Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

NCKH GIAM THINH LUC 2018 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.92 KB, 37 trang )

1

SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT ĐỒNG THÁP

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC
NGHE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỨC ĂN THỦY SẢN PILMICO, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM
2018

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Chủ nhiệm đề tài:

BS. Bùi Kim Yến
Ths. Trần Văn Sung

ĐỒNG THÁP, 2018


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................5
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................14
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................17
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.........................................................................................25
KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ.............................................................................29


TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................31
Phụ lục 1..................................................................................................................... 34
Phụ lục 2..................................................................................................................... 37


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là chủ trương nhất quán của Đảng ta [17].
Khi công nghiệp phát triển mạnh nhiều thách thức lớn đặt ra như vấn đề biến đổi khí
hậu, ơ nhiễm mơi trường, sự gia tăng các nguy cơ, các mối nguy hại trong sản xuất, từ
đó làm gia tăng các tác hại xấu đến sức khỏe người lao động (NLĐ), đặc biệt là các
bệnh nghề nghiệp. Thực tế đó địi hỏi cơng tác an tồn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)
cũng phải có những sự thích ứng mới, đối phó kịp thời trước những nguy cơ, rủi ro
mới.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực chế biến thức ăn thủy sản phát triển rất
mạnh mẽ đã giải quyết việc làm trực tiếp cho hàng trăm nghìn lao động, tạo việc làm
gián tiếp cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã
hội. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương, ngành chế
biến thức ăn thủy sản cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập về vấn đề an tồn, vệ sinh
lao động. Cơng tác chăm sóc sức khỏe và phịng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ
được quan tâm thực hiện nhưng chưa đồng bộ, nhận thức của người sử dụng lao động,
NLĐ về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn hạn chế và thực
trạng mơi trường lao động vẫn cịn ô nhiễm do đặc thù ngành chế biến thức ăn phải
tiếp xúc với hàm lượng bụi và đặc biệt là cường độ tiếng ồn cao [11].
Theo số liệu báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế, trong năm 2016 bệnh
điếc nghề nghiệp do tiếng ồn chiếm tỷ lệ cao nhất là 64,40% tổng số các trường hợp bị
bệnh nghề nghiệp (3.267 trường hợp), mặc dù tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép
chiếm thứ 2 (14,7% tổng số mẫu vượt) [1].

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 5 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thức thức
ăn thủy sản với gần 1000 lao động đang làm việc, trong đó Công ty cổ phần thức ăn
thủy sản Pilmico chiếm gần 50% số lao động trong lĩnh vực này. Đặc thù của ngành
chế biến thức ăn thủy sản phát sinh tiếng ồn cao. Kết quả Quan trắc MTLĐ tại công ty
sản xuất thức ăn thủy sản Pilmico từ 2011-2016 cho thấy tỷ lệ số mẫu tiếng ồn vượt
QCVN cho phép từ 30 – 40% tổng số mẫu tiếng ồn quan trắc [26]. Đến nay tỉnh Đồng


4

Tháp chưa có nghiên cứu về thực trạng sức nghe của người lao động, do đó đề tài
nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức nghe của người lao
động tại công ty cổ phần thức ăn thủy sản Pilmico” đã được thực hiện nhằm tìm hiểu
thực trạng sức nghe của người lao động và các yếu tố liên quan đến thực trạng này.


5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng sức nghe ở người lao động tại công ty Cổ phần thức ăn thủy
sản Pilmico, tỉnh Đồng Tháp năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sức nghe ở người lao động tại công ty
Cổ phần thức ăn thủy sản Pilmico, tỉnh Đồng Tháp năm 2018.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số vấn đề cơ bản về tiếng ồn
1.1.1. Khái niệm về âm thanh và tiếng ồn
Theo Công ước số 148 về bảo vệ NLĐ phịng chống các rủi ro nghề nghiệp do
ơ nhiễm khơng khí, ồn và rung ở nơi làm việc: Ồn là chỉ mọi âm thanh có thể dẫn đến
một sự tổn hại thính giác, hoặc gây tác hại đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều
mặt khác[2].
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp
xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người
làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà người ta không mong muốn[9].
1.1.2. Phân loại tiếng ồn
1.1.2.1. Theo tính chất vật lý
Tiếng ồn ổn định: Những tiếng ồn có mức ồn theo thời gian thay đổi khơng q
5 dB.
Tiếng ồn khơng ổn định: Có mức thay đổi theo thời gian trên 5 dB. Loại tiếng
ồn này bao gồm tiếng ồn dao động, tức mức âm thanh thay đổi không ngừng theo thời
gian, kế đến là tiếng ồn ngắt qng, âm thanh khơng liên tục, có những lúc ngắt quãng
từ 1 giây trở lên và cuối cùng là tiếng ồn xung, có cường độ âm tăng lên đột ngột trong
thời gian không quá 1 giây[14].
1.1.2.2. Theo năng lượng âm
Tiếng ồn dải rộng: Khi năng lượng âm thanh phân bố đều ở tất cả các dải tần số.
Còn gọi là tiếng ồn trắng.
Tiếng ồn dải hẹp: Khi năng lượng âm thanh phân bố không đều ở tất cả các dải
tần số, mức chênh lệch trên 6dB. Còn gọi là tiếng ồn âm sắc, gây kich thích mạnh hơn
tiếng ồn dải rộng[14].
1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong MTLĐ:
Tại Việt Nam, hiện nay đang sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số
24:2016/BYT được ban hành kèm Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của
Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức độ tiếp xúc



7

cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. Trong đó quy định cụ thể mức tiếng ồn cho phép tại
các vị trí làm việc trong MTLĐ của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan chịu ảnh
hưởng của tiếng ồn [20].
- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc được đánh giá bằng mức áp suất âm tương
đương tại mọi vị trí làm việc, đo theo đặc tính thang A, thang A được lập ra để nhấn
mạnh vào những tần số mà tai người nhạy cảm nhất, cũng để giảm thiểu tác động của
những âm thanh có tần số rất thấp hoặc rất cao. Trong thời gian lao động 8 giờ, mức
âm liên tục tại nơi làm việc không được vượt quá 85 dBA.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mức ồn cho phép tăng thêm 3 dBA.
Mức cực đại không được vượt 115 dBA.
- Để đạt được năng suất làm việc tại các vị trí lao động khác nhau cần đảm bảo
mức áp suất âm theo tần số cho phép tại vị trí làm việc, cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Mức áp suất âm tại các vị trí làm việc

Mức âm dB ở các dải ốc ta với tần số trung bình
Vị trí lao động

Mức âm
dBA

Chỗ

làm

nhân (Hz) khơng vượt q (dB)
63

125


250

500

1000

2000

4000

8000

99

92

86

83

80

78

76

74

việc


của cơng nhân,
vùng



cơng

nhân làm việc

85

trong các phân
xưởng và trong
nhà máy.
1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe người lao động
Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn:
Tiếng ồn là một trong các yếu tố của môi trường tác động xấu lên người lao
động khi làm việc. Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào bản chất vật lý, vào các yếu tố
nguy cơ tác nhân phối hợp trong quá trình làm việc như nhiệt độ cao, hơi khí độc,
rung. Ngồi ra thời gian tiếp xúc càng kéo dài, càng có hại, thời gian tối thiểu để tiếng
ồn gây ra bệnh điếc nghề nghiệp phải là 3 tháng, nếu dưới 3 tháng mà tiếng ồn đã gây


8

hại thì được coi là tai nạn lao động do tiếng ồn và một phần vào tính cảm thụ của từng
cá nhân trong từng thời điểm khác nhau mà tiếng ồn gây hại nhiều hay ít. [14].
Ngồi ảnh hưởng đến thính giác tiếng ồn cịn gây ảnh hưởng chung đến cơ thể
(tác hại không đặc trưng) như ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, sau khi tiếp xúc

với tiếng ồn thường xuất hiện các dấu hiệu ban đầu như ù tai, chóng mặt đau đầu, mệt
mỏi, giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, ngủ không ngon và không sâu giấc, dễ đưa đến
suy nhược thần kinh[9], ngoài ra khi làm việc trong điều kiện ồn ào có thể bị ức chế
tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch. Tiếng ồn cao là một trong những nguyên
nhân làm giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động[17].
Schacht & Hawkins (2006) đã chỉ ra ảnh hưởng của streptomycin và các kháng
sinh khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và/hoặc chức năng của tai trong và các liên
kết con đường truyền tín hiệu trong hệ thần kinh gây khiếm thính[1].
Tại Việt Nam, năm 2009 tác giả Hoàng Minh Thúy đã cho thấy rằng ngoài việc
gây bệnh ĐNN, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến một số triệu chứng toàn thân như căng
thẳng thần kinh, hay đau đầu, thường xuyên mất ngủ, tăng huyết áp, hội chứng dạ dày
tá tràng[23].
1.3. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn:
Tiếng ồn được hấp thụ qua tai người phơi nhiễm, một số âm thanh tần số thấp
và siêu tần được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể[13]. Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao
đầu tiên sẽ bị mệt mỏi thính giác rồi đến giảm thính lực dần dần và cuối cùng là giảm
tồn phần thính lực hay gọi là “Điếc nghề nghiệp”[17].
Điếc nghề nghiệp diễn ra rất chậm, nhưng khơng có quy luật nhất định về thời
gian. Diễn biến theo lâm sàng chia ra 04 giai đoạn tiến triển[18]:
- Giai đoạn đầu mệt mỏi thính giác: Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài
tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn. Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác
tức ở tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý
đến. Tồn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ. Đo thính lực sau ngày làm
việc giảm rất giới hạn ở tần số 4000 Hz. Khi nghỉ ngơi, thính lực hồi phục hồn tồn.
Tần số 4000 Hz hồi phục chậm nhất.


9

- Giai đoạn tiềm tàng: Giai đoạn này kéo dài hằng năm, đến 5-7 năm. Người

bệnh khơng biết vì các triệu chứng chủ quan và toàn thân qua đi. Tiếng nói to ở nơi ồn
ào lại nghe được rõ hết, chỉ cảm thấy trở ngại khi nghe âm nhạc, vì nghe kém ở tần số
cao. Khuyết chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50 - 60 dB ở 4000 Hz và có thể lan rộng tới
các tần số 3000 và 6000 Hz. Ở thời kỳ này, đo thính lực âm là cách phát hiện hàng loạt
tốt và sớm. Có thể cho nghe tiếng tích tắc đồng hồ, tiếng này có cường độ 30-40 dB,
có tần số 3000-4000 Hz.
- Giai đoạn tiềm tàng gần hồn tồn: Đường biểu diễn thính lực âm có khuyết
hình chữ V nhưng các nhánh đã mở rộng ra tới các tần số 2000, 1000 Hz, vùng nói
chuyện bị ảnh hưởng (500-2000 Hz) có thể mất 70dBA ở 4000 Hz. Tần số 8000 Hz
cũng có thể bị ảnh hưởng. Người bệnh khó chịu khi nghe và khơng nghe được tiếng
nói thầm. Giai đoạn này kéo dài 10 - 15 năm.
- Giai đoạn điếc rõ rệt: Ở giai đoạn này tiếng nói to cũng khó nghe. Bệnh nhân
thường ù tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn. Đo thính lực khuyết chữ V lan rộng
tới cả tần số 1000, 500 và 250 Hz. Thính trường thu hẹp, khơng những ngưỡng nghe
tăng cao mà ngưỡng đau còn hạ thấp xuống.
Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là một trong ba mươi bốn bệnh nghề nghiệp
được Bảo hiểm xã hội được quy định theo thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày
15/5/2016 của Bộ Y tế. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh nghe kém không
hồi phục do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong q trình lao động[19].
1.4. Biện pháp phòng điếc nghề nghiệp
Biện pháp phòng điếc nghề nghiệp hiệu quả và tích cực là khi phân xưởng sản
xuất sử dụng các thiết bị, máy móc ít gây ồn hoặc cơng nhân sử dụng các máy móc tự
động, nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện kinh phí của đơn vị. Do đó các vấn đề đặt ra
nhằm khắc phục nguồn ồn từ các thiết bị, máy móc lạc hậu và nếu cần thiết phải trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân phòng chống ảnh hưởng của tiếng ồn trong môi trường
sản xuất cho người lao động.
- Biện pháp giảm tiếng ồn ngay nguồn phát sinh là một biện pháp chủ động và
tích cực, giảm tận gốc nguồn phát sinh tiếng ồn. Các biện pháp cơng nghệ có thể áp
dụng như thay vật liệu, giảm tốc độ, bôi trơn, đệm cao su…, giảm nguồn ồn bằng cách



10

cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, làm hệ thống hai cửa, tường dày, vật liệu xốp hoặc
bọc kín máy gây ồn nhiều và tổ chức bố trí máy móc, sắp xếp trang thiết bị hợp lý
[18]. Ngồi ra có thể tính tốn, áp dụng các biện pháp giảm tiếng ồn trên đường truyền
như sử dụng các vật liệu hấp thu bề mặt và phản xạ tại chỗ, loại bỏ các bề mặt phản xạ
thay bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh…[8].
- Biện pháp dự phịng cá nhân: Theo tác giả Hồng Minh Thúy (2011)[22]
một trong những biện pháp phòng chống tác hại tiếng ồn có hiệu quả nhất là đeo nút
tai chống ồn. Nút tai có thể bằng sáp, bằng bơng, cao su xốp, chất dẻo. Tuy nhiên có
loại nút tai cũng gây khó chịu, dị ứng và người cơng nhân chưa có thói quen sử dụng.
Ngồi ra có thể sử dụng các loại tai chụp hay mũ chụp và kết hợp với tổ chức lao động
hợp lý, có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ lao động: lao động một giờ nghỉ 15 phút, hay
hai giờ nghỉ nửa giờ. Tại nơi lao động, cần bố trí các phịng n tĩnh để cơng nhân
nghỉ ngơi. Đối với những mệt mỏi thính lực hay phải lao động ở nơi có tiếng ồn cường
độ quá cao, có thể điều trị bằng bố trí nghỉ ngơi trong một số ngày hoặc vài tuần
lễ[18].
- Biện pháp y tế: dự phòng hiệu quả nhất là khám sức khỏe định kỳ, phát hiện
sớm hiện tượng giảm thính lực của cơng nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước
khi tuyển dụng người lao động (NLĐ) vào làm việc cần thiết phải khám tuyển nhằm
loại trừ những cá nhân có bệnh về tai, quản lý sức nghe của NLĐ. Khi làm việc trong
mơi trường ồn, ít nhất là từ 6 tháng đến 1 năm NLĐ phải được đo sức nghe để so sánh
với biểu đồ sức nghe của lần trước và khơng giảm q 10dB, người nào giảm thính lực
trên 50 – 60 dBA ở tần số 4000 Hz cần được đo thính lực hồn chỉnh để phát hiện
ĐNN. Để tăng hiệu quả phòng chống, định kỳ tổ chức tuyên truyền, học tập để người
lao động tự hiểu được tác hại của tiếng ồn và họ sẽ tự giác làm tốt cơng tác phịng hộ
lao động cá nhân và an toàn vệ sinh lao động[18].
Trong việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa điếc nghề nghiệp, người sử
dụng lao động đóng vai trị: thiết kế, tổ chức nơi làm việc giảm ồn, tổ chức lao động

hợp lý, bố trí giờ nghỉ ngơi, tập huấn, giám sát, cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
đúng tiêu chuẩn, khám sàng lọc phát hiện sớm và chăm sóc sức khỏe cho người lao
động.


11

Người lao động tham gia vào việc phịng ngừa thơng qua tuân thủ kỷ luật lao
động, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách.
1.5. Các nghiên cứu về giảm thính lực trong một số ngành sản xuất
Vấn đề nghiên cứu về an toàn vệ sinh lao tại Việt Nam cũng luôn được quan
tâm và đặc biệt là các nghiên cứu về giảm thính lực và điếc nghề nghiệp trong các
ngành nghề có ơ nhiễm tiếng ồn cao. Từ thập niên 90 của thế kỉ 20, Viện Y học lao
động và Vệ sinh môi trường đã nghiên cứu ở 11 nhà máy có tiếng ồn lớn hơn 90 dBA,
với xấp xỉ 4.000 cơng nhân, có tỷ lệ hiện mắc bệnh ĐNN là 10,94%[18], và từ năm
1990 – 1992, Nguyễn Thị Toán và Lê Trung đã nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn
đến công nhân sản xuất giấy, nhà máy giấy Bãi Bằng cho thấy tiếng ồn dao động từ 76
– 106 dBA; tỷ lệ ĐNN chiếm 3,68% [11].
Đến đầu thế kỉ 21, có nhiều nghiên cứu hơn về lĩnh vực ô nhiễm tiếng ồn trong
các ngành nghề sản xuất và bệnh ĐNN do tiếng ồn trong một số ngành công nghiệp.
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ bệnh ĐNN trong các ngành đóng tàu, dệt may, tuyển than, xi
măng và hàng không, cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh ĐNN do tiếng ồn là 7,15%, trong
đó: đóng tàu là 15,01%; tuyển than là 7,19%; xi măng là 6,76%; dệt là 4,59% và hàng
khơng là 2,93%[15].
Theo nghiên cứu của Hồng Thị Minh Hiền từ năm 2007 – 2009 tại Công ty
than Hà Lầm: Kết quả khám bệnh nghề nghiệp cho thấy, tỷ lệ điếc nghề nghiệp (ĐNN)
là 11,0%, [10]. Năm 2000, Hernández-Gaytán SI và cộng sự đã tiến hành kiểm tra
thính lực của 85 công nhân và đo cường độ ồn trong một nhà máy xi măng. Kết quả
cho thấy 55% cơng nhân có vấn đề về sức nghe do tiếp xúc với tiếng ồn[3]. Theo tác
giả Phạm Thúy Hoa, Nguyễn Xuân Tâm và cộng sự (2006) nghiên cứu MTLĐ và bệnh

tật của công nhân một số ngành nghề ở Tây Nguyên cho thấy, tiếng ồn gây tác hại đến
sức nghe của người lao động, tỷ lệ công nhân sản xuất xi măng giảm sức nghe đường
khí tai phải là 15,38% và giảm sức nghe đường khí 2 tai là 7,69% [21]. Trong năm
2006 tác giả Nguyễn Thị Thoại, Trịnh Hồng Lân và cộng sự chỉ ra rằng 12,31% người
lao động bị điếc nghề nghiệp do tiếp xúc với tiếng ồn tại Nhà máy Xi măng Hịn
Chơng [21].


12

Từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễn và cộng sự (2007) về ơ nhiễm
do tiếng ồn, giảm thính lực và ĐNN trong cơng nhân cơ khí ơ tơ tại Huế cho thấy NLĐ
thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn vượt TCVSLĐ cho phép 72,7%, tình trạng giảm
thính lực ở NLĐ khá phổ biến (33,1%) và tỷ lệ điếc nghề nghiệp là 11,8%[7].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đăng Quốc Chấn và cộng sự (2003) cho biết qua
khảo sát môi trường lao động (MTLĐ) cho 628 cơ sở sản xuất và kết quả khám bệnh
ĐNN cho 9240 NLĐ làm việc trong các cơ sở sản xuất, thời gian thực hiện từ tháng
12/2002 đến 12/2003, cho kết quả như sau: kết quả phát hiện 370 cơng nhân có dấu
hiệu giảm thính lực, 66 cơng nhân được chẩn đốn xác định bị bệnh ĐNN, Bệnh ĐNN
chiếm tỷ lệ cao theo các ngành nghề sau: Dệt may: 34,4%, Nhà máy Thép: 22,6%, Xí
nghiệp in: 16,1%[4].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Quốc Chấn, Bùi Đại Lịch
(2008) về mức độ điếc nghề nghiệp do tiếng ồn ở một số nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh
năm 2016 và 2017 cho kết quả: Tỷ lệ số mẫu tiếng ồn vượt TCVSLĐ khá cao 17 –
20%, chuẩn đoán ĐNN là 10% và ra Hội đồng giám định Y khoa 5%[6].
Bệnh điếc nghề nghiệp còn được nghiên cứu liên quan đến tuổi đời làm việc
của người lao động trong môi trường sản xuất ô nhiễm tiếng ồn cao qua nghiên cứu
cứu dọc 3 năm từ 2005 đến 2008 của tác giả Hà Lan Phương (2012) trên 461 công
nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao trong mơi trường lao động thuộc Xí nghiệp Thương
mại mặt đất Nội Bài và Tổng Công ty Dệt Phong Phú. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Tỷ lệ mới mắc bệnh điếc nghề nghiệp tính theo cơng thức tỷ lệ mật độ mới mắc của
từng cơ sở là: Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài là 0.034 năm-người; Tổng Công
ty Dệt Phong Phú là 0.165 năm-người. Tính chung cả 2 đơn vị là 0.065 nămngười[16].
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh tật của công nhân một số ngành
nghề tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn tại Công ty xi măng Hồng Thạch, Cơng ty đóng
tàu Bạch Đằng, mỏ than Hà Lầm của tác giả Hoàng Minh Thúy và cộng sự năm 2009,
cho thấy: Công nhân cả 3 cơ sở nghiên cứu làm việc trong mơi trường có tiếng ồn cao
chiếm 68,62%. Tỷ lệ bệnh ĐNN của công nhân là 24,58%, chủ yếu ĐNN ở mức độ
nhẹ 77,97% và ở nhóm cơng nhân > 20 năm tuổi nghề là 67,23%[23]


13

Qua các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về ô
nhiễm tiếng ồn, giảm thính lực và ĐNN. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tỷ lệ NLĐ
làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn đều bị giảm thính lực và dẫn đến bệnh
điếc nghề nghiệp.
1.5. Tình hình nghiên cứu tại tỉnh Đồng Tháp
Tại Đồng Tháp cơng tác chăm sóc sức khỏe NLĐ ngày càng được sự quan tâm
của các cấp chính quyền và cơ sở lao động. Do đặc thù, các cơ sở sản xuất trên địa bàn
rất đa dạng, một bộ phận lớn chỉ quan tâm đến hoạt động kinh doanh, nhận thức của
người sử dụng lao động và NLĐ về an tồn lao động, vệ sinh lao động, phịng chống
bệnh nghề nghiệp còn hạn chế, đặc biệt ở các cơ sở vừa và nhỏ.
Theo số liệu báo cáo hoạt động y tế lao động năm 2017 của TTYTDP tỉnh Đồng
Tháp, tiến hành quan trắc MTLĐ tại 154 cơ sở, kết quả có nhiều yếu tố khơng đạt
QCVN cho phép, trong đó tổng số mẫu đo tiếng ồn vượt QCVN cho phép chiếm
14,086%, đứng thứ 2 sau yếu tố ánh sáng [26].
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều loại hình sản xuất, vấn đề sức khỏe an tồn
nghề nghiệp rất cấp bách can thiệp để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, trong q trình lao
động ln tìm ẩn các yếu tố tác hại do tiếng ồn như các Phòng máy vận hành của Nhà

máy chế biến thủy sản, các đơn vị xay xát, nhà máy chế biến thức ăn thủy sản... Tuy
nhiên để tiến hành tiếp xúc với các đơn vị có ơ nhiễm MTLĐ gặp nhiều khó khăn do
đây là những vấn đề nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh tế...của
đơn vị.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 nghiên cứu về vấn đề tình hình bệnh tật của
cơng nhân lao động tại nhà máy chế biến thủy sản và chưa có nghiên cứu về thực trạng
sức nghe của người lao động và các yếu tố liên quan để đưa ra các giải pháp dự phòng
cho các doanh nghiệp.
1.6. Giới thiệu về Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Pilmico:
Công ty Cổ phần thức ăn thủy sản Pilmico tọa lạc tại cụm cơng nghiệp Bình
Thành, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Vị trí cơng ty có điều kiện
thuận lợi về vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cả về đường sông và đường bộ.
Công ty Pilmico được thành lập từ tháng 11/2006, với vốn hơn 500 tỷ đồng, với 4


14

chuyền sản xuất có tổng cơng suất 400.000 tấn/năm. Với chính sách chất lượng là hàng
đầu, Cơng ty Pilmico đã không ngừng phấn đấu đổi mới sản xuất và đã đạt được
chứng nhận hệt thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Chứng nhận Hệ thống An
toàn thực phẩm ISO 22000:2005 tổ chức Bureau Veritas Certification_BVQI (Anh
Quốc).
Công ty Pilmico đang tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động bao gồm đội ngũ
quản lý, bán hàng chuyên nghiệp, hệ thống đại lý, trong đó lao động chế biến thức ăn
thủy sản khoảng 420 người, gồm 08 phịng ban khu vực hành chính (Phịng Giám đốc,
Phịng Phó Giám đốc Sản xuất, Phịng Phó Giám đốc Kinh doanh, Phòng Kinh doanh,
Phòng vật tư, Phòng kế tốn, Phịng quản lý chất lượng, Phịng hành chánh nhân sự)
và các bộ phận trực tiếp sản xuất.
Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn tại cơng ty:
Thu mua nguyên liệu  Kho chứa nguyên liệu  Nạp liệu  Hệ thống nghiền nguyên

liệu  Hệ thống phối trộn  Ép viên  Thành phẩm  Kho chứa thành phẩm  Phân
phối và bán sản phẩm.
Giải thích quy trình: Nguyên liệu sau khi được đưa vào sản xuất sẽ qua khu vực nạp
liệu.
Nạp liệu: Từ nguyên liệu thô (sắn, mì, bắp,…) và phụ gia đã được tính tốn trộn theo
một tỷ lệ thích hợp sẽ được người lao động nạp trực tiếp bằng cách đỗ hoặc cào vào
một khu vực trong dây chuyền máy và sẽ được hút vào dây chuyền để sản xuất tiếp
tục.
Sau khi nguyên liệu được hút vào trong dây chuyền sản xuất sẽ được nghiền và phối
trộn lại thông qua hệ thống máy nghiền và trộn tự động và sau đó đến bộ phận Ép viên.
Ép viên: Sau khi nguyên liệu đã được hút vào chuyền sản xuất sẽ qua các công đoạn,
trộn, nghiền và ép thành viên dưới áp suất và nhiệt độ thích hợp sẽ cho ra những hạt
thức ăn phù hợp với kích cỡ đã định sẵn.
Thành phẩm: Qua các q trình trên, thức ăn đã được hoàn thiện và tự động chạy ra
khu vực thành phẩm, người lao động sẽ hứng các bao thức ăn và may từng bao thức ăn
hoàn chỉnh.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các công nhân trực tiếp làm các công việc tại 3 khu vực có phơi nhiễm với
tiếng ồn vượt QCVN cho phép: Nạp liệu, ép viên và thành phẩm.
- Tiêu chí chọn vào: Cơng nhân hiện đang làm việc tại cơng ty có thời gian
lao động liên tục từ 01 năm trở lên. Có khả năng trả lời câu hỏi và tự nguyện tham
gia nghiên cứu.
- Tiêu chí loại trừ: Những công nhân vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu,
những công nhân từ chối tham gia nghiên cứu, những cơng nhân mắc bệnh về tai
(bệnh mãn tính, điếc bẩm sinh, viêm tai giữa).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến hết tháng 8 năm 2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Pilmico tọa lạc tại
tại cụm cơng nghiệp Bình Thành, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang (n) được tính theo cơng thức:
Z2(1-  / 2)P(1-P)
n=
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
P: Trị số ước đốn của tỉ lệ giảm thính lực của người lao động là P = 0,154
(Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thoại, Trịnh Hồng Lân (2016) tỷ lệ công nhân
giảm sức nghe là 15,4%).
: Sai lầm loại 1 ( = 0,05).

15


Z1- /2: Hệ số tin cậy lấy từ bảng phân phối chuẩn (với α=0,05: Z1-  /2 =1,96).
d : Độ chính xác mong muốn (sai số cho phép) d = 0,05
Tính được n = 219.
Chọn mẫu tồn bộ gồm 302 công nhân tham gia trực tiếp sản xuất tại công ty
ở 3 khu vực nạp liệu, ép viên và thành phẩm theo tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn
loại trừ đã nêu trên.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Sử dụng bảng câu hỏi soạn sẳn để phỏng vấn toàn bộ NLĐ của công ty về
thông tin chung, đặc điểm cá nhân, cơng tác phịng ngừa giảm thính lực và một số

yếu tố liên quan.
- Thời điểm phỏng vấn: Được thực hiện trong giờ nghỉ giải lao và khoảng
thời gian cho phép của NLĐ.
- Bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng và điều tra thử, chỉnh sửa trước khi
điều tra chính thức.
- Đo thính lực của người lao động: Phương pháp và kỹ thuật đo thính lực
theo Thường Quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của Bộ Y tế (Phụ
lục 1) [27].
2.6. Nghiên tắc thu thập số liệu và đạo đức nghiên cứu
- Được sự đồng thuận của lãnh đạo và NLĐ tại công ty đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra kiến thức, thực hành và đo thính
lực: Điều tra viên là tác giả trực tiếp phỏng vấn và đo thính lực. Ngồi ra mời thêm
01 điều tra viên đang cơng tác tại TTYTDP Tỉnh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sức
khỏe nghề nghiệp (sẽ được tập huấn trước) tham gia hỗ trợ phỏng vấn và điều tra.
Sau khi thông tin được thu thập đầy đủ theo yêu cầu đặt ra, tác giả nghiên
cứu sẽ trực tiếp thu hồi, kiểm tra và mã hóa phiếu.
2.6. Các biến số nghiên cứu
- Thính lực của người lao động.
- Thơng tin chung của người lao động: Tuổi, giới tính, thâm niên làm việc.
- Phịng ngừa giảm thính lực của người lao động: Kiến thức, thực hành.
16


- Các yếu tố liên quan khác: Thường xuyên sử dụng tai nghe với âm lượng lớn, môi
trường sống của người lao động, công việc khác tiếp xúc với tiếng ồn.
Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành phòng ngừa giảm thính lực:
- Kiến thức: gồm 5 câu, từ 1 đến 5, mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả
lời sai hoặc khơng đầy đủ được tính 0 điểm. Điểm đạt là 4/5 trở lên.
- Thực hành: gồm 3 câu, từ 6 đến 8, mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm,

trả lời sai hoặc khơng đầy đủ được tính 0 điểm. Điểm đạt là 3/3.
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu được mã hóa và làm sạch trước khi nhập vào máy vi tính.
- Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm thống kê y học Epidata và phần
mềm SPSS 20.0, theo phương pháp phân tích mơ tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn; Phân tích đơn biến để tìm mối liên quan giữa biến độc
lập và biến phụ thuộc.
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục
Nghiên cứu này có những hạn chế chung của thiết kế mơ tả cắt ngang. Mặt khác,
nghiên cứu chỉ được tiến hành trên phạm vi một công ty. Nghiên cứu chỉ xác định
được tỷ lệ giảm thính lực và một số yếu tố liên quan đến giảm thính lực của NLĐ,
khơng xác định được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ và các biện pháp
phòng chống.
Trong nghiên cứu này, sai số có thể xảy ra do sai sót của điều tra viên và việc
các đối tượng nhớ lại những việc làm đã qua và tâm lý e ngại người sử dụng lao
động không trả lời thật. Để khắc phục những khả năng sai số này, các điều tra viên
được lựa chọn là những người có kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp tốt, được tập huấn
và thống nhất về nội dung phỏng vấn với tác giả của nghiên cứu. Trong quá trình
phỏng vấn nghiên cứu viên sẽ giải thích rõ ràng cho đối tượng nghiên cứu về mục
đích của nghiên cứu, tạo được sự thân thiện, thoải mái trước và trong quá trình
phỏng vấn.

17


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về người lao động tại công ty Pilmico
Bảng. Một số đặc điểm về nhân khẩu học của người lao động
Tần số


Tỷ lệ

18 – 29

(n)
58

(%)
19,2

30 – 39

194

64,2

40 – 49

46

15,2

50 – 60
Nam

04
278

1,3

92,1

Nữ
1 – 5 năm

24
150

7,9
49,7

144

47,7

08
302

2,6
100

Thơng tin chung

Nhóm tuổi

Giới tính

Chỉ số

Thâm niên cơng tác 6 – 10 năm

Trên 10 năm
Tổng cộng

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng tham gia nghiên cứu là nam
giới, chiếm tỷ lệ 92,1%, nữ giới chỉ chiếm 7,9%. Tỷ lệ NLĐ tham gia nghiên cứu ở
nhóm tuổi 30 – 39 tuổi cao nhất, chiếm tỷ lệ 64,2%, kế đến là nhóm tuổi dưới 30
tuổi, chiếm tỷ lệ là 19,2%. Nhóm tuổi từ 40 – 49 và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp lần
lượt là 15,2% và 1,3%. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy hầu hết NLĐ có thâm niên
cơng tác từ 10 trở xuống (97,4%), trong đó tỷ lệ NLĐ có thâm niên cơng tác từ 1 –
5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (49,7%) và lỷ lệ NLĐ có tuổi nghề từ 6 – 10 năm chiếm
tỷ lệ thấp hơn (47,7%). Số NLĐ có tuổi nghề trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất
(2,6%).

18


3.2. Thực trạng sức nghe của người lao động tại cơng ty
Bảng. Tình trạng sức nghe của của người lao động tham gia đo thính lực
Nội dung

Tần số

Tỷ lệ

Số người giảm thính lực

185

61,7


Số người khơng giảm thính lực

117

38,7

302

100

Tổng

Tỷ lệ NLĐ tham gia nghiên cứu giảm thính lực cao, chiếm tỷ lệ là 61,7%,
những người thính lực bình thường chiếm tỷ lệ 38,7%.
Bảng. Phân bố mức độ giảm thính lực
Nội dung

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Giảm thính lực nhẹ

144

77,8

Giảm thính lực trung bình

38


20,5

Giảm thính lực nặng

03

1,7

Tổng
185
100
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người lao động giảm thính lực nhẹ, chiếm
tỷ lệ 77,8%. Tỷ lệ người lao động giảm thính lực trung bình là 20,5% và giảm thính
lực nặng là 1,7%.
3.3. Kết quả kiến thức và thực hành của người lao động
Bảng . Kết quả kiến thức về phịng ngừa giảm thính lực
Nội dung
Tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể
gây suy giảm thính lực khơng

Tác dụng của việc sử dụng chụp
tai

Nguồn trang bị chụp tai

Tần số
(n)

Tỷ lệ (%)



Khơng
Khơng biết

283

93,7

06

2,0

13

4,3

Bảo vệ tai khơng
giảm TL
Khơng có tác dụng
Khơng biết

286

94,7

10

3,3


06

2,0

Tự mua
Cơng ty cung cấp
Khác

00

00

302

100

00

00

Thơn tin

19


Nội dung

Thơn tin

Cơng ty khám thính lực định kỳ

cho để làm gì

Giảm thính lực do tiếng ồn có
thể điều trị hay khơng

Tn thủ theo quy
định pháp luật
Tầm sốt BNN
Khơng biết
Có thể điều trị
Không thể điều trị
Không biết

Tổng cộng

Tần số
(n)

Tỷ lệ (%)

82

27,2

210

69,5

10


3,3

172

57,0

68

22,5

62

20,5

302

100

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% NLĐ biết được việc trang bị chụp tai là
do công ty cung cấp. Đa số NLĐ biết được khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn sẽ gây giảm
thính lực (93,7%) và tác dụng của việc sử dụng chụp tai để bảo vệ tai khơng giảm
thính lực (94,7%). Tỷ lệ NLĐ biết được việc khám thính lực định kỳ là để tầm sốt
bệnh nghề nghiệp cao (69,5%) nhưng tỷ lệ NLĐ biết về việc giảm thính lực do tiếng
ồn khơng thể điều trị được thấp (22,5%).
Bảng . Kết quả thực hành về phòng ngừa giảm thính lực
Nội dung

Tần số

Tỷ lệ (%)


248

82,1

54

17,9

Thường xuyên
Tần suất sử dụng chụp tai chống ồn
Thỉnh thoảng
trong ca làm việc
Không đeo

107

35,4

141

46,6

54

18,0

Bảo quản, vệ sinh chụp tai chống
ồn


121

30,1

181

59,9

302

100

Sử dụng chụp tai chống ồn khi làm
việc trong xưởng

Thơn tin

Khơng


Khơng

Tổng cộng

Tỷ lệ người lao động có sử dụng chụp tai chống ồn trong xưởng làm việc cao
(82,1%) nhưng sử dụng thường xuyên và bảo quản quản, vệ sinh chụp tai chống ồn
thấp với tỷ lệ lần lượt là 35,4% và 30,1%.

20



Bảng . Kết quả lý do người lao động không sử dụng hoặc sử dụng không
thường xuyên chụp tai chống ồn khi làm việc trong xưởng
(n=195)
Biến số
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Đeo lâu cảm thấy khó chịu cho tai
147
75,3
Khó khăn trong giao tiếp với nhau
128
65,6
Đa số NLĐ không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên chụp tai
chống ồn khi làm việc trong xưởng là do đeo lâu cảm thấy khó chịu cho tai (75,3%)
và cảm thấy khó khăn trong giao tiếp với nhau (65,6%).
Bảng . Kết quả tổng hợp về kiến thức và thực hành phịng ngừa giảm thính lực
Nội dung
Kiến thức

Thực hành

Chỉ số

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Đạt


218

72,1

Không đạt

84

27,9

Tổng

302

100

Đạt

104

34,4

Không đạt

198

65,6

Tổng


302

100

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức phòng ngừa giảm thính lực của người
lao động đạt cao (72,1%), nhưng về thực hành phịng ngừa giảm thính lực đạt thấp
(34,4%).
3.4. Kết quả về các yếu tố khác ngồi mơi trường lao động
3.. Bảng kết quả các yếu tố khác ảnh hưởng đến sức nghe ngồi MTLĐ
Nội dung

Chỉ số

Tần số

Tỷ lệ

Làm cơng việc khác có tiếp xúc tiếng ồn ngồi



69

(%)
22,8

cơng việc tại cơng ty
Có thường bị ơ nhiễm tiếng ồn nơi đang sinh

Khơng



233
37

77,2
12,3

sống?
Thường xun sử dụng nghe tai phone với âm

Khơng


265
51

87,7
16,9

lượng lớn (nghe nhạc, nghe tin tức, ...)
Tổng cộng

Không

251
302

83,1
100


21


Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người lao động tiếp xúc với tiếng ồn do
cơng việc khác ngồi công ty là 22,8%, nơi sinh sống của công nhân thường bị ô
nhiễm tiếng ồn là 12,3% và tỷ lệ người lao động thường xuyên sử dụng taiphone với
âm lượng lớn là 16,9%.
3.5. Các yếu tố liên quan đến sức nghe của người lao động
Bảng . Yếu tố liên quan giữa tuổi và sức nghe của người lao động

Biến số
> 39 tuổi
≤ 39 tuổi

Tuổi

Thính lực
Khơng
Giảm
giảm
(%)
(%)
46,0
54,0
37,3
62,7

Tổng cộng
n (%)

50 (100)
252 (100)

p

OR

CI 95%

0,67

1,43

0,47-3,31

Tỷ lệ NLĐ >39 tuổi giảm thính lực là 46,0%, tỷ lệ này cao hơn nhóm tuổi ≤
39 tuổi (37,3%). Nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng . Yếu tố liên quan giữa giới tính và sức nghe của người lao động

Biến số

Giới tính

Nam
Nữ

Thính lực
Khơng
Giảm
giảm

(%)
(%)
61,5
38,5
45,8
54,2

Tổng cộng
n (%)
266 (100)
17 (100)

p

OR

CI 95%

0,26

1,89

0,63-10,71

Tỷ lệ Nam giới bị giảm thính lực là 61,5, trong khi đó tỷ lệ Nữ giới bị giảm
thính lực là 45,8%. Tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng . Yếu tố liên quan giữa tuổi nghề và sức nghe của người lao động

Biến số
Tuổi

nghề

>5 năm
≤5 năm

Thính lực
Khơng
Giảm
giảm
(%)
(%)
56,6
43,4
19,3

80,7

22

Tổng cộng
n (%)
152 (100)
150 (100)

p

OR

<0.01


5,43

CI
95%
2,2415,01


Bảng kết quả cho thấy có mối liên quan giữa tuổi nghề và giảm thính lực.
Trong số những NLĐ có tuổi nghề >5 năm có tỷ lệ giảm thính lực là 56,6%, trong
khi những người có tuổi nghề ≤5 năm có tỷ lệ lệ giảm thính lực là 19,3%. Từ đó cho
thấy những NLĐ có thâm niên cơng tác trong môi trường tiếng ồn vượt quy chuẩn
cho phép từ >5 năm trở lên sẽ có nguy cơ giảm thính lực cao gấp 5,43 lần so với
những người có thâm niên cơng tác ≤5 năm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,01; OR = 5,43).
Bảng . Yếu tố liên quan giữa kiến thức và sức nghe của người lao động

Biến số
Kiến
thức

Khơng đạt
Đạt

Thính lực
Khơng
Giảm
giảm
(%)
(%)
71,4

28,6
57,3

42,7

Tổng cộng
n (%)
217 (100)
66 (100)

p

OR

CI 95%

<0,37

1,86

0,24-5,01

Tỷ lệ NLĐ có kiến thức khơng đạt về phịng điếc nghề nghiệp có tỷ lệ giảm
thính lực là 71,4%, tỷ lệ nào cao hơn nhóm người lao động có kiến thức đạt
(57,3%). Tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

23


Bảng . Yếu tố liên quan giữa thực hành và sức nghe của người lao động


Biến số
Thực
hành

Khơng đạt
Đạt

Thính lực
Khơng
Giảm
giảm
(%)
(%)
82,3
17,7
21,2

78,8

Tổng cộng

p

OR

CI 95%

<0.01


17,36

3,90-31,55

n (%)
198 (100)
104 (100)

Có mối liên quan thực hành phịng ngừa ĐNN và thính lực của NLĐ. Tỷ lệ
NLĐ thực hành khơng đạt có tỷ lệ giảm thính lực là 82,3% nhưng tỷ lệ NLĐ thực
hành đạt có tỷ lệ giảm thính lực thấp hơn là 21,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,001; OR = 17,36).
Bảng . Yếu tố liên quan khác ngồi mơi trường lao động và sức nghe của người lao động

Thính lực
Khơng
Giảm
giảm
(%)
(%)

Biến số
Làm cơng việc khác



có tiếp xúc tiếng ồn
ngồi cơng việc tại
cơng ty
Ơ nhiễm tiếng ồn nơi

đang sinh sống
Thường xuyên nghe
tai phone với âm
lượng lớn

79,7

20,3

cộng n

p

55,8
67.6
60.4
88,2

44,2
32.4

3,11

)

251(100)
55,8

0,38


1,36

0,014

5,94

44,2

Kết nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc người lao động làm cơng
việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn, thường xuyên sử dụng tai phone với âm lượng
lớn và thính lực của người lao động. Những NLĐ có làm cơng việc khác có tiếp xúc
với tiếng ồn ngồi cơng việc ở cơng ty có tỷ lệ giảm thính lực là 79,7%, tỷ lệ này
cao hơn nhóm người lao động khơng làm cơng việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn
trong cơng ty. Sự khác biệt về này có ý nghĩa thống kê (p<0,05; OR = 3,11); Những
24

CI
95%

69(100)

37(100)
39.6 265(100)
11,8
51(100)

Khơng

OR


(%)

233(100 <0,045

Khơng

Khơng


Tổng

2,339,68
0,294,01
2,0417,39


NLĐ thường xuyên sử dụng tai phone với âm lượng lớn có tỷ lệ giảm thính lực là
88,2%, trong khi đó những NLĐ khơng thường xun sử dụng tai phone với âm
lượng lớn có tỷ lệ giảm thính lực của 55,8%. Sự khác biệt về này có ý nghĩa thống
kê (p<0,05; OR = 5,94).

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×