang hoành hành khắp thế giới.
- Những vấn đề toàn cầu động chạm đến lợi ích của tất cả các quốc gia dân tộc, sự tồn vong của nhân loại mà các quốc gia riêng lẻ không thể tự mình
giải quyết được. Việc giải quyết những vấn đề toàn cầu luôn đòi hỏi sự nỗ lực
chung của nhiều quốc gia, khu vực và của toàn nhân loại. Đây là một trong
9


những lý do mà các nhà lý luận hiện đại kêu gọi phải thiết lập một cơ chế quản
lý ở cấp độ toàn cầu, xuyên quốc gia để giải quyết các vấn đề toàn cầu.
- Trong những năm gần đây, hàng loạt những vấn đề toàn cầu đã có ảnh

hưởng và gây những hệ quả lớn đến Việt Nam, và trong tương lai, chắc chắn sẽ
còn có những ảnh hưởng to lớn hơn.
+ Biến đổi khí hậu, các loại dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tội phạm
xuyên biên giới, mặt trái cùa việc sử dụng các thành tựu của cách mạng khoa
học - công nghệ hiện đại,... là những ví dụ điển hình đã và đang ảnh hường lớn
đến con người và xã hội Việt Nam hiện nay.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chì rõ: “ Trên thể giới, trong những năm tới
tình hình sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác
và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trinh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy
mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa
các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo
ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia.
Tình hình chính ữị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó
lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia; tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột
sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng,... tiếp tục
diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực.
Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước
lớn điều chình chiến lược, vừa họp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn
nhau, tác động manh đến cục diện thế giói và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa
dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chù nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên
trong quan hệ quốc tế. Các thể chế đa phương đứng trước những thách thức lớn. Các nước
đang phát triển,'nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn,
thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh
tranh, đấu hanh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của từng quốc gia tiếp tục
diễn ra rất phức tạp.
Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn
nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp.
Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền
thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”3 .


Tất cả các nội dung, đặc điểm, xu hướng của thời đại ngày nay đều có ảnh
hường mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta, vừa tạo nên những
cơ hội lại vừa tạo ra những thách thức ngày càng lớn đối với toàn dân tộc trên
con đường phát triển. Những nội dung, đặc điểm, xu hướng này tác động đến
triết học nói chung, triết học MLN nói riêng.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã nhận định:
“Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bàn chất vẫn là một chế độ áp
bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu
3

ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 70-72.

10


tư nhân TBCN chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trờ nên sâu sắc ”4. “Theo
quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”5.

Nhận định này đã phản ánh đẩy đủ tính chất cơ bản nhất của thời đại
ngày nay.
2. Sức sống của triết học Mác - Lênỉn và yêu cầu bổ sung, phát triển
triết học Mác - Lênin
a. Sức sống của triết học Mác - Lênin
* Khái quát: Chủ nghĩa đế quốc cùng những lực lượng thù địch dùng
nhiều thủ đoạn nhằm chống phá, bôi nhọ, xuyên tạc... tiến tới phủ nhận hoàn
toàn triết học Mác-Lênin, nhưng triết học Mác - Lênin vẫn phát triển, vẫn tràn
đầy sức sống, vẫn là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hàng triệu

triệu người trên trái đất.
- Có được như vậy là vì bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác
-Lênin vẫn hoàn toàn đúng đắn, hơn nữa lại luôn được bổ sung, phát triển lý
luận của mình bởi những người mácxít chân chính.
* Sức sống của triết học Mác - Lênin được thể hiện:
- Triết học Mác - Lênin giải đáp được những vấn đề do nhiệm vụ giải
phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột, khỏi mọi sự tha hóa đặt ra.
Cho đến nay, triết học Mác - Lênin vẫn là học thuyết triết học khoa học và
cách mạng duy nhất đáp ứng nhiệm vụ lịch sử giải phóng triệt đổ con người mà
chưa học thuyết nào có thể thay thế được.
- Thể hiện rõ nét trong đời sống thực tiễn của xã hội hiện đại
Mặc dù trải qua nhiều quanh co, khúc khuỷu, thăng trầm, song xã hội loài
người vẫn không đi khỏi những quy luật phổ biến đã được trình bày trong triết
học Mác - Lênin.
Điều đó đòi hỏi chúng ta phải khoa học, sáng tạo không chi trong vận
dụng triết học Mác - Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để tìm tòi con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội mà còn phải bổ sung, phát triển triết học Mác - Lênin
cho phù hợp với điều kiện mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bổ sung chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học
phương Đông”
- Triết học MLN vẫn là thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn cho
việc nhận thức và giải quyết những vấn đề toàn cầu như: đạo đức sinh thái; an
ninh phi truyền thống; giảm nghèo đa chiều; chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
- Những giá trị bền vững của triết học Mác - Lênin:
+ Chủ nghĩa nhân văn vì con người
Triết học MLN xuất phát từ con người và cũng nhằm mục đích giải phóng
con người. Triết học MLN không có mục tiêu nào khác là giải phóng con người
4
5


ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 68
ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 69

11


khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột. Nhưng để giải phóng con người,
trước hểt phải giải phỏng giai cấp, dân tộc và nhân loại. Thực tiễn lịch sử phát
triển cùa nhân loại đã chứng tỏ ý nghĩa to lớn cùa chủ nghĩa nhân văn vì con
người của triết học MLN Mặc dù, các nhà tư tường phương Tây luôn xuyên tạc
rằng, nhưng thực tế cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn đều
chứng tỏ, triết học MLN là chủ nghĩa nhân đạo, hoàn bị, triệt để.
+ Phương pháp biện chứng duy vật
Nhân loại đã biết tới nhiều phương pháp nhận thức khác nhau nhưng chưa có
phương pháp nào có thể thay thế được phương pháp biện chứng duy vật của triết học
MLN. Mặc dù thực tiễn đã có nhiều đổi thay, khoa học có nhiều phát hiện vĩ đại,
nhưng những nguyên tấc phương pháp luận của phương pháp biện chứng duy vật
trong triết học MLN như nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ
thể, thực tiễn vẫn giữ nguyên giá trị cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Những
thành tựu của khoa học hiện đại chi làm giàu thêm, phong phú thêm những giá trị
của phương pháp biện chứng của triết học MLN mà thôi.
+ Quan niệm duy vật về lịch sử
Quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác đã chi ra những động cơ vật
chất, đặc biệt là động cơ lợi ích kinh tế trong hoạt động lịch sử của con người.
Quan niệm duy vật về lịch sử cũng xuất phát từ trình độ phát triển của nền sản
xuất vật chất xã hội để lý giải những quan niệm, tư tường cũng như những điều
kiện xã hội trong đời sống của quần chúng nhân dân cùng vai trò của họ trong
lịch sử. Hơn nữa, quan niệm duy vật về lịch sử đã xem xét xã hội một cách
chinh thể, toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái
kinh tế - xã hội.

b. Tính tất yếu khách quan và yêu cầu bỗ sung, phát
triển triết học MLN
* Triết học Mác - Lênin về bản chất là một hệ thống mở, chứ không
phải hệ thống khép kín
- Tính chất mở đã được các nhà kinh điển và Hồ Chí Minh khẳng định:
+ Ph.Ăngghen: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải
là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc”6.
Ph.Ăngghen cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, học thuyết của các ông
không phải là một giáo điều mà là một kim chi nam cho hành động.
- V.I.Lênin: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi
hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn
khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ
không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”7

6
7

C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.36. Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr.796
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 4, Nxb.CTQG, H.2005, tr.232

12


- Hồ Chí Minh: “học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi
việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình… Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực
tiễn”, chứ không phải “học thuộc lòng”, “học để trang sức”8
- Đổi mới nhận thức, vận dụng sáng tạo triết học MLN phải gắn liền với
bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học MLN.
+ Bổ sung, phát triển lý luận của triết học MLN là tất yếu khách quan. Bởi
lẽ, phát triển là bản chất cách mạng vốn có, là đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực

tiễn thời đại cũng như sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.
+ Triết học MLN luôn phải được bồ sung, phát triển. Hơn nữa, bản thân
triết học MLN là khoa học về sự phát triển của thế giới, của xã hội loài người.
Do vậy, không ngừng phát triển triết học MLN cũng là đòi hỏi đáp ứng yêu cầu
nội tại, thiết thực của chinh chủ nghĩa MLN. Đồng thời, chỉ có phát triển, thông
qua phát triển và bằng phát triển, triết học MLN mới thể hiện được sức sống của
minh đối với thời đại.
* Xuất phát từ đặc điểm của thời đại ngày nay
- Sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, kẻ thù tư tưởng
của chủ nghĩa Mác-Lênin lại xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết.
GS Đặng Xuân Kỳ viết: “Dàn đồng ca chống chủ nghĩa MLN cũng đông hơn gấp
nhiều lần. Bên cạnh những thế lực thù địch chính là bọn cơ hội xét lại, phản bội, những kẻ
đầu hàng, những kẻ hèn nhát, trong đó không ít người đã đi theo chủ nghĩa MLN phần lớn
đời mình - những học giả, những nhà tư tưởng, những người đã từng ở cương vị lãnh đạo của
Đảng Cộng sản này hay Đảng Cộng sản khác”9

Những kẻ chống lại triết học MLN, bất chấp mọi hành động đê tiện, hèn
mạt như xuyên tạc, vu khống, lừa dối, chửi bới, tìm mọi cách và bằng mọi thủ
đoạn nhằm “kết thúc” triết học Mác-Lênin.
- Đòi hỏi những người cộng sản chân chính không chỉ có lập trường vững
vàng, kiên định, mà còn phải hết sức tỉnh táo bổ sung, phát triển lý luận của triết
học MLN một cách khoa học. Chỉ có như vậy, chúng ta mới bảo vệ được triết
học MLN và chiến thắng được kẻ thù lý luận, tư tưởng của mình
- Những biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở những
thập niên đầu của thế kỷ XXI này đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn,
mà để giải quyết đúng đắn, chúng ta đồng thời phải tìm ờ triết học MLN và ở
chính cuộc sống ngày hôm nay.
+ Chính cuộc sống ngày hôm nay đang đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục bổ
sung, phát triển triết học MLN. Có như vậy, triết học MLN mới thực hiện được
vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung nhất.

Theo Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của BCHTW khóa XI:
1. Đi sâu nghiên cứu về bản chất, đặc điểm của CNTB hiện đại: Sự phát triển mạnh
mẽ của LLSX CNTB làm cho quá trình hưng - suy của các nước lớn tăng lên, do đó làm cho
mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng thêm gay gắt?
8
9

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb.CTQG, H.1995, tr. 292.
Đặng Xuân Kỳ, Chủ nghĩa Mác - Lênin và thời đại chúng ta, Thông tin chuyên đề HVCTQGHCM, H,1988, tr. 12-13.

13


2. Nhận thức sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Làm rõ tính chất, đặc
điểm mới của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới?
3.. Nhận thức cuộc cách mạng KH - CN hiện đại và những thành tựu của nó?
4. Vấn đề hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân?
5. Vấn đề xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực để phát
triển đất nước…
Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng đúng đắn những nguyên
lý của triết học MLN để xem xét, giải quyết những vấn đề của ngày hôm nay

* Một số nguyên tắc bổ sung, phát triển triết học MLN
- Thứ nhất, bổ sung, phát triển triết học MLN không phải là phù định mà
tiếp tục làm sáng tỏ, làm giàu thêm và khẳng định bản chất cách mạng, khoa học
vốn có của triết học MLN trong điều kiện mới. Đồng thời phải khẳng định
những tư tưởng, những luận điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa MLN, không
những đúng với trước kia và bây giờ, mà còn tiếp tục có giá trị hướng dẫn cho
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
- Thứ hai, bổ sung, phát triển triết học MLN là đứng trên lập trường của

chủ nghĩa MLN, tư tưởng HCM, đường lối cùa Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề
cập tới những luận điểm nào của triết học MLN trước đây đúng, bây giờ vẫn
đúng; những luận điểm nào trước đây đúng nhưng vì ta nhận thức chưa đúng,
bây giờ phải nhận thức lại cho đúng; những luận điểm nào trước đây đúng
nhưng bây giờ do thực tiễn đổi thay nên không còn phù hợp; những điểm cần bổ
sung, hoàn thiện vào lý luận triết học MLN do thực tiễn mới cũng như sự phát
triển của khoa học, công nghệ yêu cầu.
- Thứ ba, trong khi bổ sung, phát triển triết học MLN phải kiên quyết đấu
tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, những quan điểm nhân danh phát
triển để chống lại triết học MLN, bảo vệ sự trong sáng của triết học MLN, tư tường
HCM, chù trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
KẾT LUẬN

Triết học MLN là một học thuyết có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa
học và tính cách mạng. Hiện nay, triết học MLN đang đứng trước những thách
thức lớn của sự thay đổi nhanh chóng của thời đại, của thực tiễn xây dựng
CNXH cũng như sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ. Điều đó đặt ra
yêu cầu bảo vệ sự trong sáng của triết học MLN, phải biết vận dụng sáng tạo, bổ
sung, phát triển lý luận triết học MLN phù hợp với thực tiễn mới.
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

1. Tính tất yếu khách quan cùa sự ra đời triết học Mác?
2. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện?
3. Thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học của triết học MLN?
4. Tính tất yếu khách quan của việc bổ sung, phát triển chủ nghĩa MLN?
5. Một số quan điểm cần quán triệt khi vận dụng, bổ sung, phát triển triết học MLN?
Ngày tháng năm 2020
14



NGƯỜI BIÊN SOẠN

15



×